* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Văn Mẫu Lớp 11 : Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương

phụ nữ, một sự kết hợp âm dương hài hòa, mang đậm giá trị nhân văn nhân bản.
Như vậy, qua những dẫn chứng vừa chứng minh trên đây, ta đã phần nào thấy được giá trị biểu đạt mà từ láy mang lại là rất lớn, điều đó phần nào thể hiện được nội dung, mục đích, hàm ý mà tác giả muốn chuyển tải đến người đọc để từ đó người đọc có được cái nhìn bao quát hơn, sâu sắc hơn đối với tác phẩm mà họ được tiếp cận. Một lần nữa lại chứng minh cho sự tài tình, táo bạo, thông minh, sắc sảo trong việc sáng tạo nên những từ ngữ vừa gần gũi, dễ hiểu với quần chúng nhân dân, vừa đa thanh, đa nghĩa. Vì lẽ đó mà cho đến nay, dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng thơ của bà chúa Hồ Xuân Hương vẫn luôn tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng những độc giả thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
2.1.2. Sử dụng hình thức chơi chữ và nói lái
Chơi chữ cũng là một trong những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng trong nghệ thuật văn chương. Chơi chữ là một biện pháp nghệ thuật trữ tình đặc sắc. Hồ Xuân Hương đã sửdụng lối chơi chữ để biểu hiện các sự vật sự việc mà bà đang đề cập đến. Hai thủ pháp cơ bản trong cách chơi chữ của Hồ Xuân Hương là lối nói lái và chiết tự Hán. Hai thủ pháp này đã góp phần tạo nên dấu ấn đặc sắc trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tư tưởng Hồ Xuân Hương.
Bài thơ Không chồng mà chửa, Hồ Xuân Hương đã khéo léo sử dụng lối chiết tự tả thực trạng cô gái không chồng mà chửa. Nghĩa là một trò tiểu xảo của sĩ tử ngày xưa không hay ho gì, có khi rất đáng ghét. Nhưng một khi đã vào tay Hồ Xuân Hương không chỉ thuần túy là một lối chơi chữ mà là một nỗi lòng chua chát:
“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc”. Chữ thiên (天) nếu thêm một nét dọc sẽ thành chữ phu (天), là chồng. “Phận liễu sao đà nảy nét ngang”. Chữ liễu ( ), thêm một nét ngang thành chữ tử (子), là con.
Trong hai câu thơ sau, tác giả đã dùng chữ “chửa” và chữ “mang” ở cuối câu đều là những chữ có thể hiểu hai nghĩa:
Cái nghĩa trăm năm chàng có chửa?
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
Từ “chửa” vừa có nghĩa “chưa”, vừa mang nghĩa “có thai”, vừa “mang” vừa có nghĩa “có bầu, mang thai”, vừa có nghĩa “xin chịu, chấp nhận, gánh vác”.
Dùng từ Hán Việt:
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo
Cay đắng chàng ơi vị quế chi
Thạch nhũ, trần bì sao để lại.
(Bà lang khóc chồng)
“Cam thảo, quế chi, thạch nhũ, trần bì” là những từ chỉ vị thuốc nhằm tạo ra tính hai nghĩa cho câu thơ. Một mặt giúp người đọc tiếp nhận theo đúng nghĩa đen, mặt khác lại khiến cho người đọc liên tưởng đến tầng nghĩa sâu xa hơn. Phải chăng đó chính là những \"sản phẩm\" đáng được trân trọng mà trời đã ban cho các chị em phụ nữ chúng ta?
Trong bài thơ \"Khóc tổng cóc\", nghệ thuật chơi chữ ở đây là sử dụng một lớp từ đồng nghĩa hay đúng hơn là trong một trường nghĩa chỉ các con vật lưỡng cư: cóc, chàng (chẫu, chàng), bén (nhái), nòng nọc, chuộc (chuộc chuộc), thể hiện độc đáo và cảm động nỗi đau khổ, tuyệt vọng của người vợ trước tang chồng.
Thủ pháp thứ hai được tác giả hay sử dụng là lối nói lái, rõ ràng là có liên hệ trực tiếp với hàng loạt những hiện tượng ngôn ngữ trong sinh hoạt cộng đồng người việt:
- Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
- Trái gió cho nên phải lộn lèo
- Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
- Chày kình tiểu để suông không đấm
- Bá ngọ con ong bé cái lầm
- Đét dồn lên đánh cuộc cờ người...
