nước chực trào ra nhìn vào phía trong. Tự tưởng tượng ra các cô các chú xúm xít quanh mẹ đay nghiến tranh dành ngôi nhà mặc dù trên đầu những thân thiết của Trinh là bàn thờ bố. Không chịu nổi thêm Trinh nhảy lên chiếc xe đạp nữ ọp ẹp phóng vọt đi trong cái nắng chang chang. Trinh muốn đạp ra biển ngồi để mặc mọi người nhưng Trinh ghét biển ghét những con sóng ngọn gió nên đổi hướng đạp về nghĩa trang nơi bố và Chích chòe nằm sâu dưới lòng đất mát rượi. Dốc sạch túi Trinh mua một bó hương nhỏ một bao diêm rồi dắt chiếc xe dọc theo con đường mòn tiến sâu vào nghĩa trang. Áo trinh ướt đẫm mồ hôi bởi ánh nắng như lửa đốt nhưng Trinh vẫn cảm nhận được không khí lạnh lẽo cô quạnh từ những nấm mồ trắng toát dọc hai bên đường phả ra.
Mộ chích chòe chỉ là cái ụn đất đắp nhô cao phía sâu bên trong nơi có
hàng cây phi lao tỏa bóng râm xuống che cho em Trinh khỏi cái nắng. Trinh sụt sùi thắp vài nén nhang cắm lên mộ em và mấy ngôi mộ xung quanh, quỳ xuống bên mộ em Trinh nức nở, Trinh thương em quá, “giá mà em còn sống giờ này chắc gia đình mình vui vẻ lắm em biêt không chích chòe của chị, nếu chị không lơ đãng trông em hẳn giờ em đã có bao nhiêu bạn bè ở mái ngói sân trường, giá như…” Trinh không nói được nữa chỉ còn tiếng nấc cụt thoát ra liên tục từ cái miệng mếu máo và đôi mắt dàn dụa. Vái lậy mộ em Trinh bước thật nhanh khỏi chỗ em nằm, bước chân bắt đầu xiêu vẹo bởi đói, mệt, xúc động tìm đến nơi người bố thân yêu nằm yên dưới ba tấc đất.
Cái ụn đất nơi bố nằm hiện ra trước mắt khiến Trinh bình tâm lại, quẹt tay lau thật sạch những giọt nước mắt, hít thở thật sâu để những cơn nấc kìm lại. Trinh muốn bố thấy mình thật vững vàng rắn rỏi, để bố thấy bố không uổng công dạy dỗ tin tưởng vào Trinh những ngày bố còn sống. Thắp những nén nhang trong khi mồ hôi tua túa rơi lên mộ bố, Trinh nâng niu từng nén cắm lên mộ. Quỳ trước bố với đôi mắt ánh lên niềm vui Trinh thầm khấn “Bố ơi! Con đã vào được trường chuyên rồi! Con đã không phụ lòng tin của bố bố ạ! Con sẽ cho bố xem điểm của con bây giờ bố nhé”, lấy tờ giấy ôly trắng được gấp nếp cẩn thận mở ra, điểm từng môn đã được Trinh nắn nót ghi vào khi xem điểm hiện ra. Cẩn thận nhìn lại một lần nữa Trinh đưa đôi bàn tay nhớp nháp mồ hôi vuốt cho thật phẳng rồi lấy bao diêm ra. Cúi đầu vài một lần nữa Trinh quẹt que diêm, mùi diêm sinh xộc lên mũi và ánh lửa đỏ hiện lên trong cái nắng hè chói chang, nhẹ nhàng đưa tờ giấy vào ngọn lửa Trinh chợt nhớ đến câu chuyện “Cô bé bán diêm” năm nào vẫn đọc cho chích chòe và Trinh như thấy bố đang mỉm cười với mình khi xem điểm thi, đôi mắt sáng ngời và nụ cười hạnh phúc nở trên gương mặt xương xẩu như hiện ra trước mặt Trinh trong ánh lửa của que diêm. Trinh nhìn bố thầm nói “Bố ơi! Con sẽ không chịu lấy chồng sớm! Con sẽ học để vào học đại học! Con sẽ cho bố xem nhiều thứ nữa qua những que diêm con bật! Bố hãy chờ bố nhé! Con sẽ không từ bỏ đâu”.
