* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro

Đọc Truyện Thần Thoại Hi Lạp Full

Công nguyên. Pitích”, trong những ngày “Hội Panatênê” người Hy Lạp tổ chức thi đấu võ nghệ, thể dục, thể thao. Từ thời Pidixtơrát đưa thêm các môn thi đọc thơ (kể chuyện thơ) cho các nghệ nhân dân gian rápxôđ (rapshade) đến thời Pêriclex đưa thêm vào môn thi ca hát và biểu diễn âm nhạc. Những người chiếm giải trong cuộc thi được tặng thưởng một vòng hoa ôlivơ và một chiếc bình đựng dầu ôlivơ, thứ dầu thiêng liêng là tặng vật của nữ thần Atêna ban cho con dân Hy Lạp.
Tục lệ ấy ngày nay còn lưu giữ lại trong sinh hoạt thi đấu thể dục thể thao của chúng ta. Giải thưởng cho những cá nhân và tập thể thắng cuộc thường là một chiếc bình, lọ dáng thon thả, thanh thoát có hai quai như chiếc bình đựng dầu ôlivơ của người Hy Lạp xưa kia. Atêna biến Arakhnê thành con nhện Xưa kia ở xứ Liđi, thần Côlôphông có một người con gái tên là Arakhnê. Nàng nổi danh vì sắc đẹp thì ít nhưng về tài dệt vải, dệt lụa thì nhiều. Không một người phụ nữ xứ Liđi nào có thể sánh tài với nàng về nghệ thuật dệt. Nhìn những tấm lụa do bàn tay nàng dệt ra người ta tưởng chừng như Arakhnê đã lấy những tia nắng làm sợi cho nên nó mới óng ả, trau chuốt và mịn mỏng đến như thế. Còn khi những thiếu nữ Liđi mặc những tấm lụa do Arakhnê dệt, tham dự vũ hội thì thật là tuyệt đẹp. Người ta bảo đó là những nàng tiên, những Nanhphơ đang ca múa trong những buổi sớm mai dưới lớp sương mù mờ mờ ảo ảo. Đến cả những vị Périclèạ, nhà cầm quyền ở Aten, (495- 492 trước Công nguyên). Amphỏe pânthénaique từ “cúp” mà ngày nay chúng ta thường gọi là Việt hóa từ “coupe” trong tiếng Pháp, “Coupe” tiếng Pháp nghĩa là một chiếc cốc to, một chiếc bình đồng thời cũng có nghĩa là phần thưởng trong các nước thi đấu thể dục thể thao. Arachné, tiếng Hy Lạp: “Con nhện” thần, nam thần và nữ thần cũng phải khâm phục tài dệt khéo léo của nàng và nhiều vị đã từng xuống tận nơi để xem Arakhnê dệt.
Song thói đời kẻ có tài lại dễ mắc cái bệnh kiêu căng. Arakhnê mất tỉnh táo trước những lời khen ngợi, quá say mê, nhấm nHyp tán thưởng những công trình lao động của mình đến nỗi coi rằng trên thế gian này ngoài Arakhnê ra thì không có người thứ hai nào dệt nổi được những tấm vải, tấm lụa đẹp đẽ đến như thế. Có người nhắc nàng đừng quên tài nghệ của nữ thần Atêna, vì một người trần không thể nào có tài sánh ngang với các bậc thần linh được. Nhưng Arakhnê chẳng thèm để ý đến lời khuyên nhủ chân thành ấy mà lại còn ăn nói sỗ sàng hơn:
- Thì ta thách cả nữ thần Panlax tới đây thi tài dệt với ta đấy! Atêna cũng không thắng nổi Arakhnê này đâu. Ta sẵn sàng thử tài một phen với nữ thần. Những lời thách thức ngạo mạn ấy không cánh mà bay đến tai nữ thần: Và bữa kia, một bà già đầu tóc bạc phơ, lưng còng, chống gậy lần bước tới xứ Liđi tìm gặp Arakhnê. Cụ già nói với nàng:
- Ta nghe nói con có ý định thách thức nữ thần Atêna đua tài dệt với con. Con hãy từ bỏ ý định đó đi vì dù sao đây cũng là lời khuyên bảo của một người nhiều tuổi hơn con. Năm tháng trôi đi mang theo của ta sức khỏe và cũng để lại cho ta nhiều kinh nghiệm bổ ích. Những người trần thế chẳng thể nào tài giỏi hơn các vị thần. Con hãy đua tài với các bạn con nhưng đừng có thách thức các vị thần. Con phải dâng ngay lễ vật cầu xin nữ thần Atêna tha thứ cho những lời nói phạm thượng của con. Nghe cụ già nói xong, Arakhnê chẳng cần bình tâm suy nghĩ, nàng trả lời ngay bà cụ:
