* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Văn Mẫu Lớp 11 : Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương

nên đã khắc họa được rõ nét sự sống ở nhiều dạng vẻ khác nhau một cách cụ thể, gây cảm giác và ấn tượng mạnh. Điều này đã làm mất đi, ít nhiều là vẻ bề ngoài những ấn tượng ban đầu, tính chất thuần nhất của thể loại thơ Đường, mất đi tính trang trọng, đài các, bác học vốn là những nét đặc sắc, những nét khu biệt của thơ Đường mà đỉnh cao phải kể đến là Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng điều đáng nói ở đây là bất chấp tất cả sự phi đối xứng đó, ấn tượng thẩm mỹ của thơ Hồ Xuân Hương không hề bị giảm sút mà ngày càng được độc giả chấp nhận, yêu mến và kính phục.
2.2.2. Miêu tả các trò chơi dân gian
Hội hè là một hình thức sinh hoạt tiếp giáp với đời sống và nghệ thuật. Trong những dịp hội hè, người ta thường tổ chức những trò chơi dân gian. Đối tượng là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, mọi người tụ hội về đây cùng đắm mình trong những thú vui bình dị, vứt bỏ hết những lo toan, toan tính bộn bề của đời sống thường nhật cùng nhau vui chơi, cười đùa quên hết những mệt mỏi của công việc. Đây cũng là điều kiện để họ chống lại mọi thứ ràng buộc của xã hội đối với con người. Người ta mạnh dạn tìm đến với cuộc sống phàm tục để lôi hết tất cả những gì là hợm hĩnh, là cao cả thiêng liêng xuống bình diện vật chất, xác thịt. Nét văn hóa ấy trở thành phổ biến như một trào lưu nhất là khi chế độ phong kiến suy thái đến cùng cực. Ở nước ta cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX mà văn học dân gian là đồ chiếu đậm nét nhất, phải chăng chính điều đó đã ảnh hưởng lớn vào thơ Xuân Hương đến vậy? Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ngẫm về các trò chơi trong thơ bà ta thấy nó đều mang âm hưởng của dân gian.
Bài thơ \"Đánh đu\" viết về cảnh vui xuân của các cặp đôi trai gái vào dịp tết ở Miền Bắc nước ta. Cho đến nay các lễ hội ngày xuân vẫn còn giữ nguyên trò chơi chơi đu. Cái khó bước đầu là việc chọn tre và trồng cây đu sao cho khi đu phải nhẹ, an toàn và bay càng cao càng tốt:
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi đu không nhất thiết phải chơi đôi, nhưng một trai một gái là cuộc thi thử sức lòng dũng cảm. Khi chàng trai nhấn đu cô gái trong tư thế tay nắm chặt, chân duỗi thẳng, chờ đón độ cao bay bổng và khi độ cao đã giảm đến lượt cô gái nhún, chàng trai lại chờ đón...Tất cả đều phải nhịp nhàng, khỏe mà mềm mại, bay cao mà ung dung bình tĩnh. Họ tung bay giữa không trung giữa những ngày xuân đẹp trời, cùng cười đùa bên nhau. Âu đó cũng là một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ngắn ngủi.
Đọc bài thơ lên ta thấy hiển nhiên nó không chỉ mang một nghĩa duy nhất, thơ Xuân Hương là thế lúc nào cũng lấp lửng hai mặt. Đánh đu cũng mang một nghĩa khác là hoạt động tính giao. Khi cây đu hoạt động cũng chính là sự chuyển động của người đàn ông từ tư thế nằm dưới lên nằm trên rồi lại từ trên xuống dưới. Đây là sự bù trừ, trao đổi cho nhau sự giao hòa năng lượng nam nữ mang ý nghĩa phồn thực. Bài thơ tả cảnh đánh đu thật tuyệt vời. Từng bước những chuyển động, những màu sắc, không khí vui tươi của mùa xuân hòa cùng trời đất và lòng người.
Những hình tượng trên cộng với cách dùng từ đôi nghĩa như \"trồng\" (chồng). Các từ láy đôi ám chỉ như: khéo khéo, khom khom, ngửa ngửa, phới phới, song song... Làm cho bài thơ dậy lên một nghĩa khác. Đó chính là biểu tượng của tính phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương và trong nền văn hóa tín ngưỡng của dân gian. Nó mang trong mình những dấu tích tuy bị thời gian làm chìm khuất nhưng không bao giờ mất đi của tín ngưỡng phồn thực. Đó chính là nhựa sống là nguồn cảm hứng của bất cứ nền thi ca nào.