Rời khỏi nghĩa trang với khuôn mặt đỏ gay vì nắng nhưng Trinh chẳng màng đến, Trinh quyết phải cho bố thêm nhiều niềm vui nữa dù bố đã nằm sâu dưới lòng đất lạnh.
- Chúng mày chọn đi! Hoặc là theo tao ở cùng với chú Tuấn(bồ của mẹ) hoặc là ở lại cái nhà này mà chờ ngày lấy chồng. Mà tao báo trước chúng mày chọn ở lại thì đừng bao giờ tìm đến tao.
Tiếng mẹ Trinh lạnh tanh nhưng rành rọt từng từ làm không khí căn nhà sau bữa tối trở nên ngột ngạt dù gió biển vẫn lồng lộng thổi vào. Ngọc cắn môi đắn đo nhìn sang như trông chờ vào quyết định của chị. Lẽ ra Ngọc chẳng phải đắn đo thế này đâu, nó sẽ hét ngay vào mặt mẹ không chút lưỡng lự nào là nó không đời nào đi theo mẹ cả, có đánh chết cũng thế thôi. Chỉ bởi vì Trinh đã kể cho em gái mình về cái buổi trưa nay khi những người ruột thịt của hai chị em tranh dành nhau ngôi nhà và sẽ đẩy những đứa cháu mình đi lấy chồng như bán mớ rau con cá, Thế nên Trinh chỉ nhìn lại em ra dấu cho nó im lặng rồi quay sang nhìn mẹ:
- Mẹ định lấy chú ấy khi còn chưa mãn tang bố sao?
Mẹ Trinh nhìn sang ánh mắt có chút gì bối rối:
- Không! Tao không lấy thêm chồng nữa đâu mà chúng mày lo! Đời tao một chồng đã đủ khốn khổ rồi!
- Nếu chúng con theo mẹ thì sẽ như nào! Mẹ tính sao với hai đứa chúng con
Giọng Trinh chua chát mặc cả với mẹ ruột mình
- Chúng mày yên tâm! Nhà chú Tuấn cũng chỉ có mình chú ấy! Hòan cảnh không đến nỗi nào, chúng mày vẫn được học hành đầy đủ, có phòng riêng.
Ngưng lại một lúc mẹ Trinh đe nẹt:
- Nhưng chúng mày đừng nghĩ là lên đấy để ăn và chơi, hàng ngày còn phải ra cửa hàng ăn mà phụ giúp bán hàng và bưng bê. Đừng nghĩ là tao nuôi không chúng mày, ai cũng phải làm hết.
Trinh im lặng không hỏi gì thêm nữa, cái đầu óc hẵng còn non nớt của Trinh bắt đầu tính tóan. “Mình không thể ở lại đây chờ lấy chồng được! Mình còn phải học, Ngọc cũng thế! Đời nào các bà cô ông chú chịu nuôi không công hai đứa chờ đến ngày 2 chị em học hành nên người. Họ chỉ chực tống mình và em ra khỏi cai nhà này càng sớm càng tốt. Mình sẽ không bao giờ phải nhìn thấy biển nữa, mình sẽ được học tốt hơn, mình sẽ vào đại học”. Nhìn lên bàn thờ bố Trinh cắn răng dưa ra quyết định của mình:
- Vậy thì chúng con theo mẹ! Chỉ cần mẹ vẫn đảm bảo cho chúng con học tập đầy đủ việc gì chúng con sẽ nghe theo mẹ
Mẹ Trinh hơi ngỡ ngàng trước quyết định đấy, bà không nghĩ là 2 đứa lại chịu theo bà, đời nào chúng nó chịu tiếng là bỏ bố theo người mẹ như thế. Nhưng giây phút ngỡ ngàng trên gương mặt đẹp mặn mà của đàn bà hồi xuân cũng qua đi. Mẹ Trinh đằng hắng 1 tiếng để lấy lại giọng:
- Được! Nếu chúng mày đã quyết định thế thì giỗ đầu bố mày xong cả nhà dọn đi! Trả lại mấy bức tường để các chú các cô chúng mày đục ra chia nhau.
Cái giọng mỉa mai của mẹ làm Trinh chua chát, người ta vẫn có câu “sểnh cha còn chú” vậy mà 2 chị em bây giờ phải đi tìm sự sống nơi khác để những gì còn sót lại của bố cho những người em ruột bố xâu xé. Trinh hận, hận lắm nhưng biết làm sao khi Trinh còn chưa lo nổi cho cái thân mình ăn học huống chi còn cho đứa e gái duy nhất của mình.
