búi rắn quấn quanh, đầu rắn lúc nào cũng ngóc lên tua tủa. Răng chó Xerber dài và nhọn hoắt lại có nọc độc như nọc rắn. Nó để cho các vong hồn đi qua cửa vào âm cung một cách dễ dàng nhưng nếu từ âm cung mà trở ra thì đừng hòng qua khỏi ba đầu, sáu mắt của nó. Những người trần thế, các vị thần, xuống âm cung đều bị Xerber chặn lại. Tất nhiên đối với các vị anh hùng và các đấng thần linh thì thế nào họ cũng tìm được cách qua cửa ải Xerber, hoặc là dùng mưu, hoặc là dùng sức. Nàng Psikhê xinh đẹp tuyệt trần phải cho Xerber cái bánh, chàng Orphê gẩy đàn lia cho chó Xerber nghe, người anh hùng Hêraclex thì dùng sức mạnh của đôi tay tóm cổ Xerber buộc dây lại dắt lên trần… không rõ Psikhê, Orphê làm thế nào để cho lão già Kharông cho xuống đò. Nhưng với Hêraclex thì khi nhìn thấy nắm đấm của chàng giơ ra trước mặt là lão già mời chàng xuống đò ngay, không hề hỏi han tí gì đến tiền đò cả.
Do việc sơ hở này, để một người trần, một người trần còn sống vào tận âm phủ, trái hẳn với luật lệ của thế giới địa ngục vốn chỉ cho phép những vong hồn được vào, lão già Kharông bị trừng phạt, bị “thi hành kỷ luật”, “đình chỉ công tác” chở đò một năm! Xem thế thì vương quốc của thần Hađex cũng có phép tắc lề luật nghiêm minh đấy chứ! Thần Hađex trị vì ở thế giới âm tá, địa ngục, một vương quốc buồn thảm và không hề biết đến ánh sáng mặt trăng, mặt trời. Hađex ngồi trên ngai vàng uy nghiêm tay cầm cây vương trượng, biểu trưng của quyền lực trị vì thế giới của mình. Ngồi bên Hađex là Perxêphôn, một nữ thần có nhan sắc ít người sánh kịp mà 153 154 Prev Page 13 Next Hađex đã bắt từ dương gian về làm vợ. Hađex đội trên đầu chiếc mũ tàng hình, tặng vật của những người khổng lồ Xiclôp xưa kia ban cho thần trong cuộc giao tranh với những Tităng, Hađex đã từng cho một vài vị anh hùng mượn chiếc mũ quý báu đó để họ lập nên những chiến công lưu danh muôn thuở. Giúp việc cai quản thế giới vong hồn cho Hađex còn có nhiều vị thần và hai vị quan tòa nổi tiếng công minh, chính trực. Đó là Minôx và Rađamăngtơ. Các nữ thần rini tính tình khắc nghiệt, tóc là những mớ rắn độc ngoằn ngoèo, tay cầm roi, tay cầm đuốc chỉ chờ lệnh của Hađex là với đôi tay nhanh nhẹn bay lên dương gian truy lùng, hành hạ những kẻ phạm tội bằng sự giày vò, ăn năn, bứt rứt, hối hận của lương tâm. Những kẻ phạm tội dù có trốn đi bất cứ nơi đâu cũng không thoát khỏi sự truy lùng và đòn trừng phạt của những nữ thần rini. Họ suốt ngày đêm không được yên nghỉ, suốt ngày đêm lo lắng, bồn chồn, dằn vặt, khắc khoải. Còn ở dưới âm phủ, các nữ thần rini trừng phạt những vong hồn phạm tội sát nhân, bội bạc, bất nghĩa bất nhân. Bằng những ngọn roi đau buốt, các nữ thần rini thực hiện công lý của thế giới âm phủ. Các nữ thần tra hỏi, bắt các vong hồn phải đau đớn, xót xa trước những lời sỉ nhục, mắng nhiếc của mình. Thần Chết Tanatôx tay cầm gươm, mặc áo khoác đen với đôi cánh đen rộng và dài, thường có mặt ngay sau khi một người trần thế nào đó vừa tắt thở. Tanatôx dùng gươm cạo tóc khoét đầu để hút linh hồn. Các nữ thần Ker luôn luôn có mặt ở bãi chiến trường nơi các anh hùng, dũng sĩ phơi thây ngổn ngang. Cảnh tượng đó đối với người trần chúng ta thật là khủng khiếp nhưng với các nữ thần Ker thì là những bữa đẽi tiệc. Từ dưới âm phủ, họ với đôi cánh đen nặng nề bay đến chiến địa bám vào những vết thương say sưa uống hút
