theo số đông đệm bài hát, và dàn đồng ca bắt đầu véo von.
- Anh, đi ra đó đi!
- Hì, em ra đi, anh ngồi đây chút rồi ra sau!
Phong với Thương chiều theo Bông Xù hoà với đám đông, vây giữa tay guitar. Một bạn cùng lớp còn lên ngồi cạnh khuấy động phong trào. Còn tôi ngồi đây, như một kẻ ngoài lề.
Kẻ ngoài lề như ngược dòng thời gian trở về với quá khứ. Tay guitar cự phách là thằng Bình, Dung ngồi kia, nụ cười toả nắng xua tan vết băng giá trên khuôn mặt. Thằng Hoàng ngồi cạnh Nhân đen rống lên tra tấn mấy đứa xung quanh. Phong mập vừa hát vừa quay qua chọc Kiên cận và Trang đang nhìn nhau đầy tình ý…
Tôi ngồi
cạnh Dung, nụ cười vẫn thường thực trên môi. Tôi vui vẻ vỗ tay, vu vơ hát theo từng nhịp đàn của thằng Bình. Tôi như thằng say trong tình cảm bạn bè, vui tươi quên đi ngày tháng.
Bất chợt thằng Kiên cận nhìn tôi thúc tay, tôi quay qua chợt thấy ở trại kế bên, Yên đang nhìn tôi. Một nửa ánh mắt vui, một nữa ánh mắt buồn, cố nở một nụ cười gượng nhìn tôi.
Tôi dụi mắt, cố nhìn cho kĩ, tất cả đều biến mất. Thẫn thờ lại dựa vào ban công thở dài. Ở ngoài kia, không có ai có khuôn mặt lạnh lùng nhưng nụ cười ấp ám, cũng không có ai đang đứng nhìn tôi vui cười.
Tôi đưa điện thoại lên, mở phần danh bạ. Ở ô tìm kiếm nhanh, chữ Y được gõ ra đầu tiên. Trong danh bạ tôi chỉ hiện ra duy nhất tên một người, một người duy nhất với tên bắt đầu bằng chữ Y.
Nén hết nỗi sợ hãi, lo âu, nghi kị, tôi cố gắng giữ vững tinh thần bộ não truyền xuống ngón tay. Những chữ cái ở dòng tin nhắn cũng hiện ra, từng chữ từng chữ một. Cuối cùng cũng hoàn thành, giờ chỉ còn việc cuối cùng là ấn tay vào nút send.
“Này, đi đâu mà mất tích luôn thế?”.
Tôi bỏ qua những tháng ngày chờ đợi, bỏ qua sự tự tôn của một thằng con trai, bỏ qua luôn nỗi xấu hổ mang tên kẻ thất bại. Tôi trở về với thân phận kẻ đeo bám, theo đuổi mà chúng bạn thường nói là làm cái đuôi.
Điện thoại vang lên với giai điệu tin nhắn ngắn ngủi. Tôi hồi hộp mở tin nhắn.
“Gửi thất bại”!
Tôi không tin vào mắt mình nữa, kiểm tra tài khoản lại, cố mở to mắt để nhìn vào những con số hiện lên trên màn hình. Nó đủ để nhắn hàng chục tin nhắn nữa.
Một nút send nữa, hi vọng tin nhắn lần này không thất bại như lần trước. Nhưng cuối cùng, khi chiếc điện thoại rung lên, tôi lại thêm một lần sầu não.
Khoang tay trước ngực, cố làm mờ đi từng hình ảnh trước mắt. Tôi tự cười chính bản thân mình.
“Mày ngu lắm, đã tự hứa là quên đi rồi cơ mà, Yên đâu cần mày!”.
Ở ngoài kia, dễ những đứa bạn của tôi vẫn mải mê vỗ tay, trải qua hết giai điệu này đến giai điệu khác. Còn ở đây, giai điệu của tôi là một ca khúc buồn. Nó buồn vô tận và miên man.
Tiếng còi xe vang lên, cắt ngang sự cảm thụ của toàn bộ. Chúng tôi lục đục vác đồ ra xe.
Đi ngang qua khoảng sân nơi chúng bạn đang ngồi, tôi đứng lại, đưa mắt nhìn xung quanh, cố tìm cho ra một hình bóng nào đó, vừa thân thương vừa xa vời.
- Đi thôi anh, sao thế?
- Ờ, không!
