vị thần nghiêm khắc song không phải trái tim thần chỉ biết có những chuyện trừng phạt, giáng tai họa mà không hề biết xúc động, tha thứ. Những giọt nước mắt hối hận của Ixiông đã khiến thần Dớt động mối từ tâm. Và thật là một chuyện hiếm có, Dớt cho Ixiông lên cung điện slanhpơ, cho y được uống rượu thánh và ăn những thức ăn thần để y trở thành bất tử. Ngờ đâu cái con người bội bạc này chứng nào vẫn tật ấy. Ixiông ở thiên đình, được gặp Hêra, trò chuyện với Hêra và mưu tính một chuyện 9 10 Prev Page 3 Next bỉ ổi. Biết rõ ý đồ bẩn thỉu của Ixiông, Dớt lấy một đám mây tạo ra một người phụ nữ giống hệt vợ mình. Tên đám mây này là Nêphêlê (Néphélée). Ixiông đã tư thông với đám mây Nêphêlê mà cứ tưởng rằng mình đã chinh phục được Hêra. Và kết quả là, Nêphêlê đã sinh ra cho chàng Ixiông những đứa con nửa người nửa ngựa mà người xưa gọi là Xăngtor (Centaure). Thần Dớt giao cho Hermex trừng phạt tên khốn nạn đó. Hermex buộc căng Ixiông vào một cái bánh xe nhưng không phải buộc bằng dây mà là buộc bằng những con rắn rồi tống xuống địa ngục Tartar. ở dưới đó, bánh xe cứ lăn đi, lăn mãi không khi nào dừng. Nhưng còn Dớt thì lại không chung thủy với Hêra. Thần đã làm cho Hêra biết bao lần điên đầu sôi máu vì những cuộc tình duyên của thần với những thiếu nữ này, nữ thần khác. Cảnh gia đình của vị nữ thần bảo vệ cho hạnh phúc và sự ấm cúng gia đình lại chẳng lấy gì làm hạnh phúc và ấm cúng cho lắm. Không thể trả thù Dớt được, Hêra chỉ còn cách trút tất cả “máu ghen” của mình xuống những đứa con kết quả của những cuộc “ngoại tình” của Dớt hoặc vào bản thân tình nhân của Dớt như: Điônidôx, Iô… Đã có lần vì quá bực tức với Dớt, Hêra mưu tính với Pôdêiđông và Atêna bắt Dớt xiềng lại để cho Dớt khỏi lẻn xuống trần. Nhưng mưu đồ của họ bị nữ thần Thêtix biết. Để bảo vệ cho Dớt, nữ thần cho gọi ngay quỷ thần Hêcatôngkhia tới, tên Briarê, đến ngồi bên Dớt. Do đó mưu đồ của Hêra không thực hiện được. Trả đũa lại, Dớt lấy một dây xích vàng trói Hêra lại treo lơ lửng giữa trời. Thật là một cảnh tượng man rợ hết chỗ nói! Tóc Hêra bị buộc vào một cái đinh móc câu, đinh này Dớt đóng vào đám mây.