- Cụ già ơi! Đúng là tuổi tác đã làm cho cụ trở thành lẩm cẩm mất rồi. Thôi cụ hãy trở về nhà và đem những lời khuyên bảo ấy mà dạy cho con cháu của cụ. Còn ta, ta chẳng nghe cụ đâu. Ta vẫn muốn thi tài với nữ thần Atêna một phen cho tỏ tường cao thấp. Lời thách thức của ta chắc rằng đã đến tai nữ thần Atêna từ lâu, thế mà nàng vẫn không đến. Hay nàng không dám thi tài với ta? Arakhnê vừa nói dứt lời thì bà cụ già thét lên một tiếng:
- Ta đây, nữ thần Atêna con của Dớt đấng phụ vương đây! Hỡi Arakhnê, ta sẵn sàng chấp nhận cuộc thi tài dệt với nàng! Và phút chốc bà cụ già lưng còng, tay chống gậy yếu đuối, run rẩy đã hiện lại nguyên hình là nữ thần Atêna mắt sáng long lanh, đầu đội mũ trụ, tay cầm ngọn lao đồng uy nghi, lộng lẫy, ánh sáng tỏa ra ngời ngợi. Các thiếu nữ Liđi đứng xung quanh đó thấy vậy vội đến trước nữ thần Atêna kính cẩn cúi chào. Chẳng mấy chốc từ khắp nơi kéo đến đông nghịt những người. Ai ai cũng muốn được chiêm ngưỡng vị nữ thần danh tiếng lẫy lừng con của Dớt. Riêng có Arakhnê vẫn giữ nguyên thói kiêu căng, chẳng từ bỏ ý định thi tài mà lại tỏ ra bất kính. Nàng không biết rằng nàng đang dấn thân vào cái chết. Còn nữ thần Atêna thì tỏ ra không kìm nổi sự giận dữ. Khuôn mặt xinh đẹp của nữ thần ửng đỏ lên như nàng Bình Minh ôx mỗi sáng chắp đại cánh hồng từ dưới biển bay lên. Cuộc thi bắt đầu. Nữ thần Atêna dệt tấm khăn choàng cảnh vật đô thị Aten. Đây là ngọn đồi Acrôpôn vươn cao lên trên những xóm làng. Theo từng bậc đá đi lên, những thiếu nữ Aten đang nối gót nhau mang lễ vật đến dâng cúng các vị thần ở những đền thờ đẹp đẽ, uy nghi. Nữ thần Atêna dệt cảnh cuộc tranh giành quyền cai quản vùng đồng bằng Yttích và đô thị Aten, giữa nữ thần và thần Pôdêiđông, vị thần cai quản mọi biển khơi suối nguồn, sông nước. Các vị thần slanhpơ dưới quyền điều khiển của thần Dớt tối cao ngồi xem cuộc tranh đua để giám định kết quả. Thần Pôdêiđông, vị thần làm rung chuyển mặt đất, giáng cây đinh ba vào một tảng đá làm nước chảy vọt ra tung tóe. Đến cảnh nữ thần Atêna phóng lao xuống lòng đất, những đường dệt mới nổi bật lên đẹp đẽ làm sao! Cây ôlivơ từ lòng đất sâu, xanh thẳm mọc lên. Thần Dớt tươi cười đưa tay ra chỉ vào cây ôlivơ, quyết định Atêna thắng cuộc. Xung quanh tám khăn choàng nữ thần Atêna dệt những cành lá ôlivơ và cảnh những người trần thế bị các vị thần trừng phạt vì tội kiêu căng, khinh thị thánh thần. Arakhnê quyết không chịu thua kém nữ thần Atêna. Nàng dệt lên tấm thảm của mình biết bao cảnh sinh hoạt của thế giới thần linh. Chỗ này là chiến công của các vị thần slanhpơ đối với những tên Đại Khổng lồ, chỗ kia là cảnh yến tiệc tưng bừng của các vị thần trên đỉnh slanhpơ trong tiếng đàn ca của Apônlông và các nàng Muydơ. Arakhnê còn dệt nên biết bao cảnh các vị thần đắm đuối trong dục vọng ái ân với người trần thế. Nàng cũng không quên dệt cả những cảnh ghen tuông và những thú vui trần tục, những cơn giận dữ gớm ghê và những sự trừng phạt bất công. Xung quanh chiếc thảm Arakhnê còn dệt những vòng dây leo quấn quít, uốn lượn rất khéo léo.