- Không có ma đâu, đi thôi! – Bông Xù hí hứng kéo tay tôi đi. Tôi ngoái lại lần cuối, rồi mỉm cười. Chẳng có ai cả.
Trên xe, ban đầu không khí rất náo nhiệt, nhưng rồi tất cả cũng thiếp đi vì mệt. Bên cạnh tôi, Thương cũng đã chìm vào giấc ngủ. Thật lạ cho cô bạn, khi nhất quyết chọn vị trí ở ngoài, chứ không chịu ngồi vào bên trong. Tôi thầm cảm ơn cô bạn, vì lúc này tôi có thể chống cằm nhìn những khung cảnh vụt qua tầm mắt qua chiếc cửa kính.
Chẳng biết từ khi nào, tôi yêu sự yên tĩnh, tôi yêu màn đêm. Khung cảnh dưới ánh đèn vàng yên tĩnh lạ lùng. Không một âm thanh, không một sự chuyển động, tất cả khoác lên chiếc áo khoác màu vàng dịu, phối với màu đen huyền bí, tất cả trở nên đẹp lạ thường.
Bỗng nhiên vai tôi trĩu nặng. Tôi quay sang thì những sợi tóc quẹt nhẹ ngang qua. Thương dựa đầu vào vai tôi, ngủ ngon một cách kì lạ. Mới đây thôi, còn nằng nặcmột cách cứng đầu:
- Tín vào trong đi!
- Để Tín ngồi ngoài cho!
- Không,Thương ghét ngồi trong lắm!
Tôi cúi xuống, nhìn cái mũi cao của Thương, rồi đôi mi hơi cong. Cô nàng trông thật dễ thương đấy chứ. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi có thể nhìn cô bạn một cách gần đến vậy. Chắc có lẽ chưa đến một gang tay.
Tôi kéo chiếc chăn mỏng lên đắp cho Thương, lại quay sang trầm ngâm với màn đêm. Rồi cuối cùng, kẻ bướng bỉnh nhất trên xe cũng chịu thua màn đêm chìm vào giấc ngủ thật sâu. Ở nơi đó, biển vỗ rì rào. Hai cô cậu học sinh lớp mười đang nắm tay nhau đi trên bãi biễn đêm tối mịt. Nhưng trong mắt họ, vẫn ánh lên ánh sáng tươi màu.
- Amore mio…! – Một loạt tràng âm thanh ầm ĩ phát ra từ cái xe khách chở chúng tôi xuống.
Cả đám sinh viên ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì bừng tỉnh, anh chàng phụ xe nở nụ cười không thể thoả mãn hơn vì màn đánh thức chào buổi sáng.
Tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn sang, Thương đã dậy từ lúc nào, đang chống tay nhìn ra xung quanh. Qua lăng kính, những cây thông hiện ra xanh mướt đang lả lướt theo chiều gió.
Bước xuống xe, chạm chân vào cát. Tiếng gió biển thổi vào rầm rì, gió lướt qua người mang theo vị mặn. Tôi vươn vai hít một hơi sảng khoái.
Dọn dụng cụ xuống xong, chúng tôi được chia trại theo khoá. Trại chúng tôi là trại số một, tương đương với những đứa sinh viên mới vào trường.
- Hoá trang…! – Anh chàng tổng phụ trách gào lên qua cái loa tay, chắc chỉ cần ráng một chút nữa, dễ cuống họng anh ta đứt chứ chả chơi.
Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, trong khi mấy trại khác đùng đùng vác son phấn, nhọ nồi, bút mày, dây nơ ra lục đục bắt cặp.Đúng là có kinh nghiệm có khác.
Cuối cùng, chúng tôi cũng hiểu đây là cách nhận diện người của từng trại. Thằng Phong nhảy lên cái bài, giật túi bóng đựng đồ đã chuẩn bị sẵn từ ban tổ chức, chia cho từng người.
Thương lấy bút màu đen vẽ lên mặt tôi mà cứ phải nín cười. Tôi nhăn mặt, chẳng hiểu cô nàng đang vẽ lên cái gì nữa. Đổi bên, tôi vẽ cho Thương ba cái vệt ngang mỗi bên má, nhìn cô nàng chẳng khác gì con mèo cả. Lúi húi tự mình buộc dây màu trắng vào cổ tay. Chắc ban tổ chức nghĩ sinh viên năm nhất mới vào còn ngây thơ trong trắng đây mà. Chứ sinh viên anh chị năm cuối, dây buộc đen tuyền, tượng trưng cho sự cáo già, đầu óc nham hiểm.