Giỗ đầu bố! Khách đến lưa thưa, chẳng phải vì bố sống không biết trước sau trên dưới, mà vì họ sợ những anh chị em của bố, sợ khi từng người bóng gió nhắc khéo rằng trước bố cho vay cái này, giúp cái kia, giờ sao chưa thấy đánh tiếng trả. Những ai không nợ nần gì bố thì cũng ái ngại bởi cái cảnh cả nhà xúm vào xâu xé bắt nạt ba mẹ con Trinh và họ biết những đồng tiền phúng cũng chẳng bao giờ đến tay được 2 đứa mà sẽ lại vào túi những kẻ hằm hè cắn xé nhau để tranh dành nó.
Không khí ảm đạm thưa thớt chẳng ảnh hường gì đến cái mâm trên của các bậc chú bác trong họ đang ngồi dưới bàn thờ bố mà hăng say cười nói đánh chén. Tiếng cụng li, tiếng nhai xương rau ráu, tiếng bàn tán rôm rả làm Trinh không dám nghĩ đây là giỗ bố chỉ biết câm lặng dưới bếp nuốt nước mắt vào trong chờ đợi những câu gọi gần như ra lệnh để bưng bê dọn dẹp. Dường như cái tin Trinh và Ngọc sẽ theo mẹ đã khiến buổi giỗ thành bữa tiệc mừng thì đúng hơn, những người khách cũng ái ngại mà xin phép ra về trước sau khi ăn uống qua loa. Hai chị em Trinh dọn dẹp mấy mâm tít phía ngòai sân mà vẫn nghe rõ mồn một từng câu:
- Cái phần vốn anh cả đóng vào thuyền thì tính thế nào nhỉ? Hay hai đứa mày lấn phần đấy cho chồng xuống tàu đi biển cùng mà chia chác. Chỉ cần đưa anh 1/3 số vốn góp bằng tiền mặt là được
2 bà cô ruột Trinh nhao nhao lên:
- Anh khôn vừa thôi! Nhà anh đã lấy rồi giờ lại còn đòi lấy 1/3 phần vốn nữa là sao! Mình ăn biết ăn cơm để bọn này húp cháo ah.
Bữa tiệc đang dần tàn tự dưng lại huyên náo bởi chủ đề ngừoi ngoài nhìn vào mà xót xa, họ lại tranh lại cãi khi chị em Trinh, con người anh cả của họ đang cặm cụi lau dọn ngòai sân. Mãi rồi thì mọi người cũng tạm hài lòng bởi phần xâu xé được từ những gì còn lại của người anh cả, lúc đấy họ mới để y đến 2 đứa cháu ruột của mình đang cắm mặt dọn dẹp ngòai sân:
- Đúng là con nhà tông có khác! Thấy chỗ nào có thịt là bỏ đi ngay chả phải ở lại ăn cá muối làm gì.
- Chả biết có nhớ đến sức bố nó cày ngòai biển nuôi chúng nó không mà giờ phủi áo bỏ đi như con mẹ nó.
- Học cho lắm vào mà không biết nhận thức thì học làm cái gì! Cứ như con mình ít học lại hay chỉ biết bám bố bám mẹ chứ không vong ân bội nghĩa.
…
Nhiều lắm những câu cay nghiệt nhằm vào Trinh và Ngọc, bờ vai run lên rồi khóc nấc thành tiếng mà Trinh vẫn lặng lẽ thu bát dọn mâm. Mặc kệ cho từng giọt nước mặn chát lăn dài trên gò má xương xẩu Trinh tự biết mình chẳng nên đôi co với những kẻ không đáng làm cô làm chú mình như thế. Nhưng Trinh quên mất Ngọc, đứa con gái vốn chẳng biết sợ thằng con trai nào trong cái xóm chài này vứt ngay bó đũa trên tay rồi lao vào nhà gào lên:
- Các cô các chú tốt đẹp lắm đấy! Đẩy bọn cháu đi được rồi, chia xong nhà rồi chưa mừng ah sao còn phải rỉa rói nữa, ở đây thì bọn cháu cũng ra ôm bờ kè mà ngủ chứ chẳng được nằm nhà khi làm gì có cái gì bố cháu để lại cho bọn cháu. Các người không đáng làm cô làm chú tôi.
