* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Đọc Truyện Thần Thoại Hi Lạp Full

có mỗi một chuyện là bú no rồi ngủ cho kỹ thôi. Anh cứ chịu khó đi tìm rồi thế nào cũng thấy. Khắc tìm khắc thấy mà! Apônlông quát:
- Tao không đi tìm nữa. Mày vờ vĩnh như thế đủ rồi! Ngay thật thì cứ đi với tao lên gặp thần Dớt. Mọi việc đến tay thần Dớt phân xử là xong hết. Nói rồi Apônlông cầm tay chú bé Hermex kéo đi. Chẳng cần phải kể dài dòng chuyện thần Dớt phân xử, bởi vì ai cũng biết vị thần tối cao này là một đấng chí sáng suốt, chí công minh. Hermex theo lệnh Dớt phải trả lại bò cho Apônlông. Từ slanhpơ trở về, Hermex dẫn Apônlông đến Pilôx rồi dẫn vào cái hang mà cậu ta đã giấu bò. Apônlông lúc này mới thấy hết cái đầu óc gớm ghê của thằng em mình. Thì ra vị thần ánh sáng này cũng có lúc đầu óc hơi thiếu ánh sáng nên mới bị lừa. Trong khi Apônlông vào hang lùa bò ra thì Hermex kiếm một phiến đá to và bằng phẳng ngồi đợi. Cậu ta lấy cây đàn lia ra gảy. Cây đàn bật lên những tiếng du dương êm ái. Từ trong hang núi dắt bò ra, Apônlông lắng nghe những âm thanh kỳ diệu của cây đàn lia, những âm thanh trầm bổng, man mác bay đi khắp núi rừng, đồng bãi, bờ biển. Thần từ ngạc nhiên về tài năng của đứa em tinh quái của mình đến ngây ngất, say mê, bồi hồi xúc động. Apônlông cứ đứng tựa người vào một thân cây mà nghe Hermex gảy đàn đến nỗi quên cả chuyện bò, chuyện bê. Cuối cùng là thần Apônlông xin đổi toàn bộ số bò vừa mới dắt ở trong hang ra lấy cây đàn lia.
Còn Hermex được đàn bò thì rất khoái chí. Nhưng cậu ta mất cây đàn lia thì kể ra cũng buồn, nhất là khi ngồi trông đàn bò gặm cỏ. Có thể nào cái chú bé tinh quái ấy, không lúc nào chịu yên chân yên tay ấy, lại chịu ngồi không đuổi ruồi khi chăn bò? Và một nhạc cụ khác đã ra đời thay thế cho cây đàn lia, Hermex chế tạo ra một loại sáo kép. Không phải một ống sáo đơn như ống sáo của nữ thần Atêna vứt đi rồi Marxiax nhặt lấy hồi xưa đâu. Đây là một cây kép có tới bảy ống dài ngắn khác nhau ghép vào, khi thổi lên nghe như có cả bầy chim đang ríu rít bên tai nhưng lại cũng có thể thổi lên những âm thanh trầm trầm, chậm rãi, buồn man mác, xa xôi tưởng như hoàng hôn đang xuống trong bước đi lững thững của đàn bò no cỏ về chuồng. Những người chăn chiên, chăn bò ở Hy Lạp xưa kia vô cùng biết ơn vị thần đã sáng chế ra chiếc sáo kỳ diệu đó. Cho đến nay cây sáo kép này vẫn được mọi người ưa thích. Nó đã từng chinh phục biết bao trái tim, làm xúc động biết bao con người trên mặt đất này.