Còn đại cánh tay trắng muốt của nàng bị trói chặt, hai chân bị xiềng vào hai cái đe. Tình cảnh rất đỗi thương tâm. Các vị thần trông thấy muốn đến cởi trói cho Hêra nhưng lại rất sợ thần Dớt, nên rút cuộc chẳng ai dám bén mảng đến gần chỗ Hêra bị trói và cũng chẳng ai dám khuyên can thần Dớt lấy nửa lời. Của đáng tội thì Hêra cũng chẳng phải là vị nữ thần hiền thảo gì. Tính nết Hêra cũng đáo để dữ dội như chồng. Nàng lại hay mè nheo, rỉa rói chồng cho nên Dớt đã đại ba lần uất quá, sốt tiết lên vì cái thói lắm điều, đay nghiến, chì chiết của vợ mà… mà cho nàng mấy cái bạt tai! Sau này mỗi khi Hêra nổi chứng là Dớt lại nhắc lại cái vụ nàng bị trói, hoặc Hêphaixtôx nhắc lại cho mẹ biết cái lần bị bố giận vung tay lên… Nhờ đó Hêra mới dịu giọng mà làm lành với Dớt. Hêra sinh với Dớt được bốn mặt con: hai trai, hai gái. Trai là các thần Arex và Hêphaixtôx, gái là các nữ thần Hêbê và Ilithi (Iláthie). Hêbê, như trên đã kể, ở cung điện slanhpơ lo việc dâng rượu thánh và các thức ăn thần trong những bữa tiệc. Ilithi là nữ thần của sự sinh nở, theo cách nói của chúng ta ngày nay là nữ thần Hộ Sinh. Nàng thường được theo mẹ xuống trần giúp các bà mẹ “vượt cạn” cho được dễ dàng. Người xưa hình dung nữ thần Ilithi là một thiếu nữ mặc một tấm áo choàng trùm kín đầu, nhưng hai cánh tay để trần, một tay cầm một bó đuốc giơ cao tượng trưng cho một cuộc sống vừa mới ra đời dưới ánh sáng, hoặc ngọn đuốc đang cháy tượng trưng cho sự bắt đầu của một cuộc sống mới. Cũng như chồng, Hêra có thể dồn mây mù, nổi giông tố, sấm sét. Nàng ngồi trên ngai vàng cạnh thần Dớt, tay cầm cây vương trượng, đầu đội vương miện, tấm khăn lụa mỏng trùm che lên mặt tượng trưng cho lễ kết hôn. Đôi khi Hêra cầm trong tay một quả lựu, vật tượng trưng cho sự mắn đẻ, đông con. Một con công xòe đuôi múa dưới chân nàng. Có hẳn một cỗ xe do hai con thần mã kéo, làm toàn bằng đồng đỏ rực và vàng óng ánh dành riêng cho nàng để nàng đi du ngoạn đây đó và thường là đưa nàng xuống trần can thiệp vào những công việc của người trần thế và theo dõi hành tung của Dớt.
Như ta đã biết, Hêra thường phải chịu nhiều đau khổ, tức giận đến phát điên lên về cái tính “bướm
ong” của Dớt, nói thẳng ra là cái thói đa tình hiếu sắc hay lăng nhăng, chẳng đúng với tư cách của một vị thần tối cao cai quản thế giới thần linh và loài người. Còn Hêra vì là một vị nữ thần bảo vệ cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình, cho nên nàng không thể nào chấp nhận được những cuộc tình duyên của Dớt, những cuộc tình duyên ngoài hôn nhân và làm tổn thương đến hạnh phúc gia đình. Hêra đã từng trừng phạt những “người yêu” của Dớt, đã từng đánh ghen nhiều vụ mà tiếng để đến đời sau. Trong những vụ đánh ghen đó phải kể đến vụ đánh ghen với nàng Iô. Iô là con gái của thần Sông Inacôx, vua của đất Argôx. Nàng có một sắc đẹp mà những người thiếu nữ cùng độ tuổi với nàng ít người có được. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, tiếng đất Argôx có người con gái đẹp bay đến tai thần Dớt. Và thế là từ đó trở đi đêm đêm những giấc ngủ của Iô bị xáo trộn bởi những cơn mộng, không phải những cơn ác mộng mà là những cơn “tình ái mộng”. Iô thường nằm mộng thấy một chàng trai đến nói với nàng những lời ái ân tình tứ.