Đám người trong nhà ngỡ ngàng im lặng vài giây rồi cũng sấn sổ mà lao vào Ngọc với đủ các giọng điệu đe dọa và thóa mạ khiến Trinh phải lao vào chắn trước em:
- Các cô chú thông cảm Ngọc còn nhỏ dại, có gì cháu sẽ bảo ban lại em nó
Quay sang em cao giọng quát:
- Ngọc! Không được hỗn! Chị đánh cho đấy
Mặc cho Ngọc cự nự muốn đôi co tiếp Trinh lôi xềnh xệch em ra ngòai cổng:
- Em đi chơi đi! Để đấy chị làm nốt cho, kệ họ đừng quan tâm!
Rồi trinh quay vào mặc cho Ngọc vẫn dậm chân giọng đầy uất hận:
- Nhưng… Nhưng… Bọn họ…
Cùng mẹ và em thu dọn đám đồ đạc cá nhân ít ỏi của mình để chuẩn bị đi, tất cả chẳng có gì nhiều ngoài sách vở và vài bộ quần áo, cái gì trong nhà cũng đã được các cô chú đánh dấu lấy phần từ trước. Bộ salong mẹ mua, chiếc tivi màu, cái tủ bích phê, đồng hồ treo tường, giường và thậm chí cả cái bàn học mọt sắp hỏng cũng đã có chủ. Mẹ kéo Trinh và Ngọc ra bàn thờ bố và chích chòe, thắp mấy nén nhang rồi rầm rì khấn vái. Trinh không nghe rõ mẹ khấn gì, chỉ nhìn bố thầm hứa “Con sẽ học thật tốt! Sẽ thành người có ích cho xã hội! Con sẽ về thăm bố thường xuyên! Bố nhớ phù hộ cho chúng con bố nhé”
Ngôi nhà 3 tầng khang trang nằm sát mặt đường quốc lộ làm Trinh và Ngọc ngập ngừng không dám bước vào. Tầng một là nhà hàng ăn uống khá rộng, khách khứa ra vào tấp nập, có vài người khách quen nhận ra mẹ cất giọng thân mật chào hỏi “Ah Bà chủ! Lâu lắm mới gặp”, “Hôm nay có món gì hay không em?”… Mẹ cũng đon đả trả lời rất vui vẻ, dường như mẹ đã quá quen với từng người khách, từng công việc ở đây. Một người đàn ông cao lớn đầu cắt cua khá dữ dằn, gương mặt hơi rỗ bước nhanh ra chỗ 3 mẹ con đang đứng:
- Em mới lên ah! Có đưa hai đứa lên không
Mẹ nở nụ cười tưoi roi rói nhìn người đàn ông vừa bước ra rất âu yếm:
- Vâng em vừa lên! Đây là Trinh và Ngọc
Rồi quay sang 2 chị em nghiêm giọng:
- Đây là chú Tuấn mẹ đã nói, 2 đứa chào chú đi
Lí nhí cất tiếng chào Trinh và Ngọc cũng chả dám nói gì hơn vì vừa sợ vừa lạ lẫm bởi cái không khí đông đúc như này.
Chú Tuấn tỏ ra khá niểm nở tiến đến xoa đầu hai chị em thân mật:
- Rồi hai đứa lên phòng đi chú chuẩn bị phòng riêng rồi, cứ coi như đây là nhà, học hành được đến đâu cứ học, thi thoảng chạy xuống phụ giúp chú là được rồi. Nhà chỉ có mình chú nhiều khi cũng buồn lắm.
Thái độ của chú Tuấn làm Trinh và Ngọc bớt đi sự ngượng ngùng riu ríu theo chú lên phòng dành riêng cho 2 chị em. Căn phòng đẹp ngòai sức tưởng tượng của Trinh, rộng phải đến 40m2, tường quét ve xanh toát lên cảm giác mát mẻ, bộ bàn học mica còn đẹp hơn cả bàn giáo viên trên trường kê gọn gẽ trong góc, chiếc giường ngủ rộng rãi còn mới tinh nằm sát ngay bên cái tủ quần áo cũng đẹp chả kém… Tất cả cứ làm Trinh mắt tròn mắt dẹt nhìn vào. Chú Tuấn phải lên tiếng mới khiến Trinh trở về với hiện tại:
- Phòng chú kê tạm cho hai chị em nên chắc còn thiếu nhiều thứ! Thiếu gì cứ bảo chú, chú mua dần cho đừng ngại!