chút máu nóng còn lại trong các thi hài tử sĩ. Và linh hồn những người tử trận còn chút nào đều bị các nữ thần kéo, hút ra khỏi thể xác. Thần Giấc Ngủ hoặc Giấc Mơ Hipnôx cũng phục vụ dưới trướng Hađex. Tuy chẳng có quyền lực lớn lao song ngay đến thần Dớt cũng không thể đối địch lại với Hipnôx. Chỉ với một vài cử động nhẹ nhàng, cầm bông hoa anh túc phất khẽ trên mặt người nào đó vài cái hoặc lấy chút thuốc bột anh túc từ trong một chiếc sừng ra rắc xuống, thế là bất kể ai từ thần thánh cho đến chí người trần đều thấy nặng trĩu trên mi mắt và mi mắt từ từ khép lại. Người ta bảo thần Hipnôx đã khâu nối hai mi mắt con người lại. Người xưa hình dung thần Hipnôx là một chàng trai xinh đẹp có cánh ở thái dương, tay cầm một chiếc sừng và một bông hoa anh túc.
Có khi trên những quan tài bằng đá, người ta thể hiện thần Hipnôx là một chàng trai đang ngủ, cánh tay tì trên một ngọn đèn bị đổ. Vương quốc của thần Hađex tối tăm và quả là có nhiều vị thần rất đáng sợ. Chẳng ai là người ưa thích quý mến cái thế giới không có ánh sáng và đầy rẫy những vị thần, những giống vật khủng khiếp như thế cả. Nhưng có lẽ ghê sợ hơn cả, khủng khiếp hơn cả là nữ thần Hêcat (Hécate) và lũ ma quỷ tùy tùng của mụ. Nữ thần Hêcat là con của Tităng Perxex và Titaniđ Axtêria. Đó là một nữ thần có ba đầu, cai quản các quái vật, ma quỷ, các giấc mơ giấc mộng khủng khiếp của thế giới âm phủ. Nữ thần thường xuất hiện trên dương gian vào những đêm sao lu trăng lạnh, đi lang thang trong các bãi tha ma, những khu mộ địa hoặc đứng vơ vẩn ở các ngã ba, ngã tư đường. Theo sau mụ là những bóng ma vật vờ và những con chó. Chúng thường la hú, hoặc rít lên nghe rất ghê rợn. Đứng ở ngã ba đường, Hêcat thường gieo rắc cho khách bộ hành sự khủng khiếp bằng những lời tiên đoán ma quái, nguyền rủa. Người trần sợ hãi Hêcat thường dựng Le pavot (thuốc phiện). tượng vị nữ thần này ở ngã ba, ngã tư đường và giết chó để làm lễ hiến tế, cầu nguyện. Có nơi hình dung Hêcat là một nữ thần tượng trưng cho ba nữ thần Perxêphôn, Xêlênê, Artêmix. Có nơi dựng tượng Hêcat là một nữ thần ba đầu, sáu tay, khi cầm đuốc, cầm gươm, cầm dao găm, cầm chìa khóa, có chó và rắn đi hộ tống. Người xưa coi Hêcat là vị nữ thần thủy tổ của nghề phù thủy, ma thuật, bùa ngải, phù chú. Và sau dần, Hêcat được xem như là một vị nữ thần bảo trợ cho tội ác hoặc xúi giục con người làm điều ác. Lại có chuyện kể Hêcat là con của thần Dớt và nữ thần Hêra hoặc nữ thần Đêmêter. Có người còn nói Hêcat là con của thần Hađex. