* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Truyện Ma Bàn Tay Định Mệnh

bố và bà mẹ của người đã khuất. Nếu bất ngờ đụng phải thì cô trốn chạy, không biết phải nói gì với họ cả.
Trong trái tim thiếu nữ của cô, mặc dù tất cả những gì bà ngoại đã cố gắng nói cho cô hiểu là tai nạn đó xảy ra là do định mệnh khắc nghiệt, nhưng cô vẫn thấy chính mình và duy nhất chỉ có mình là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra. Nếu cô không tỏ ý muốn có những bông sen đó thì không bao giờ cậu thiếu niên lại mạo hiểm trèo lên chiếc thuyền cũ đã bị cấm sử dụng nhưng tại sao người ta lại không hủy ngay chiếc thuyền đáng bị nguyền rủa đó đi? Những người lớn tất là những đàn anh, đàn chị, cả họ nữa cũng là những thủ phạm vì đã sơ suất. Cảm giác hối hận nặng nề và sâu sắc đã dày vò Nadia, làm cô không sao chợp mắt được trọn đêm: mười lần, một trăm lần cảnh tượng đó cứ hiện ra trước mắt làm cô xúc động mãnh liệt, đến nỗi tối nào bà Vêra cũng thấy cô nước mắt chan hoà.
Năm, tháng lặng lẽ trôi qua. Không còn bạn chơi, Nadia một mình lủi thủi lần bước hàng tiếng đồng hồ dọc theo bìa rừng già hoặc khu rừng nhỏ liền kề vói đồng ruộng. Một trong những buổi tối đó, cũng như tất cả những ngày
sau bữa ăn chiều, nàng ngồi trước lò sưởi lớn, hết nhìn những lưỡi trong lò lại nhìn bà Vêra – bà đã bỏ công việc dệt thảm cố hữu – đang bày những quân của cỗ bài tây để làm một quẻ bói, nàng nói bằng một giọng nghiêm trang không còn là giọng của một cô bé mà là một người con gái đã trưởng thành.
− Có một chuyện bà ạ, cháu chưa bao giờ nói với bà vì cháu không chắc là có đúng không… Nhưng bây giờ sau khi cháu đã có một thời gian nghiền ngẫm, cháu biết là mình đã không lầm. Cái đêm mà bà thấy cháu khóc ròng ấy, ít ngày trước cái chết của Jacques, trái với bà đã tưởng, cháu không ngủ. Cháu thức rõ ràng và cháu nhìn thấy thi thể của Jacques bập bềnh trôi trên mặt nước nhưng cháu không dám nói vì sợ bà kinh hãi, và cũng có thể cháu sợ rằng bà nghĩ là cháu điên rồ. Điều đáng sợ là không phải cháu trông thấy hình ảnh trong một cơn ác mộng mà là lúc mắt cháu đang mở to.
− Chúng ta đừng nói đến tất cả những cái đó nữa. Hãy cố gắng quên đi cháu ạ.
− Nhưng thật khủng khiếp đối với cháu vì cháu đã nhìn thấy cái đó trước khi nó xảy ra.
− Cái này chỉ đơn giản là có thể cháu có một năng khiếu đặc biệt mà người khác không có. Dù sao thì cũng không có gì nghiêm trọng cả và biết đâu cái đó có thể giúp ít cho cháu sau này. Biết trước sự việc, có thể giúp ta tránh nó, không để cho nó xảy ra… Tóm lại, cũng như tất cả những người rất nhạy cảm, cháu tưởng tượng quá nhiều đấy. Phải cảnh giác với nó! Bà không có cái đó vì vậy, bà phải dùng đến những quân bài. Còn bây giờ cháu phải đi ngủ thôi. Đừng quên ngày mai là chủ nhật, chúng ta phải dậy sớm để đi nhà thờ.