Hồ Xuân Hương sử dụng lối nói ỡm ờ, lấp lửng:
- Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
- Chúa dấu vua yêu một cái này
- Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
- Đá kia còn biết xuân già dặn
- Chả trách người ta lúc trẻ trung
Nói úp mở:
- Vị gì một chút tẻo tèo teo
- Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
- Thịt da đâu cũng thế mà thôi
- Của em bưng bít vẫn bùi ngùi
- Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi...
\"Nếu như Nguyễn Du đã mượn thể lục bát của dân gian hoàn thiện và đưa nó lên đỉnh cao của ngôn ngữ bác học, Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Gia Thiều hoàn thiện thể song thất lục bát, bà Huyện Thanh Quan đã hoàn thiện thể thơ nôm đường luật thì Hồ Xuân Hương không những đã hoàn thiện chúng mà còn sáng tạo ra một loại thơ Đường luật mới\" [11, tr. 95]. Đó không chỉ là giới hạn ở sự Việt hóa thể thơ Trung Quốc mà điều quan trọng là trong quá trình sử dụng và đưa vào thơ mình, Hồ Xuân Hương đã dựa vào tính đơn âm và đa thanh của tiếng việt sát gần với tiếng Hán mà vẫn giữ nguyên thể loại đảm bảo sự hài hòa, cân đối như một khối nền đa âm thanh và đa màu sắc.
Hồ Xuân Hương sử dụng lối chơi chữ, lối nói lái một cách rộng rãi. Nhưng lối chơi chữ, nói lái của Hồ Xuân Hương không phải như của bọn nho sĩ phong kiến, chơi chữ là chơi chữ nho nhằm để khoe chữ, phô trương tri thức sách vở. Còn Xuân Hương chơi chữ hoặc để trào lộng, hoặc mỉa mai châm biếm làm cho câu thơ trở nên \"duyên dáng\" vô cùng. Xuân Hương là nhà thi sĩ độc nhất dùng những lời nói rất đỗi đời thường, nôm na, giản dị vào trong thơ và lại rất khéo rất táo bạo. Xuân Hương cũng là nhà thi sĩ độc nhất có ngòi bút tả thực rất độc đáo và sắc sảo thật đúng là một ngòi bút trào lộng bậc thầy của văn học Việt Nam trung đại.
2.1.3. Sử dụng cách nói của dân gian trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ
2.1.3.1. Cách sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ
Nếu như tục ngữ là những câu nói mang đặc điểm ngắn gọn, súc tích có hình ảnh giàu vần điệu nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức thực tiễn về tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân lao động, thì thành ngữ là những đoạn câu, cụm từ tương đối ổn định, bền vững nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hấp dẫn có tác dụng tô điểm và nhấn mạnh ý nghĩa của những từ cần diễn đạt.
Qua sự khảo sát tập thơ nôm Hồ Xuân Hương do Ngô Lang Vân tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Thanh Hóa, (2003), chúng tôi đã phát hiện được trường hợp có xuất hiện các yếu tố thành ngữ, tục ngữ trong câu (chiếm 30%). Cụ thể có 7 bài vận dụng thành ngữ, 7 bài vận dụng tục ngữ và 1 bài phối hợp cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt. Việc đưa tục ngữ, thành ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lý rất tinh tế tài tình và nhuần nhuyễn.
Các thành ngữ như:
- Bảy nổi ba chìm trong câu thơ \" Bảy nổi ba chìm với nước non\"
- Bạc như vôi, Xanh như lá trong câu thơ \"Đừng xanh như lá bạc như vôi\"
- Cố đấm ăn xôi trong câu \"Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm\"
- Năm thì mười họa trong câu thơ \"Năm thì mười họa chăng hay chớ\"
- Nặng như đá đeo trong câu thơ \"Cái kiếp tu hành nặng đá đeo\"
Trong quá trình tiếp thu và vận dụng thành ngữ vào sáng tạo nghệ thuật. Có nhiều bài thơ chỉ sử dụng một phần của thành ngữ
- \"Đỏ lòng xanh vỏ\" và \"đỏ như son\" trong \"Bánh trôi nước\"
- \"Có tiếng không có miếng\" và \"gặp chăng hay chớ\" \"làm mướn không công\" trong \"Làm mướn\".
- \"Giống như in\" trong \"Tranh tố nữ\"
- \"Nói dối như cuội\" trong \"Vịnh trăng\"...
Nhờ việc vận dụng phương pháp và linh hoạt các thành ngữ tiếng Việt trong sáng tạo nghệ thuật, Hồ Xuân Hương đã làm nhấn mạnh rõ hơn ý nghĩa của các từ cần biểu đạt trong từng câu thơ mà bà đã đề cập đến nhằm tạo cho câu thơ thêm sinh động, đa dạng hấp dẫn.