- Vẽ cái gì lên đấy? – Tôi hỏi Thương.
- Đây, chờ chút!
Thương đưa cái gương chìa ra trước mặt tôi. Cái sẹo, một cái sẹo dọc từ trán, băng ngang qua mắt kéo dài đến ngang mũi. Có lẽ nó chưa đủ đáng sợ nên cô nàng còn thêm một vài nét bút lông đen ngang, cho nó thêm phần diễn tả.
- Cái gì thế này? – Tôi đưa tay xoa mặt.
- Hợp rồi còn gì?
- Hợpc ái gì?
- Giống cướp biển, để thế nhìn cho gấu.
Chí ít thì tôi cũng chưa phải là thằng thảm nhất trong số mấy đứa cùng lớp. Mặt thằng Phong có cái đầu lâu sún răng kèm theo hai cái kẹo mút bắt chéo, chỉ nhìn thôi, tôi dư sức biết tác giả của nó là ai.
Thỉnh thoảng, tôi sẽ thấy trên mặt vài đứa xuất hiện những hình chó mèo ngộ nghĩnh. Có lẽ nếu phải bình chọn thì tôi sẽ chọn cái hình vẽ trên mặt thằng đội trưởng đội banh.
- Sao mày vẽ cái bãi lên mặt tao?
- Bãi cái đầu mày, bánh đấy! – Thằng Tùng nhất quyết khẳng định.
Cái bánh mà thằng Tùng vẽ thì ba tầng, méo xẹo, đã thế nó còn vẽ mấy con giun lên trên, chắc có lẽ thằng bạn đang cố chứng minh rằng bánh toả hương thơm. Nhưng điều đó chẳng ngăn được việc thằng đội trưởng đội banh bắt nó vẽ lại.
Trại sinh được nghỉ ngơi, ăn sáng. Chúng tôi thả đồ đạc rồi quay vòng tròn chờ thằng Phong đem đồ ăn sáng về. Mấy thằng bạn trong lớp nhìn tôi, rồi quay mặt đi khi tôi liếc mắt lại. Có lẽ vết sẹo của Thương khiến tôi trở thành một thằng đầu gấu nhất trại.
- Này,nhìn em có giống Naruto không?
- Giống…!
- Em biết mà, hí hí…! – Bông Xù hí hứng.
- Giống con mèo, Naru mèo!
Bông Xù bĩu môi, không thèm cãi nhau với tôi, lại gần Thương ngồi khoe cái râu mèo hoạ theo phong cách cậu bé ninja nổi tiếng.
Biển như một tấm gương, phản ánh nắng lên chói chang. Nếu đưa tầm mắt nhìn thẳng, những ánh nắng sáng lấp lánh tạo nên một vùng sao rực rỡ. Hơi mặn của biển, tiếng rì rào sóng vỗ bờ, những dấu chân in hằn lên cát, tôi đã từng trải qua.
“ – Này Tín, có thích biển không?”. – Dung đưa nụ cười còn rực rỡ hơn nắng sang dụ ngọt tôi.
- “Không thích lắm!” – Tôi đút hai tay vào túi quần, hít một hơi cho không khí biển căng tràn buồng phổi.
Ở dưới chân, cát ướt vì những cơn sóng biển đánh vào. Hai dấu chân đi ngang bằng nhau, dọc bờ biển. Mặt trời chiếu xuống, tạo nên hai cái bóng, dường như hai cái bóng ấy tay trong tay.
- Mày sao thế? – Thằng Tùng ngồi gần thấy tôi ngây ra, vội hỏi han.
- À, ừ!
- Không ăn à, để tao!
- Ăn chứ, thằng điên! – Tôi đưa hộp thức ăn ra sau lưng, đề phòng thằng bạn manh động.
- À, mà này, Tùng!
- Sao?
- Mày có thích biển không?
Thằng bạn nhìn tôi trợn tròn con mắt, sau khi phán một câu
- Điên!
Nó bỏ tôi bơ vơ một mình, tôi nhoẻn miệng cười, rồi chống cằm nhìn dải ngân hà trên mặt biển.
“Tớ thích biển!”.
CHAP 13: BIỂN NƠI ĐÓ, NGƯỜI NƠI NÀO!
Hội trại của sinh viên, hoàn toàn do sinh viên tự lên chương trình, nên nó luôn mang sự mới mẻ đặc sắc. Không như những đợt cắm trại trước, nó mang đến cho tôi sự hào hứng nhất định.
