Biển vẫn đầy tôm cá, người thì vẫn phải sống phải tồn tại và đàn ông lại ra biển đàn bà lại chạy chợ đan lưới, làm muối. Nhưng căn nhà bé nhỏ của Trinh thì không bình thường được nữa, tiếng cười đùa nói chuyện đã theo chích chòe nằm sâu dưới lòng đất. Mọi người dường như đang sống như những bóng ma ngay trong chính nhà mình. Trinh và Ngọc lặng lẽ đi học về nhà nấu cơm giặt rũ rồi ru rú bên bàn học. Mẹ Trinh sau những ngày tháng đau buồn vật vã cũng cất bước ra chợ để duy trì sức sống cho cái gia đình bé nhỏ này. Chỉ có bố Trinh đã thành con người khác, bố không
đánh cá, không câu đêm, không kéo lưới không buồn lau cả cái khung kính tràn ngập những tấm bằng khen nữa. Bố chỉ có rượu và thuốc bữa ăn đến chỉ qua loa chén cơm rồi câm lặng nhìn vào chiếc bát đôi đũa nằm im lìm ở 1 góc mâm dành riêng cho Chích Chòe và đổ những chén rượu trắng vào cái cổ gân guốc.
Không ai khuyên bảo được bố cả, bố cả ngày say sưa bên chai rượu lúc đầy rồi lúc vơi. Mà khuyên bảo vào lúc nào bây giờ khi Trinh nửa buổi đi học nửa buổi phải chạy chợ với mẹ để còn duy trì được cái việc học. Mẹ Trinh sau bau lần mắng mỏ chì chiết với Bố không ăn thua cũng đã để mặc cho bố vật vờ như cái bóng trong làng. Rồi thì sự im lặng của mẹ cũng đến mức giới hạn khi những món nợ bắt đầu tìm đến nhà, nợ tiền hàng, nợ tiền đóng tàu từ những ngày trước… khiến mẹ Trinh như phát rồ.
Vào một buổi sau bữa cơm trưa, Ngọc rửa bát ngòai sân, Trinh tranh thủ ôn lại bài chiều còn đi học, bố ngồi nốc nốt những giọt rượu cuối cùng trong chai. Mẹ Trinh lên giọng đay nghiến:
- Ông uống cho lắm vào! Giờ trăm thứ tiền người ta đòi kia kìa! Ông không làm thì lấy gì mà trả cho người ta bây giờ! Hay là ông muốn bán nhà mà đi biệt xứ.
Bố im lặng tiếp tục rót thêm một ly để nhâm nhi khiến mẹ càng tức tối hơn gào lên
- Ông thế này thì còn làm chồng tôi làm gì! Sao ông không biến đi để tôi không phải nuôi không ông! Sao tôi cứ phải cố làm để trả tiền rượu cho ông! Để nuôi 2 cái đứa lúc nào cũng chỉ nghĩ đến học với hành thế này!
Không nói gì bố xách chai rượu ra khỏi cửa hướng về cái cổng sắt hoen gỉ. Mẹ Trinh dường như đã không thể chịu nổi dậm chân dậm tay nhìn theo bố, rồi dường như không biết phát tác với ai mẹ Trinh lao vào bàn học đẩy Trinh ngã dúi vào tường
- Còn cái con có học mà không có khôn này nữa! Từ nay mày ở nhà đi bán rau mà kiếm tiền bỏ mồm tao không nuôi không chúng mày nữa đâu! Cả thằng bố mày nữa, kéo nhau đi mà tự kiếm sống.
Chưa hả giận mẹ Trinh lôi cái khung kính đầy bằng khen treo trên tường ném thẳng ra ngòai sân:
- Này thì học, này thì bằng khen, tiền thì đéo có mà cứ thich lên mặt với đời
Trinh hoảng sợ nhìn mẹ, có tíếng kính vỡ vụn ngoài sân làm Trinh đứt từng khúc ruột. Sau tiếng vỡ loảng xoảng ấy Bố Trinh hiện ngay ra cửa ra vào nhìn vào mẹ trầm giọng quát:
- Nhặt ngay vào!