Đến với bài thơ \"Bánh trôi nước\", qua việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt, Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ một quan niệm tiến bộ đó là con người (người phụ nữ) dù cuộc sống có gặp muôn và khó khăn, gian khổ, tưởng chừng như là ngõ cụt buộc phải đầu hàng số phận nhưng đằng sau tấm thân mảnh mai, yếu ớt ấy là một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người phụ nữ luôn có ý thức tự vươn lên trước sự nghiệt ngã của cuộc đời. Hay trong bài thơ \"Làm lẽ\", Hồ Xuân Hương đã phản ánh chân thực và xúc động những thiệt thòi, bất hạnh của người phụ nữ trong thân phận làm lẽ mọn. Tỏ thái độ bất bình, phản kháng chế độ đa thê (Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng) một tập tục đã ngự trị dai dẳng và nghiệt ngã trong xã hội phong kiến...
Hồ Xuân Hương đã vận dụng ý tưởng từ những tục ngữ, thành ngữ và ca dao một cách triệt để vào thơ của mình. Bà không sử dụng hoàn toàn câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân gian mà chỉ chắt lọc lấy những chi tiết nổi bật, cần thiết từ những từ ngữ, thành ngữ; qua đó bộc lộ tình cảm và cảm xúc của nhà thơ.
- Vận dụng câu thành ngữ \"Nảy nòi nòng nọc\" hay “Nòng nọc đứt đuôi” để sáng tạo câu thơ \"Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé\" (Khóc Tổng Cóc).
- Vận dụng câu ca dao \"Không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chủa thế gian sự thường\" rồi rút gọn thành \"Không có mà có mới ngoan\" (Không chồng mà chửa).
- Vận dụng câu tục ngữ \"Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu\" với câu thơ \"Chúa dấu vua yêu một cái này\" (Vịnh cái quạt).
- Vận dụng ý tưởng “ngủ ngày” trong câu tục ngữ \"Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm\" để làm bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày”. Bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày ta thấy Hồ Xuân Hương đã vẽ ra những nét chấm phá rất \"hoàn thiện\" và \"toàn bích\" trước vẻ đẹp trên thân thể của người thiếu nữ. Trong tục ngữ và theo lối suy nghĩ của nhân dân ta, kẻ hay ngủ ngày là những kẻ lười nhác, đây là thói quen xấu cần phải phê phán. Đến với Xuân Hương lại khác, khai thác ở một khía cạnh ngủ ngày nhưng ở một tư thế rất đẹp, đầy sức thanh xuân:
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
Bồng Đảo, Đào Nguyên là cảnh tiên, cái đẹp lý tưởng. Đôi gò đẹp tròn căng trên nương long ấy là đôi Bồng Đảo, cái lạch bên dưới là một lạch Đào Nguyên. Cả hai đều là tiên cảnh, ở đó là một sự sống tràn đầy, đây chính là cái đẹp hình thể – Cái đẹp của sự sống. Giống như Puskin đã nói \"Cái đẹp không chỉ ở đôi má hồng của người phụ nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình\".

2.1.3.2. Giá trị biểu đạt từ cách vận dụng cách nói dân gian
Từ những dẫn chứng trên, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng Hồ Xuân Hương đã vận dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ dân gian để đưa vào thơ qua hai phương thức chủ yếu. Một mặt là Hồ Xuân Hương đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian một cách trực tiếp, có nghĩa là bà đã trích dẫn nguyên văn thành ngữ, tục ngữ của dân gian \" Xanh như lá, bạc như vôi\" trong câu \"Đừng xanh như lá bạc như vôi\" (Mời trầu), \"Nòng nọc đứt đuôi\" trong câu \"Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé\" ( Khóc tổng cóc), \"Năm thì mười họa \" trong câu \"Năm thì mười họa chăng hay chớ\", \"Cố đấm ăn xôi\" trong câu \"Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm\" (Cảnh làm lẽ). Việc vận dụng tục ngữ, thành ngữ vào trong thơ sao cho hợp lý và phù hợp với nội dung, tư tưởng chủ đạo của bài thơ, phải làm sao để bố cục trong câu thơ không lủng củng, xáo trộn và tối nghĩa. Điều đó buộc tác giả sản sinh ra những bài thơ đó phải là người có vốn từ ngữ dân tộc khá phong phú, đồng thời cũng phải tinh tế trong