2.2.3. Sử dụng hình thức kiểu câu đố dân gian
Câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia), được nhân dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết mà mua vui, giải trí. Đơn vị tác phẩm của thể loại này gọi là câu, vì nó đều rất ngắn, tương tự như những câu tục ngữ và ca dao: “Anh lớn mặc áo đỏ. Em nhỏ mặc áo xanh” (Quả ớt). Nhưng cũng có không ít những câu đố dài:
Con hai đứa ở hai nơi
Gặp nhau một chỗ cùng chơi một phòng
Không may nhà sập đá chồng
Tan xương nát thịt máu hồng chứa chan
(Trầu cau và việc ăn trầu)
Tuy có nhiều tác dụng khác nhau (như đức dục, mỹ dục), nhưng tác dụng chủ yếu của câu đố là trí dục. Lối ẩn dụ của câu đố là lối ẩn dụ riêng, khác với lối ẩn dụ thông dụng trong văn học nghệ thuật. Dựa vào những biểu hiện khác nhau về nội dung, hình thức, người ta còn chia câu đố thành các loại, các nhóm khác nhau, như đố tục giảng thanh, loại đố chữ,loại đố nói và đố giảng.
Giống như trò chơi dân gian thì câu đố trong thơ Hồ Xuân Hương cũng khởi nguồn từ dân gian mà ra. Câu đố dân gian thường thể hiện trí tuệ của con người trước các đồ vật, sự vật, hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh đời sống con người. Thơ Hồ Xuân Hương đã vận dụng rất thàmh công phương thức dân gian ấy.
Trong câu đố của dân gian cũng có một câu đố về Hồ Xuân Hương như sau:
Mất đòn cân tạo hóa
Đành khép túi càn khôn
Tròn méo mặc miệng thế
Vẫn giữ tấm lòng son
(Là ai? - là Hồ Xuân Hương)
Vậy trong lĩnh vực câu đố dân gian, Xuân Hương đã vận dụng phương thức ấy như thế nào? Các bài thơ Mời Trầu, Ốc nhồi, Hỏi trăng, Vịnh cái quạt, Đèo Ba Dội... là những sự vật, hiện tượng lấy từ tích câu đố mà ra. Ví dụ như bài thơ Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương:
Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tác cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu...
Trong dân gian có câu đố:
Đèo nào mỗi bước chồn chân
Khiến người quân tử hiền nhân ngại ngùng
Vừa leo vừa nghỉ ba lần
Ai qua ai cũng bâng khuâng đứng nhìn?
(Đèo Ba Dội)
Hay Xuân Hương có bài thơ Con Cua:
Em có mai xanh, có yếm vàng
Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghênh ngang
Xin cho ông Khổng về Đông Lỗ
Học thói Bàn Canh nấu chín Thang.
Trong câu đố dân gian cũng có câu đố về con cua như sau:
Không đầu không cổ
Mắt ở trên chân
Không có xương gân
Thân mình vẫn cứng
(Con cua)
Bài thơ Dệt vải của Xuân Hương cũng có tích từ câu đố dân gian:
Xương sườn, xương sống
Không có thịt co da
Chim đậu ở trên lưng
Guốc đi ở dưới bụng
Giúp ích cho người ta
Khỏi trần truồng như nhộng.
(Khung dệt cửi)
Cái quạt giấy cũng được xuất hiện trong câu đố dân gian:
Thân gầy chỉ có da xương
Khi vui xòe rộng cánh hường vẫy tung
Trời dù lặng gió đốt nung
Vẫn nghe mát mẻ khắp cùng năm châu.
(Cái quạt giấy)
Bài thơ \"Mời Trầu\" trong thơ Hồ Xuân Hương, Câu đố dân gian lại được nhắc đến tục mời trầu - một phong tục mang đậm cộng đồng của người Việt:
Đố tục giảng thanh
Mở miệng mời anh
Hai tay bưng đít?