Có thể nói tấm thảm của Arakhnê dệt thật là hoàn mỹ và dù là một vị thần hoặc một người trần thế có đại mắt tinh tế nhất cũng khó mà quyết định được rằng tấm thảm của Arakhnê thua kém chiếc khăn của Atêna ở chỗ nào. Điều đó khiến nữ thần Atêna phật ý. Nhưng điều làm nữ thần bất bình hơn hết là trên tấm thảm dệt khéo léo đó, Arakhnê đã miêu tả thế giới thần linh với một thái độ bất kính. Arakhnê đã phơi bày tất cả những thói xấu của các vị thần, những dục vọng trần tục của các vị mà trong thâm tâm các vị không muốn ai hoặc cho phép ai nói đến. Những người trần thế đoản mệnh phải biết tôn kính, phục tùng các vị thần, phải giữ đúng bổn phận dâng cúng lễ vật đều đều và nhất nhất tuân theo những lời phán truyền của thế giới thần linh. Và tốt hơn hết là ca ngợi. Như vậy
là Arakhnê đã phạm tội bất kính đến hai lần đối với thần thánh: dám đua tài với thần thánh và bôi nhọ thần thánh. Nữ thần Atêna không thể chịu được một hành động vô đạo đến như vậy. Nàng xé tan ngay tấm thảm của Arakhnê và cầm con thoi vụt, đánh túi bụi vào mặt Arakhnê, Arakhnê ôm đầu chạy. Uất ức và đau đớn, nàng treo cổ tự tử. Nhưng Atêna đuổi theo và kịp thời gỡ Arakhnê ra khỏi dây treo cổ. Nữ thần bằng một giọng đầy khiêu khích nói với nàng:
- Hỡi cô gái ương bướng, cô không chết được đâu! Cô sẽ phải sống mãi, sống đời đời để dệt tấm thảm của cô. Và con cháu cô đời đời kiếp kiếp cũng sẽ phải dệt mãi, dệt mãi như cô. Nói rồi Arakhnê lấy một thứ nước cỏ thần nhỏ vào người Arakhnê. Thế là toàn thân nàng co rúm lại, mớ tóc dài óng chuốt, đẹp đẽ là thế bỗng nhiên rụng hết, nàng biến thành con nhện với những cái chân dài nghêu ngao, lông lá. Và thế là cũng từ đó trở đi con nhện Arakhnê cứ treo thân trên tấm thảm do mình dệt ra và cứ thế dệt mãi, dệt mãi, dệt hết ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác kiếp kiếp đời đời trên tấm thảm của mình. Thần Hermex T rong số những vị thần slanhpơ thì Hermex là vị thần mà ngay khi mới ra đời tinh hoa đã phát tiết ra ngoài một cách khác thường. Có thể nói khôn ngoan, ranh mãnh, mưu mô, tinh quái là “tính trời vốn sẵn” của chú bé Hermex khi còn nằm trong nôi. Bố Hermex là thần Dớt, còn mẹ là nữ thần Maia (Maia), một nữ thần chị cả của một gia đình có bảy chị em gái, gọi chung bằng một cái tên là: “Plêiađ”. Về bên nội của Hermex thì không có gì đáng kể.