Chàng trai đó trách yêu nàng đã giam hãm tuổi xuân trong khuê phòng bưng bít mà nhẽ ra với sắc đẹp của nàng, nàng có thể và phải tìm được một người chồng xứng đáng. Kỳ quái hơn nữa là chàng trai đó lại nói, chính thần Dớt đã xúc động đến mê mẩn tâm thần vì sắc đẹp của nàng và muốn được gặp nàng để bày tỏ những tình cảm ngưỡng mộ và sủng ái, và… và… xin nàng hãy đi về cánh đồng cỏ bên bờ hồ Lernơ để thần Dớt được chiêm ngưỡng dung nhan của nàng cho thỏa lòng bấy lâu khao khát. Những cơn mộng như thế đêm nào cũng đến, lặp đi lặp lại, trong giấc ngủ của người thiếu nữ Iô. Iô thấy phải kể hết cho vua cha nghe để tính bề định liệu, nếu không thì những cơn mộng ấy cứ ám ảnh mãi suốt đêm này qua đêm khác. Và như vậy chẳng phải là một niềm vui sướng gì cho cam, ngược lại là một tai họa khủng khiếp. Nhà vua Inacôx bèn cho người đến các đền thờ Đenphơ và Đôđôn để cầu xin một lời chỉ dẫn, đúng như lời hò hẹn trong mộng thì thần Dớt sẽ giáng sét tiêu diệt sạch giống nòi Inacôx. Có ai ngờ sinh con gái đẹp lại là một tai họa. Inacôx chỉ còn cách đuổi Iô đi. Còn Iô để cứu giống nòi khỏi tai họa, tất phải chấp nhận lời hò hẹn của thần Dớt. Về phía thần Dớt như vậy là ước sao được vậy. Chỉ còn việc làm sao đi thoát khỏi con mắt tinh quái của Hêra là trọn vẹn. Dớt nghĩ ra một cách để che giấu cuộc tình duyên vụng trộm này. Thần cho một đám mây cực kỳ dày đặc, cực kỳ tối đen bao phủ lấy mặt đất khiến cho bầu trời u ám, tối mịt như đêm. ở trên thiên đình, Hêra dẫu có tinh tường đến mấy cũng không thể nhìn xuyên thấu qua những đám mây đen dày đặc. Dớt có thể hoàn toàn yên tâm để dốc bầu tâm sự với Iô. Nhưng Hêra chẳng phải người thường. Nàng thấy trời đất tối sầm, mây đen dày đặc kéo đến nhanh chóng khác thường là sinh nghi ngay. Nàng bèn đi tìm Dớt. Tìm khắp cung điện slanhpơ cũng như mọi nơi, mọi chốn ở bầu trời không đâu thấy Dớt, Hêra hiểu ra ngay sự thật. Nàng vội vã xuống trần và không quên ra lệnh cho những đám mây đen dày đặc phải tan biến đi ngay tức khắc. Nhưng Dớt, mặc dù say đắm trong cuộc tình ái, vẫn không quên để ý đến ngoại cảnh. Và khi Hêra xuống gặp Dớt, thì thấy Dớt đang đứng bên một con bò cái trắng muốt, đẹp đẽ vô ngần. Đó chính là Iô mà Dớt đã kịp thời biến hình nàng để phi tang, chối biến với Hêra. Làm bộ tự nhiên, Dớt nói với Hêra là chưa từng bao giờ trông thấy một con bò cái đẹp đẽ đến như thế, dường như con bò này mới từ dưới đất hiện lên. Hêra tươi tỉnh, tán thưởng lời khen của Dớt và nàng càng tỏ ra đặc biệt thích thú trước một con bò cái xinh đẹp, kỳ diệu như thế. Nàng vuốt ve, âu yếm con bò. Nàng ngỏ ý muốn xin Dớt con bò. Thật khó xử cho Dớt. Từ chối ư?