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết, nguyên quán đích thực của Hêcat là từ phương Đông sau này mới chuyển đi dần vào gia đình thần thoại Hy Lạp. Lúc đầu Hêcat là vị nữ thần đem lại cho con người những phúc lợi của nghề đánh cá, săn bắt muông thú, chăn nuôi. Nàng lại còn lo toan cho việc sinh nở của các bà mẹ để cho cuộc sống tăng thêm người, dạy dỗ trẻ thơ cho chúng trở thành những đứa bé ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Thuyền bè qua lại trên sông biển có được an toàn, thuận lợi hay không, trong các cuộc thi đấu, tranh đua, kiện cáo con người có giành được thắng lợi hay không, cả đến những cuộc xung đột trên chiến trường, thắng bại cũng đều tùy thuộc vào quyền lực của Hêcat. Ngày nay trong ngôn ngữ văn học, đôi khi Hêcat lại mang một ý nghĩa rất đẹp, tượng trưng cho ánh trăng, mặt trăng. Ampuda (Empousa) là con gái của Hêcat, có người nói là tùy tùng. Đây là một con ma có bộ chân bằng đồng hoặc chân lừa, sống bằng máu và thịt người. Nó có tài biến hóa ra mọi hình mọi vẻ để dọa nạt phụ nữ và trẻ em, dọa nạt những người bộ hành. Thường thì nó hay bắt trẻ em để hút máu và ăn thịt. Có khi nó biến thành một thiếu nữ nhan sắc quáến rũ những người đàn ông rồi đêm hôm lừa lúc người đàn ông ngủ say, Ampuda bóp cổ chết để hút máu. Lamia (Lamia) cũng là một con quỷ cái uống máu, ăn thịt trẻ con. Người ta thường cho rằng Lamia với Ampuda là một, tuy rằng tên thì hai. Có một chuyện kể rằng, xưa kia Lamia là một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, con của nhà vua Bêlôx. Thần Dớt đem lòng yêu mến. Cuộc tình duyên của họ thắm thiết vô cùng. Họ sinh ra được khá nhiều con cái. Nữ thần Hêra, vợ Dớt, không thể chịu đựng được cái cảnh trêu người ấy đã giết hết, giết sạch mọi đứa con của họ. Lamia vì chuyện đó trở nên điên dại, biến mình thành con quỷ cái bắt cóc trẻ thơ, uống máu, ăn thịt để trả thù. Nữ thần Hêra căm tức trừng phạt Lamia bằng cách tước đoạt vĩnh viễn giấc ngủ của Lamia. Thần Dớt, không thể bênh vực gì Lamia được nữa, đành phải để cho Lamia hành động như vậy. âu cũng là một sự an ủi người thiếu nữ xinh đẹp đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ! Thế giới âm phủ còn có khá nhiều ma quỷ như con Mormô, con Arcô (còn gọi là con Mormôlika hay Anphitô) và… mà chúng ta không thể kể hết được.
Thần Hađex được người xưa tạc tượng là một ông già nghiêm nghị, một tay cầm cái sừng của sự sung túc, một tay cầm nông cụ. Pluátông, một tên khác của thần Hađex có nghĩa là “Người phân phối của cải”, vì thế những người làm nghề nông thường cầu khẩn thần Hađex. Trong một vài tác phẩm điêu khắc cổ đẽi, Hađex được thể hiện là ông già oai phong lẫm liệt ngồi trên ngai vàng, tay cầm cây vương trượng, chó ngao Xerber nằm dưới chân. Trong thần thoại học có khái niệm “thần thoại khtôniêng” hoặc “thần thoại khtônix” để chỉ thần thoại thời kỳ thị tộc mẫu quyền, nếu dịch sát nghĩa là “thần thoại đất” (do tiếng Hy Lạp khthôn là đất). Con người nguyên thủy sống phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, vào điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài, vì thế, một trong những điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài, trực tiếp nhất, gần gụi nhất, dễ thấy nhất là đất.
