* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Truyện Ma Bàn Tay Định Mệnh

chứ?
− Tất nhiên là không rồi… Nhưng cháu có thể giúp ích nhiều cho mọi người đấy.
− Bây giờ chúng ta nói chuyện thật nghiêm túc nhé: cháu không thể tiếp tục học mà không có thầy dạy được. Bà chỉ có hai giải pháp: hoặc là chúng ta tìm một cô giáo Bạch khác… − Ồ không! Cháu xin bà: không cần cô giáo nào nữa!
− Hoặc cháu học hàm thụ… Nhưng cách này không đem lại kết quả tốt lắm đâu! Nếu có thể thì… có lẽ là hay hơn cả, nếu cháu xin vào học một trường lưu trú?
− Không bao giờ bà thân yêu ơi, nếu như vậy bà sẽ xa cháu ư?
− Thú thật là không bao giờ bà muốn như thế cả… Có thể còn có cách thứ tư nữa: hay là chúng ta chuyển về sống ở Pari. Cháu sẽ xin vào học ở một trường trung học cạnh đó và bà cháu ta vẫn sống gần nhau.
− Thế còn Cố – trang của chúng ta sẽ ra sao?
− Còn có những người khác chứ. Cố trang sẽ chờ đó chúng ta trở về, vào những kỳ nghỉ hè hoặc bất cứ lúc nào cũng được. Gia đình Levasseur sẽ chăm nom săn sóc nó.
− Cháu thất rất buồn một khi phải rời bỏ miền Sologne dù chỉ là tạm thời. Cháu cảm thấy như có tội bỏ phế gia sản vậy.
− Cần phải biết suy nghĩ một chút cháu ạ. Bây giờ cháu đã là một cô gái chẳng còn bé bỏng gì, cần phải có điều kiện để học hành thật tốt và cũng không thể sống ẩn dật trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài và có mỗi mình bà là bạn được!
− Nhất thiết là cháu phải có sự giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi.
− Cháu chẳng muốn chơi bời giao lưu với ai cả.
− Bây giờ thì cháu nói thế đấy, nhưng khi đến Pari, cháu sẽ thay
đổi ý kiến ngay. Thế là quyết định nhé: chúng ta sẽ đi thủ đô Pari ngay khi tìm thấy một chỗ ở ưng ý trong một khu vực dễ chịu. Ngày mai bà sẽ gọi điện cho người nhà của chúng ta đi tìm: đó là một người tinh nhanh tháo vát chắc sẽ tìm thấy ngay thôi. Hẹn cháu trong buổi ăn tối nhé. Bà để mặt cháu với những cuốn sách vớ vẩn này nhưng bà nhắc lại: chớ vội đánh giá cao năng lực huyền bí của những quân bài!
Bà Vêra lấy làm hài lòng về cuộc trò chuyện này. Lý do theo đuổi việc học hành thật tuyệt diệu. Điều bà không nói ra và chẳng bao giờ nói thật với cô cháu gái là, đã lâu lắm rồi, bà thấy Nadia cần phải rời xa cái Cố trang này, nơi chồng chất bao nhiêu phiền muộn mà nàng phải chiệu đựng trong sự cô đơn vô bổ. Bà cũng không muốn thấy nàng say mê đọc những cuốn sách về khoa học huyền bí cũng như không tin là nghề nghiệp tương lai của cháu bà lại là một nhà nữ tiên tri. Bói bài là một cách giải trí không có hiệu quả kéo dài, nhưng đóng chốt cả một cuộc đời vào những gì mà quân bài nói hoặc không nói là một sự điên rồ không hơn không kém. Cũng có thể là sống xa trang trại, năng khiếu thấu thị – đều bà rất lo ngại sẽ gây hậu quả xấu đến với cô gái ở tuổi như cháu bà – có thể giảm rồi mất hẳn? Thủ đô với những phương tiện giải trí đầy hấp dẫn sẽ vô cùng cuốn hút đối với một đầu óc còn non trẻ. Cần phải đến Pari thôi!