Câu nói làm Trinh phải vội vã xua tay:
- Dạ thế này tốt quá rồi chú ạ! Bọn cháu chẳng cần gì hơn nữa đâu!
Sau đó chú dẫn Trinh qua phòng tắm, sân phơi quần áo, phòng ăn, phòng khách, chỗ nào cũng khiến Trinh và Ngọc đờ đẫn bởi sự sang trọng, hiện đại. Chẳng có cái gì trong nhà chú là Trinh không lóng ngóng khi đụng vào cả
Chú Tuấn rất chiều 2 chị em Trinh nên chẳng bao lâu Trinh và Ngọc cũng tỏ ra quy chú mặc dù trong lòng Trinh chẳng ai có thể thay thế bố, mỗi khi nhìn mẹ vui vẻ âu yếm bên chú Trinh lại quặn lòng nhớ bố vào phòng tắm để nước mắt trào ra trên chiếc bồn rửa mặt sang trọng. Công việc của chị em Trinh hàng ngày khá nhàn hạ, hàng ngày chỉ xuống bưng bê vào giờ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, nhiều hôm cũng chẳng phải bưng bê gì nhiều vì dù có thêm chị em Trinh chú Tuấn vẫn thuê người làm thêm.
Về vấn đề học hành chị em Trinh được chú Tuấn rất ủng hộ, sách vở mua không thiếu dù là những cuốn ngoài chương trình hay nâng cao. Trinh có nhiều thời gian học tập nên lực học rất khá, nhờ được tiếp xúc nhiều người Trinh cũng trở nên họat bát hơn tham gia được rất nhiều họat động đòan đội trong trường, Trinh còn được bầu làm bí thư của lớp nhờ sự năng nổ của mình. Ngoài ra Trinh còn là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Ăn uống đầy đủ, cả ngày trong nhà, đi học gần trường khiến Trinh như lột xác ở cái tuổi dậy thì. Làn da đen đúa bởi nắng và sóng biển ngày nào đã được thay bởi màu trắng hồng hào. Mái tóc dài đen nhánh thả dọc theo cái lưng phẳng phiu kéo dài đến tận hông đã chiếm chỗ của cái mái tóc xơ xác năm nào. Thừa hường cái dáng cao ráo của bố giờ ăn uống đầy đủ khiến cơ thể Trinh nảy nở đẹp đến kỳ lạ. Bộ ngực căng phồng nhựa sống lúc nào cũng phập phồng thổn thức bên dưới lớp áo Trinh mặc. Đôi chân thẳng tắp trắng mịn màng. Khuôn mặt thanh tú trắng trẻo, đôi mắt buồn ươn ướt nằm ngay trên gò má cao lúc nào cũng chực ửng hồng bởi nắng, mệt hay đơn giản là tập trung học cao độ. Trinh đẹp một cách lạ thường, ngay cả Trinh cũng không hề nhận biết được vẻ đẹp của mình đến như nào. Chỉ biết khách hàng đến quán ngày một đông mong được chiêm ngưỡng cái dáng thướt tha của Trinh, những dôi mắt hau háu thèm khát luôn nhìn vào bộ ngực căng phồng nhún nhảy theo từng bước Trinh chạy ngang dọc bê đồ, cái đuôi tóc dài ngúng nguẩy trên 2 cái mông nảy nở khiến ai cũng có thể dừng ăn mà nhỏ dãi ngó theo.