Còn lại một mình, bà Vêra thấy thật sự lo ngại: phải chăng cô cháu gái của bà được thừa hưởng cái khả năng thấu thị mà người mẹ sinh ra bà đã có ngày xưa? Bà mẹ tuyệt vời người Slave ấy tên là Natacha cứ ỗi tối lại tới gần chiếc giường trẻ em trong căn nhà ấm cúng của gia đình ở Kiev để kể cho cô cháu nghe những câu chuyện lạ kỳ cốt để ru cho cháu ngủ. Bà Natacha có năng khiếu bẩm sinh về tài tiên tri mà cả vùng đều biết tiếng. Những người dân từ những nơi rất xa cũng tìm đến nhờ bà xem và rất kính trọng bà vì bà giúp đỡ mọi người không phải vì tiền bạc. Chính tấm lòng nhân ái đã chỉ đạo hành vi của bà. Bà đã tiên đoán được biết bao sự kiện. Và đặc biệt là tới một ngày, cũng chưa xa lắm, có những thay đổi nghiêm trọng xảy ra trên đất nước Đại – Nga: Những sự kiện mà nhiều người không ngờ nhưng đã ập tới… Và nếu cái năng khiếu bí ẩn đó được truyền cho Nadia sau khi đã bỏ qua hai thế hệ: bà và con gái bà, mẹ của Nadia đã chết lúc lâm bồn? Khả năng thấu thị rất có thể, trong một số gia đình, là một tính cách duy truyền lắm chứ! Nếu những gì mà Nadia vừa tâm sự với bà là sự thật – và thật ra cũng chẳng có ký do gì để nghi ngờ – thì cháu gái của bà, đúng vậy, cả con bé này đã sở hữu một năng khiếu mà không một phạm vi ảnh hưởng nào, không một sức mạnh nào của nhân loại có thể chống lại. Cần phải chấp nhận đồng thời phải hết sức tránh không cho con bé biết là nó có năng khiếu đó. Nó chưa biết tác hại rất lớn và nguy hiểm đến mức nào khi nhìn trước được tương lại. Muốn vậy thì chỉ có một cánh: cười cợt coi thường những ảo ảnh mà nó đã thấy. Nếu cần thì làm như chế nhạo nó. Chỉ có như thế mới làm cho nó đừng quá xúc động và cuối cùng là nó sẽ không chú ý tới, không cho là quan trọng nữa. Đó là lập luận sai lầm của người bà. Nhất là bà đã hiểu không đúng về Nadia.
Bà Vêra quyết định không bao giờ đem cỗ bài ra bói nữa mặc dù nó vẫn nằm lù lù trên chiếc bàn tròn. Những quân bài cũng chẳng mách bảo bà được đều gì nhưng nó lại tiếp tục khiêu gợi tính hiếu kỳ của cô bé khi nhìn thấy. Cần phải gạt bỏ ra ngoài cái tầm hiểu biết còn non trẻ của cô bé tất cả những gì thuộc về lĩnh vực thấu thị! Lập tức bà xếp những quân bài lại, giấu vào một trong những ngăn kéo bàn viết, dưới một chồng giấy tờ với ý định là sẽ không bao giờ lôi nó ra khỏi chỗ đó nữa. Các buổi tối, bà lại quay lại công việc cũ là tiếp tục dệt thảm.
Nadia vẫn lớn lên và có thể lấy ại được niềm hạnh phúc không có mây che nếu bà không đặt nàng, đã hai năm nay dưới sự dạy dỗ của một cô giáo già, cô giáo Bạch mà nàng không thấy mến yêu; nhưng bà Vêra chỉ còn có nàng trên cỏi đời này nên không nỡ đưa nàng đến một trường lưu trú, để phải xa cách cô cháu ngây thơ, lẽ sống duy nhất của bà.
Với vẻ bề ngoài nghiêm khắc cô giáo Bạch không phải là một phụ nữ xấu. Rất mau chóng, cô đã tỏ ra là một nhà giáo dục suất sắc. Nhờ có cô mà Nadia tiến bộ vững vàng. Ba năm trời đủ để biến cải một cô gái nhỏ: mười bốn tuổi thành một thiếu nữ mà tri thức về văn hoá và kể về nghệ thuật đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng ngoài bà Vêra và cô giáo Bạch ra thì nàng chỉ được tiếp xúc với rất ít người trong Cố trang.
