lại:
- Đại sư không cùng đi với tại hạ ư?
VÔ Giới gật đầu:
- Bần tăng phải đưa ngay thiền trượng về Lục Bàn Sơn. Gia sư đang lâm trọng bệnh, cần có vật này để cửa trị.
Đinh Phương Phương thỏ thẻ:
- Giờ đã khuya, nhị vị nghĩ lại một đêm rồi hãy xuất cốc.
VÔ Giới gãi đầu:
- Cũng được ! Nhưng trước hết phải chôn xác Song Lão cái đã.
Lão bèn vác tử thi đại lão ra vườn. Tuấn Hạc vào hậu sảnh để mang nhị lão ra. Thấy thất khiếu lão chảy máu đen trông rất khủng khiếp, chàng thở dài ngao ngán cho lòng người đen bạc, vì hơn vạn lượng vàng mà nỡ giết cả em ruột của mình.
Trong lúc hai nam nhân đào đất chôn xác, Mạn Ngọc cho người ra cửa cốc lấy hành lý trên lưng ngựa vào. Phương Phương thì chỉ huy đám tỳ nữ xuống bếp làm cơm. Trong Thiên Ma Cốc có cả đàn gà, dê, thỏ, lợn nên chẳng lo thiếu thực phẩm.
Xong việc, VÔ Giới và Tuấn Hạc thở phào khoan khoái khi được mời đi tắm, lúc trở ra thì bàn tiệc đã sẵng sàng.
Những gương mặt tươi vui của hai mươi cô gái, chẳng ai có thể ngờ rằng nơi đây mới xảy ra một thảm án ghê người.
Chủ khách an tọa, Mạn Ngọc tủm tỉm thưa:
- Dám hỏi phương danh nhị vị ân nhân.
- Bần tăng là VÔ Giới còn công tử này là Văn Tuấn Hạc.
Tiểu Bạch thì khỏi cần giới thiệu. Lúc phá trận Tuấn Hạc đã gọi tên nó ra rồi. Thế nhưng Thần Viên cũng vỗ ngực, thọt khét một hồi.
Đám nữ nhân thích thú phá lên cười.
Phương Phương và Mạn Ngọc ngồi ở chủ vị.
Luôn miệng mời mọc. Giờ đây, Tuấn Hạc mới có tâm trí để thướng thức nhan sắc hai nữ nhân kia. Phương Phương tuy da hơi đen một chút nhưng cũng xinh đẹp không kém gì Mạn Ngọc.
Dù tán thướng nhan sắc của họ nhưng lòng chàng tuyệt không một chút vấn vương. Nhưng ngược lại, hai nàng lại chẳng thờ Ơ với chàng hiệp khách tài ba và anh tuấn phi phàm kia.
Đám nữ nhân đã no nê nên chỉ nhấm nháp vài miếng mứt kẹo. Họ nháy nhó nhau rồi cười rúc rích.
Một nữ lang chợt nói:
- Đại sư có pháp danh là VÔ Giới chắc không kiêng nữ sắc, hay là ở lại đây để bọn nô tỳ hầu hạ?
VÔ Giới đang nuốt miếng thịt lớn nên giật bắn mình và mắc nghẹn, lão trợn mắt, cố nuốt cho trôi. Gương mặt lão lúc này thật khó coi và đầy vẻ hoạt kê. Cả bàn phá lên cười.
Cuối cùng, hòa thượng cũng thoát nạn. Lão vơ lấy chén rượn uống ừng ực, vuốt ngực nhăn nhó :
- Nữ thí chủ nào lại hại bần tăng suýt chết nghẹn như vậy? Bần tăng không giới sắc nhưng cũng chẳng thể nào lấy vợ được nữa. Mụ la sát ở nhà còn dữ hơn Diêm Vương, bần tăng đâu dám đèo bồng.
Nàng kia thất vọng, quay sang bảo Tuấn Hạc :
- Hay công tử ở lại làm cốc chủ vậy? Nhị vị tiểu thư đều là bậc thiên hương quốc sắc cả.