* * *
Hermex không phải chỉ có ăn trộm bò của thần Apônlông. Vị thần này ưa trêu chọc, nghịch ngợm đã có lần trổ tài cho thần Dớt biết. Hermex lấy ngay cây vương trượng của Dớt. Lấy đùa một tí thôi chứ không dám đùa “dai”. Còn Pôdêiđông thì cũng đã từng một lần mất cây đinh ba gây bão tố. Và Apônlông lại nếm tài của Hermex lần thứ hai. Lần này Hermex “chơi” ngay vào vũ khí của Apônlông: ống tên và cây cung. Thần Chiến tranh Arex thì bị mất thanh gươm… Vì thế cho nên Hermex là một vị thần Trộm cắp, Lừa đảo. Hermex còn được người xưa ban cho nhiều chức năng khác nữa. Đầu tiên là vị thần bảo hộ cho những người chăn chiên, chăn bò, bảo hộ cho nghề chăn nuôi rồi nối tiếp đó là vị thần đã có cái “sáng kiến” đầu tiên, đòi hỏi con người phải đốt lửa hiến tế trong nghi lễ thờ cúng, do đó chính Hermex là vị thần đã dạy cho loài người thắp ngọn lửa trên các bàn thờ. Hermex được các vị thần slanhpơ giao cho nhiệm vụ làm người truyền lệnh của thế giới thiên đình và đặc biệt của thần Dớt. Từ đó trở đi Hermex trở thành người bảo hộ cho các sứ thần. Là người truyền lệnh, người dẫn đường cho thế giới thần thánh và loài người, một công việc khá nặng nề vất vả, ấy thế mà vị thần này lại gánh thêm một công việc quan trọng và vô cùng cực nhọc nữa là: dẫn đường cho các linh hồn người chết xuống thế giới âm phủ của thần Hađex. ở Hy Lạp xưa kia khi trong nhà có người chết, người ta thường nói về người bất hạnh đó rằng: “…
Thần Hermex đã lấy đi linh hồn của nó…”. Vì đảm đương chức năng này nên Hermex mang tên là Hermex Psikhôpôm. Hermex có trong tay một chiếc gậy thần có thể làm cho bất cứ thần thánh hay người trần ngủ say như chết (có người nói là chiếc đũa thần) và ngược lại cũng có thể đánh thức được bất cứ ai đang say sưa trong giấc nồng. Lãnh nhiệm vụ truyền lệnh cho thần Dớt và các vị thần của thế giới slanhpơ nên Hermex có, phải có một đại dép có cánh. Mỗi khi nhận lệnh đi đâu Hermex xỏ chân vào đại dép này là đi như bay trên mây, trên gió. Hermex thường đội một chiếc mũ có cánh, khoác một tấm áo choàng, tay cầm cây gậy thần có con rắn uốn quanh. Thần còn đảm đương sứ mạng bảo vệ cho những lữ khách đang rong ruổi dặm trường, chỉ cho họ biết mọi đường ngang lối tắt để tránh khỏi lầm lạc, giúp cho họ thoát khỏi nanh vuốt của bọn cướp đường, cướp biển. Thần lại còn bảo vệ cho những thương nhân và sự nghiệp trao đổi buôn bán của họ, vì thế Hermex là vị thần Thương nghiệp. Những chuẩn mực về cân, đo, đong, đếm không phải ai khác sáng tạo ra ngoài Hermex. ở Hy Lạp xưa kia người ta dựng cột Herma (Herma) ở các ngã ba, ngã tư đường. Đó là một cây cột cao, ở đầu cột là tượng đầu một người đàn ông với ý nghĩa tượng trưng cho thần Hermex, sau người ta tạc tượng thần Hermex có râu, rồi cuối cùng người ta lại tạc tượng Hermex là một thanh niên không có râu. ở vùng đồng bằng Yttích trên đường đi cứ chừng hai nghìn bước người Hy Lạp lại dựng một cột Hema. Lại có khi cột Herma được dựng lên như một đài tưởng niệm các liệt sĩ với những dòng chữ khắc, thể hiện sự thành kính và biết ơn của nhân dân. Đôi khi ở cột Hema tạc tượng hai vị thần, khi thì Hermex và Atêna, khi thì Apônlông và Artêmix v.v…