(Mời trầu)
Trong bài thơ \"Hòa thượng bị ong đốt\" của Hồ Xuân Hương, con ong được nhắc đến trong bài thơ như một cái cớ nhằm mỉa mai, châm chọc những nhà sư nào là mũ thâm là nón tu lờ. Họ khoác trên mình áo cà sa của phật tổ mà làm toàn chuyện bậy bạ, tục tĩu, bẩn thỉu. Trong câu đố dân gian cũng có một bài thơ đó về con ong nhưng với một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Con gì chỉ thích yêu hoa
Ở đâu hoa nở dù xa vẫn tìm
Tháng năm cần mẫn ngày đên
Chắt chiu mật quý lặng im tặng đời?
(Con ong)
Trong bài thơ \"Hỏi trăng\" của Hồ Xuân Hương, hình ảnh mặt trăng, ánh trăng và hình ảnh chị Hằng Nga đã được nhắc đến với một ý nghĩa rất riêng. Đó là sự hòa trộn giữa \"tình riêng\" với \"tình nước non\" như một câu hỏi chưa có lời đáp. Hơi hướng của bài thơ như một sự bỏ ngỏ dành cho người đọc tự trả lời, tự mình chiêm nghiệm. Trong câu đố dân gian cũng có câu đố về Mặt trăng và về chị Hằng Nga như sau:
Ở giữa thì bảo là già
Hai đầu nối lại vậy là còn non
Quẩn quanh trong cái vòng tròn
Bảo già cũng gật, bảo non cũng ừ?
( Mặt trăng)
Muôn triệu người thế gian
Đêm đêm luống mơ màng
Cô thì luôn hờ hững
Lơ lửng ở non ngàn
Cô tên gì ai biết?
(Cô Hằng Nga)
Hồ Xuân Hương đã vận dụng rất thành công những tích của câu đố dân gian xưa để đưa vào thơ mình một cách linh hoạt, tài tình. Phải là một người rất tinh tế nhạy bén, am hiểu sâu sắc đời sống của quần chúng nhân dân, Xuân Hương mới xây dựng nên những hình tượng như thế. Đây là một biệt tài của Xuân Hương so với các nhà thơ khác, việc sử dụng câu đố của dân gian để đưa vào thơ mình một cách nhuần nhuyễn như thế quả thực không hề đơn giản một chút nào. Đây là một thành công lớn của Xuân Hương trong quá trình vận dụng, dân gian hóa thể thơ dân tộc.
Tiểu kết: Chất liệu dân gian được dùng trong thơ Hồ Xuân Hương là khá đậm đặc. Chất liệu dân gian thể hiện trong cách dùng từ ngữ, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ và chơi chữ. Chất liệu dân gian còn thể hiện qua việc dùng các phương thức dân gian như dùng hình thức đố, miêu tả các trò chơi dân gian và qua đó để ẩn dụ, ám chỉ một vật, một hiện tượng xã hội nào đấy. Hồ Xuân Hương sử dụng triệt để lối ăn nói dân gian theo kiểu ỡm ờ, hai mặt, đa nghĩa thông qua việc dùng các từ láy, các cách chơi chữ. Cách sử dụng chất liệu và các phương thức dân gian đã làm cho thơ bà có giá trị biểu đạt cao, hàm ngôn, đa nghĩa nên tùy vào từng hoàn cảnh, từng tình huống, từng vị thế xã hội của mỗi người mà có thể hiểu một cách khác nhau. Nó gợi nên những ý tưởng mới lạ cho người đọc, làm cho người này tức tối nhưng người khác lại thích thú hả hê. Tất cả những hiệu quả biểu đạt ấy chỉ được thể hiện từ chất liệu dân gian.