Mạn Ngọc và Phương Phương hổ thẹn cúi đầu nhưng vẫn liếc Tuấn Hạc với ánh mắt đợi chờ. Đám tỳ nữ nhao nhao tán thành.
Tuấn Hạc ngượng ngùng đáp :
- Tại hạ đã có đến hai vị phu nhân, họ cũng đểu hung dữ như nương tử của đại sư đây.
Mạn Ngọc ai oán nói:
- Các chị em đây chỉ nói đùa thôi, mong đại sư và công tử lượng thứ.
* * * sáng hôm sau, lúc tiễn khách rời Thiên Ma Cốc Phương Phương e ấp nói:
- Khi nào đi ngang qua vùng này, mong công tử ghé thăm bọn tiện nữ.
Tuấn Hạc gật đầu nhưng tự nhủ rằng mình sẽ không bao giờ trở lại đây nữa. Chàng không còn gì để đền đáp lại lòng ưu ái của họ nữa.
VÔ Giới hòa thượng bịn rịn chia tay Tuấn Hạc rồi đi về hướng Tây để về Cam Túc. Lão hẹn rằng xong việc sẽ đến Văn gia bảo sát cánh với chàng.
Tuấn Hạc một mình xuôi Nam. Vắng lão hòa thượng khả ái kia, chàng bỗng thấy đường thiên lý thêm dài. Một tình cảm bằng hữu đã phát sinh giữa hai người, tuy tuổi tác chênh lệch đến ba mươi năm.
Chiều hôm sau, chàng đến Cảnh Đức trấn, dừng chân nơi quán dùng bữa. Gia trang của Hương lão - chủ nhân lò gốm Long Tuyền cũng ở trong thành này - Nhưng chàng không có ý định ghé vào. Tâm hồn chàng giờ đây nặng trĩu bởi ân oán giang hồ nên không còn thanh thản mà ngâm vịnh nữa.
Tuấn Hạc ngồi ngay lan can lầu, nhìn xuống đường chính trong thành. ăn xong, chàng nâng chén rượn, ngắm đoàn người đang qua lại.
Bông chàng phát hiện dưới mái hiên nhà bên kia đường có một gã ăn mày đang vẫy gọi. Tay gã xòe ra bốn ngón, rồi cụp vào, rồi xòe ra.
Biết rằng Cái Bang đang có tin tức muốn truyền đạt, chàng tính tiền rồi xuống dưới. Gã hóa tử đã chờ sẵn trước cửa, hạ giọng nói rất nhanh:
- Công tử lấy ngựa đi theo tiểu nhân ngay.
Nói xong, gã rảo bước đi trước. Tuấn Hạc vội lên ngựa, chậm rãi bám theo sau, gã hóa tử đưa chàng đến một tòa trang viện hoang phế, cây cối um tùm. Chàng vừa xuống ngựa thì hắn ta quỳ sụp xuống nghẹn ngào nói:
- Bẩm công tử! Văn gia bảo đã bị cường địch thiêu rụi vào đêm hai mươi bảy tháng giêng vừa rồi.
Tuấn Hạc chết điếng người hỏi ngay:
- Còn người trong bảo thì sao?
- Dạ bẩm! Anh em ở Lư Lăng báo về rằng đối phương đông đến năm sáu trăm người, không hiểu từ đâu ra. Chúng ném độc đạn vào trước để làm tê liệt mọi người, rồi dùng mấy trăm cây hỏa đồng phun lửa đốt cháy toàn bộ.
Sức lửa mạnh đến nỗi đá bị nung thành vôi nên xác ngươi cũng chẳng thể còn. Vì vậy, không rõ có ai thoát chết hay không. Có điều, chẳng thấy người nào chạy ra cả.
Tuấn Hạc lảo đảo quy xuống, phục trên sàn gạch loang lổ mà khóc vùi.
