hươu dài ngoẵng, quần áo mặc trên người biến thành lớp lông vàng rượi, đốm đen. Và thế là con hươu Actênông vùng lên bỏ chạy. Nhìn xuống suối nó biết mình bị trừng phạt vì tội đã xúc phạm đến nữ thần Artêmix. Nó muốn kêu lên, hét lên, nhưng không được. Con hươu không biết nói, Actênông chỉ còn lại trí óc là của con người mà thôi. Nhưng trí óc ấy chẳng thể biến thành tiếng nói. Và con hươu Actênông chỉ còn biết chạy, chạy hết nơi này đến nơi khác, dường như muốn tìm về với những người thân thích. Nhưng lũ chó săn của Actênông mũi rất thính. Chúng biết có một con mồi ở đâu đây. Thế là chúng sủa ầm vang, gọi nhau rượt đuổi theo con hươu vàng đốm đen. Một đàn chó, năm mươi con, lao theo con hươu khốn khổ đang hoảng hốt chạy. Hươu ra sức chạy, chó ráo riết đuổi. Và cuối cùng, chó đã bổ vây quanh hươu. Con hươu đứng giữa bầy chó nhâu nhâu sủa vang, nước mắt trào ra. Nó muốn kêu lên với bầy chó hung hãn rằng: “Ta là Actênông… Actênông đây, người chủ quý mến của chúng mày đây…”. Nhưng không được, đàn chó lao vào con hươu cắn xé.
Con hươu Actênông ngã vật xuống đất. Trong đại mắt nó vào phút giây cuối cùng ấy vẫn đọng giữ một nỗi kinh hoàng, oan ức và vẻ tha thiết cầu xin. Lũ chó và những bạn săn của Actênông vẫn thấy ánh mắt ấy ở những con mồi bị hạ. Chẳng ai quan tâm đến ánh mắt ấy làm gì. Và con hươu đã nhắm mắt lìa đời vì tội đã xúc phạm đến nữ thần Artêmix, tội một người trần thế đầu tiên và duy nhất đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần thánh, tuyệt diệu của vị nữ thần Trinh tiết.
* * *
Những nhà thần thoại học, tôn giáo học cho chúng ta biết, câu chuyện trên đây phản ánh một hình thức tôn giáo nguyên thủy – Sự kiêng kị giới tính. Nhưng người Hy Lạp không chỉ thờ phụng nữ thần Artêmix như vị thần săn bắn hoặc một người bảo hộ cho nghề săn bắn. Nếu kể từ nguồn gốc xa xưa thì Artêmix là nữ thần bảo hộ cho muông thú trong rừng rồi sau mới chuyển thành vị nữ thần Săn bắn và tiếp chuyển thành nữ thần của cỏ cây hoa lá. Từ đó, Artêmix được coi là nữ thần của sự phì nhiêu, cây sai quả, lúa được mùa. Và đã như thế thì đồng thời là nữ thần bảo hộ cho sự sinh nở, cho hạnh phúc gia đình, trẻ sơ sinh. Rồi lại kiêm luôn cả chức năng: nữ thần Mặt Trăng, nữ thần phù thủy, ma quái Hêcat. Tuy nhiên, dù Artêmix có được sáp nhập thêm vào nhiều chức năng mới, và trong quá trình phát triển của lịch sử – xã hội Hy Lạp, Artêmix có được mang thêm những biệt danh mới như: Artêmix Tôrôpôn, Artêmix Ortia… thì biểu trưng phổ biến, tiêu biểu nhất về Artêmix vẫn là một nữ thần Săn bắn và một nàng trinh nữ xạ thủ. Ngày nay trong văn học các nước phương Tây, Artêmix hoặc Đian là một biểu tượng chỉ người thiếu nữ xinh đẹp nhưng kiêu kỳ, người thiếu nữ xinh đẹp nhưng ở chốn “thâm nghiêm kín cổng cao tường”, tính nết kênh kiệu.