- Thế thì chẳng khác gì thú nhận tội lỗi. Một tặng vật tầm thường như thế mà không dám ban cho vợ thì… Dớt đành phải chiều vợ, cho vợ con bò cái trắng. Hêra buộc Dớt phải cho nàng con bò cái trắng. Câu chuyện tưởng đến đó là xong. Nhưng chưa xong. Để ngăn cản không cho Dớt tìm gặp lại con bò xinh đẹp mà Hêra biết thế nào Dớt cũng tìm đủ mọi cách để gặp lại, nàng giao cho một gia nhân tâm phúc, tin cẩn canh giữ. Có thể nói trên đời này khó mà tìm được một người nào canh giữ cẩn thận chắc chắn hơn. Đây không phải là một người thường mà là một người khổng lồ có một trăm mắt. Tên hắn là Arguyx. Vì có một trăm mắt trên khắp người nên khi Arguyx ngủ thì không bao giờ ngủ hết, chỉ cần ngủ có 50 mắt thôi là đủ. Còn 50 mắt kia thức để canh giữ. Khó ai bén mảng được đến gần chỗ Arguyx. Chính nhờ sự tỉnh táo thường xuyên như thế nên Arguyx đã từng lập được một chiến công lừng lẫy. Dạo ấy không rõ Arguyx được các vị thần giao cho nhiệm vụ canh giữ báu vật gì hay có lẽ sau chiến công giết chết con bò tót, bò rừng hung dữ thường hay về tàn phá hoa màu ở vùng đồng bằng Argôliđ mà quái vật khiđna nửa đàn bà, nửa rắn muốn thử sức với Arguyx, khiđna lợi dụng lúc Arguyx ngủ, mò đến gần định giáng cho một đòn phủ đầu, nếu không kết liễu cuộc đời gã khổng lồ thì cũng cho hắn không gượng được mà đánh trả. Và đòn thứ hai là xong, cùng lắm chỉ đến đòn thứ ba. Nhưng khiđna có biết đâu Arguyx chỉ ngủ có một nửa số mắt. Vừa mon men đến gần Arguyx, khiđna chưa kịp hành động thì đã bị Arguyx cho một nhát kiếm đứt đại người. Giao cho Arguyx canh giữ con bò cái trắng muốt Iô, nữ thần Hêra tin chắc rằng Dớt không có cách gì mà đến gần Iô được, Dớt lại càng không thể dùng bất cứ một vị thần nào để đánh tháo cho Iô. Bởi vì hễ có một dấu hiệu gì khả nghi là Arguyx có thể báo ngay cho Hêra biết. Dớt giao cho thần Hermex nhiệm vụ giải thoát con bò cái trắng xinh đẹp. Với đại dép thần có cánh Hermex nhanh chóng bay xuống ngọn núi mà Arguyx đang canh giữ con bò. Thần cải trang thần một chàng trai nông dân vừa đi vừa thổi sáo, những tiếng sáo du dương, véo von, réo rắt bay đến như rót vào tai gã khổng lồ. Thấy Arguyx có vẻ say mê, lắng nghe tiếng sáo, Arguyạ, Argoạ. Còn có tên là “Panoptèạ” nghĩa là “người nhìn thấy hết” (celui qui voit tout).
Hermex mới tiến lại gần. “… Một anh chàng thổi sáo, thật chẳng có gì đáng ngại…”
- Arguyx nghĩ thế và cất tiếng gọi:
- Này anh bạn! Làm sao mà anh lại cứ phải vừa đi vừa thổi thế kia? Lại đây, ngồi xuống tảng đá này dưới bóng râm mà thổi lại không hơn à? Hermex đến ngồi bên Arguyx. Chàng nghiêng đầu say sưa thổi vào ống sáo những âm thanh trầm bổng man mác lòng người. Những ngón tay của chàng nhảy múa trên chiếc ống sáo như những người trần thế say sưa nhảy múa trong những ngày hội tế lễ thần linh. Gã khổng lồ Arguyx nghe như uống lấy từng âm thanh, mắt lim dim thả hồn phiêu diêu theo tiếng sáo bay đi trong gió rừng hiu hiu, xào xạc. Và rồi Arguyx ngủ lúc nào không biết, ngủ cả một trăm con mắt. Hermex kết liễu cuộc đời gã khổng lồ một cách dễ dàng và giải thoát cho Iô, con bò cái trắng xinh đẹp, người bạn tình của Dớt. Có chuyện lại kể. Hermex có chiếc đũa thần, nhờ nó khi ngồi bên Arguyx thổi sáo, chàng đã làm cho Arguyx ngủ say như chết chỉ bằng một động tác lướt nhẹ đũa trên người. Cảm thương người đầy tớ trung thành tâm phúc, nữ thần Hêra lấy những con mắt của Arguyx đính vào đuôi con công và cho con vật này theo hầu bên nàng để lưu giữ lại kỷ niệm về một người đầy tớ hiếm có trên thế gian này.