Tình trạng nửa cô đơn đó cũng chẳng đè nặng lên nàng lắm. Bởi vì nàng đã biết cách loại trừ nó. Ngoài những giờ học kiến thức văn hóa xen với giờ học nhạc và học vẽ, Nadia rất thích chơi Pianô đặc biệt là chơi những tác phẩm của Chopin. Còn về hội họa, một trong những niềm vui của nàng là đi, cùng với giá vẽ và hộp màu, tới những vùng thôn giã bao quanh lâu đài để vẽ cảnh vật thiên nhiên. Trong tiếng hót líu lo của các loài chim, nàng vẽ một bức tranh phong cảnh và nàng gọi là bức tranh “ngẫu hứng”. Đặc biệt yêu thích cảnh quan vùng Sologne mà nàng cho là nó thuộc về mình, khi cầm lấy bút vẽ nàng cảm thấy một vái gì đó êm dịu nhẹ nhàng làm tâm trí nàng bay bổng. Nàng chỉ còn nghĩ đến tác phẩm bắt đầu sự sống với màu sắc trên khung vải. Lúc ấy nàng quên đi tất cả Cố trang, cô giáo Bạch và cả bà Vêra. Cứ như thế mà dần dần, con người thật, một tâm hồn hoang dại, mộng mơ phát triển và tự khẳng định. Khi tở về lâu đài, nàng lên thẳng buồn riêng, nhìn một lần cuối khung vải đã vẽ xong hoặc còn bỏ dở, cất nó vào tấm màng che hốc tường trong bóng tối cùng với những tấm đã vẽ trước. Và mỗi lần bà Vêra hỏi:
− Tại sao không cho bà xem những bức họa của cháu? Thì nàng trả lời lần nào cũng vậy:
− Vì cháu thấy xấu hổ! Chúng chẳng có giá trị gì… Không phải là cháu vẽ cho mọi người xem mà chỉ để cho một mình cháu thôi. Cháu không được cái quyền là có những bí mật nhỏ cho riêng mình sao.
− Hãy cẩn thận đấy, cháu yêu ạ! Cứ xử sự như thế ở vào cái tuổi cháu bây giờ thì về sau cháu sẽ trở thành… Một khuyết điểm xấu, đó là thói vị kỷ! Không nên vùi sâu tất cả những điều bí mật trong trái tim mình… Có những nỗi buồn nếu chỉ một mình mình biết, một mình mình hay thì không ổn, tốt hơn hết là hãy trúc bầu tâm sự với một người bạn chí cốt hoặc với bà ngoại thân yêu của cháu đây chẳng hạn thì nỗi buồn sẽ vợi đi.
Nadia im lặng.
− Tiện đây, bà hỏi cháu, dường như trong khoảng ba năm nay cháu không còn thấy những ảo ảnh khủng khiếp đó nữa phải không?
− Hội họa đúng là một phương thuốc màu nhiệm đối với cháu bàạ. Mỗi lần thấy ảo ảnh mà cháu căm ghét xuất hiện, cháu lại vội vàng lấy những bức vẽ ra xem lại với cảm tưởng là đang ngắm nghía một cái gì thất đối với cháu. Việc làm này đã làm tan biến đi những ảo ảnh chỉ có thể là những hình ảnh sai lầm. Đúng là bà có lý: cháu đã tưởng tượng thái quá… Cách tốt nhất phải chăng là thay thế ngay tức khắc sự mộng mơ bằng nhìn thấy cái gì thực sự tồn tại?
Lời bộc bạch của Nadia chỉ làm cho bà Vêra yên tâm một phần vì nó chỉ ra bằng khả năng thấu thị vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù nàng có thiện ý rõ ràng là muốn thoát khỏi nó.
− Nhưng cháu thích vẽ gì hơn cả: hoa quả, cây cối, những bức rào?
− Tất cả những gì thuộc về thiên nhiên đều đáng vẽ, cháu đều thích cả bà ạ.
Nàng không dám thú nhận với bà là có một phong cảnh duy nhất mà nàng không bao giờ đặt bút vẽ, đó là khung cảnh mà trong đó có hồ ao. Nàng trốn chạy những dòng suối, những con sông hình như đối với nàng chúng có thể mang lại sự chết chóc.
Một buổi trưa, vừa lúc xong bài học tiếng Anh, cô giáo Bạch, vốn rất tiết kiệm lời khen tặng, bảo nàng:
− Nadia thân mến, cô rất hài lòng. Em phát âm rất chuẩn. Cũng vì vậy cô muốn là mùa xuân sau sẽ gửi em sang Anh ở đó một vài tháng trong một gia đình chỉ nói toàn tiếng Anh. Khi trở về, em sẽ nói tiến Anh như một người Anh chính cống, cô phải nói dự kiến này với bà em mới được.