Hermex lại còn được người Hy Lạp ban cho chức năng người bảo vệ cho những lực sĩ thi đấu thể dục thể thao. Tượng Hermex được dựng ở các đấu trường. Các lực sĩ Hy Lạp cầu khấn thần trước khi bước vào cuộc thử thách. Rồi cả đến chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật hùng biện cũng do thần Hermex sáng tạo ra. Vì thế đối với người Hy Lạp xưa kia Hermex là một vị phúc thần được ghi công tôn thờ như Prômêtê, nghĩa là như những vị thần đã đem lại cuộc sống văn minh, văn hóa cho loài người. Trải qua nhiều biến thiên cho đến thế kỷ V trước Công nguyên, trong trí tưởng tượng của người Hy Lạp, hình ảnh vị thần Hermex là một thanh niên cường tráng, bình dị. Trong thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ IV trước Công nguyên), Hermex được đồng nhất với vị thần Thôx (Thoạ) của thần thoại tôn giáo chiêm tinh, ma thuật, một vị thần tiêu biểu cho sự sáng suốt và hiểu biết, một đấng hiền minh của thần thoại cổ Ai Cập. Hermex được gán thêm một biệt danh: Hermex Tơrixmêgixtơ nghĩa là Hermex ba lần vĩ đại nhất. Vì là vị thần của thương nghiệp nên tượng của Hermex ngày nay được các đội thương thuyền và các ngân hàng dùng làm biểu trưng. Trong văn học Hermex hoặc Merquáa gắn liền với nghĩa mới: “sứ giả”, “người báo tin, truyền tin, liên lạc”, “người truyền lệnh”, có khi mang một nghĩa xấu: “tên tay sai đắc lực”, “kẻ thừa hành mẫn cán cho các thế lực xấu xa” (ý nghĩa rút ra từ vở bi kịch Prômêtê bị xiềng, trong đó Hermex được thể hiện như là một tên tay sai mù quáng, hống hách của thế lực bạo chúa).
Thần Chiến tranh Arex
Thần chiến tranh Arex, con của Dớt và Hêra, là một trong mười hai vị thần tối cao của thế giới slanhpơ, xem ra không được thế giới thần linh tôn trọng, quý mến. Còn đối với thế giới loài người thì Arex cũng chẳng được mấy ai tôn thờ, sùng kính. Vì một lẽ đơn giản: chẳng mấy ai thích chiến tranh. Là vị thần của Chiến tranh và những trận Giao chiến, cho nên tính khí của Arex rất nóng nảy và hung bạo. Hơi bất bình một chút là mắt quắc lên, thét ầm ầm, rút gươm ngay ra khỏi vỏ. Nghe đâu có chuyện xích mích, xô xát, xung đột là Arex lao tới ngay. Do tính khí hung hăng,
ngỗ ngược như thế nên thần Dớt chẳng yêu mến gì Arex, dù là con dứt ruột đẻ ra. Dớt, thậm chí lại rất ghét Arex, coi Arex là đứa ghê tởm nhất, hư hỏng nhất, là đồ phá hoại. Dớt đã từng nói với Arex nếu như Arex không phải là con của Dớt thì Dớt đã quẳng xuống địa ngục Tartar từ lâu rồi. Còn Arex, tuy bị mọi người chẳng ưa thích nhưng chứng nào vẫn tật ấy, không sao chừa được niềm vui thích được tắm mình trong những trận giao tranh đẫm máu, được nghe tiếng hò hét, rên la, kêu khóc hòa trộn với tiếng binh khí va vào nhau loảng xoảng, được ngắm cảnh con người điên cuồng lao vào nhau đâm, chém, máu chảy thành sông, thây chất thành núi.