Ngày nay trong văn học thế giới, Arguyx trở thành một danh từ chung chỉ người sáng suốt, nhìn xa trông rộng, có tinh thần cảnh giác cao hoặc một người bảo vệ, canh gác rất nghiêm ngặt, chặt chẽ. Mở rộng nghĩa Arguyx còn chỉ người soi mói, kẻ làm nghề chỉ điểm, gián điệp hoặc một người quá ư cẩn thận, quá cảnh giác nghiêm ngặt. “Mắt Arguyx” (hoặc Argôx) là một thành ngữ trong văn học Pháp chỉ một cách nhìn thấu đáo bao quát được toàn bộ sự kiện. Một chuyện khác kể, thật ra thì thần Dớt không biết đến Iô. Nhờ có nàng Inhxơ (Inx) con của thần Păng và nữ thần khô, môi giới nên mới sinh chuyện. Nàng Inhxơ mách cho Dớt biết ở đất Argôx có người thiếu nữ xinh đẹp khác thường. Inhxơ mách cho thần Dớt uống một thứ nước bùa mê khiến sau khi uống xong Dớt thương nhớ Iô đến bồn chồn, khắc khoải. Sau này Hêra biết chuyện, trừng phạt Inhxơ biến nàng thành một con chim, có người nói biến nàng thành một bức tượng đá. Iô được giải thoát khỏi sự canh giữ của Arguyx. Nhưng số phận nàng chưa hết gian truân. Nữ thần Hêra sai một con ruồi trâu bám riết trên thân thể nàng luôn luôn dùng vòi sắc nhọn châm đốt khiến cho Iô đau đớn khôn xiết, lồng lộn điên cuồng chạy hết nơi này đến nơi khác. Nàng đã từ đất Argôx đi ngược lên phía Bắc tới cao nguyên Đôđôn, rồi lại chạy theo ven biển phía tây Hy Lạp thuộc vùng biển Rêa đi ngược mãi lên tới vùng hoang dại thuộc xứ Xkit và gặp Prômêtê trong cảnh bị xiềng xích, bị đóng đanh vào núi đá rất đỗi thương tâm. Prômêtê đã tiên đoán cho số phận tương lai của Iô, chỉ đường cho nàng đi về đất Ai Cập, nơi nàng sẽ gặp lại thần Dớt và thoát khỏi lối sống của kiếp bò. Cuộc tình duyên của nàng với Dớt sẽ sinh ra người anh hùng paphôx (épaphos), vị vua đầu tiên của xứ Ai Cập. Con dòng cháu giống của người anh hùng này thay nhau trị vì trên mảnh đất của thần sông Nin vĩ đại, lập nên biết bao chiến công. Trong số những người anh hùng đó, người anh hùng vĩ đại nhất lập nên những chiến công chói lọi, rực rỡ nhất là dũng sĩ Hêraclex, người sẽ lãnh sứ mạng giải phóng cho Prômêtê. Hành trình gian truân của Iô từ châu âu sang châu á rồi xuống Ai Cập được người xưa ghi dấu lại bằng những địa danh: vùng biển ở phía Tây bán đảo Hy Lạp, dưới phía Nam, biển Ađriatich mang tên là biển Iôniêng, ghi lại nơi Iô đã lưu lạc tới. Tuy nhiên cũng có những nhà nghiên cứu cho rằng cái tên “Biển Iôniêng” không phải ghi lại quãng biển mà Iô đã đi qua mà ghi lại vùng biển những bộ lạc người Iôniêng đã chinh phục. Những bộ lạc này đã cư trú ở vùng biển này từ sớm. Eo biển Bôxphor Biển Ađriatich ngày nay. cửa ngõ của Biển Đen là nơi Iô đã bơi qua từ châu á sang châu âu. Tiếng Hy Lạp “Bôxphor” có nghĩa là “Chỗ bò đi qua” một địa danh gắn liền với cuộc hành trình ba chìm bảy nổi của người thiếu nữ nhan sắc Iô. Thần Apônlông Trong số những người con của thần Dớt được vinh dự đứng vào hàng ngũ mười hai vị thần tối cao, ta phải kể trước hết: Apônlông (Apollon), Apônlông là con của thần Dớt và nữ thần Lêtô. Cuộc đời vị thần này bao phủ bằng những chiến công chói lọi mà chúng ta không sao kể xiết được. Hầu như khắp nơi ở thế giới Hy Lạp chỗ nào cũng có đền thờ thần Apônlông. Thế nhưng vị thần danh tiếng ấy lại cất tiếng khóc chào đời trong một tình cảnh mà kể lại không ai là người không xót xa, thương cảm. Lêtô là con gái của Tităng Côiôx và Titaniđ Phêbê. Thần Dớt chẳng rõ gặp Lêtô từ bao giờ nhưng đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ. Và với Dớt thì, như mọi người đã biết, thần chẳng chịu kéo dài cái cảnh thầm nhớ trộm yêu. Thần đã tìm đến với Lêtô. Léto, thần thoại La Mã: Latone. Cuộc tình duyên của họ khá thắm thiết, thắm thiết cho đến ngày Lêtô có mang thì Dớt, vì sợ Hêra, nên đành phải “cao chạy xa bay”. Dớt thôi nhưng Hêra không thôi. Biết chuyện, Hêra vô cùng tức giận và nàng như sự “thường tình nhi nữ” và như những lần trước, lại trút tất cả sự căm uất của mình vào người thiếu nữ bị Dớt, sau khi thỏa mãn dục vọng, bỏ rơi, Hêra, vị nữ thần bảo hộ cho sự sinh nở, bảo hộ cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh được vuông tròn, lần này trả thù Lêtô bằng một hành động vô cùng bất nhân, độc ác.