Mẹ Trinh dường như làm được bố Trinh mở lời hả hê lắm:
- Nhặt làm gì! Cái đấy không bán được ra tiền đâu! Chả đáng một xu! Ông thử cầm đi xem có đổi được 1 chén rượu ông vẫn uống không! Cái loại nghèo còn sĩ
Bố không nói đập mạnh chai rượu xuống nền làm Trinh hoảng hốt co mạnh người vào góc tường hơn. Còn mẹ Trinh thì mai mỉa:
- Sao thế? Không làm được gì giờ về dọa vợ đánh con ah! Giỏi giang ra xem chồng người ta kiếm tiền nuôi vợ con kìa! Đừng có mà ra oai với tôi! Cái loại đàn ông không ra đàn ông
Bóng bố tiến nhanh vào bên mẹ đưa bàn tay chai sạn lên tát thật mạnh “Bốp”, mẹ Trinh bị cái tát thật lực của bố nên mất thăng bằng ngã vào cái bàn học. Sau phút ngỡ ngàng vì bị đánh mẹ Trinh tru tréo gào thét:
- Ôi zời ơi! Giờ chúng nó đàn áp tôi, nó giết tôi, tôi nuôi chúng nó mà chúng nó định giết tôi làng nước ơi. Sao mày không giết tao luôn đi để tao theo con tao, giết ngay đi…
Sự ân hận hiện rõ trên mặt bố, bờ môi nứt nẻ mấp máy muốn nói gì đó với mẹ nhưng không lên lời, rồi không chịu nổi những lời đay nghiến ngày một tăng cấp bố Trinh ra khỏi nhà để lại tiếng gào thét của mẹ.
Từ ngày hôm ấy! Mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến bố nữa, cơm không thèm ngồi chung mâm, ngủ thì sang nằm với 2 chị e Trinh. Căn nhà vốn đã vắng tiếng người giờ lại bao trùm bởi bầu không khí thù địch khiến Trinh cảm thấy ngột ngạt và khó thở.
Nếu cứ thế thì bố mẹ Trinh chắc chẳng bao giờ nói chuyện với nhau nữa cả nhưng rồi mẹ Trinh không chạy chợ nữa. Mẹ xin được một chân phụ bếp ở một nhà hàng hải sản trước vẫn lấy đồ từ tàu của bố Trinh. Công việc mới của mẹ đỡ vất vả mà không phải dậy sớm, ngòai tiền lương hàng tháng khá tốt mẹ còn mang về được rất nhiều đồ ăn thừa mà với Trinh và Ngọc nó chẳng khác gì nem công chả phượng. Không phải dậy sớm chạy chợ, không phải vật lộn với từng rổ hải sản tanh ngòm, được ăn uống đày đủ mẹ Trinh thay da đổi thịt nhanh chóng, vẻ đẹp của hoa hậu làng chài ngày nào trở lại bên mẹ. Mẹ Trinh có da có thịt hơn, trắng hơn, trở nên mặn mà khiến những người quen cũng phải ngạc nhiên. Và cùng với vẻ đẹp đang trở lại ấy mẹ Trinh được làm bếp trưởng phụ trách việc mua thức ăn cho nhà hàng khiến các tàu bè trong làng luôn xun xoe nịnh nọt để mẹ lấy hàng với giá hời từ tàu họ. Tất nhiên là cái gì cũng có giá của nó, để được mẹ đồng y’ lấy hàng họ cũng lót tay cho mẹ.
Tiền kiếm được khiến ngôi nhà khang trang hơn, chiếc tivi đen trắng đã được đổi thành tivi màu, những bức tưởng xỉn màu vôi ve lại trông đẹp hơn, bộ bàn ghế ọp ẹp thay bằng bộ salon êm ái. Trinh và ngọc được mẹ mua nhiều đồ cho hơn, chỉ có bố là mẹ mặc kệ chỉ thi thoảng đưa tiền để trinh ra đầu ngõ thanh toán tiền rượu hoặc tiền bố vay mượn ai đấy. Mẹ cũng không quên sắm quần áo là lượt cho mình, vẻ đẹp đang dần hồi sinh lại thêm quần áo lượt là càng khiến mẹ Trinh nổi bật ở cái làng chài bé nhỏ này. Nhừng lời xuyt xoa ngưỡng mộ bay về nhà khiến Trinh cũng thấy tự hào khi có mẹ giỏi giang như thế, nhưng rồi Trinh còn được nghe cả những lời đàm tiếu của họ về quan hệ của mẹ với ông chủ nhà hàng góa vợ. Ban đầu Trinh không tin nhưng rồi ngay cả các chú thím cũng qua nhà cảnh báo với Trinh và bố khiến Trinh cũng ngờ ngợ. Trinh bắt đầu chú y’ đến mẹ hơn, thấy mẹ đi làm nhiều khi đi guốc cao gót xịt nước hoa thơm nức, đeo trang sức thì Trinh không nghĩ là mẹ làm bếp trưởng được. Chưa kể có đêm mẹ Trinh về muộn sực nức mùi rượu tây làm Trinh phải nép mình thật sâu vào góc giường với em gái.