Bà ngoại đã nhìn nhận đúng. Cuộc sống ở thủ đô Pari đã trôi qua được bốn năm và Nadia đã học xong bậc trung học. Nàng đã có nhiều bạn trai và bạn gái cùng lứa tuổi. Năm mười tám tuổi, nàng đã trở thành một cô gái có vẻ đẹp dịu dàng: đều này đã góp thêm thắng lợi cho nàng về mọi mặt. Nàng cũng tỏ vẻ rất ham thích cuộc sống ồn ào, vui chơi giải trí làm cho bà Vêra thích thú và yên tâm. Như vậy cái năng khiếu thấu thị của cô cháu chẳng thành vấn đề gì nữa! Và khi người bà ngoại đáng kính đó hỏi cháu gái:
− Bây giờ cháu đã là cô tú rồi, cháu có ý định sẽ làm gì? Nghành nghề nào cháu yêu thích nhất?
Câu trả lời là:
− Thực ra thì cháu cũng không biết nữa. Cháu thích tất cả… có lẽ cháu muốn trở thành một nữ luật sư… − Thế còn ngành y?
− Chỉ có một loại ngành y mà cháu cảm thấy thoải mái để hành nghề: đó chăm sóc và đều trị bệnh về tư tưởng.
− Thầy thuốc khoa thần kinh ư?
− Đúng vậy. Đau đớn về thể xác cháu coi là phụ, bệnh hoạn về thần kinh mới là quan trọng… Nhưng bà hãy để cháu suy nghĩ trong thời gian nghỉ hè này. Các chuyên khoa chỉ bắt đầu khi khai giảng niên khoá mới.
Trưa hôm sau, nàng tiếp một bạn gái thân đã cùng học một trường và cũng vừa tốt nghiệp trung học. Mỗi lần Béatrice tới, hai cô gái lại cùng nhau chuyện trò tâm sự chẳng liên tới một ai, trong buồn riêng của Nadia.
Béatrice là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, không giống Nadia một chút nào: một cô tóc nâu, cô kia tóc vàng. Song có lẽ sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai cô gái là phong cách ứng xử: Béatrice thẳng tính, hơi nóng nảy và ham thích thể thao: cô chơi tennít, cưởi ngựa, bơi lội và trượt tuyết rất giỏi. Còn Nadia thì kín đáo trầm mặc hơn và cũng bí ẩn hơn, thích những thú vui của những phụ nữ sống nhiều về nội tâm. Cô tóc nâu thì ruột để ngoài da còn cô tóc vàng thì thâm trầm mơ mộng. Có lẽ vì vậy mà họ bổ sung cho nhau, rất ý hợp tâm đầu.
Ngày hôm đó Béatrice nói chắc nịch:
− Nhất thiết là cậu phải bói cho mình một quẻ bằng cỗ bài tây của cậu.
− Tại sao vậy?
− Nó sẽ giúp mình chọn một nghề. Bố mẹ mình thì muốn mình trở thành một dược sĩ. Các cụ nói đó là một nghề vẻ vang nhưng mình thì thấy chẳng có gì thú vị! Cậu sẽ trông thấy mình ngập giữa ống chai lọ hoặc chúi mũi đọc những đơn thuốc, những công thức pha chế ư? Và mình lại chúa ghét cái mùi của các hiệu bào chế! Những quân bài có thể nói cho mình biết tương lai đích thật của mình là ở đâu. Mỗi lần mà cậu rút bài bói cho mình, mọi việc đều xảy ra đúng y như đều cậu đã thấy.
Việc này bà Vêra cũng không biết: khi từ Cố trang ra đi, Nadia đã đem theo cả cỗ bài và kể từ đó, chưa bao giờ nàng rời khỏi nó. Lúc này nàng rất thông thạo trong việc sử dụng để bắt nó nói lên những đều cần nói và nàng tận dụng để giúp đỡ những cô bạn người Pari và cả những bạn trai nữa. Mỗi một khi cô này hoặc cậu kia gặp một mối phiền muộn nào đó thì một ý nghĩ cứu rỗi nảy ra tức thì: “Ta phải đến yêu cầu Nadia làm một quẻ bói bài và sẽ tìm thấy ngay giải pháp”. Với họ, cô cháu gái của bà Vêra không chỉ là một người bạn mà còn là nàng “Nadia – huyền diệu” Vậy thì làm sao từ chối được Béatrice? Cỗ bài được lấy ra từ một chỗ giấu kín được trang kỹ, được đảo lên trộn xuống rồi rải ra mặt bàn… và hầu như ngay lập tức, đôi mày Nadia cau lại.