Gã hóa tử vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Một lúc lâu sau, Tuấn Hạc ngẩng lên, đôi mắt chàng rực lửa căm hờn và hừng hực sát khí.
Gã khất cái ấp úng nói tiếp:
- Nay tứ trướng lão đã chết, anh em Cái Bang ở các tỉnh phía Nam Trường Giang đồng lòng tôn công tử làm trướng lão. Cái Bang sẽ dốc sức truy tìm hung thủ và hết lòng phò tá công tử, dẫu tan xương nát thịt cũng không sờn lòng.
Trong tình cảnh này, lời nói chí tình của gã ăn mày khiến chàng cảm kích và thêm nghị lực Tuấn Hạc đỡ y đứng lên rồi hỏi:
- Danh tánh các hạ là gì?
- Bẩm công tử! Tiểu nhân là Hồ Diện Cái Cù Y Thảo, đệ tử năm túi của phân đà Cảnh Đức.
Tuấn Hạc giật mình, nhận ra gã có nhiều nét giống Vạn Bác Hồ Tinh. Chàng hỏi thêm:
- các hạ có quan hệ gì với Cù trướng lão?
Hồ Diện Cái nghẹn ngào đáp:
- Người chính là gia phụ.
Tuấn Hạc nghe mối đồng cảm dâng tràn, bất giác ôm lấy gã:
- Được rồi ! Chúng ta sẽ cùng nhau sát cánh báo đại thù.
Cù Y Thảo mời chàng ngồi xuống đôn đá gần đấy để bàn bạc. Tuấn Hạc tư lự nói:
- Toán hung thủ ném Yêu Độc Đạn vào Văn gia bảo đêm ấy chắc chắn là người của Thiên Độc Giáo. Nhưng bọn sử dụng hỏa đồng phun lửa kia là ai, các hạ có đoán ra không?
- Bẩm công tử! Theo thuộc hạ được biết thì hỏa khí kia vốn là của Thiên Sư Giáo.
Tuấn Hạc nhớ đến lời tiên đoán của Vạn Bác Hồ Tinh liền hỏi lại:
- Đêm ấy, anh em ở Lư Lăng có nhận ra toán hung thủ sử dụng vũ khí gì không?
- Bẩm công tử! Cả đao lẫn kiếm.
Tuấn Hạc thở dài bảo:
- Ta cho rằng bọn mang đao chính là thủ hạ của Biến Hình Môn, còn bọn đeo kiếm là người của Thiên Độc Giáo. Như vậy, lực lượng hung thủ gồm đến ba bang hội.
Chàng dừng lời rồi chính sắc nói tiếp:
- Các hạ hãy thông báo với anh em Giang Nam rằng tại hạ nhận lời làm trướng lão. Các hạ sẽ cầm Cổ Tiền tín phù liên hệ với các phân đàn tuyển ra một trăm đệ tử khỏe mạnh nhất.
Ta sẽ dạy kiếm pháp chohọ.
Hồ Diện Cái gãi đầu ấp úng:
- Bẩm trướng lão, việc nuôi dưỡng và đào tạo một lực lượng như vậy cần phải có chỗ kín đáo an toàn Theo thuộc hạ võ đoán, phe đối phương đang ráo riết truy tìm trướng lão. Hiện ở Lư Lăng có đến hơn trăm tên sát thủ tiềm phục, chờ trướng lão trở về.
Tuấn Hạc suy nghĩ một lúc và hỏi lại:
- Các hạ ước lượng xem chi phí ăn uống của một trăm người ấy trong một tháng là khoảng bao nhiêu tiền?
- Bẩm trướng lão, anh em Cái Bang quen cam khổ, có gì ăn nấy. Thuộc hạ cho rằng không đến sáu trăm lượng bạc thực phẩm.
Tuấn Hạc bảo Tiểu Bạch lấy hành lý trên yên ngựa xuống. Chàng muốn kiểm tra xem mình còn được bao nhiêu tiền. Trước đây, chàng chẳng bao giờ để ý đến việc này. Giờ đây chàng mừng rỡ nhận ra Hà nhị nương đã bỏ vào đấy đến sáu ngàn lượng tiền giấy Đại Minh Thông Hành Bảo Sao.