Khởi động buổi sáng với trò giải mật thư. Nhận câu hỏi từ trạm thứ nhất, chúng tôi kéo nhau ra bãi đất trống. Một câu đố không quá khó, mật thư được mã hoá dưới dạng kiểu chữ Telex.
Timxnguowifmawjasotrawsng!
- Tìm người mặc áo trắng! – Câu trả lời xuất hiện.
Chúng tôi chia nhau ra quan sát, phát hiện trạm thứ hai, có chị phụ trách mặc chiếc áo trắng sáng ngời ngời. Cả đoàn xúm lại, đưa câu giải đáp.
- Muốn vượt qua trạm này để nhận câu hỏi, phải hoàn thành nhiệm vụ.
Nhiệm vụ trạm này là nhiệm vụ vận động. Chúng tôi chia nam nữ, nam chống tay xuống đất, nữ đỡ chân như xe cút kít đi một đoạn đường nhất định. Đến đích sẽ treo một quả thơm đã được gọt vỏ, và nam không dùng tay, cắn được một miếng từ quả thơm đó, với thư thế như cũ.
- Ế, được rồi Thương! – Tôi quay lại khi Thương giữ hai chân tôi đẩy quá vạch đích.
Cố há miệng thật to, nhưng quả thơm treo bởi sợi dây không thể cố định, cứ tuột ra khỏi cú cắn thần thánh của tôi, đung đưa, làm tăng thêm độ khó. Thương có vẻ mệt khi không chịu nổi trọng lượng của tôi, mồ hôi toát ra. Tôi âm thầm tính toán chắc Thương sắp đầu hàng, nên buộc lòng phải giở trò tiểu nhân.
Tranh thủ lúc những người phụ trách không để ý, tôi dùng hết sức nghiêng người qua bên tay thuận đỡ thân người, đưa tay giữ quả thơm, nhanh nhẹn cắn một miếng thật to trước khi tiếp đất cái uỳnh. Thương không giữ nỗi hai chân tôi nên buông ra, tôi lăn thêm một vòng, đất cát dính đầy quần áo.
- Người kế! – Đúng lúc anh chàng giám sát chung với bà chị áo trắng báo hiệu cho qua.
Tôi đứng dậy, phủi quần áo, rũ những hạt cát dính trên người, nhìn thấy Thương nhăn nhó ôm cổ tay.
- Này có sao không vậy?
Thương thấy tôi hỏi, vội cất ngay bộ mặt đau đớn đấy, nở vội nụ cười:
- Không sao đâu!
Tôi thần người nhìn cô bạn giấu tay phải đằng sau lưng, chắc là trong lúc tôi giở trò tiểu xảo, thì cổ tay Thương chịu lực mạnh nên đau.
- Qua trạm, câu hỏi đây! – Tiếng người phụ trách hét lớn.
Chúng tôi lại rồng rắn kéo nhau ra giải câu hỏi hóc búa, vượt qua những trạm có những thử thách quái dị. Nam nữ kẹp bóng, vượt chướng ngại vật trên con đường giăng đầy nước với bột mì, kể cả thi ăn…Cứ như thế khi đến trưa, mặt trời nắng vàng rực rỡ thì mới dừng lại. Trông đứa nào cũng như thổ dân, mặt lấm lem đất, cát và cả bột mì.
- Trại một nhận cơm! – Thằng Phong dường như không biết mệt, thoăn thoắt chia cơm cho mọi người.
Tôi ngoái sang nhìn Thương, hộp cơm để dưới nền trại, chưa hề được nâng lên.
- Này Phong, mượn cái băng đô đi!
- Làm gì hả?
- Có việc!
Thằng bạn cũng chẳng hỏi nhiều vì sợ tốn thời gian, trong khi mấy cái miệng đang nhao nhao đòi cơm vì đói. Có lẽ lâu lắm cả lớp tôi mới vận động nhiều như vậy. Tôi nắm cái băng đô trên tay, mang theo hộp cơm lại ngồi cạnh Thương.
- Chìa tay ra! – Tôi gằn giọng nói nhỏ, chỉ đủ để hai đứa nghe thấy.
- Làm gì vậy?
Thương cứ hỏi, nhưng vẫn ngoan ngoãn chìa cái tay ra cho tôi.
- Tay kia kìa! – Tôi hất hàm về cái tay bị đau đang ép vào người của Thương.