Không chỉ có Trinh nhận ra những điểm đáng ngờ ấy mà bố Trinh người đàn ông đã trải qua khôgn biết bao thứ cũng ngấm ngầm nhận ra. Bố không thèm lầm lì quan sát qua những chén rượu nữa, bố đá thúng đụng nia gắt gỏng chửi bới mẹ nhiều hơn. Mẹ Trinh cũng chỉ cười nhạt rồi lại diện đồ bước ra khỏi nhà để mặc bố con Trinh ngơ ngác nhìn theo. Không chịu nổi bố Trinh đuổi theo kéo xềnh xệch mẹ vào nhà mặc cho mẹ cào cấu chửi rủa. Thả tay lẳng mẹ vào bộ salon bố gào lên:
- Còn muốn ra ngoài làm đĩ để người ta chửi vào mặt bố con tôi ah! Bà tưởng bố con tôi cần những cái thứ phù phiếm mang về bằng cái thân thể bà ah?
Mẹ chỉnh lại chiếc váy vừa bị xộc xệch ngồi dậy cười nhạt:
- Thế ông nhìn lại cái thân ông chưa! Ông làm gì cho ra cái nhà này chưa! Hay mình con đĩ này nuôi cả cái nhà này! Ông giỏi thì đi kiếm tiền xem nào, ngồi nhà ôm chai rượu thì để con này kiếm về cho.
Bố tát mẹ và chẳng có tí nào hối hận trên gương mặt xương xẩu ấy, nỗi thống khổ hiện rõ ra trong đôi mắt bố:
- Được từ nay bà ở nhà! Tôi cấm bà ra khỏi nhà để tôi kiếm tiền cho bà ăn diện! Đừng có bôi tro trát trấu vào cái họ này
Mẹ xoa tay vào mặt để dịu đi cái tát của bố, nước mắt bắt đầu rơm rớm:
- Nói thì hay lắm! Ông đi kiếm đi! Từ bây giờ tôi sẽ ở nhà để vểnh mắt xem ông nuôi cái nhà này như nào!
Bố Trinh không nói nữa lẳng lặng thu xếp đồ đạc chuẩn bị những đồ đạc vốn đã nằm rất lâu trong góc nhà phủ đầy màng nhện chuẩn bị cho một chuyến ra khơi. Trinh lao vào níu vội tay bố:
- Đừng đi bố ơi! Mùa này đang mùa bão mà! Bố để qua mùa bão hãy đi
Bố không nói gì vẫn cứ nín thinh gói gém đồ đạc làm trinh hoảng sợ nhìn qua mẹ:
- Mẹ! Mẹ ngăn bố lại đi! Đừng để bố đi
Mẹ không buồn nhìn sang lạnh nhạt:
- Cứ để bố mày đi! Uống rượu mãi không sao thì ăn nhằm gì mấy cơn bão! Mà mùa bão hải sản mới được giá! Mới có tiền mà nuôi cái nhà này
Và bố lên tàu chỉ với 2 đứa con gái bé nhỏ đứng bến trong sóng biển đập từng đợt vào thành tàu đưa tiễn. Bố xoa lên tóc hai đứa cất giọng trầm ấm:
- Đừg buồn nữa! Bố sẽ trở về! Gia đình mình sẽ lại như xưa bố hứa đấy! Bố sẽ không buông xuôi nữa! Các con cùng giúp sức với bố bằng việc cố gắng học nhé!
Con tàu rời đi mang theo sự lo lắng của Trinh, Trinh sợ sẽ không gặp lại bố nữa, trinh sợ những nấm mồ tượng trưng, sợ những cơn bão tố có thể đến bất cứ lúc nào. Những ngày bố đi Trinh túc trực bên chiéc đài phát thanh và ti vi để đón tin về những cơn bão. Nhưng Trinh đã nhầm, trời yên biển lặng, bão đã không xuất hiện cho đến khi con tàu của bố dần cập bến dù nó về sớm hơn thường lệ…
Con tàu đánh cá quen thuộc từ từ tiến vào bến, tiếng cót két khi nó đánh bánh lái để tiến sát vào bờ khiến Trinh rợn người. Ngước mắt nhìn lên boong Trinh không thấy cái bóng dáng thân thương của bố đâu cả chỉ thấy từng người từng người trên tàu hướng về Trinh với khuôn mặt ảm đạm vô cảm làm đôi bàn tay đang đưa lên vẫy tàu phải buông thong xuống. Tàu cập bến, chẳng ai đi xuống cho dù Trinh và đám người ở dưới đã nhao nhao chuẩn bị lên boong xếp cá. Chú Long quét tia nhìn lạnh lẽo xuống từng khuôn mặt háo hức lên boong trầm giọng:
- Chuyến này không có cá đâu! Mọi người tản ra xem nào!
Mặc những tiếng xôn xao đang rộ lên bởi câu nói của mình chú Long âu yếm quay sang Trinh nhỏ nhẹ:
- Trinh! Lên đây với chú!