Arex lúc nào cũng đầu đội mũ trụ, mình mặc áo giáp, kiếm đeo bên sườn, khiên che trước ngực. Lao vào cuộc hỗn chiến bạo tàn. Thần Arex hét lên những tiếng khoái trá. Theo sau Arex là hai con trai: Đâámôx (Deinarạ, Terreur) và Phôbôx (Phoboạ, Crainte) tức thần Khủng khiếp và Kinh hoàng, càng làm cho những cuộc giao tranh thêm muôn phần ác liệt và thảm thương. Lại thêm nữ thần rix, vị nữ thần Bất hòa thường châm ngòi cho các cuộc chiến tranh: nữ thần niô mà niềm sướng vui là được thưởng ngoạn Arèạ, thần thoại La Mã: Marạ. Enáo, thần thoại La Mã: Beleone. cảnh đầu rơi, máu chảy, được nghe tiếng rên la của chiến binh tử thương, hộ tống, càng làm cho Arex cuồng chiến hơn nữa. Arex tả xung hữu đột, lưỡi gươm vung lên loang loáng, hạ hết địch thủ này đến địch thủ khác, khiên giáp thấm đỏ máu người. Càng đánh càng hăng, Arex càng thêm phần tàn bạo, trái tim rắn như sắt, cứng như đồng, chẳng hề mủi lòng xót thương trước cảnh bao sinh linh phải từ giã cuộc đời ấm cúng bên vợ con, cha mẹ. Tuy là thần Chiến tranh, tính khí hung hăng, tàn bạo song Arex không phải là vị thần võ nghệ cao cường, đánh đâu thắng đấy. Tính cuồng chiến và thói ngang ngược với tài thao lược và óc cơ mưu là hai chuyện khác nhau. Vì lẽ đó vị thần Chiến tranh đã từng một đại lần được nếm cái mùi vị không dịu ngọt chút nào của chiến tranh. Trong những trận giao tranh ở chân thành Tơroa, Arex giúp quân Tơroa đánh lại quân Hy Lạp. Biết bao dũng sĩ ưu tú của quân Hy Lạp phải gục ngã dưới ngọn lao, lưỡi kiếm bạo tàn của Arex. Nhưng quân Hy Lạp không vì thế mà nao núng. Dũng tướng Điômeđ xuất trận đương đầu với thần Arex. Gặp địch thủ, Arex hét lên và phóng luôn ngọn lao đồng. Ngọn lao bay đi, bay vèo đi, không trúng người Điômeđ vì nữ thần Atêna đã lái ngọn lao bay chệch đích và quay ngoắt xe ngựa của Điômeđ sang một bên để tránh đòn ác hiểm. Điômeđ thoát chết, phóng lao đánh trả. Ngọn lao đồng xé gió bay đi và nhờ sự điều khiển của nữ thần Atêna, lao xuyên ngay vào bụng, chỗ dưới thắt lưng của thần Arex. Arex rú lên một tiếng kinh hoàng. Tiếng rú tưởng như long trời chuyển đất có dễ đến hàng nghìn chiến binh hai bên hét cũng không dữ dội bằng. Một cơn gió lốc cuốn cát bụi mù mịt cao lên đến tận trời xanh. Arex bị thương, đau quá, phải trở về thế giới slanhpơ. Arex tâu với thần Dớt rằng, nữ thần Atêna đã giúp một người trần, một người trần to gan đánh lại cả con của thần Dớt, khiến cho nó bị thương đau đớn đến thế này. Nhưng thần Dớt vốn không ưa Arex nên chẳng những không bênh vực mà lại còn mắng cho Arex một trận tối tăm cả mặt mũi.