− Cậu nhìn thấy gì vậy? – Cô bạn hỏi.
− Về nghề nghiệp của cậu, chẳng có gì rõ rệt cả. Nhưng đều mà mình lo sợ là nhìn thấy một hiểm hoạ đang ập tới cậu… Khiếp quá, Béatrice! Lửa bao vây cậu, ở chỗ cậu… Có một cái gì đấy đang xảy ra lúc này ở nhà cậu. Nhưng yên tâm mình không thấy cậu bị thiêu cháy.
− Thế còn cha mẹ mình?
− Mình không biết… Mình không nhìn thấy bố mẹ cậu… cậu hãy về ngay đi và gọi điện cho mình.
Một giờ sau Béatrice gọi điện cho Nadia:
− Cậu biết không, cậu thật là phi thường? Khi mình về nhà mở cửa thì thấy mùi cháy khét ngẹt và trong nhà tràn ngập khói. Không có ai cả. Bố mẹ mình đều đi vắng và chị hầu gái trước khi ra khỏi nhà để đi mua bán gì đó đã quên không tắt bếp ga và đó là nguyên nhân gay ra vụ cháy. Mình đã kịp gọi đội cứu hỏa. Đám cháy đã bị dập tắt, nhưng nếu cậu nhìn được sự tổn thất! Mà đó mới chỉ là một sự báo động, báo động nóng hổi! Quái thật. Cậu làm thế nào mà thấy được tất cả những cái đó trong những quân bài?
− Mình cũng không biết nữa… khi cỗ bài vừa rải ra xong thì mình nhìn thấy ngay, và rõ ràng những lưởi lửa quấn quanh mình cậu. Tất cả chỉ có thế thôi.
− Cậu hãy nghe đây, Nadia: mình chẳng biết ước muốn suốt đời của cậu là gì, nhưng nếu ở vào địa vị của cậu, mình sẽ mở một phòng xem vận số bằng cỗ bài: không những cậu giúp ích cho mọi người mà cón có thể làm giàu nữa.
− Mình cho là cậu có ký, có đều là tiền bạc đối với mình là không quan trọng, mà cái chính là giúp ích cho người khác, mới đó là xu hướng đích thực của mình.
Vào đúng lúc nàng đặt ống nghe xuống giá, nàng hiểu rằng ý nghĩ lẩn quất trong đầu óc nàng hàng bao năm nay là duy nhất phù hợp với mình mặc dầu có những khẳng định trái ngược của bà ngoại. Nàng phải trở thành một nhà ngoại cảm! Cú điện thoại của Béatrice vừa rồi phải chăng cũng chứng tỏ là năng khiếu thấu thị của nàng không phải lúc nào cũng mang lại điều không hay mà còn có thể phát hiện kịp thời những điều tốt lành với đều kiện là nàng không được ngại ngần lưỡng lự – vì nhút nhát hoặc quá khiêm tốn – để báo ngay cho người khác biết những gì liên quan tới họ, trước khi sự việc xảy ra. Nếu, hồi đó nàng không phải là một đứa trẻ, và có thể nói cho cha biết là nàng nhìn thấy trên khuôn mặt ông màu nhợt nhạt của cái chết, thì rất có thể là cha nàng sẽ thận trọng hơn và tránh được tai nạn giao thông đã làm ông qua đời? Giá như khi đã trông thấy thân thể anh bạn Jacques bập bềnh trên mặt nước hồ, nàng không để cho anh ta trèo lên chiếc thuyền nát để đi lấy hoa sen cho mình thì rất có thể anh ta không bị chết đuối? Nếu, thay vì đề nghị đi cùng cô giáo vào trong làng, nàng cương quyết bảo cô: “Cô không được đi ra ngoài trong lúc này, sấm sét đang đe dọa cô đấy!” thì rất có thể cô giáo Bạch hãy còn sống? Với những cái “nếu” như thế, người ta có thể giải quyết tốt tất cả mọi điều có lợi ích chung cho tất cả… Nhưng Nadia hãy còn chưa biết một đều, mà chỉ sau này qua nhiều năm dày dạn trong nghề nàng mới nhận ra là một nhà tiên tri dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nào làm thay đổi được quy luật bất di bất dịch của số mệnh. Vai trò của họ chỉ giới hạn ở chỗ là thông báo cho những người phải hứng chịu quy luật đó hay để ít ra người ấy biết cái gì sẽ đến với mình.