Chương 3
Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT QUA CÁCH SỬ DỤNG NGÔN TỪ
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG


3.1. Yếu tố văn hóa phồn thực
3.1.1. Khái niệm văn hóa phồn thực
Lễ hội gắn liền với thờ sinh thực khí và quan hệ nam – nữ. Sinh thực khí Nam, Phồn thực theo nghĩa chung là sự phát triển, sinh sôi. Tuy nhiên, xét về nghĩa của từ “phồn” và “thực” cùng với sự kết hợp của nó thì có nhiều nét nghĩa khác nhau. “Phồn” theo âm Hán là “fán” có nghĩa là 1. đông đúc (phồn hoa), 2. nhân lên nhiều (phồn vinh). Đồng nghĩa với “phồn” là “phiền” cũng phát âm là “fán” có nghĩa là 1. tốt tươi (phiền mậu), 2. nảy nở (phiền diễn), 3. nhiều (phiền tinh). “Thực” theo âm Hán là “shí” có nghĩa là 1. ăn, đồ ăn (ẩm thực), 2. đất sét, đất thó, 3. cây cối (thực vật), 4. gây giống (sinh thực khí). Phồn thực được hiểu theo nghĩa hòa hợp âm dương giữa đất và nước, giữa trời và đất. Nước cũng là từ trời, theo ngôn ngữ hệ Tày – Thái trong tiếng Lào, có từ đọc là “phổn”, nghĩa là mưa, gần âm với “phồn” và nghĩa 2 của từ “thực” là đất. Phồn thực được hiểu theo nghĩa là sự phát triển sinh sôi thì “phồn” cũng đọc là “phiền” có nghĩa thứ 1 là tốt tươi, nghĩa thứ 2 là nảy nở và “thực” có nghĩa thứ 3 là cây cối. Phồn thực được hiểu theo nghĩa là sự nhân giống thì “phồn” có nghĩa thứ 2 là nhân lên nhiều và “thực” có nghĩa là gây giống (sinh thực khí). Như vậy, lễ hội có liên quan đến văn hóa phồn thực là các nghi lễ và trò chơi gắn liền với nước, đất, gieo trồng, sinh thực khí, quan hệ nam - nữ.
Văn hóa phồn thực ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hóa quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu văn hóa phồn thực trong văn học viết. Đáng chú ý là cuốn Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời Trung đại và Phục hưng (1965). M.Bakhtin đã đưa ra cái nhìn văn hóa để phân tích và lý giải tác phẩm của nhà văn Phục Hưng Pháp Rabelais. Năm 1968, trong lời giới thiệu viết cho cuốn sách Thơ Hồ Xuân Hương xuất bản bằng tiếng Nga, nhà Việt Nam học người Nga N. Nicutin đã dựa theo cách nghiên cứu của M.Bakhtin để so sánh sự xâm nhập của văn hóa dân gian Việt Nam vào thơ Hồ Xuân Hương. Tiếp tục theo hướng này, GS. Lê Trí Viễn, năm 1987 đã cắt nghĩa yếu tố tục trong thơ nữ sĩ trong công trình Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Sở Giáo dục tỉnh Nghĩa Bình xuất bản. Nguyễn Tuân nói cụ thể hơn đến sự ảnh hưởng của tục thờ “nõn nường” trong văn hóa dân gian một số vùng miền Bắc Việt Nam trong thơ Hồ Xuân Hương trong bài Băm sáu cái nõn nường Xuân Hương (1986). Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong cuốn chuyên luận Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực, Nxb VHTT, H.,1999 đã dùng phương pháp nhân học – văn hóa học để lý giải thơ nữ sĩ theo hướng văn hóa phồn thực. Nghiên cứu văn hóa phồn thực trong văn học dân gian đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa thành chuyên luận riêng. Nghiên cứu văn hóa phồn thực trong lễ hội mới là những nét miêu thuật trong lễ hội nói chung. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ phác thảo những nét sơ lược về các hình thức lễ hội mang yếu tố văn hóa phồn thực.
Trước hết là các lễ hội có các nghi người Chăm gọi là Linga, là cơ quan sinh dục duy trì và phát triển nòi giống. Quan hệ nam – nữ là vừa là lẽ tự nhiên, vừa hoạt động kích thích sự ham muốn và tăng cường năng lực tình dục của con người. Người xưa khát khao có nhiều con để duy trì và phát triển giống người nhưng việc sinh đẻ khó khăn nên người ta tin rằng có vị thần phụ trách việc quan hệ nam – nữ. Vị thần đó hiện thân giống bộ phận sinh thực khí Nam và trở thành tín ngưỡng thờ sinh thực khí và đi kèm với đó là các hoạt động nghi lễ kích thích sự ham muốn và năng lực nhân giống của thần bằng các cuộc tiếp xúc, đụng chạm nam – nữ, các hành động mô phỏng quan hệ ân ái.