- …! – Thương vẫn im lặng.
Tôi đặt chiếc băng đô lên cổ tay Thương, quấn nó mấy vòng rồi thắt lại. Coi như xong, mặc dù không biết nó có hiệu quả gì haykhông, không khéo lại làm cô bạn đau thêm nữa ấy chứ.
- Ăn cơm thôi! – Tôi xoa tay mở nắp hộp cơm, đưa lên ăn ngấu nghiến.
Thương cũng mỉm cười, làm theo y chang, nhưng được một lúc, cái cổ tay đau nên cô bạn lại đặt hộp cơm xuống. Tôi nhìn thấy,cũng đặt hộp cơm xuống, cúi người xuống ăn.
- Khà, ngon! – Tôi cố tình gây sự chú ý.
Thương phì cười, rồi cũng làm theo y chang tôi. Trong lớp, chỉ có hai đứa tôi là ăn theo kiểu nửa bò nữa ngồi này chứ đâu.
Nếu buổi sáng là buổi mang đến những trò chơi thú vị, thì buổi chiều mới là buổi kinh khủng. Cái trò mà khơi ra điểm yếu cố hữu có thể khiến tôi tự ti: Tắm biển và những trò vận động với nước.
Tôi không biết bơi!
Kể về nguồn cơn của việc tôi không biết bơi thì rất dài, và cũng một phần liên quan tới lão anh trời đánh của tôi. Vốn dĩ là lão biết bơi, nên Ba tôi phân công tập bơi cho tôi, lúc ấy cũng chỉ tầm vào lớp sáu. Khốn nạn thay, lão không coi đó là nhiệm vụ vinh dự mà coi tôi là thằng của nợ rách việc. Bởi thế, cứ mỗi lần thấy tôi nì nèo dạy bơi, là ông anh tôi cũng cười nham hiểm đỡ tôi ra mực nước tôi không đứng được, rồi buông tay, để mặc thằng em tay chân vung loạn xa. Khi nào tôi no nước thì lôi tôi lên, cứ như thế năm lần bảy lượt tôi thấy không có kết quả nên đành phải từ bỏ. Sau này tôi cũng chẳng nghĩ đến chuyện sẽ học bơi nữa, vì thực sự bơi là nỗi ám ảnh.
- Ê, xuống bơi mày! – Thằng Tùng đi ngang qua vỗ vai.
- À…ừ, xuống trước đi, tao xuống giờ đấy!
- Ê, làm gì nữa, xuống bơi mày! – Thằng đội trưởng đội banh đi ngang qua.
- Xuống giờ đây!
Tôi đuổi khéo mấy thằng bạn đi trước, ngồi trên bãi cát ngắm tụi cùng lớp. Đưa mắt nhìn quanh, cũng có vài thằng ngồi như tôi, chắc là cũng chả biết bơi là gì, thế nên tôi cũng an tâm ít nhiều. Đưa cánh tay vơ cát ướt, tôi ngồi chơi trò tạo hình nghệ thuật.
- Bắt lấy nó! – Tiếng hét như sấm rền bên tai.
Chưa kịp phản ứng xem tiếng hét ở đâu, tôi đã bị mấy thằng con trai cùng lớp nhấc bổng lên y chang một con heo, chúng nó khiêng tôi ra xa bờ, bắt đầu đếm.
- Một…!
- Ấy, tao không giỡn!
- Hai…! – Có vẻ không ăn thua.
- Tao không biết…!
- Ba…!
- Tủm…!
Chưa kịp tự thú, tôi đã bị hất xuống nước, miệng đang há lên nên nuốt bao nhiêu là nước, tay chân đập quờ quạng khi trước mắt tối thui, tai ù đi vì nước chui vào làm não nhức nhối. Bong bóng sủi liên tục trước mặt. Cố gắng đưa tay lên quá khỏi mặt nước làm tín hiệu cứu hộ. Chân quờ quạng cố tìm điểm tựa.
Chân tôi đạp được điểm tựa, cố gắng giữ thăng bằng khi sóng biển đánh qua. Ngoi mình lên khỏi mặt nước, nước chỉ ngập chưa đến mũi tôi.
- Ha ha, này thì trốn này! – Tiếng mấy thằng bạn cười khả ố.