Tuấn Hạc trao cho Cù Y Thảo ba ngàn lượng:
- các hạ cầm số bạc này đi khắp nơi tuyển chọn cao thủ và điều động anh em do thám trọng địa của Biến Hình Môn, Thiên Độc Giáo và Thiên Sư Giáo. Địa điểm tập trưng huấn luyện là Thiên Ma Cốc - dưới chân ngọn Thiên Sơn trong dãy Hoàng Sơn, tin tức cũng báo về nơi ấy.
Hồ Diện Cái ngỡ ngàng hỏi lại:
- Chẳng lẽ trướng lão quen với Thiên Ma Song Lão?
Chàng bè kể sơ lược chuyến đi Thiên Ma Cốc vừa rồi. Cù Y Thảo trầm ngâm một lúc, ngượng ngùng nói:
- Theo thiển kiến của thuộc hạ, nếu Ngọc Trượng kia quan trọng như vậy tất Thiên Sư Giáo Chủ sẻ không chịu bỏ qua. Lão mà đến Thiên Ma Cốc kèo nài tất sẽ lộ chuyện Song Lão thảm tử.
Tuấn Hạc thầm khen gã đáng mặt hậu duệ Hồ Tinh, mau chóng tìm ra cốt lõi vấn đề.
Chàng hỏi lại:
- Vậy ý của các hạ thế nào?
- Bẩm trướng lão! Thuộc hạ cho rằng người nên giả dạng làm đại lão để đối đáp với Trương Tỳ Vân và nói rằng Tây Phật đã đến Thiên Ma Cốc đánh chết nhị lão và thu hồi Ngọc Trượng roi.
- Nhưng ta đâu biết thuật dịch dung?
- Việc ấy không đáng lo. Thuộc hạ sẽ điều động phân đà chủ Giang Nam đến ngay. Gã có danh hiệu là Xảo Thủ Cái, rất giỏi nghề hóa trang Hai người bàn bạc thêm một hồi rồi chia tay.
Tuấn Hạc cẩn thận mang chiếc mặt nạ mà Doanh Doanh đã trao, đi ngược lên hướng Bắc.
Tiểu Bạch thì được giấu kín trong áo choàng lông, đến tối mịt mới dám ló ra.
Hồi 10 : Khấp hồi sơn cốc ưu hương hoa Nhất đáo Nghi Xương Độc giáo vong
Tuấn Hạc mang nặng nỗi thương tâm, dong ruổi suốt đêm, trưa hôm sau đã đến Thiên Ma Cốc. Chàng tần ngần đứng trước tòa tiểu đình, do dự không muốn cất tiếng gọi.
Chàng đến đây để nhờ vả vì đường cùng và với trái tim tan nát này, ân tình của Mạn Ngọc, Phương Phương sẽ gởi gấm vào đâu?
Nhưng Tiểu Bạch lại chẳng hề phân vân. NÓ rất thích vườn cây ăn trái trong sơn cốc này nên đã hú lên cao vút để gọi cửa.
Tiếng hú của Thần Viên khỏe mạnh khác hẳn với lũ vượn thường nên người trong cốc nhận ra ngay.
Một tỳ nữ lấp ló sau một tảng đá lớn, nhìn xem khách là ai. Nàng ta mừng rỡ rú lên:
- ôi chao! Công tử đã trở lại.
Tiếng cơ quan phát động vang lên ầm TLàn sương mù trong thạch trận biến mất.
Ả tỳ nữ chạy đến nghiêng mình bái kiến:
- NÔ tỳ là Đông Bách.
Nhận ra gương mặt hốc hác và đôi mắt sầu khổ của Tuấn Hạc, nàng kinh hãi hỏi:
- Công tử sao vậy?