− Chả cần vội vã thế đâu, thưa cô. Em chẳng thích ra nước ngoài một tý nào. Em thấy ở đây thật thoải mái… Nếu em có quyền quyết định thì không bao giờ em rời khỏi quê hương Sologne của em.
− Thôi thì cái đó để sau sẽ hay. Còn bây giờ cô sẽ phải vắng mặt khoảng một tiếng đồng hồ. Nhất thiết cô phải đi đến bưu điện xã gửi một lá thư trước giờ họ mở hộp thư.Chị gái của cô đang chờ tin của cô đấy.
− Cô có chị gái à? Sao chẳng bao giờ thấy cô nói cả.
− Cố đã nói với em từ hôm mới tới đây. Nếu như không mấy khi nói tới nữa là vì cô nghĩ cái đó đối với em cũng chả có gì đáng quan tâm.
− Bà ấy cũng dạy học như cô chứ?
− Ồ không! Chị ấy không thể dạy học cũng như không thể làm một cái gì khác… Chị ấy bị bại liệt từ nhỏ và hiện đang sống trong một học viện chuyên khoa cách xa đây.
Đó là một khám phá mới của Nadia. Như vậy là cũng có những người như cô giáo Bạch đây chẳng hạn có nỗi bất hạnh trong gia đình mà không bao giờ nói ra. Có những người, như nàng, Nadia, cũng có những điều bí mật của riêng mình.
− Cô còn có những người thân nào khác nữa không?
− Cô chỉ có mình chị ấy. Cũng vì phải chu cấp cho chị mà cô bắt buộc phải làm phải làm việc nhiều.
− Cô có muốn em đi cùng cô vào làng không?
− Chả cần, em Nadia của cô ạ. Em thật dễ thương khi đưa ra ý kiến đó nhưng cô biết là em sẽ vất vả đấy. Em ở nhà tập nhạc đi. Đến hàng tuần nay rồi em không đụng đến pianô và em biết rất rõ là bà em thích nghe em đàn. Em có biết hôm qua bà em nói với cô như thế nào không? “Mỗi lần nghe vang lên tiếng pianô của Nadia tôi lại có cảm tưởng là tất cả Cố trang cất lên tiếng hát”.
− Bà em đã nói thế hả cô? Thế thì em sẽ làm cho bà vui thích ngay đây… Nhưng, về cái hư đó, cô không để lại được đến ngày mai ư? Thời tiết đang thay đổi: em sợ trời sắp có cơn giông.
− Chân cô còn kỏe, cô sẽ quay về trước khi bão tới… Và lại, đôi khi cô cũng không thấy sợ mưa gió lắm.
− Còn em thì em chỉ thích cái mùa đất ẩm bốc lên khi mưa gió đả chấm dứt. Nhưng, cô đi mau lên thôi!
− Hẹn sau một tiếng nhé!
Qua cửa sổ phòng khách Nadia trầm ngâm nhìn cô bước đi mỗi lúc một xa. Thấy cô giáo già một mình ra đi như vậy, nàng thấy vô cùng bứt rứt. Nàng cũng không hiểu tại sao nữa: đây là lần đầu tiên nàng cảm thấy băn khoăn lo lắng cho người mà nàng không yêu thích. Có thể là qua những trao đổi vừa rồi, nàng đã khám phá ra là cô giáo già nghiêm nghị và khô khan đó, cũng là một con người đã biết giấu đi nỗi đau khổ riêng tư? Hay là vì nàng biết ơn cô về những lời khen tặng sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh? Tuyệt đối không phải vậy: Nadia không thích những lời khen. Có cái gì khác đang làm cho lòng nàng nặng thắt: nàng thực sự lo lắng khi thấy cô một mình ra đi và tự nhủ thầm là bất cứ tai nạn nào cũng có thể xảy đến với cô. Ngày hôm kia, nàng lại chẳng thấy một ảo ảnh đó sao? Nàng trông thấy rõ cô giáo Bạch nằm bất động, gương mặt như làm bằng sáp. Và nàng nhìn thấy cái đó, không phải là trong giấc ngủ! Ngay lúc ấy – thật là khủng khiếp mà thú nhận – nàng lại thấy hầu như thích thú: thế là đã nhổ bỏ được cái gai trước mắt! Nhưng lúc này đây khi cô giáo đã ra đi, Nadia lại thấy cô vô cùng sợ hãi. Tất nhiên là bí mật này nàng không hề hé môi với bà Vêra, càng không nói gì với cô giáo. Để quên đi cái ảo ảnh đáng sợ đó, nàng nhanh nhẹn chạy đến chỗ để pianô và lẫn trốn trong một điệu valse của Chopin đồng thời tìm cách át đi tiếng rơi hung hãn của những giọt mưa to lớn của trận bảo đang bắt đầu. Nàng cũng hiểu là âm nhạc sẽ làm cho quên đi tất cả.