Nhưng về bên ngoại thì cũng cần phải kể qua chút ít để mọi người được rõ thêm về tông tộc của vị thần này. ông ngoại Hermex là thần Atlax, một Tităng đã phải chịu hình phạt giơ vai ra đội, chống cả bầu trời. Bà ngoại Hermex là Plêiônê (Pléiônê) sinh được Hermex, thần thoại La Mã: Mercuré. Pléiades, nghĩa đen là: con cháu của Plêiônê. bảy con gái, mẹ Hermex, nữ thần Maia là chị cả. Theo một chuyện xưa kể lại thì, khi được tin Atlax, cha mình, bị Dớt trừng phạt, các Plêiađ đã buồn rầu đến nỗi không thiết sống nữa. Cả bảy chị em tự tử và sau khi chết biến thành một chòm sao có bảy ngôi liền nhau. Ngày nay những đêm quang mây người ta vẫn có thể nhìn thấy trên bầu trời phương Bắc chòm sao Plêiađ. Nhưng có một chuyện lại kể, không phải những Plêiađ tự tử. Họ được thần Dớt biến thành sao để thoát khỏi sự theo đuổi của một chàng chăn chiên xinh đẹp, hiếu sắc tên là sriông (Orion). Chuyện về chàng sriông này thật là lắm chuyện. Chỉ biết cuối cùng chàng bị chết và biến thành chòm sao sriông. Nhưng chết rồi mà chàng ta vẫn không chừa cái thói trăng hoa. Vì thế trên bầu trời, sriông lúc nào cũng theo đuổi Plêiađ. Ngày nay trong văn học thế giới, Plêiađ là một biểu trưng chỉ một nhóm người tài năng kiệt xuất, đạo cao đức trọng, danh tiếng lẫy lừng. Nữ thần Plêiađ Maia sinh Hermex trong hang núi Kinten ở đất Arcađi. Vừa mới ra đời chú bé Hermex đã trổ ngay cái tài… tài ăn cắp bẩm sinh của mình. Maia hình như đoán biết được thiên bẩm của cậu con trai “quý tử” ấy cho nên đã lấy tã lót quấn bọc chặt chú bé lại. Nhưng sự lo xa, đề phòng của Maia vô ích. Chú bé Hermex bức bối, khó chịu vì không được tự do nên đã cựa quậy, giãy giụa liên hồi để thoát ra khỏi cái cảnh “địa ngục” ấy. Và cuối cùng chú tự giải thoát được. Chú trèo ra khỏi nôi và bắt đầu đi du ngoạn. Chú đi khắp mọi nơi, mọi chỗ đến nỗi khó có một vị thần nào thông thuộc đường đi lối lại ở đất nước Hy Lạp như chú. Thôi thì từ đường núi đến đường biển, đường sông, khắp hang cùng ngõ hẻm nào trên đất nước Hy Lạp Hermex cũng biết, cũng từng đi qua. Sau khi đi chơi chán rồi Hermex đi đến Phêri, một thung lũng ở đất Makêđoan. Tới đây Hermex gặp đàn bò của Apônlông.
Thật ra thì không phải đàn bò của Apônlông mà là của nhà vua Ađmét. Apônlông chỉ là người chăn bò cho nhà vua (Sao mà Apônlông đưa bò đi chăn xa thế!). Duyên Thí dụ: Bảy danh nhân Hy Lạp thế kỷ VI trước Công nguyên. Bảy nhà thơ Hy Lạp triều đại Ptôlêmê thế kỷ IV trước Công nguyên. Bảy nhà thơ Pháp thời đại Phục Hưng (nhóm thi sĩ LaPléiade). do vì sao mà một vị thần lại phải đi chăn bò cho một người trần thế, chúng ta hẳn đã biết khi nghe kể chuyện về cuộc đời của vị thần Apônlông. Hermex thấy đàn bò đang gặm cỏ ngon lành nhưng không thấy người chăn. Cậu ta liền nảy ra ý định… ăn cắp. Đúng vậy, ăn cắp! Hermex lừa lúc Apônlông sơ ý đã lấy trộm mười hai con bò cái, một trăm con bê và một con bò mộng dắt đi (Có chuyện nói chỉ có 15 con bò cái). Nhưng lấy thì dễ còn đưa đi mới khó. Phải làm sao cho Apônlông không biết, hoặc nếu có biết thì cũng không lần ra được dấu vết để mà truy tìm, đòi lại. Hermex bèn buộc vào mỗi đuôi