cách xử lý ngôn từ, cụm từ cố định để khi đưa vào thơ tạo cho câu thơ có sự liền mạch, súc tích không bị gượng ép về nghĩa và vần điệu,vừa không bị cứng nhắc, xáo trộn. Điều đó đã được Hồ Xuân Hương xử lý một cách thật tài tình. Trong bài thơ Chợ trời (Chơi chợ chùa Thầy), bài thơ đã miêu tả khung cảnh chợ chùa Thầy tức chùa Hương Tích ở Mỹ Đức tỉnh Hà Đông (cũ) nay thuộc thành phố Hà Nội. Bài thơ là lời đả kích, châm biếm những kẻ sĩ vốn mang danh tri thức nhưng thực ra trong đầu lại rỗng tếch, một chữ cắn đôi cũng không có. Câu thơ mang đậm tính hài hước, phê phán sâu cay những kẻ mang danh hão, dựa vào thế lực của đồng tiền chúng có thể \"Bán lợi mua danh\" một cách ngang nhiên, trắng trợn. Thành ngữ dân tộc ta cũng có một câu \"mua danh bán lợi\" hàm ý chê bai những kẻ dốt đội lốt mình có học vấn cao, uyên thâm.Hồ Xuân Hương đã biết vận dụng một cách thật hợp với logic tự nhiên, đồng thời tạo nên một dấu ấn rất riêng trong lòng người đọc qua việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào thơ mình. Bài thơ Làm lẽ lại là một minh chứng khác. Bài thơ chính là tiếng lòng được thốt lên từ những thân phận hẩm hiu, thua thiệt phải chịu cảnh làm lẽ, bị người khác xỉ nhục, chà đạp. Cũng là cảnh đi làm vợ người mà sao họ bị ghẻ lạnh, bị phân biệt đối xử không khác gì một con mướn đi làm thuê, thật đáng thương tâm. Hai câu thơ trong bài Làm lẽ \"Năm thì mười họa\" trong câu \"Năm thì mười họa chăng hay chớ\", \"Cố đấm ăn xôi\" trong câu \"Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm\". Từ những điều mà chúng ta vừa phân tích trên, ta thấy thành ngữ, tục ngữ dân gian bản thân nó đã mang lại giá trị biểu đạt cao không chỉ về nội dung, ý nghĩa, tư tưởng. Ngôn ngữ dân gian nói chung, thành ngữ, tục ngữ nói riêng có một vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống ngôn ngữ nói hàng ngày mà còn cả trong ngôn ngữ viết. Những câu thành ngữ, tục ngữ của dân gian đã được Hồ Xuân Hương nhào nặn, gọt giũa thành đứa con tinh thần của mình. Để những câu thơ đó vừa mang lại giá trị ngữ nghĩa vừa chuyển tải hết hàm nghĩa của nó mà không làm phai nhạt đi ngôn ngữ của dân gian thì quả thực không hề đơn giản một chút nào. Ta biết rằng thành ngữ, tục ngữ là tổ hợp từ cố định rất dễ nhớ, dễ thuộc chứa đựng tính khái quát cao, mang tính giáo dục, khuyên răn là rất lớn. Vì thế thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trong thơ nó đem đến cho câu thơ một cảm giác gần gũi, giản dị, mộc mạc. Đồng thời bản thân nó cũng mang nhiều tầng ý nghĩa thông qua liên tưởng, tư duy của bạn đọc. Điều đó không có nghĩa là ta phủ nhận tất cả những giá trị của một nền văn chương dân tộc vốn đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, thứ ngôn ngữ mà tất cả chúng ta từ khi ra đời ai cũng phải được học tập và được tiếp xúc hàng ngày. Điều đáng nói ở đây chính là thông qua học hỏi, tìm hiểu chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp vốn có của ngôn ngữ dân tộc. Đặc biệt là giúp chúng ta thấy được năng lực, sáng tạo trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian của Bà chúa thơ Nôm.
Ngôn ngữ dân gian nói chung, thành ngữ tục ngữ nói riêng có một vai trò, giá trị tinh thần rất lớn trong đời sống, ngôn ngữ nói hàng ngày và cả trong ngôn ngữ Việt. Tục ngữ, thành ngữ qua ngòi bút của Hồ Xuân Hương đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc tạo hình, tạo nghĩa cho thơ ca. Khi nó được xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương tạo một cảm giác gần gũi, bình dị, mộc mạc và sát hơn với ngôn ngữ của quần chúng nhân dân. Đó là lý do vì sao ta hay gọi Hồ Xuân Hương là nhà thơ nôm na bởi như thế. Hồ Xuân Hương đã tìm về với ngọn nguồn thi liệu xưa, ngọn nguồn của thành ngữ, tục ngữ. Đến đây tâm hồn nhà thơ đã hòa cùng với nhịp đập quần chúng nhân dân lao động, chan chứa phong vị đồng quê dân giã.