Vợ của thần Arex là nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ cũng bị dũng tướng Điômeđ phóng lao vào cánh tay, làm bị thương, đến nỗi Aphrôđitơ đang bế đứa con trên tay, rùng mình một cái buông rơi con xuống đất. May thay có thần Apônlông đến cứu giúp nếu không thì chưa biết sự thể sẽ ra thế nào. Lúc này Arex bị thương. Thần phải cho vợ mượn ngựa để bay về trời cứu giúp. Xem thế thì thần Arex không phải giỏi giang “côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài” gì! Nữ thần Aphrôđitơ Nữ thần Aphrôđitơ, nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, chẳng được thần Dớt ban cho một đặc ân gì, chẳng có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới slanhpơ cho đến thế giới loài người trần tục đoản mệnh đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối nộp mình dưới chân nàng. Một chuyện xưa kể, nàng là con của Dớt và tiên nữ Điônê. Nhưng xem ra chuyện này không được đông đảo mọi người chấp nhận. Người Hy Lạp xưa kia vẫn quen coi quê hương của Aphrôđitơ ở đảo Síp vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảo Síp. Thần Crônôx trong khi thực hiện mưu đồ lật đổ vua cha Uranôx đã dùng lưỡi hái chém chết Aphrodite, thần thoại La Mã: Vénuạ, tiếng Nga: Afro- dita, Venera. Chyprie, tiếng Nga: Kipr, do đó Aphrodite còn có biệt danh là Cápris Chypride. Uranôx. Máu của Uranôx từ trời cao nhỏ xuống vùng biển Síp hòa tan vào những con sóng bạc đầu. Và từ một đám bọt sóng trong như ngọc trắng như ngà ấp ủ được tinh khí của trời biển giao hòa đã nảy sinh ra nữ thần Aphrôđitơ. Aphrôđitơ ra đời từ một đám bọt của một con sóng trên mặt biển. Nàng hiện ra trên mặt biển trong nhịp ru lâng lâng của sóng và tiếng ca dìu dặt của gió biển Nam. Biết diễn tả thế nào cho đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrôđitơ, vị nữ thần Sắc đẹp. Chỉ có thể nói đó là vẻ đẹp bao la, lồng lộng của bầu trời xanh, là ánh sáng trong trẻo, ngời ngợi tràn lên những áng mây trắng muốt đang lững thững êm trôi, là vẻ đẹp mênh mông căng đầy.
Tóm lại, đó là vẻ đẹp bao la, bát ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của Tự nhiên đang sinh thành, đang sống, đang dạt dào sức sống và luôn luôn khát khao được sống. Aphrôđitơ ra đời. Nàng từ đám bọt bể hiện lên hiện lên dần, tươi tắn, ngời ngợi như một đóa hoa xòe nở. Sóng và gió dịu hiền đưa nàng tới hòn đảo Síp. Các nữ thần Hơr – Thời gian đã chờ sẵn để đón nàng. Họ mặc cho nàng một tấm áo vàng rượi mịn như da trời, mỏng như mây trắng. Họ đội cho nàng một vòng hoa thơm ngát lên đầu và đưa nàng lên cung điện slanhpơ. Các vị thần đều rất vui mừng và sung sướng được đón nhận vào thế giới vĩnh hằng của mình một nữ thần có sắc đẹp tuyệt diệu và tươi trẻ như thế. Người xưa kể lại, mỗi khi xuống trần, nữ thần Aphrôđitơ với dáng người thanh tao, với khuôn mặt diễm lệ và dáng đi khoan thai, duyên dáng đã làm cho trời đất tưng bừng, rạng rỡ hẳn lên như đổi sắc thay da.
Mái tóc vàng óng ả búi cao để lộ ra chiếc cổ cao cao, đầy đặn, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Mỗi bước đi của nàng tới đâu là làm cho mặt đất ở đó nở ra muôn hồng nghìn tía. Các nữ thần Duyên sắc – Kharít và các nữ thần Hơr – Thời gian luôn luôn đi theo bên nàng để chăm sóc đến trang phục và sắc đẹp của nàng. Chim chóc từng đàn bay lượn trên đầu nàng ríu ra ríu rít, nô đùa, vờn lướt trước mặt nàng, bên vai nàng. Bướm dập dờn tung tăng quanh quẩn theo những bước đi của nàng. Những loài thú dữ như hổ, báo, gấu, sói… lặng lẽ đến ngồi bên đường đi của nàng như muốn chiêm ngưỡng sắc đẹp diệu kỳ của một vị nữ thần đẹp có một không hai của thế giới thần thánh. Sau đó, chúng lặng lẽ bước đi nối gót theo nàng. Cả thế giới thần thánh và loài người đều phải khuất phục trước quyền lực của Aphrôđitơ vì thần thánh và loài người chẳng thể sống mà không có tình yêu, chẳng thể sống mà không rung động trước sắc đẹp, nhắm mắt trước cái đẹp, và hơn nữa lại chẳng thể yêu cái xấu, cái dị dạng dị hình. Tuy thế cũng có một, hai vị thần bất tuân theo quyền lực của Aphrôđitơ. Nữ thần Atlna chẳng yêu đương cũng chẳng chồng con. Các nữ thần Hexchia, Artêmix cũng vậy. Còn các nam thần?