con bò một cành cây rồi lùa chúng đi. Cành cây đó với túm lá lòa xòa như chiếc chổi, sẽ quét sạch mọi vết chân bò in trên mặt đường. Có người lại kể, Hermex còn tinh ma quỉ quái hơn, lấy guốc xỏ vào chân mỗi con bò rồi cầm đuôi bò kéo, bắt chúng đi giật lùi. Khá khen thay cho cái đầu óc thông minh của Hermex, chỉ tiếc cái là nó đã được sử dụng vào việc ăn cắp! Thần Apônlông có tài thánh cũng không biết được bò của mình đi đâu. Hermex lùa đàn bò về đất Pilôx thuộc vùng đồng bằng Pêlôpônedơ. Công việc tưởng trót lọt. Ngờ đâu khi đi qua đất Bêôxi có một ông già tên gọi là Battôx trông thấy. Lúc này trời đã về chiều. Sợ vỡ lở, vị thần Trộm cắp này bèn “hối lộ” cụ già:
- Này cụ ơi! Cụ làm ruộng vui vẻ thế kia mà không có lấy một con bò nó đỡ cho thì thật là khổ. Sao cụ không tậu lấy một con? ông già Battôx dừng tay cuốc, trả lời chú bé:
- Chú bé chăn bò kia ơi! Chú giễu cợt ta đấy phải không? Chú tưởng tậu một con bò dễ lắm đấy hử? Hay chú thương lão già vất vả định bán rẻ cho lão một con đấy chăng? Chú có bán thì lão cũng chẳng có tiền mua đâu. Hermex liền bày tỏ ý định:
- Con sẵn sàng biếu cụ một con bò thật béo thật đẹp, béo đẹp nhất trong đàn. Mà thôi, con cứ để tùy cụ chọn, cụ thích con nào cụ lấy con ấy, nếu cụ giúp con một việc, một việc rất nhỏ và dễ dàng thôi, chẳng phải dùng đến sức, cũng chẳng phải dùng đến tài, chẳng phải lo nghĩ tính toán gì hết. Cụ già tròn mắt ngạc nhiên. Hermex ghé vào tai cụ nói vài lời. Cụ già vừa nghe vừa gật gật đầu tỏ vẻ ưng thuận.
- Cụ cứ ỉm đi chuyện cháu qua đây đi. Có ai hỏi gì cụ cứ bảo, tôi chẳng thấy gì sất, là yên chuyện. Cụ cứ bảo, tôi làm ruộng suốt từ mờ sáng đến tối mịt chẳng thấy có bò, bê nào qua đây cả. Người ta có gạn hỏi, cụ cứ trước, sau chỉ trả lời có thế… cụ cứ trả lời thế cho con nhờ…
- Hermex dặn lại cụ già một lần nữa trước khi dắt bò đi. Hám lợi, cụ già Battôx ưng thuận. Hermex dẫn bò đi. Đi được một quãng khá xa, vị thần quỉ quái tinh ma này thấy cần phải thử lại ông cụ già, xem cụ có thật tôn trọng lời hứa với mình không, có là người trung thực không. Hermex đưa đàn bò vào bên kia rừng giấu rồi thay hình đổi dạng, cải trang thành một khách bộ hành đứng tuổi. Và vị khách bộ hành này với dáng vẻ mệt mỏi và bỡ ngỡ đi tới chỗ cụ già Battôx. Anh ta cất tiếng hỏi:
- Cụ già kính mến ơi! Cụ làm ruộng gần bên đường dây, cụ làm ơn bảo giúp cháu: có một chú bé nào lùa đàn bò ấy đi qua đây không? Cụ ơi! Cụ chỉ cho cháu biết đàn bò đi nẻo nào thì cháu chẳng bao giờ quên ơn cụ đâu. Cháu sẽ biếu cụ một con bò đực và một con bò cái, một đại bò thật đẹp không thể chê trách chỗ nào được. ông già Battôx phân vân một lát. ông tính toán: mình mà được một đại bò nữa thì bà lão nhà mình sung sướng hết chỗ nói. Gia đình mình đỡ vất vả biết bao. Tính toán như thế nên ông già sẵn sàng nuốt lời hứa, bội ước với thần Hermex:
- Có, ta có thấy, anh cứ đưa cho ta đại bò ta sẽ chỉ cho. Và Battôx đã chỉ đường cho người khách bộ hành. Hermex tức giận ông già vô cùng. Thần quát lên:
- Lão già khốn kiếp này! Mi tưởng rằng mi có thể lừa đảo được cả Hermex con của đấng phụ vương Dớt chăng? Ta sẽ cho mi biết cái thói lá mặt lá trái phải trả giá như thế nào! Nói đoạn Hermex biến cụ già Battôx thành một tảng đá, một tảng đá bên đường nhưng câm tịt, câm như đá để làm gương cho người đời. Hermex tiếp tục lùa đàn bò đi. Thần Apônlông lúc này cũng chưa hay biết gì. Tới Pilôx, Hermex giết hai con bò để tế các vị thần slanhpơ. Sau khi xóa hết mọi vết tích rồi giấu kỹ lũ bò ăn trộm được vào trong một cái hang sâu, chú bé Hermex lại trở về với cái hang của mình ở Arcađi. Vừa tới cửa hang, Hermex bắt gặp ngay một con rùa ở giữa lối đi. Chú liền nảy ra một ý nghĩ: làm một cái đàn. Thế là Hermex bắt con rùa, lột lấy mai rồi đem ruột của con bò căng lên trên cái mai đó (có chuyện kể: gân bò). Cây đàn lia ra đời. Xong xuôi, Hermex bèn lặng lẽ chui luồn vào đống tã lót nằm, nằm im thin thít ở trong nôi ra vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Apônlông đến lúc này mới biết bị mất bò. Thần đi tìm ngược xuôi, sớm tối khắp đồng trên bãi dưới mà chẳng thấy tăm hơi. Cuối cùng có một con chim tiên tri chỉ đường cho Apônlông đến Pilôx.
Chỗ này có chuyện kể hơi khác. ông già Battôx hám lợi đã chỉ đường cho Apônlông. Và sau này Hermex mới trừng phạt thói xấu đảo điên của cụ. Tới Pilôx, Apônlông cũng không sao tìm ra được đàn bò của mình. Vị thần có bộ tóc vàng quăn này có lần đã mò tới một cái hang và toan sục vào tìm. Nhưng nhìn xuống đất Apônlông độc thấy dấu chân bò từ trong hang đi ra vì thế Apônlông lại bỏ đi tìm nơi khác. Thì ra thần đã trúng mưu của Hermex. Lúc dồn bò vào hang, Hermex cầm đuôi chúng kéo, bắt chúng đi giật lùi. Biết Hermex lấy trộm bò của mình nhưng không sao tìm được chỗ y giấu, Apônlông đành phải đến gặp Maia để nhờ Maia can thiệp. Chẳng rõ Maia có biết việc ông con của mình trổ tài “cầm nhầm” không, người thì kể rằng Maia có biết nhưng tham của nên bênh con, người thì kể, thực sự nàng không biết, nhưng vừa nghe Apônlông trách mắng con mình ăn cắp là bà ta nổi tam bành lục tặc lên, sỉ mắng Apônlông đã vu oan giá họa, đặt điều nói xấu con bà. Còn Hermex cứ nằm im thin thít trong nôi làm như không hề biết tí gì đến những chuyện lôi thôi rắc rối đó. Apônlông nổi nóng, chạy đến bên cái nôi, dựng cổ Hermex dậy:
- Này ông mãnh! ông đừng giả ngây giả điếc nữa đi! Muốn yên muốn lành thì trả ngay ta số bò nếu không thì đừng có trách! ống tên của Apônlông này vẫn còn đầy và dây cung chưa đứt đâu. Ta sẽ dẫn thẳng ông mãnh này tới thần Dớt để xin thần phân xử. Hermex vẫn vờ vịt:
- ông anh yêu quý, con của nữ thần Lêtô xinh đẹp ơi! Một mất mười ngờ, ông làm gì mà quên mất cả tình nghĩa, điều hay lễ phải như thế! Tôi suốt ngày chỉ nằm trong nôi lại còn bị bọc quấn bao nhiêu là tã lót một bước không ra khỏi cái hang tối om này thì làm sao mà biết được đến chuyện bò, chuyện bê của anh. Tôi chỉ biết...

<< 1 ... 14 15 16 17 18 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Gà Mượn Màu Vịt Gà Mượn Màu Vịt
Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau
Cây Lúa Mạch Cây Lúa Mạch
Con Lợn Ống Tiền Con Lợn Ống Tiền
Giăng Bị Thịt Giăng Bị Thịt

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status