Nữ thần Atêna Trong số các vị thần của thế giới slanhpơ thì nữ thần Atêna ra đời thần kỳ hơn cả. Đối với các vị thần thì đương nhiên sự ra đời phải khác thường, phải thần kỳ rồi. Nhưng Atêna thần kỳ hơn, khác thường hơn. Nàng không phải do mẹ sinh ra mà do bố sinh ra, và sinh ra từ… từ… đầu! Thần Dớt lấy nữ thần Mêtix, một Titaniđ con của skêanôx và nữ thần Têtix. Theo người xưa kể thì chính Mêtix mới là người vợ đầu tiên của Dớt chứ không phải Hêra. Mêtix là người đã nói cho biết thứ lá cây thần diệu và bí hiểm để Dớt lấy về cho Crônôx uống vì thế nên Crônôx mới nôn mửa ra hết những anh chị em của Dớt bị nuốt từ khi mới ra đời. Đứa con đầu lòng của họ là một bé gái. Ngày sắp sinh đứa con thứ hai thì một lời sấm ngôn của nữ thần Đất Mẹ Gaia truyền cho họ biết, đứa con này sẽ là con trai và lớn lên nó sẽ mạnh hơn bố nó. Nó sẽ truất ngôi bố và tranh giành lấy quyền cai quản thế giới slanhpơ và thế giới loài người. Dớt rất đỗi lo sợ về lời sấm truyền đó. Thần nghĩ cách đối phó lại. Và có lẽ cách tốt nhất theo thần nghĩ, là bắt chước Crônôx: nuốt! Dớt nghĩ thế và nuốt luôn người vợ đang bụng mang dạ chửa của mình. ít ngày sau Dớt mắc chứng đau đầu rất dữ, đau từng cơn ong ong lục ục trong đầu. Trong một cơn đau muốn nổ tung bộ óc, Dớt gọi đứa con què Hêphaixtôx lại và ra lệnh: “…
Lấy búa bổ vào đầu ta ngay, làm ngay đi…”. Hêphaixtôx còn do dự trước cái lệnh kỳ quái đó nhưng Dớt trừng mắt, quát: “… Bổ đi! Làm ngay không chết bây giờ!…”. Thế là Hêphaixtôx phải tuân theo lời Dớt. Chàng nâng cây búa nặng ngàn cân lên dùng hết sức bình sinh giáng vào đầu Dớt. Chát một cái! Hêphaixtôx nhắm mắt lại, rùng mình. Sọ của Dớt nứt toác ra và từ kẽ nứt nhảy ra ngoài một người thiếu nữ nhung y võ phục gọn gàng, tay kiếm tay cung, mắt sáng như gương, tiếng to như sấm. Vừa nhảy ra khỏi đầu Dớt, nàng liền hét lên một tiếng vang động cả đất trời như khi xung trận. Đó là Atêna, vị nữ thần Trí tuệ, Tri thức và Chiến trận. Atêna đội mũ đồng sáng loáng, mặc áo dài, đứng uy nghi oai phong lẫm liệt như một vị nam thần. Vì là nữ thần của Trí tuệ, Tri thức nên Atêna sáng tạo ra biết bao nhiêu điều để dạy con dân Hy Lạp. Nàng đã ban cho người trần thế cái cày và cái bừa để họ có thể làm ruộng, trồng lúa, trồng nho. Nàng trao cho những người phụ nữ cái xa quay sợi và khung cửi dệt. Nàng dạy cho họ nghề dệt khéo léo và công phu để họ có thể dệt nên những tấm vải dày, mỏng tùy theo ý thích, màu sắc rực rỡ như lòng họ mong muốn. Vì thế người xưa còn gọi nàng là “Atêna Ergana” nghĩa là “Atêna Thợ giỏi” vị nữ thần bảo hộ cho nghề thủ công. Nàng còn là người đặt ra các thiết chế, luật Pháp cho các đô thị để con người biết cách cai quản điều hành cuộc sống của mình được trật tự và công bằng. Vì là nữ thần Trí tuệ, Tri thức nên nàng phải được Dớt sinh ra từ… đầu, hay cũng vì sinh từ đầu