Chàng gượng cười đáp :
- Tại hạ không còn chỗ để trở về nữa rồi. Mong cô nương vào báo với nhị vị tiểu thư rằng tại hạ muốn vào bái kiến.
Đông Bách xua tay:
- Bất tất phải bẩm báo. Mọi người trong cốc này đều hoan hỉ được gặp lại công tử.
Nàng xăng xái nắm dây cương dắt ngựa đi vào thạch trận. Con đường này không rộng và rất quanh co.
Đến bìa trận phía trong, nàng quay lại xô mạnh một tảng đá. Tức thì làn sương mù mịt lại hiện ra.
Đông Bách giải thích:
- Bọn nô tỳ sợ lão giáo chủ Thiên Sư Giáo đến nên phải đề phòng cẩn mật.
Lúc này, Mạn Ngọc, Phương Phương và mười bảy nữ tỳ kia đã ra đến. HỌ hân hoan chào đón và khựng lại trước sắc diện đau khổ của Tuấn Hạc.
Mạn Ngọc ấp úng:
- Chẳng hay công tử đã gặp biến cố gì?
Tuấn Hạc thở dài :
- Văn gia bảo đã bị cường địch tập kích đêm hai mươi bảy tháng giêng. Toàn gia gần hai trăm người không một ai sống sót Đám nữ nhân kinh hãi Oà lên. Phương Phương sa lệ hỏi:
- Công tử có đoán ra lai lịch hay không?
Tuấn Hạc bi phẫn đáp :
- CÓ lẽ là bọn Thiên Độc Giáo, Thiên Sư Giáo và Biến Hình Môn.
Chàng ngần ngừ một lúc, vòng tay nói:
- Tại hạ mạo muội cầu xin chư vị ra tay tương trợ, cho mượn Thiên Ma Cốc làm nơi huấn luyện cao thủ, hầu báo phục mối gia thù.
Phương Phương nghiêm giọng:
- Mong công tử chờ cho một lát, chị em tiện nữ sẽ cùng nhau bàn bạc.
Nàng kéo hết đám nữ nhân ra thật xa.
HỌ thì thầm, thương lượng gì đó rất mau chóng.
Thế rồi, cả bọn quay lại, nhất tề quỳ xuống trước mặt gọi:
- Cốc chủ"
Tuấn Hạc đang ngỡ ngàng không biết nói sao thì Mạn Ngọc mở lời:
- Bọn tiện nữ là những đứa trẻ mồ côi, không hề biết cha mẹ mình là ai. Nay Song Lão đều đã qua đời, chẳng lẽ bọn tiện nữ đành ru rú suốt đời trong Thiên Ma Cốc rồi chịu chết già hay sao? Nay, bọn tiện nữ đồng lòng làm tôi tớ cho công tử góp phần tiêu diệt bọn cường địch.
Nếu công tử không nhận lời, bọn tiện nữ sẽ quỳ mãi nơi này.
Tiểu tỳ Đông Bách là người tinh ranh, lém lĩnh nhất bọn, tiếp lời:
- Bọn nô tỳ học được kiếm pháp mười mấy năm nay, chẳng lẽ lại dành để giết gà? Mong công tử đưa bọn nô tỳ xuất đạo vẫy vùng cho thỏa chí. Còn hơn là quanh quẩn mãi chốn này.
Cả đám nhất tề khen phải. Tuấn Hạc nhìn đám thiếu nữ mặt hoa da phấn, tuổi trên dưới đôi mươi kia, chua chát bảo:
- Cuộc chiến tranh trước mặt cực kỳ hung hiểm, sinh tử khó lường. Tại hạ đâu nỡ đưa chư vị vào tử lộ?
Bọn nữ nhân đồng thanh nói:
- Chúng nô tỳ tự nguyện, chẳng màng đến chuyện sống chết.