Vào năm mười tám tuổi, Nadia cảm thấy năng khiếu của mình phát triển rất mạnh nhưng chưa từng biết đến tình yêu. Cũng chẳng phải lâu la gì: tình yêu đó đã tới ngay sát cạnh Cố trang miền Sologne mà ở đó hình như đã khẳng định sẵn: tất cả những sự kiện ghi sâu vào ký ức của cả mộ thời son trẻ của nàng sẽ phải xảy ra tại đây.
Chính là bà Vêra, một cách vô thức đã làm cho nàng nảy ra ý muốn trở lại quê hương khi bà nói:
− Bây giờ ta sẽ nghỉ hè ở đâu đây trước khi cháu quyết định chọn cho mình một nghề nào đấy? Đợt nghỉ hè này bà thấy vô cùng cần thiết để cháu lấy lại thăng bằng trí óc sau một năm làm việc căn thẳng.
− Chỉ có một nơi duy nhất mà cháu có thể thật sự được nghỉ ngơi và suy nghĩ trong yên tĩnh được. Đó là Cố trang của chúng ta.
− Cháu thích trở về nơi đó lắm ư?
− Thế là đã tròn bốn năm Cố trang không thấy chúng ta! Chắc nó cho là bà cháu ta đã ruồng bỏ nó rồi và giận chúng ta lắm… Khi bà cháu ta trở về, chua chắc nó đã nhận ra! Cả vụ hè này bà cháu ta sẽ ở cùng với nó.
− Thế cháu không sợ buồn chán ư, lúc này cháu đã quen nhịp sống ở thủ đô? Cháu có muốn chúng ta mời một vài bạn gái của cháu về đây chơi như Béatrice chẳng hạn. Họ sẽ đem theo về không khí ồn ào náo nhiệt.
− Chẳng cần đâu bà ạ. Cố trang với cháu là quá đủ rồi! Cháu lại thấy chiếc đàn pianô chắc là phải lên lại dây cháu sẽ lại ôm theo giá vẽ và những bút vẽ của cháu. Từ ngày bà cháu ta lên Pari, cháu hoàn toàn chểnh mảng với âm nhạc và hội họa. Đó là một sai lầm lớn! Cháu sẽ lơi dụng đợt nghỉ xả hơi này để ôn lại tất cả. Đối với cháu, đây là đợt nghỉ tuyệt vời.
− Có thể cháu nói đúng.
Aâm thanh của chiếc đàn pianô không được chuẩn nhưng không quan trọng. Cái chính là phải chăng nó làm cho trang trại cổ hồi sinh? Ngay hôm sau ngày trở về, sau bữa ăn sáng, Nadia đi ra ngoài mang theo giá và dụng cụ vẽ. Nadia nói với bà ngoại:
− Thời tiết và ánh sáng lúc này thật là lý tưởng để vẽ một lùm cây. Cháu đi gặp lại những hàng cây thân thiết của cháu đây bà ạ! Chỉ có chúng mới cho cháu lấy lại hứng thú vẽ: khi đã phát họa một vài cây lá trên tấm toan cháu sẽ có cảm tưởng như chưa từng xa chúng cả.
Nửa giờ sau, ngồi trên ghế gấp, trước khung vẽ còn trinh nguyên đặt trên giá vẽ, nàng bắt đầu chọn màu trong tiếng hót líu lo của bầy chim rộn ràng mừng đón sự trỏ về của nàng. Dần dần hình khối của dạng cây bắt đầu hình thành và dường như chúng được sinh ra một lần nữa qua cây bút vẽ của nàng. Không khí nhẹ nhàng, Pari ở tít xa, thời gian và bạn hữu chẳng làm vương vấn: chỉ có thiên nhiên với dòng chảy êm đềm của cuộc sống. Bị nghệ thuật hội họa mà nàng cố làm cho sống lại từng nét từng nét một cuốn hút, nên Nadia không nhận thấy có một sự hiện diện lặng lẽ đang tới gần và cất tiếng ở phía sau:
− Tôi nghĩ là bức tranh này sẽ rất đẹp… Bị bất ngờ, nhà nghệ sĩ lặng đi một vài giây. Tiếng nói trong trẻo và náo nức; một giọng nói nghe thật dễ thương. Cuối cùng nàng quay đầu lại: chàng trai hé miệng cười là một bóng người cao mảnh, tóc nâu, trạc tuổi hai mươi lăm. Chàng mặc bờ lu dông vải và quần đi săn màu sáng hai ống quần nhét vào đôi ủng cao; một khẩu súng khoác lủng lẳng bên vai phải.