Dớt mà nàng phải là vị nữ thần của Trí tuệ, Tri thức. Do đó một chức năng nữa mà Atêna phải đảm nhận là bảo đảm cho khoa học và kỹ thuật trong các đô thị sao cho được phát triển rực rỡ, phục vụ hữu hiệu cho con người. Từ tất cả những công việc ấy Atêna được gọi là vị nữ thần bảo hộ cho đô thị: Atêna Pôliađ. Trong gia tài thần thoại Hy Lạp có một số các vị thần ngoài tên chính còn nhiều biệt danh kèm theo như: Apônlông Phêbuyx, Artêmix Tôrôpôn, Atêna Panlax… mà khoa thần thoại học gọi là “Các thần có biệt danh”. Sự xuất hiện những biệt danh đó gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể: các công xã thị tộc Hy Lạp dần dần thống nhất lại với nhau và từ đó nảy ra khuánh hướng tập trung những nghi lễ, tập tục thờ cúng. Đương nhiên quá trình này không phải diễn biến theo một con đường thẳng tắp. Một mặt Athéna Poliade, tiếng Hy Lạp: Polias, từ Polis: đô thị. Pépiclèredu dicu, dieu épilèré, tiếng Hy Lạp: epik- lôros, – chỉ một tên thêm của người bố đặt cho con gái trong trường hợp không có con trai để thay quyền quản lý tài sản ở Hy Lạp xưa kia. nó dẫn đến kết quả như ta vẫn thường
thấy việc nhân hình hóa nhân cách hóa những hiện tượng tự nhiên và xã hội vào trong một số vị thần gần như có quyền lực ngang nhau và có những chức năng tương tự như nhau, giống nhau. Hêliôx, thần Mặt Trời với Apônlông, thần ánh sáng; Xêlênê, nữ thần Mặt Trăng với Artêmix, nữ thần Mặt Trăng. Đã có nữ thần Hêra và nữ thần Ilithi trông coi và bảo hộ cho hạnh phúc gia đình, sự sinh nở, việc hộ sinh, lại thêm cho Artêmix những chức năng tương tự như thế v.v…
Lại có khi hai chiều hướng phát triển nói trên hợp nhất lại và xuất hiện một vị thần thống nhất. Những vị thần tồn tại độc lập, không quan trọng ít ý nghĩa đối với đời sống xã hội cụ thể dần dần lui bước khỏi “vũ đài” thần thoại và nhường tên nó lại cho vị khác, vị thần của công xã chiến thắng. Và ngọn cờ chiến thắng chính là biệt danh cắm vào với cái tên vốn có của vị thần được lịch sử xã hội “phù hộ”. Atêna thường có một biệt danh quen thuộc là Panlax (Pallas). Người xưa giải thích, sở dĩ nàng có biệt danh này là do nàng đã đánh bại được tên khổng lồ Panlax trong một cuộc giao tranh ác liệt. Để ghi nhớ chiến công hiển hách của mình, Atêna lột da địch thủ căng lên tấm khiên. Có chuyện lại kể, Panlax không phải là một tên khổng lồ đã bị đánh bại trong cuộc giao tranh giữa các thần và những tên Ghigăngtôx – Đại khổng lồ. Panlax là một thiếu nữ, con vị thần biển Tơritông. Atêna chẳng hiểu vì một chuyện gì đã vô tình gây ra cái chết của Panlax. Để bày tỏ tấm lòng thương tiếc và hối hận đối với cái chết của người con gái bất hạnh, Atêna lấy da của Panlax lợp lên chiếc khiên của mình và ghép tên nàng vào với tên mình. Ngoài biệt danh Panlax, Atêna còn có những biệt danh như Prômakhôx hoặc Tơritôgiênia và đại khi là Hágia.