Không phải chỉ là một tiếng đồng hồ đã trôi qua từ lúc cô giáo Bạch ra đi mà là đã ba tiếng rồi vẫn chưa thấy cô về. Trận bão đã chấm dứt để lại cảnh vật ướt sũng. Đêm ập xuống mang đến bao đều lo lắng băn khoăn. Theo yêu cầu của bà Vêra, “cha” Levasseur phải đi tìm bằng được cô giáo. Như thường lệ trong các buổi tối quanh lò sưởi, Nadia ngồi co ro lọt thỏm trong chiếc ghế bành có trải nệm mà nàng yêu thích. Tối nay nàng im lặng. Đôi mắt lơ đãng như đang nhìn vào khoảng hư vô. Chẳng còn gì để khám phá sự việc xảy ra lúc này đã được thấy trước bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Nàng biết chắc chắn là cô giáo Bạch đã chết rồi nhưng không dám nói với bà ngoại.
Sau một tiếng đồng hồ, người tá điền trở về, có người giúp việc đi theo, báo là đã tìm thấy thi thể của cô giáo bị sét đánh ở đầu con đường đi về phía lâu đài dưới một cây bách hương, chắc là cô đã núp ở đó để tránh mưa. Nghe lời xét nhận đều mình đã nhìn thấy, Nadia bật khóc: những giọt nước mắt thầm lặng.
− Cháu yêu cô ấy đến thế kia à? Bà Vêra hỏi.
Không có lời đáp: cô gái nhỏ đã lên phòng riêng đóng kín cửa lại. Nói với bà làm gì cái việc mà lúc này nàng có chứng cứ không thể chối cãi được là có khả năng biết trước những biến cố sẽ xảy ra mà những người khác không linh cảm đuợc. Phát hiện này đã làm nàng kinh hoàng sửng sốt.
Ở Cố trang chẳng ai còn nhắc tới cô giáo Bạch đã mất cũng như chẳng ai đả động tới người cha nàng và anh bạn Jacques nữa. Nadia không ra khỏi nhà. Nàng chẳng còn thích thú vẽ những lùm cây ngoạn mục trong mục cũng như ngồi trước hàng phím đàn pianô. Nàng khước từ cả việc đi vào trong làng để khỏi phài đi qua gốc cây đổ vì sét đánh. Cũng như cái ao sen, chỗ gốc cây đổ đối với nàng đã trở thành một nơi quái đản. Chỗ ẩn trốn của nàng cũng chẳng còn phải là buồng riêng mà là trên tầng gác nhỏ sát mái mà nàng ở đó suốt ngày nọ sang ngày kia.
Một buổi tối bà Vêra hỏi nàng:
− Nhưng cháu làm gì ở trên đó mới được chứ?
− Cháu tiếp tục học bà ạ. Bà không biết là ở trên gác ấy có chồng sách đầy bụi bám nhưng thật hấp dẫn ư?
− Bà biết, nhưng thú thật với cháu là chẳng bao giờ bà mở ra xem cả. Nhược điểm lớn nhất trong đời bà là không ham mê đọc sách: bà chỉ thích kim chỉ giá may.
− Những tấm thảm bất tận của bà! Và cả những quẻ bói của bà nữa chứ? Nhưng có lẽ cũng đã lâu rồi, cháu không thấy bà sử dụng cỗ bài.