− Oâng đi săn ư? – Nadia ngạc nhiên hỏi – Tôi nghĩ là mùa săn chưa bắt đầu kia mà.
− Cô nói đúng. Còn thời gian này chỉ để diệt những con thú làm hại. Cô nên hiểu đó là những con vật hay tấn công vào các chỗ có trứng ấp hoặc con mồi nhỏ chưa đủ sức tự vệ, chạy trốn hoặc bay đi… Phải nói thật là tôi chỉ dạo chơi, nhưng nếu gặp may mà một chú chồn chẳng hạn xuất hiện thì xin thú thực tôi chẳng lưỡng lự chút nào! Về khoản con chồn ấy mà… − Thì chưa thấy mà lại thấy tôi phải không? Thật không may tí nào! Tôi đâu phải con mồi mà ông thích.
Chàng trai không đáp và tiếp tục mỉm cười. Một nụ cười như muốn bảo: “Biết đâu đấy!” Rồi chàng trai tự giới thiệu: “Marc Davault”.
Trong một khu rừng thưa, ở miền Sologne, Nadia đã làm quen như thế với con người mà sau này đã trở thành chồng của người đàn bà đã tới gặp nàng ba lần liền tại phòng chiêm lý. Thôi mỉm cười, chàng hỏi:
− Chưa từng bao giờ được hân hạnh gặp cô trong vùng này, liệu tôi có thể biết được là mình đang có vinh dự được nói chuyện với ai đây?
− Tôi là Nadia Derlon.
Tên họ của chàng trai như muốn nói với nàng điều gì:
− Có phải là các ông mới mua trang trại la Sablière, một dinh cơ sát cạnh chỗ chúng tôi không? Chiều hôm qua những người coi sóc Cố trang của chúng tôi đã nói vậy.
− Đúng là cha mẹ tôi đã về sống tại đó với ý định kiên quyết sẽ ở vĩnh viễn ở đó trong sự yên tĩnh. Mẹ tôi vốn sinh tại vùng này.
− Cũng như cha tôi vậy. Nhưng ông không còn nữa, cả mẹ tôi cũng thế. Tôi sống với bà ngoại Vêra.
− Tôi đã nghe người ta nói ở đây có hai phụ nữ, một còn rất trẻ và một đã nhiều tuổi là những chủ nhân của Cố trang này, nhưng đã lâu không thấy họ về.
− Chúng tôi mới về đây chiều hôm qua để nghỉ hè.
− Và cô đã không bỏ phí thời gian: ngay lậpp tức dành cho hội họa. Phải chăng đó là nghệ thuật chính mà cô say mê.
− Tôi còn yêu thích cả âm nhạc nữa và nói chung, tất cả những gì thiên vè cái đẹp. Còn ông, môn giải trí yêu thích nhất, phải chăn là săn bắn?
− Cũng chưa hẳn như vậy, nhưng còn biết làm gì khác ở cái xó xỉnh Sologne này?
− Cũng như tất cả mọi nơi, người ta có thể có nhiều công việc bận rộn mà không phải đi tìm giết thú vật. Tôi chúa ghét trò săn bắn và… những người đi săn!
− Thế là đã rõ! Vậy thì tôi đi nhé!
− Tôi không thích khi đang vẽ, lại có người đứng sau để nhìn xem vẽ như thế nào… Nhất là khi tôi mới chỉ là một nghệ sĩ tài tử tí hon và đã bốn năm ròng không cầm đến cây bút vẽ.
− Người ta không tin như vậy khi nhìn thấy những gì cô đã phác họa lên tấm toan… Tôi đi đây, nhưng rất mong một ngày nào đó chúng ta có thể gặp lại trong những đều kiện không đến nỗi quá bất lợi cho mỗi chúng ta hôm nay: Cô đứng trước giá vẽ, còn tôi, khẩu súng săn trong tay! Tôi sẽ không nói “chúc cô vẽ đẹp!” và cô sẽ không đáp “chúc đi săn gặp may!”. Lời chúc tụng không nên có bao giờ… Mong gặp lại, có thế chứ?