Atêna tham dự vào khá nhiều chuyện của thế giới thiên đình và thế giới loài người. Đối với người Hy Lạp cổ xưa, Atêna là vị nữ thần đã đem lại cho họ một cuộc Promachoạ, tiếng Hy Lạp: “Người nữ chiến binh”. Tritogénia (hồ Tritonis, nơi nữ thần Atêna ra đời). Hágia (sức khỏe). sống văn minh hơn. Nàng là vị nữ thần của Trí tuệ, Tri thức. Nàng là ánh sáng của khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật chiếu rọi xuống đời sống tối tăm của con người. Nàng còn là vị nữ thần của chiến trận, chiến thắng. Aten, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thế giới Hy Lạp ngày xưa và là thủ đô của nước Hy Lạp ngày nay, là đô thị mang tên nữ thần Atêna và được nữ thần Atêna bảo hộ. Con vật gắn bó với nữ thần Atêna, một dấu vết về tiền sử tô tem của nữ thần, là con cú mèo. Vì thế nữ thần thường có những định ngữ kèm theo: Atêna có đại mắt cú mèo, Atêna có đại mắt xanh lục… Ngày nay trong văn học các nước phương Tây cái tên Atêna hoặc Minervơ có một nghĩa bóng là: “người đàn bà thông minh”, “người phụ nữ tri thức”, “thông tuệ”. Từ đó con cú của nữ thần Atêna cũng tượng trưng cho sự hiểu biết, tri thức, sự thông minh, thông tuệ. Lại nói về chuyện thần Dớt đẻ nữ thần Atêna. Đây là một sự tức khí của Dớt. Thần Dớt muốn chứng tỏ cho thế giới slanhpơ biết, và nhất là cho Hêra biết rằng không phải chỉ có đàn bà mới đẻ được, mới sinh con cái được. Đàn ông cũng đẻ được chứ đừng tưởng chỉ riêng có đàn bà, đừng có lấy thế mà tỏ vẻ lên mặt, vênh váo! Tại sao lại có chuyện tức khí như vậy? Đó là, dễ hiểu thôi, xã hội đã chuyển biến sang thời kỳ thị tộc phụ quyền vì thế mới xuất hiện loại huyền thoại hạ uy thế của đàn bà! Atêna thắng Pôdêiđông được cai quản miền đồng bằng Yttích. Yttích là một vùng đồng bằng ở miền Trung Hy Lạp. Thuở xa xưa, nơi đây còn hoang vắng, làng thưa, dân ít, chưa vị thần nào chú ý đến mảnh đất nhỏ hẹp này. Lúc đó cai quản Yttích là một vị vua tên là Kêcrốp (Cécrops). Nữ thần Đất Mẹ của muôn loài Gaia vĩ đại, đã sinh ra Kêcrốp, một vị thần nửa người, nửa rồng. Kêcrốp lấy Aglôrôx (Aglauros) sinh được một trai và ba gái. Năm tháng trôi đi, vùng đồng bằng Yttích cũng theo năm tháng mỗi ngày một thay đổi. Cảnh vật nom đầy đặn, ấm áp hơn, vui mắt hơn. Kêcrốp bèn chia vùng đồng bằng Yttích thành mười hai tiểu khu, trong số đó tiểu khu Aten là trú phú, sầm uất hơn cả (thật ra lúc này nó chưa có tên là Aten). Thấy một vùng đất giàu có, đẹp đẽ chưa có vị thần nào cai quản, nữ thần Atêna liền đến bày tỏ nguyện vọng được cai quản vùng đồng bằng Yttích và bảo trợ cho tiểu khu Aten. Nhưng vừa lúc Atêna bày tỏ nguyện vọng xong thì thần Pôdêiđông cũng từ dưới biển lên xin yết kiến nhà vua Kêcrốp để thỉnh cầu nhà vua cho được cai quản vùng Yttích và… nghĩa là cũng giống như nguyện vọng của Atêna. Tình hình thật khó xử. Hai vị thần bèn giao ước với nhau, mỗi vị sẽ tùy theo tài năng của mình ban cho Aten một tặng vật. Tặng vật nào được coi là quý giá hơn hết thì người chủ của nó sẽ giành được quyền cai quản và bảo trợ. Nhà vua Kêcrốp làm trọng tài phán quyết việc hơn thua trong cuộc tranh giành này. Pôdêiđông lên tiếng trước. Thần nói:
- Ta sẽ ban cho đô thành trên ngọn đồi cao đây của nhà vua một tặng vật hiếm có trên đời này. Ta chắc rằng khó mà nhà vua tìm được một vị thần nào có thể ban cho nhà vua một thứ gì quý báu hơn.