− Những quẻ bói bài ấy chẳng đi đến đâu cả! Có thể là bà không có năng khiếu… và nếu có thông thạo đi chăng nữa thì những quẻ bói cũng chẳng có nghĩa gì! Người ta không thể bắt những quân bài nói lên bất cứ cái gì người ta muốn.
− Bà cho là thế ư?
Nếu bà Vêra nảy ra ý định tìm lại cỗ bài mà bà đã giấu ở đáy ngăn kéo thì bà sẽ chẳng bao giờ thấy nữa. Đã mấy tuần nay, Nadia chiếm giữ và giấu kỹ vào một chỗ khác, ter6n tầng gác hẹp, sau những cuốn sách đầy sức quyến rũ mê hoặc, trong số đó có một cuốn dạy cách rút tỉa các quân bài và làm cho chúng nói lên những đều bí ẩn. Cỗ bài đã giúp nàng thực hành những trường hợp nêu ra trong cuốn sách và nhất là – đối với nàng phải chăng là quan trọng hơn cả – dần dần nàng khám phá ra sự tương quan giữa những quân bài và khả năng thấu thị bí ẩn mà nàng đang có. Những hình ảnh báo trước về những sự kiện trong cuộc sống đời thường này hầu như xảy ra thường xuyên hàng ngày, khá bình thường, chẳng có chút gì là bi tráng nhưng rồi trong thực tế đã diễn ra y như nàng đã thấy trước. Hiện tượng này đã giúp nàng kiểm tra được tính chân thật của những ảo ảnh nối tiếp trong trí óc của nàng. Một công việc kỳ lạ đòi hỏi tính kiên trì đã lôi cuốn nàng, làm nàng say mê. Những cuốn sách khác chuyên về lĩnh vực khoa học huyền bí đã mang đến cho nàng rất nhiều khám phá mới. Tầng gác sát mái mà nàng không thể rời xa được đã trở thành bối cảnh trong đó nàng đã sống một cách vô cùng phong phú.
Một buổi trưa bà Vêra bất chợt gặp nàng ở nơi ẩn trú, bà vui vẻ nói:
− Với những mạng nhện chằng chịt như thế này người ta dễ tưởng đây là lãnh địa của một đạo sĩ luyện đan hoặc phù thủy Merlin. ( Và thấy cỗ bài rải ra trên sàn): Nhưng đây là cỗ bài của bà, cháu đã lấy lúc nào vậy? Thế ra bây giờ cháu cũng quan tâm đến những quân bài?
− Không phải cho cháu đâu… mà qua chúng, cháu có thể biết những gì về người khác.
− Và cháu đã dũng cảm đọc hết những cuốn sách vớ vẩn này mà hồi ở tuổi cháu bà thấy chán phè? Cháu biết đấy, cháu yêu ạ, không phải là bất cứ thứ gì được in ra là mang tâm lý của Kinh Thánh! Đi sâu vào cái mớ lộn xộn này cháu thấy thế nào?
− Rất hay bà ạ.
− Cháu làm cho bà càng ngày càng nhớ tới bà cụ đã sinh ra bà… Tất cả cái đó đều rất hay nhưng dù sao thì cháu cũng phải tiếp tục học, trước hết là qua trung học. Rồi sau đó sẽ tính tiếp.
− Tất cả đã được định trước rồi bà thân yêu ạ. Bà chẳng cần lo lắng gì cả: cháu biết rõ sau này cháu làm gì… Cháu sẽ tiên đoán tương lai cho mọi người.
− Nhà nữ tiên tri ư?
− Bà muốn gọi là gì cũng được nhưng chắc chắn cháu sẽ thành đạt.
− Nhưng cháu không có ý định coi đó là nghề nghiệp suốt đời...

<< 2 3 4 5 6 ... 17 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Hotgirls Siêu Quậy – Ma Nữ Tái Sinh Full (Phần 2) Hotgirls Siêu Quậy – Ma Nữ Tái Sinh Full (Phần 2)
Tiếng Cười Trong Đêm Khuya Tiếng Cười Trong Đêm Khuya
Hồn Ma Trong Biệt Thự Hồn Ma Trong Biệt Thự
Ma Nhập Vì Cầu Cơ Ma Nhập Vì Cầu Cơ
Giết Người Lấy Sọ Giết Người Lấy Sọ

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status