Tuấn Hạc không còn được lựa chọn, đành gật đầu:
- Được! Chư vị đứng lên đi, tại hạ nhận lời Các nàng hân hoan đứng lên, đến trước mặt chàng nghiêng mình báo danh. Tất cả đều không có họ riêng, mà theo họ của Song Lão. Tên của mười tám nữ tỳ đặt theo tên của các loài hoa và thảo mộc:
Mâu Đơn, Trà Mi, Ngọc Lan, Hoàng Cúc, Thanh Huệ, Phong Trà, Thước Dược, Tử Trúc, Tường Vi, Hồng Đào, Hàn Mai, Hải Đường Bạch Lê, Nhược Liêu, Bạch Dương, Xuân Tùng, Thủy Sơn, Đông Bách.
Nhan sắc của họ tuy không bằng Mạn Ngọc và Phương Phương, nhưng nếu đem tiến cung thì chẳng giám khảo nào chê ca.
Sự có mặt của chàng công tử anh tuấn phi phàm Văn Tuấn Hạc đã đem lại sinh khí cho hai mươi xuân nữ cô đơn này. HỌ không mong chiếm hữu được nhưng ai cũng có quyền mơ mộng. Tuổi thanh xuân luôn khao khát có được một hình bóng để tôn thờ, để say đắm. Nếu không, cuộc sống của họ sẽ rất vô vị.
Hơn nữa, các bậc vương hầu, đại phú đương thời có rất nhiều tỳ thiếp, vì vậy họ lại càng hy vọng.
Mạn Ngọc và Phương Phương cũng chỉ là người cùng chung cảnh ngộ, nhờ may mắn nên được Song Lão sủng ái, nhận làm đệ tử chân truyền. Tình nghĩa giữa họ và đám nữ tỳ thân thiết như ruột thịt nên chắc cũng biết nghĩ đến chị em.
Ngay sáng hôm sau, Tuấn Hạc bắt tay ôn luyện võ công. Thấy vậy, các nàng cũng xách kiếm ra múa. Tuấn Hạc ngấm ngầm quan sát, nhận ra kiếm thuật của họ đều rất cao cường. CÓ điều bộ pháp không được minh khoái, như chưa hề luyện qua phép khinh công. Chàng hỏi thì Phương Phương đáp:
- Song Lão sợ bọn tiểu muội bỏ trốn nên đâu dám dạy khinh công.
Tuấn Hạc bèn đem khẩu quyết của pho Thiên Tinh Quá Hải ra truyền lại. Dưới ánh mắt nghiêm khắc và buồn rầu của vị cốc chủ đẹp trai, chẳng ai dám lười biếng ca.
Không hiểu họ đã bàn bạc với nhau thế nào mà đều đồng thanh xưng là tiểu muội. Tuấn Hạc hài lòng vì chẳng hề ưa hai tiếng nô tỳ.
Chàng đỡ băng khoăn khi thấy bản lãnh các nàng rất lợi hại. Nhất là khi họ chia thành từng cặp một.
Trong hai mươi nàng thì một nửa thuận tay trái. Đây chính là ý đồ của Song Lão.
HỌ đã nhờ đấu pháp Tả Hữu Hợp Kiếm này mà cầm đồng Tây Phật.
Nếu hôm trước, chàng không tinh ý nhận ra và dùng kế khích tướng để đơn đấu thì chưa chác đã qua khỏi hai trăm chiêu của Song Lão.
Mấy ngày sau, trong bữa ăn tối, Tuấn Hạc nghiêm giọng bảo mọi người:
- Tại hạ đã thức ngộ ra lẽ vô thường của nhân gian và hiểu rằng nước mắt chỉ là vô ích. Vì vậy, chư vị chớ nên vì tại hạ mà đánh mất niềm vui của chính mình.
Thời gian qua, hầu như chẳng ai dám cười cả khiến lòng này vô cùng áy náy.
Đông Bách dương đôi mắt to tròn linh lợi nói:
- Vậy hôm nay bọn tiểu muội sẽ múa vài điệu để công tử được khuây khỏa.