Nàng ra lệnh cho khắp nơi trên mặt đất từ đảo hoang cho đến rừng già, từ làng quê cho đến xóm chợ… không đâu được chứa chấp Lêtô, không đâu được giúp đỡ Lêtô. Nàng Lêtô bất hạnh đi lang thang hết nơi này đến nơi khác cầu xin một nơi trú ngụ nhưng đáp lại chỉ là một ánh mắt ái ngại hoặc thương cảm chứ không phải là hành động săn sóc chân tình đối với một bà mẹ sắp đến ngày sinh nở. Lêtô đi hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác mà vẫn không sao cầu xin được một tấm lòng hiếu khách vốn là truyền thống thiêng liêng của đất nước Hy Lạp. Cuối cùng có một hòn đảo nhỏ, đúng hơn là một mẩu đất, số phận cũng lang thang bất hạnh như Lêtô, đón tiếp Lêtô với những tình cảm chân thành nhân hậu. Đó là hòn đảo Ortigi đất đai cằn cỗi chẳng sinh sôi được hoa thơm quả ngọt do đó cũng chẳng có một bóng người. Ortigi xưa kia vốn là tiên nữ Axtêria, con của Tităng Côiôx và Titaniđ Phêbê, nghĩa là em ruột của nàng Lêtô đang đi tìm nơi nương tựa. Chồng Axtêria là Perxex và con gái nàng là Hêcat, một vị nữ thần rất khủng khiếp mà chúng ta đã nghe kể trong đoạn nói về vương quốc của thần Hađex. Sắc đẹp của Axtêria đã không thoát khỏi con mắt hiếu sắc đa tình của Dớt. Để trốn tránh thần Dớt, Axtêria phải biến mình thành con chim cun cút. Nhưng xem ra như thế cũng chưa yên. Axtêria lại phải lao mình xuống biển biến thành một hòn đảo, một mảnh đất be bé, xinh xinh thì mới thật hoàn toàn tai qua nạn khỏi. Vì lẽ đó hòn đảo Ortigi có số phận thật là hẩm hiu. Trong khi các hòn đảo khác đều có nơi Ortágie, tiếng Hy Lạp: Ortux: chim cun cút (caille). cư trú ổn định, an cư lạc nghiệp thì Ortigi vẫn cứ trôi nổi nay đây mai đó trên mặt biển bao la. Ortigi đã đón tiếp Lêtô bất chấp lệnh ngăn cấm của Hêra. Và may thay, ngay sau đó thì Lêtô chuyển dạ, đau đớn, Lêtô chuyển dạ mà không một vị nữ thần nào đến với nàng cả. Hêra không đến. Cả đến Ilithi, vị nữ thần Hộ Sinh cũng không đến. Lêtô đau hết cơn này đến cơn khác mà không một lời thăm hỏi, một bàn tay giúp đỡ. Nàng đau đớn quằn quẽi, vật vã, gào thét, rên la suốt chín ngày đêm. Đến ngày thứ mười, nữ thần Ilthi không thể cầm lòng được đành chịu tội với Hêra, bay...