Pôdêiđông nói, đoạn xoay cây đinh ba lại và giáng một nhát vào vách đá. Vách đá nứt ra. Một tia nước mặn từ kẽ nứt của đá vọt ra, xối chảy, chảy ngày càng mạnh và tuôn vào một cái giếng sâu thẳm. Kêcrốp vô cùng kinh ngạc trước sự mầu nhiệm của cây đinh ba thần thánh của vị thần cai quản mọi biển khơi. Đến lượt nữ thần Atêna. Nàng nói:
- Ta sẽ ban cho con dân của đất Yttích một tặng vật vô cùng thân thiết với đời sống. Nó có thể đem lại cho mảnh đất này sự hòa bình và thịnh vượng đời đời.
Nói xong nữ thần Atêna cầm ngọn lao dài phóng mạnh xuống mặt đất. Khi nữ thần rút ngọn lao lên thì kỳ lạ thay, từ kẽ nứt của mặt đất mọc lên một chiếc cây. Chiếc cây cứ lớn lên vùn vụt, tỏa cành, đâm lá xum xuê. Rồi từ những cành lá xum xuê đó mọc ra những quả nho nhỏ thon thon. Đó là cây ôlivơ, một cây mà tuổi thọ có thể tới một ngàn năm. Còn quả ôlivơ chứa chất dầu rất quý. Kêcrốp đến lượt mình lên tiếng phán quyết. Nhà vua coi tặng phẩm của nữ thần Atêna là quý báu hơn cả. Từ đó Atêna là vị nữ thần bảo hộ cho vùng đồng bằng Yttích và tiểu khu Aten. Có chuyện kể, không phải Kêcrốp đóng vai trò người phán định cuộc tranh giành miền Yttích giữa hai vị thần Atêna và Pôdêiđông, mà là hội nghị các vị thần slanhpơ. Có chuyện kể chính những người dân Aten đóng vai trò quyết định. Họ được chứng kiến tài năng thần kỳ của các vị thần trong cuộc đua tài và sau đó họ bỏ phiếu cho Atêna. Số phiếu của Atêna hơn Pôdêiđông một, do đó Atêna thắng cuộc. Người ta còn kể tặng vật của Pôdêiđông không phải là một mạch nước mặn chảy ra từ vách đá, mà là một con ngựa…
Thua cuộc, Pôdêiđông tức giận nhà vua Kêcrốp và con dân của đất Yttích vô cùng. Và đối với các vị thần một khi đã tức giận là phải có sự trừng phạt tiếp theo. Pôdêiđông lại dùng cây đinh ba thần thánh của mình giáng xuống một vùng đất đồng bằng Yttích khiến cho vùng này sụt thấp hẳn xuống và biến thành một vùng đầm lầy nước mặn rộng mênh mông, chẳng thể nào trồng trọt được. Olive (chúng ta thường phiên âm là “ôliu”), màu ôlivơ xanh nhạt, quả ôlivơ giống quả nhót. Atêna thắng lợi trong cuộc tranh giành quyền bảo hộ cho đất Yttích. Chính từ đây mới ra đời cái tên “Aten” với ý nghĩa là đô thị được nữ thần Atêna bảo hộ hoặc đô thị của nữ thần Atêna. Còn cành ôlivơ trở thành một biểu tượng cho hòa bình và thịnh vượng, hoặc sự hiểu biết sáng suốt.