Tôi xoa mặt khi nước từ tóc chảy xuống, cố gắng nhổ nước biển mặt chát đang ứ trong cuống họng ra ngoài. Mặt đỏ lên vì tức và xấu hổ. Hoá ra mấy thằng bạn đã nghi tôi không biết bơi nên cố tình chơi đểu.
- Này thì không biết bơi! – Một tràng cười dài đằng đặc.
- Chúng mày chết với tao! – Tôi gào lên tức tối.
Hiển nhiên tôi đâu có ngu khi đối đầu với đám đông, trong khi chúng nó bơi như rái cá, còn tôi bơi theo kiểu minh hoạ cho vui. Tôi có cách trả thù khác.
- Bắt lấy nó! – Tôi hét lớn lên.
Thằng bạn cùng lớp đang ngồi thơ thẩn trên bờ không hiểu chuyện gì xảy ra thì cũng bị ném xuống biển hệt như tôi. Tôi trở thành kẻ chỉ điểm, nhập bọn với những thằng cười khả ố.
Chơi chán, tôi lên bờ xoải hai tay lên nằm phơi nắng. Sóng biển đánh vào người mát rượi, cứ như trên thế gian này chẳng cóchút gì gọi là buồn. Tai nghe tiếng sóng dư dương, tiếng cười vui tươi vang vọng.
- Lôi cổ nó xuống!
- Lôi anh Tín xuống! – Bông Xù chỉ đích danh tôi.
Lần này chúng nó không ném tôi xuống biển nữa. Chúng nó đào sẵn một hố cát thật to, thả tôi cái phịch như chôn một con heo. Trai gái có cả, hùa nhau đẩy cát xuống, cuối cùng tôi tồn tại trên thế gian với thân hình vùi dưới lòng đất, còn cái đầu thò ra ngoài.
Khốn nạn hơn, thằng Tùng còn đắp cho ngực tôi nhô lên, ở phía dưới nó vẽ cái mảnh quần bơi dành cho phụ nữ. Trang trí xong đâu đấy, chúng nó ùa nhau vào chụp hình đủ mọi tư thế. Bông Xù còn nể tình anh em, chụp riêng một tấm đạp chân lên bụng tôi, tay giơ kí hiệu chiến thắng thoả mãn.
- Bọn vô ơn!
Tôi gào lên khi thấy tụi nó kéo nhau đi hết, không ai chịu lôi tôi dậy. Phần vì cái hố quá sâu, cát ngấm nước biển nên nặng, phần vì bao nhiêu năng lượng đã cạn sạch, tôi gồng mình mấy cái rồi chịu thua, thở dài hồng hộc.
“Đứa nào không để ý, dễ đạp mặt mình như chơi!”.
Bỗng có cánh tay chìa ra, khuôn mặt người đó che đi ánh mặt trời nên tôi chẳng thể trông thấy được.
- Không có tay bắt đâu!
Thương cúi xuống, đào cánh tay phải tôi lên, tôi nắm tay cô bạn vươn mình ra khỏi hố cát, thở phào nhẹ nhõm.
- Cảm ơn nhé!
- Không có gì, mình cũng chụp ké ảnh mà!
- À, à.! – Tôi tiến sát lại gần, khuôn mặt đầy vẻ manh động. Cô bạn cảm thấy điều chẳng lành bất giác lùi ra sau.
Tôi đưa hai tay đặt vào vai Thương, dùng chút sức còn lại đẩy cô bạn xuống biển. Thương té nhào xuống nước, sóng biển đánh vào người, đầu tóc cô bạn khẽ rối xù cả lên. Thương hai tay che mình trước những đợt sóng, tìm cách lên bờ, ngồi úp mặt xuống.
- Này, giỡn thôi mà, có…sao không?
- …!
- Này, xin lỗi thôi, gì mà…! – Tôi bắt đầu bối rối.
Thương vùng dậy, dùng hai tay đẩy tôi té nhào xuống nước:
- Ha ha…! – Cô nàng cười có vẻ khoái chí.
Tôi vùng dậy, vuốt mặt, ngẩn người trước mưu ma chước quỷ của cô bạn. Thương đứng một tay chống nạnh, mái tóc vấn cao nay thả dài, đôi mắt trong veo:
- Huề nhé!
- Huề à, đùa!
Thương lè lưỡi chạy biến đi nhập hội với Bông Xù, để mặc tôi nhìn đằng sau, mặc luôn sóng biển đánh vào người. Tôi vốc nước rửa cát dính vào người, rồi cũng lật đật chạy lại với tụi bạn thi kéo co.
- Một hai...