2.2. Các phương thức biểu đạt
2.2.1. Các thủ pháp tương phản
Hồ Xuân Hương còn sử dụng thủ pháp tương phản để tạo nên những nét nổi bật. Trong bài thơ \"Mời Trầu\" Hồ Xuân Hương đã mượn màu sắc thắm đỏ của miếng trầu đối lập với màu xanh của lá trầu, với màu trắng của sắc vôi thể hiện một ước mơ đi đến một cái gì đó thắm tươi, đậm đà như duyên chồng vợ chứ không đơn thuần chỉ là lá, là vôi. Nó như một lời nhắn nhủ, một khát vọng thủy chung, muốn đi đến hôn nhân hạnh phúc. Đồng thời từ sự tách biệt của “vôi trắng, lá xanh”, nhà thơ cũng dự cảm đến của sự hờ hững bạc bẽo về đường tình duyên long đong, trắc trở. Phải chăng bà quá nhạy cảm đôi khi đến nghiệt ngã nên nỗi đắng cay, khổ cực cứ bám riết cuộc đời bà!
Hồ Xuân Hương đã triệt để sử dụng những cặp từ đối ứng nhau, như: \"Trai/gái, trên/dưới, giữa/ngoài, chành ra/khép lại\"... Những cặp đối ứng nhau như vậy, ngoài sự khớp nghĩa giữa từng câu thơ còn gợi nên những cặp đôi khác như đực/cái, nam/nữ, âm/dương tạo thành nghĩa lấp lửng. \"Câu thơ Hồ Xuân Hương khác với thơ Đường chính hiệu thuộc về câu phán đoán, lại là câu trần thuật miêu tả. Nó không sử dụng hư từ làm chất kết nối mà sử dụng sự đăng đối\" [11, tr. 97]:
Kiểu cấu trúc đăng đối “không mà có, có mà không”:
- Những kẻ không/ mà có mới ngoan
- Mõ thảm không khua/ mà cũng cốc
- Chuông sầu không đánh/ cớ sao om
- Chôn chặt văn chương ba thước đất / Tung hô hồ thỉ bốn phương trời.
Ba câu trên theo kiểu “không mà có”: không mà có (cũng, cớ), câu cuối theo kiểu “có mà không”: chôn chặt nhưng lại tung hô, giam hãm nhưng không giam hãm được.
\"Câu thơ của Hồ Xuân Hương là chính đối, không chỉ đối nhau về nghĩa, về từ loại, bằng trắc mà cả nhịp điệu nữa. Nhịp điệu vừa song hành, vừa đối dụng với nhau như chính là nhịp điệu của con người đang thực hành cái nghi thức để sản sinh ra muôn vật vậy, đó phải chăng cũng là nhịp điệu của vũ trụ?\" [11, tr.97].
Trong những bài thơ thể hiện nỗi đau, nỗi buồn cho thân phận, Hồ Xuân Hương cũng sử dụng phép so sánh, miêu tả rất thành công, đó là hình ảnh của những người vợ lẽ cô đơn, lẻ loi chịu nhiều thiệt thòi đối lập với người vợ cả tròn đầy, ấm áp. Cái ấm áp của người vợ cả \"kẻ đắp chăn bông\" còn cái lạnh lùng của người vợ lẽ với sự hẩm hiu \"kẻ lạnh lùng, năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi, làm mướn không công...\". Cái khổ của người vợ lẽ là vô cùng, họ chẳng khác gì con đòi đứa ở. Cái khổ ấy không chỉ khổ về vật chất nữa mà còn là cái tủi nhục, suy cho cùng đó không chỉ là nỗi đau của riêng ai mà đó là tiếng khóc chung của nhân loại khóc cho những người phụ nữ kém may mắn trong cuộc đời này.
Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương như đã nói ở trên, đã sử dụng đậm đặc từ chỉ hành động cơ năng, tính từ chỉ tính chất và mức độ, dùng nhiều từ láy. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao được tác giả sử dụng sáng tạo, bị bẻ vụn đan cài vào, cả những tiếng chưởi rủa...

<< 2 3 4 5 6 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2) Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2)
Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm Vội Vàng và Mùa Xuân Chín Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm "Vội Vàng" và "Mùa Xuân Chín"
Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status