Tuấn Hạc thấy ánh mắt giọi người sáng rực niềm vui, không nỡ phụ lòng, đành gật đầu:
- Chư vị cứ tự nhiên.
Đám thiếu nữ này quen múa hát từ nhỏ nên đã thành thói quen, họ vui mừng được biểu diễn.
Đàn sáo vang lên và những cô gái xinh đẹp kia tận tình cống hiến những điệu múa ảo huyền, diễm lệ.
Tuấn Hạc gượng vui mà xem, nhưng qua những thân hình, những gương mặt kia, bóng dáng Tiểu Băng và Doanh Doanh hiện về. Chàng mở mắt nhưng hồn chìm đắm trong hoài niệm và thống khổ.
Tuấn Hạc luôn tay nâng chén và say mèm lúc nào không biết nữa.
Khi đám vũ nữ dừng lại thì Tuấn Hạc cũng gục xuống bàn. Mạn Ngọc và Phương Phương vội dìu chàng vào phòng riêng.
Hai nàng cùng cởi y phục chàng rồi dùng khăn nóng lau sạch mồ hôi.
Phương Phương tủm tỉm:
- Đại tỷ ở lại chăm sóc công tử, tiểu muội về phòng đây.
Mạn Ngọc đỏ mặt, nắm tay giữ lại:
- Không được ! Nhị muộ cũng phải ở lại Cuối canh ba, Tuấn Hạc tỉnh rượn thì nhận ra hai nữ nhân đang ngồi dưới đất, gối đầu vào mép giường mà ngủ. Chàng nhẹ nhàng bước xuống, ngồi bên kỷ trà, uống vài chung cho đỡ khát. Chàng nhìn khuôn mặt khả ái của hai nàng, lòng xót xa vô hạn. Trái tim chàng đã chết theo Tiểu Băng và Doanh Doanh.
Chàng biết họ yêu chàng và mai đây sẽ theo chàng vào chốn rừng gươm biển giáo. Chàng lấy tư cách gì để chiếm đoạt cuộc sống bình yên quý giá của họ?
Chàng có gì để đền bù cho họ?
Tuấn Hạc bỗng thức ngộ rằng mình đã sai lầm. Chàng không có quyền vì mối gia thù mà lôi kéo người khác vào chỗ chết. Bọn đệ tử Cái Bang thì khác, họ là người của giang hồ và mang nặng trên vai mối thù của tứ trưởng lão Cù Sở Hòa.
Bỗng Mạn Ngọc trở mình thức giấc.
Nhận thấy Tuấn Hạc đang uống trà, nàng hổ thẹn lay Phương Phương dậy, hai nàng đỏ mặt sửa lại xiêm y rồi cáo từ.
Tuấn Hạc ngăn lại, buồn rầu nói:
- Ngày mai tại hạ sẽ rời Thiên Ma Cốc, tìm chỗ khác đào tạo thủ hạ. Chư vị còn quá trẻ tuổi xuân còn dài, không nên dự phần vào ân oán giang hồ.
Hai nàng thảng thốt sa lệ nói:
- Công tử đừng đi "
Phương Phương nức nở:
- Nếu công tử dứt áo ra đi xin cho bọn tiểu muội được làm người bảo toàn tông mạch họ Văn. Đứa bé kia sẽ là niềm an ủi cho phận hồng nhan bạc bẽo, nơi chốn quạnh hiu này.
Mạn Ngọc cũng gật đầu sướt mướt:
- Mong chàng đừng chê bỏ, chị em thiếp chỉ dám cầu xin có thế thôi.
Tuấn Hạc choáng váng vì mối chân tình và cũng vìvấn đề tông tự. Chàng đã quên bẵng đi việc mình là hậu duệ duy nhất của Văn thừa tướng.
Quan niệm bất hiếu hữn tam, vô hậu vi đại,, được nho gia nên Tuấn Hạc không dám lơ là.
Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Cảm tạ hai nàng đã nhắc nhở. Tại hạ không biết lấy gì...