* * *
Nói về Kêcrốp, sinh được một trai là riđíchtông (Eris’ichthon) và ba gái là Aglôrô (Aglanros), Hêrxê (Herạé) và Păngđrôxôx (Pamdrosos). Để ghi nhớ công ơn của nữ thần Atêna, nhà vua cho xây đền thờ nữ thần mang tên là Kêcrôpia và đặt ra các nghi lễ tập tục thờ cúng các vị thần thay cho những nghi lễ và tập tục cũ phải giết người để hiến tế thần linh. Kêcrốp còn đặt ra luật Pháp và truyền dạy cho nhân dân chữ viết… làm cho đời sống của nhân dân vùng đồng bằng Yttích ngày càng văn minh hơn, giàu có hơn. Kêcrốp làm vua được bao lâu và có truyền ngôi lại cho con cháu trải qua mấy đời như tục lệ thường thấy không, chúng ta không thấy chuyện xưa kể lại rành rõ. Nhưng truyền thuyết xưa cho ta biết người kế tục sự nghiệp của Kêcrốp cai quản vùng đồng bằng Yttích và đô thị Aten là nhà vua richtôniôx. richtôniôx là con của thần Thợ Rèn Hêphaixtôx và nữ thần Đất Gaia, có người nói chàng là con của Hêphaixtôx và nữ thần Atêna nhưng lại được sinh ra từ đất. Một hôm nữ thần Atêna trao cho ba người con gái của nhà vua Kêcrốp một cái vẽi (có chuyện kể: một cái giành) đậy kín và căn dặn phải giữ gìn cẩn thận và cấm ngặt không được mở ra xem. Nhưng thói tò mò mà vốn là cái “tiền oan nghiệp chướng” từ người đàn bà đầu tiên của thế gian, Athènes, tiếng Hy Lạp: Athênai, Athina. Cecrooia, lúc đầu có nghĩa là “xứ sở của Hêcrốp” sau mở rộng chỉ những đền điện thờ, những công trình kiến trúc ở Aten. Cecropiades nghĩa là: “Con cháu của Kêcrốp” chỉ những người dân ở Aten hoặc vùng đồng bằng Yttích. Erichthonloạ, tiếng Hy Lạp: “eri”: khỏe mạnh, tốt đẹp; “khteni”: đất.
Păngđor truyền lại, cho nên ba người con gái của Kêcrốp không sao mà áp chế nổi cái thói tò mò đang bật dậy trong trái tim họ. Họ đã mở cái vẽi ra xem. ôi chao! Khủng khiếp quá! Khủng khiếp hết chỗ nói! Trong vẽi có một đứa bé nằm, nằm lọt thỏm giữa một lũ rắn đệm, dát ở xung quanh. Ba người con gái của Kêcrốp chỉ kịp thét lên một tiếng rồi ôm đầu chạy. Họ đã hóa điên vì sợ hãi. Có thể nữ thần Atêna làm cho họ mất trí vì họ đã không tuân theo lời căn dặn của thần. Và cả ba người con gái của Kêcrốp đâm đầu từ trên ngọn núi Acrôpôn xuống, kết liễu cuộc đời. Đứa bé trong cái vẽi đó chính là richtôniôx. Nữ thần Atêna đưa chú bé vào trong đền và nuôi dạy chú thành một chàng trai tài giỏi, xứng đáng là con cháu của các vị thần. richtôniôx thừa kế sự nghiệp của Kêcrốp, cai quản vùng đồng bằng Yttích và đô thị Aten. Nhà vua đặt ra nghi lễ thờ cúng nữ thần Atêna và đặt ra “Hội Panatênê”, xây đền thờ nữ thần Atêna và Pôdêiđông đặt tên là rêchtêiông (Erichthéion). Nhà vua cũng là người sáng tạo ra chiếc xe tứ mã. Do “dây mơ, rễ má” của chuyện những người con gái của Kêcrốp với Atêna nên nữ thần Atêna thường có những định ngữ kèm theo như Atêna Aglôrôx, Atêna Păngđrôxôx. “Hội Panatênê” lúc đầu chỉ mở ở tiểu khu Aten, giới hạn trong những công xã ở địa phương này. Sau dần nó trở thành ngày hội của toàn thể nhân dân vùng đồng bằng Yttích. Lúc đầu hội được mở mỗi năm một lần vào những ngày cuối của tháng tám (tháng hêcatombơ) đến thời Pidixtơrát mở bốn năm một lần và mở vào trước “Hội slanhpích” một năm gọi là “Hội lớn Panatênê” (Giandes Panathénées). Cũng như các “Hội slanhpích” và “Hội Acropole, tiếng Hy Lạp: “akrôs”: trên cao; “polis”: đô thị. Một đô thị cổ ở Hy Lạp gồm có hai khu vực. Khu vực ở dưới thấp và khu vực ở trên cao. Khu vực trên núi cao gồm các đền, điện thờ các vị thần, và một lâu đài, nơi tiến hành các nghi lễ thiêng liêng. Pana thénéer, tiếng Hy Lạp: “pan”: tất cả, hoàn toàn. (Hội của toàn dân Aten). Quadrige: xe bốn ngựa chạy song song. Pisistrale, nhà cầm quyền ở Aten quãng thế kỷ VI trước...