- Có lẽ không vị nào dám hiên ngang đương đầu, đối chọi lại với quyền lực của Aphrôđitơ. Quyền lực của Aphrôđitơ biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu trở thành người yêu của mình. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh nhạt, đã từng làm cho mình đêm năm canh, ngày sáu khắc thao thức, trằn trọc tơ tưởng, tưởng tơ thì bỗng chốc trở thành người yêu của mình, người yêu của mình đích thực, yêu mình say đắm, đam mê. Nữ thần Aphrôđitơ đã cho chàng Parix mượn chiếc thắt lưng này, nhờ đó Parix đã chinh phục được nàng Hêlen, vợ của Mênêlax ở vương triều Xpart trên đất Hy Lạp. Vì lẽ đó mà người Hy Lạp phải kéo quân sang đánh thành Tơroa để giành lại nàng Hêlen. Aphrôđitơ có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và hơn nữa cả với người trần. Chồng nàng là Hêphaixtôx, vị thần Thợ Rèn chân thọt. Nhưng nàng chẳng chung thủy với chồng mà lại đi lăng nhăng với thần Chiến tranh Arex. Có lần đã bị Hêphaixtôx chăng lưới sắt chụp xuống bắt quả tang, gây ra một vụ phiền hà trong thế giới thần linh. Rồi Aphrôđitơ lấy Arex. Đôi vợ chồng này sinh được năm con: một gái là thần Hài hòa
- Harmôni (Harmonie) và bốn trai là rôx, ngtêrôx, Đâámôx và Phôbôx. Và còn mối tình với Điônidôx, với Hermex, với một người trần thế ngkhidơ. Như vậy Aphrôđitơ là vị nữ thần của tình yêu say đắm, tình yêu dục vọng thường làm cho con người ta mất tỉnh táo đến nỗi nhiều khi xảy ra điều tiếng. Vì thế người Hy Lạp xưa kia, những nhà triết học thế kỷ V- IV trước Công nguyên phân chia ra hai loại nữ thần Aphrôđitơ. Một là Aphrôđitơ Păngđêmôx (Pandémoạ) tượng trưng cho tình yêu của những cảm xúc cao thượng, tình yêu có tâm hồn, có lý tưởng. Người ta lại thêm cho Aphrôđitơ một định ngữ: Anađiômen (Anadiomène), Aphrôđitơ Anađiômen nghĩa là Aphrôđitơ từ biển sinh ra. Trước khi được gia nhập vào thế giới slanhpơ, Aphrôđitơ là vị nữ thần của sự phì nhiêu. Những loại quả có nhiều hạt tượng trưng cho sự phát triển, sự phong phú như quả lựu, quả anh đào, quả táo thường được dâng cúng cho Aphrôđitơ. Người ta cũng đã từng tôn thờ Aphrôđitơ như là một nữ thần Biển, người bảo hộ cho sự giao lưu trên mặt biển được thuận buồm xuôi gió, vạn sự bình an. Tàn dư của tô tem giáo trong việc thờ cúng Aphrôđitơ còn ở lễ hiến tế các con vật mắn đẻ như chim sẻ, thỏ, bồ câu. Quê hương của Aphrôđitơ ở đảo Síp vì thế đảo Síp là một trong những trung tâm thờ cúng nữ thần Aphrôđitơ với những nghi lễ trọng thể nhất. Trên bán đảo Hy Lạp cũng có nhiều nơi thờ cúng nữ thần Aphrôđitơ như Đenphơ, Côranhtơ.
Xưa kia những thiếu nữ Hy Lạp đi dự lễ cưới thường dâng cúng cho nữ thần Aphrôđitơ những chiếc thắt lưng do chính bàn tay mình dệt ra dường như muốn được nữ thần ban cho...

<< 1 ... 15 16 17 18 19 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Gà Mượn Màu Vịt Gà Mượn Màu Vịt
Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau
Cây Lúa Mạch Cây Lúa Mạch
Con Lợn Ống Tiền Con Lợn Ống Tiền
Giăng Bị Thịt Giăng Bị Thịt

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status