Những cây si và cái đuôi mọc ngày một nhiều hơn đằng sau cái đuôi tóc mượt mà của cô nữ sinh lớp 11 nhưng Trinh không màng đến, Trinh chỉ muốn học, học thật giỏi để vào đại học, để mang bảng điểm ra khoe bố bên cạnh những que diêm dù bây giờ bật lửa lúc nào cũng sẵn. Chẳng có người con trai nào làm Trinh thấy tin tưởng như bố, quy như chích chòe cả thế nên trái tim Trinh vẫn đóng chặt cửa trước những cây si, khuôn mặt đẹp không tì vết chỉ biết nở nụ cười làm người ta mê đắm từ chối khéo những câu ong bướm sỗ sàng hay những lời tỏ tình lãng mạn. Trinh cứ thế, cứ học, cứ lớn và vẻ đẹp ngày một rực rỡ hơn, nó đánh thức bản năng của bất kỳ thằng đàn ông con trai nào đứng trước Trinh và vô tình nó cũng đánh thức một người mà ngay cả Trinh cũng không ngờ đến…
Cân số hải sản tanh nồng của cô bán hàng một lần nữa để ghi sổ, Trinh cố gắng ghi tăng thêm 1KG và đánh giá chất lượng hàng tốt hơn mức bình thường một chút để có giá cao hơn. Trinh thương những người mang hàng giao cho nhà lắm, luôn bị mẹ chèn ép quá đáng, đánh tụt cân, chê hàng tươi và dập nát để ép giá. Bởi vì mẹ Trinh quá hiểu cái nghề cá như thế nào, nếu không bán được cho nhà Trinh, mang sang các cửa hàng khác họ chỉ chọn hàng ngon còn vứt lại phần ươn đơn giản là họ không đông khách để lấy tất như nhà Trinh, còn ôm ra chợ thì phải ngồi giữa chợ cả ngày bạc mặt khản cổ mời chào mà chưa chắc đã bán được hết có khi còn phải ôm về nhà ăn thay cơm. Cô bán hàng gương mặt già nua đen đúa, cánh tay khẳng khiu run run cầm tờ giấy Trinh ghi để ra ngòai nhận tiền trong ánh mắt đầy cảm kích. Những lời nói cảm ơn còn đang mấp máy sau bờ môi khô cằn nứt nẻ thì mẹ Trinh bước vào. Bà giật lấy tờ giấy đọc kỹ rồi nhìn vào chậu tôm cá dưới nền nhà giọng hoạnh họe:
- Sao hàng thế này mà mày đánh giá hàng loại 2 hả Trinh, mày có mắt nhìn không đấy?
Bới tay vào đống tôm cá bà the thé cái giọng:
- Toàn dập nát thế này mà loại 2 ah, đổ cho lợn chưa chắc nó ăn ấy chứ, cái này được loại 3 là tốt lắm rồi. Mà sao còn nhiều nước thế này Trinh! Mày làm cho nhà này hay mày đi làm thuê thế vào lấy cái rổ ra đây! Đổ vào vẩy hết nước đi rồi cân lại cho tao xem nào! Toàn cái lũ ăn hại chả được việc gì!
Cô giao hàng đưa đôi mắt như van lơn nhìn mẹ Trinh:
- Chị ah! Hàng này sao loại 3 được chị cũng từng làm nghề chị biết mà, chỉ có một ít bị dập do vận chuyển từ xa về, mùa này sóng lớn tránh làm sao được cá nó bị dập trong khoang 1 ít. Chị nhìn lại giúp em với! nhà em đợt này cần tiền quá thằng con trai mới bị gẫy chân.
Mẹ Trinh chẳng buồn nhìn lại lấy một cái lạnh giọng:
- Nhà này cũng chạy ăn từng bữa chẳng phải đi làm từ thiện, hợp tình thì mua không thì mang đi chỗ khác. Mà báo trước đã mang đi thì đừng bao giờ mang lại cái nhà này nhé! Đây không thiếu gì chỗ mua đâu.
Trinh nhìn người đàn bà giao hàng cúi đầu bên chậu hải sản tanh ngòm trả lời “vâng” run run dưới cái nhìn đầy thỏa mãn và hả hê của mẹ mà uất ức. Không chịu nổi Trinh cao giọng bênh vực:
- Mẹ vừa phải thôi! Người ta khó khăn mới nhờ đến mẹ! Nhà mình bán hàng tốt nhập cao cho người ta một tí có sao đâu! Trước mẹ cũng phải chạy chợ từng ngày mẹ hiểu mà!
Trợn tròn mắt một lúc rồi mẹ Trinh gào lên:
- Mày bị điên hả con! Học nhiều quá lú lẫn rồi ah? Tiền ăn học của mày lấy từ đâu ra biết không, mày có giỏi thì cút đi theo nó mà sống được không?
Tiếng ồn ào vọng ra ngòai khiến dượng Trinh chạy vào:
- Sao? Có chuyện gì mà ồn ào thế?
Mẹ đưa mắt nhìn Trinh giọng rít lên:
- Cái con nhiều chữ kia nó đang bắt tôi phải trả thêm tiền mồ hôi xương máu cho người ngòai kia kìa,...