Họ thường cho rằng tất cả đều từ đất mà ra, tất cả đều “sinh cơ lập nghiệp” trên đất, từ đất. Vì thế không phải ngẫu nhiên trước khi thần Dớt ra đời và được thờ cúng thì Nữ thần Đất Mẹ Gaia đã là vị thần được thờ cúng phổ biến trên khắp đất nước Hy Lạp. Các nhà nghiên cứu dùng khái niệm thần thoại khtôniêng để chỉ một trình độ phát triển của thần thoại còn thô thiển, sơ lược, gồ ghề ít tính nghệ thuật, dấu vết của sự không hiểu biết và sợ hãi của con người trước tự nhiên còn đậm nét, khác với thần thoại anh hùng và thần thoại của thời kỳ thị tộc phụ quyền tinh tế hơn, nhiều tính nghệ thuật hơn, sức mạnh của con người bộc lộ ra rõ ràng và đã có tính duy lý. Thần thoại khtôniêng trải qua nhiều trình độ, từ bái vật giáo đến vật linh giáo. Người ta còn sử dụng thuật ngữ “những vị thần khtôniêng” để chỉ những vị thần có liên quan đến đất như: Gaia, Hađex, Đêmêter, Perxêphôn, Điônidôx, rini… hoặc là những vị thần thuộc thế giới âm phủ, hoặc là những vị thần gắn với mùa màng phì nhiêu, cây cỏ. Tuy nhiên thường thì người ta dùng thuật ngữ này để chỉ những vị thần ở dưới âm phủ để đối lập lại với những vị thần ở trên thiên đình. Thí dụ: ở đền thờ Đenphơ thờ hòn đá ông Phalôx người xưa coi là cái rốn của vũ trụ, có truyền thuyết kể đó là hòn đá khi xưa nữ thần Rêa quấn tã lót vào giả làm Dớt để cho Crônôx nuốt. Sau này khi Crônôx nôn, nhả ra, người ta đem về thờ và coi là rốn của Đất phaphôx trên đảo Síp. Nữ thần Aphrôđitơ được thờ bằng hòn đá hình nón. Nữ thần Artêmix ở đảo Icar được thờ bằng một khúc gỗ…
Hội ôlanhpich
Hội slanhpich là một trong những hội lớn nhất của nhân dân Hy Lạp thời cổ. Hội mở ở đô thành slanhpic trên bờ sông Anphê vùng liđ, Tây Bắc bán đảo Pêlôpônedơ. Theo truyền thuyết, trước khi có tục mở hội này thì nơi đây hàng năm thường mở hội lễ tang để giỗ, để tưởng niệm công ơn của người anh hùng Pêlôp. Người sáng lập ra, chế dịnh ra Hội slanhpich là Hêraclex. Chàng đã sử dụng những nghi lễ, tập tục trong hội lễ tang, giỗ Pêlôp để cúng tế thần Dớt. Thật ra thì Hội slanhpich có nguồn gốc từ thời kỳ tiền Hy Lạp. Hàng năm vào mùa thu nhân dân mở một hội mùa để dâng cúng cho một vị nữ thần của Đất và thần Crônôx. Sau này mới ra đời truyền thuyết Pêlôp hàng năm mở hội để tưởng niệm công ơn Hêra, vị nữ thần của hôn nhân và gia đình và Hêraclex, chuyển hội lễ tang, giỗ Pêlôp sang hội thờ cúng thần Dớt. Về người sáng chế ra những trò thi đấu trong Hội slanhpich có ba truyền thuyết quá cho ba người khác nhau: Hêraclex người đảo Cret và anh em của chàng là những người Đăctin (Dactáles)
- Hêraclex, vị anh hùng của mười hai kỳ công, người thành Tebơ
- và Pêlôp, người xứ Phrigi đã mở mang sự nghiệp ở phía Bắc bán đảo Pêlôpônedơ và con cháu ông ta sau này đã chinh phục cả thành Miken của những người Akêen. Các nhà Hy Lạp học tổng hợp cả ba truyền thuyết đó lại và đưa ra một nhận xét: Truyền thuyết Hêraclex người đảo Cret, phản ánh có một thời nền văn hóa Cret đã giữ vai trò thống trị trong khu vực Đông