Nàng không trả lời và cũng không nhìn chàng bước đi. Nàng lại châm chú nhìn vào tấm toan đang vẽ dở coi như chưa hề bị quấy nhiễu. Nhưng dù ánh mắt của nàng hết đặt vào khung vải lại trông ra cảnh vật nàng đang muốn miêu tả và chú ý đến cả những màu đã pha trộn bôi thử trên tấm gỗ nhỏ, nàng cũng chẳng nhìn thấy gì, hay đúng hơn là chỉ thấy bóng dáng của chàng trai đang dần dần tái hiện trên tấm toan trùm lên những nét phác thảo cảng vật. Một khuân mặt tươi cười có cái gì như nhìn xoáy vào nàng với vẻ tò mà thích thú trong khi giọng nói trong trẻo cất lên ở phía sau:
“Tôi nghĩ là bức tranh sẽ rất đẹp”… Một điệu nhạc êm dịu chẳng khác gì chim hót.
Sau một lúc biết là chẳng làm được cái gì ra hồn nữa, nàng đứng lên, thu dụng cụ trở về Cố trang. Bà Vêra đón nàng, hỏi:
− Bức vẽ đã xong rồi cơ à?
− Chưa đâu, bà ạ nhưng cháu cảm thấy nó sẽ là bức vẽ đẹp nhất của cháu đấy.
− Bà chẳng lấy làm lạ… Mỗi lần mà người ta trở lại một môn nghệ thuật đã bị bỏ dở một thời gian, thường người ta làm tốt hơn. Không gì sánh bằng sự nghỉ ngơi thư giản. Tối qua, ngay với cây đàn pianô chưa được lên dây thật chuẩn, cháu chơi cũng rất hay.
Buổi tối, trong bữa ăn Nadia rất trầm lặng.
− Cháu suy nghĩ gì vậy? – Bà Vêra hỏi.
− Cháu không bao giờ tưởng tượng được là cuộc trở về Cố trang lần này lại gây cho cháu xúc động như vậy… Có thể bà sẽ cho cháu là ngốc nghếch, nhưng thật sự cháu không muốn rời xa nó nữa đâu. Bà sẽ không giận nếu cháu đi ngủ ngay bây giờ chứ? Không khí Sologne làm cháu như kiệt sức.
− Cái đó cũng là tất nhiên thôi cháu ạ.
Vào phòng riêng, đóng cửa lại, Nadia gặp tại khu rừng thưa, ở đó, không thể nào lầm lẫn được trong cỗ bài của nàng. Nhưng anh chàng không phải chỉ có một mình. Nàng còn thấy có hai người đàn bá nối tiếp nhau, một hầu như ở ngay hàng đầu, còn người kia ở hàng dưới: con ĐầmT rép và con Đầm Pic. Còn nàng, Nadia, xuất hiện mãi tận dưới cùng cỗ bài! Điều này muốn nói lên cái gì đây?
Ngay từ phút đầu tiên lúc nàng ngoảnh lại và trông thấy chàng, một đều kỳ lạ đã xảy ra: ngay lập tức nàng thấy thích anh chàng, thích tới mức mà một vài tiếng đồng hồ sau nàng phải tự hỏi: nàng đã yêu rồi ư?… Và nếu thật như thế, nàng sẽ làm tất cả để giúp chàng gạt bỏ được hai kẻ tình địch kia. Theo quẻ bói, kẻ thứ nhất, con Đầm T rép ra đi khá sớm khỏi cuộc đời chàng, có thể do mưu mô của kẻ thứ hai, con Đầm Pic? Từ một lúc nào đó, nàng không thấy Đầm T rép trong cỗ bài: hệt như nó tan biến đi trong...

<< 1 ... 3 4 5 6 7 ... 17 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Hotgirls Siêu Quậy – Ma Nữ Tái Sinh Full (Phần 2) Hotgirls Siêu Quậy – Ma Nữ Tái Sinh Full (Phần 2)
Tiếng Cười Trong Đêm Khuya Tiếng Cười Trong Đêm Khuya
Hồn Ma Trong Biệt Thự Hồn Ma Trong Biệt Thự
Ma Nhập Vì Cầu Cơ Ma Nhập Vì Cầu Cơ
Giết Người Lấy Sọ Giết Người Lấy Sọ

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status