3.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa phồn thực và khát vọng nhân văn nhân bản
Nhiều người khi bàn đến những vấn đề thầm kín trong chuyện tình yêu, tình vợ chồng, chuyện phòng the, họ thường đỏ mặt tỏ ý dấu kín, không muốn bàn tới. Họ xem như đó là một sự xỉ nhục, lố lăng, tục tĩu, bậy bạ. Trước đây sống trong thời đại phong kiến, vấn đề vốn được xem là tục tĩu, đồi bại kia lại càng bị cấm đoán, bị bài trừ và tẩy chay. Có chăng chỉ các đấng mày râu mới có cái quyền ngồi lại với nhau để bàn tán. Với phụ nữ thì hoàn toàn không. Đã là con người thì ai cũng có nhu cầu về tính dục như nhau, điều đó cũng rất tự nhiên, rất con người. Thế nhưng, xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu đã áp đặt lên con người sự bất bình đẳng ấy. Sự bất bình đẳng về quyền sống, quyền tự do con người vốn đã oan nghiệt rồi thì sự bất bình đẳng về tính dục thì thật là đê tiện. So với người đàn ông thì người đàn bà nhu cầu về tính dục cao hơn nhưng chính họ lại bị xã hội áp đặt, cấm đoán dã man hơn. Trai thì \"Năm thê bảy thiếp\", họ có quyền được lấy nhiều vợ, đầu gối tay ấp với nhiều phụ nữ khác. Còn người phụ nữ thì \"Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng\" đó là chưa kể đến cảnh làm vợ lẽ thì thật là hẩm hiu, đáng thương. Trong chuyện chăn gối người đàn ông tự đặt cho mình cái quyền chủ động, buộc người phụ nữ phải theo ý muốn của mình, họ phải làm theo một cách máy móc, khuôn sáo, răm rắp mà không một tiếng thở than gì. Chính vì phải chịu đựng những oan ức thiệtthòi bị ức chế cả về thể xác lẫn tâm hồn, mà người phụ nữ xưa tiêu biểu là Hồ Xuân Hương là một trong những người tiên phong nói lên tiếng nói phản kháng, đả kích, bênh vực quyền lợi vốn là tự nhiên của mình. Hồ Xuân Hương không chỉ đứng lên đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ, hơn nữa đó là nhu cầu về tình cảm của người phụ nữ phải được đáp ứng một cách công bằng, đó chính là ngọn nguồn của mọi giá trị nhân văn, nhân bản.
Đó là tiếng nói đòi quyền hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ, quyền bình đẳng, tự do trong tình yêu và trong cả nơi buồng the. Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp, tài năng, vai trò của người phụ nữ. Miêu tả khái quát giàu hình ảnh thân thể ngọc ngà của người phụ nữ (Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bánh trôi nước), (Đôi gò bòng đảo sương còn ngậm, một lạch đào nguyên nước chửa thông - Thiếu nữ ngủ ngày). Một sự phản kháng mãnh liệt với thói đạo đức giả , coi thân thể ngọc ngà của người phụ nữ là thấp hèn, ý nghĩ đó đã ăn sâu, bám rễ bào mòn trí tuệ của những tài tử, văn nhân thời phong kiến.
Hồ Xuân Hương không chỉ đả kích, phản ứng xã hội mà sâu xa hơn đó là một sự ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ với những đường nét thiết tha, uyển chuyển, một nét đẹp tinh tế, khiến cho \"Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong\" (Thiếu nữ ngủ ngày). Nó như là một thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến bạn đọc. Hãy biết trân trọng người phụ nữ, hãy có một cái nhìn bình đẳng cho \"phái yếu\" hãy trả lại cho họ những quyền lợi chân chính thuộc về họ, với những nhu cầu, bản năng tự nhiên vốn rất nhân bản, bởi lẽ \"Thịt da ai cũng là người thế thôi\" (truyện Kiều - Nguyễn Du).
3.1.3. Biểu hiện tính phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương
Nhà thơ Tản Đà phê bình thơ Hồ Xuân Hương như sau: \"Thơ của Hồ Xuân Hương thật là linh quái, những câu thơ đọc lên thấy ghê...

<< 1 ... 3 4 5 6 7 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2) Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2)
Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm Vội Vàng và Mùa Xuân Chín Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm "Vội Vàng" và "Mùa Xuân Chín"
Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status