- Nam Địa Trung Hải, những người Cret là những người ưa chuộng thể dục thể thao
- Hêraclex người thành Tebơ và những con cháu của mình Jeux Olámpiques, Olámpiades. Olámpic, Olámpia. gắn với thời kỳ sau cuộc di dân của những người Đôriêng từ phía Tây Bắc tràn xuống bán đảo Hy Lạp. Hêraclex đã khôi phục những trò thi đấu của người Cret xưa kia để phục vụ cho những người chủ mới của bán đảo Hy Lạp: Đôriêng
- Pêlôp cho ta thấy một dạng thái của những hội lễ tang thời kỳ nền văn hóa Miken là hội thi đấu thể dục thể thao. Tập tục thi xe ngựa gắn với truyền thuyết Pêlôp chiến thắng nômaôx trong cuộc đua xe ngựa đoạt được phần thưởng: con gái của nhà vua và ngôi báu. Một truyền thuyết lịch sử khác kể rõ thêm: Xưa kia vùng đất liđ thuộc quyền trị vì của nhà vua Iphitôx (Iphitos). Lúc này vương quốc của Iphitôx đang gặp nhiều tai họa: nạn đói và bệnh dịch hoành hành, nhân tâm lá tán, loạn lạc và cướp bóc nổi lên như ong vỡ tổ. Theo một lời truyền phán của thần mà nhà vua cầu xin được ở đền thờ Đenphơ là muốn giải trừ được tai họa thì phải mau mau khôi phục lại Hội slanhpich mà xưa kia Hêraclex đã chế định. Thuở ấy giữa vương quốc liđ của Iphitôx và vương quốc Xpart của Liquáagơ (Licurgue) đang có mối hiềm khích, xung đột. Cuộc sống của người dân Xpart cũng không hạnh phúc gì hơn cuộc sống của những người dân liđ. Vua Iphitôx thương nghị với vua Liquáagơ tạm thời hòa hoãn mối xung đột cùng nhau khôi phục lại Hội slanhpich như lời thần truyền phán. Xpart ưng thuận. Thế là Hội slanhpich được khôi phục lại do sự cố gắng và đóng góp công sức của cả hai bên, trong những ngày hội, hai bên sẽ tranh tài đua sức trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao, võ nghệ để “… khẳng định sự vĩ đẽi của con người bằng sức lực và sự khôn khéo chứ không phải bằng vũ khí và đổ máu…”. Từ đó trở đi, Hội slanhpich trở thành một biểu tượng của Hòa Bình và Hữu Nghị, của vẻ đẹp về sức lực và sự khôn khéo của con người. Năm 776 trước Công nguyên, sau vài kỳ không mở hội được, Hội slanhpich được mở lại khá to và trọng thể. Kể từ đó cho đến năm 304 sau Công nguyên, Hội slanhpich được tổ chức đều đặn theo định kỳ bốn năm một lần không bị gián đoạn một kỳ hội nào, cũng từ đó người Hy Lạp lấy năm đáng ghi nhớ này, 776 trước Công nguyên làm chuẩn để tính lịch theo chu kỳ mở hội. Cách tính lịch này được áp dụng từ thế kỷ IX trước Công nguyên. Ngoài cách gọi Hội slanhpich thứ nhất, thứ hai (slanhpich I, slanhpich II…) còn có cách gọi năm, thí dụ năm 760 trước Công nguyên là năm thứ nhất của kỳ Hội slanhpich I, năm 756 trước Công nguyên là năm thứ nhất của kỳ Hội slanhpich VI, năm 755 là năm thứ hai của kỳ Hội slanhpich thứ VI… Hội slanhpich mở vào ngày thứ mười của tuần trăng đầu trước ngày hạ chí, theo dương lịch là vào ngày 22 tháng sáu, kéo dài từ năm cho đến bảy ngày. Lúc đầu vì các môn thi ít, Hội chỉ tiến hành có ba ngày, từ thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ thứ IV trước Công nguyên) bốn ngày, và sau đó tăng lên năm đến bảy ngày. Những lực sĩ tham dự thi đấu phải đăng ký trước và tới lix trước ngày khai mạc chừng hai tháng để tập luyện dưới sự hướng dẫn và huấn luyện của các Henlanôđich. Henlanôđich là những huấn luyện viên, trọng tài và thành viên cấu thành ban giám khảo, tuyển chọn trong hàng ngũ những công dân của thành bang lix. Kỳ hội lần thứ I (năm 580 trước Công nguyên) chỉ có hai Henlanôđich, sau tăng dần lên đến 10 rồi 12. Mỗi kỳ Hội, chính quyền lại tuyển chọn lại những Henlanôđich. Các Henlanôđich là những người chịu trách nhiệm khá nặng nề trong công việc tổ chức và điều hành Hội slanhpich. Họ phải tập trung ở lix tám tháng trước ngày khai mạc. Những công dân phạm Pháp dù có tài năng cũng không được quyền thi dấu vì theo quan niệm của người Hy Lạp cổ xưa có làm như vậy mới bảo đảm được tính chất thiêng liêng, cao cả của ngày hội. Lúc đầu hội chỉ mở cho công dân của hai thành bang Xpart và lix. Từ kỳ hội lần thứ XXX (660 trước Công nguyên) mở rộng cho tất cả công dân các thành bang trên đất Hy Lạp tham dự. Tới kỳ Hội lần thứ XL (620 trước Công nguyên) mở rộng cho công dân các thuộc địa Hy Lạp tham dự. Chắc chắn rằng danh từ “helianodikêạ” (henlanôđich) chỉ ra đời khi Hội slanhpich trở thành Hội của toàn thể con dân đất nước Hellade ( Hy Lạp). Để chuẩn bị mở hội, các thành bang Hy Lạp cử một loại quan chức đặc biệt gọi là têôri (théorie, théore) đẽi diện cho thành bang của mình, họp lại, bàn với nhau về chuẩn bị tổ chức và nghĩa vụ đóng góp. Đây là một loại sứ thần đặc biệt của thành bang chuyên đảm nhận những nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng có tính chất tôn giáo như: đến các đền thờ cầu nguyện và xin thánh thần ban cho lời chỉ dẫn, chủ tọa các lễ hiến tế thần linh, chủ trì các lễ rước trong các hội lễ, đích thân thay mặt cho thành bang dâng lễ vật lên bàn thờ các vị thần. Thí dụ ở Aten, têôri hàng năm thay mặt cho thành bang sang đảo Đêlôx để chủ trì lễ hiến tế thần Apônlông. Trong ngày khởi hành và ngày trở về của têôri, thành bang Aten đình chỉ việc tuyên án tử hình các phạm nhân. Cuộc họp của các têôri định ngày tổ chức hội, định thời gian đình chiến (thường là một tháng) sau đó loan báo cho các thành bang không có đẽi diện đến dự họp được biết. Tiếp theo là các thành bang cử các đoàn lực sĩ tham gia thi đấu tới luyện tập ở trường đấu (sân vận động) lix, một địa điểm gần slanhpich.
Đối với người dân Hy Lạp mỗi kỳ mở hội là một dịp để hiểu biết đất nước và con người, một dịp để thi thố tài năng, nhưng cũng đồng thời là một dịp để các thành bang thể hiện lòng tự hào về sự cai trị, quản lý, giáo dục công dân và đất nước của mình. Người ta nô nức kéo nhau đi dự hội. Những ngày gần khai mạc không khí thật là tưng bừng, nhộn nhịp. Từ các ngả đường, người ở khắp nơi đổ về. Đền thờ các vị thần không lúc nào vắng người. Các lực sĩ cầu nguyện thần thánh ban cho...