Bước từng bước trên cái miếng ván bắc vội từ thành tàu vào bờ đá, Trinh bước thoăn thoắt lên boong tàu dù miếng ván không ít lần tròng trành bởi con sóng biển xô vào thân tàu bắn lên những bọt trắng xóa. Boong tàu hôm nay sạch sẽ lạ thường, chẳng có đám dây thừng vứt bừa bãi, chẳng vảy cá trắng tinh, ngay cả những chiếc lưới cũng được nằm gọn gẽ phía đuôi tàu. Trinh ngơ ngác đảo mắt vào phòng lái tìm bố thì chú Long đã đến bên cạnh vuốt lên mái tóc chưa kịp chải vì vội vàng ra đón bố:
- Mẹ đâu cháu?
Trinh im lặng nhìn chú rồi lắc cái đầu:
- Mẹ cháu bảo bố cháu bắt ở nhà nên nhất quyết không ra khỏi nhà đâu ạ!
Chú Long quay sang chú Thắng đứng gần đấy như hội y’ rồi gật nhẹ với nhau một cái. Sau đó chú hít vào một hơi thật dài dù không khí của biển hôm nay vô cùng trong lành. Ngồi xuống trươc mặt Trinh, đôi bàn tay rắn chắc của chú ôm nắm chặt vào hai bả vai Trinh nghiêm giọng:
- Cháu phải hết sức bình tĩnh nhé! Bố cháu…
Trinh không chờ chú nói hết mà ngắt lời:
- Bố cháu ốm hả chú! Sao cháu không thấy bố đâu
Chú Long mím chặt bờ môi, đôi mắt đỏ hoe, những chiếc răng xỉn vàng cắn chặt vào nhau bật từng tiếng ngắt quãng nhưng với Trinh nó chẳng khác nào sét đánh:
- Bố cháu… mâ…t rồ…i Trinh ơi! Chá…u và…o đó…n bố về đi!
Tai Trinh ù đi, lắp bắp:
- Chú… nó…i gì c…ơ ạ!
Chú Long không nói nữa chú gục mặt xuống để tránh cái nhìn của Trinh bàn tay run run chỉ vào khoang nghỉ giữa tàu.
- Chá…u và…o…
Trinh chẳng chờ được đến hết câu nói, lao vào khoang nghỉ như một cơn lốc, mùi tanh nồng của cá quen thuộc không làm tan đi cái mùi của tử thi xộc vào mũi. Nơi góc khoang Bố Trinh nằm yên bất động đôi bàn tay đặt hờ lên ngực cứng nhắc, cánh mũi thẳng đơ không phầp phồng, đôi gò má gầy gò bữa nào giờ phồng lên vì bị chương, gương mặt đen đúa giờ trắng bệch khiến Trinh bất động. Đôi môi run rẩy nhìn người bố thân yêu ngày nào định cất tiếng gọi nhưng đầu óc Trinh quay cuồng, bàn chân Trinh run rẩy, đôi mắt hoa lên và cả người Trinh đổ sập xuống. Cái thân thể bé nhỏ của Trinh dường như không đứng vững trước sự mất mát này.
Tỉnh dậy trong tiếng khóc, tiếng quát tháo om sòm, tiếng xỉ vả cãi cọ. Trinh hé dần đôi mắt nhìn ra. Ngọc đội khăn tang ôm lấy cái quan tài gào thét “bố ơi! Sao bố bỏ con đi thế này!”, mẹ đứng bên quan tài đôi mắt vô cảm nhìn ra cửa để mặc các cô các chú đay nghiến trong nước mắt:
- Tại cái con đĩ này! Mà anh phải chết anh ơi! Nó có thèm nhỏ giọt nước mắt nào đâu cho anh tôi đâu!
- Anh ơi là anh! Sao anh lại vì nó ra khơi để rồi phải trúng gió ngã xuống biển thế anh ơi.
Và cô út dường như ko chịu nôi lao vào mẹ Trinh cào cấu:
- Chính mày! Mày giết anh tao, mày biết anh tao yếu như thế chỉ vì suốt ngày rượu từ những đồng tiền nhơ bẩn của mày, mà mày còn ép anh tao phải ra khơi ah. Giờ anh tao chết thảm mày đền mạng cho anh tao.
Các chú phải xúm vào kéo cô út vào tận buồng trong mới giúp mẹ Trinh có thể đứng cúi đầu bên linh cữu bố. Trinh cấu mạnh vào tay mình, cố nhắm mắt lại và tự nhủ ‘có lẽ đây là giấc mơ! Mình phải mau tỉnh để còn đi đón bố” nhưng cái cảm giác đau từ chỗ véo vào làm Trinh biết nó không phải giấc mơ. Chiếc khăn tang ai đó đeo cho Trinh buông thong xuống cổ làm Trinh trở về với thực tế. Lao cái hộp gỗ tạo bở những miếng ván Trinh ôm chặt lấy gào nức nở:
- Bố ơi! Bố đi rồi! chích chòe đi rồi! sao không mang con theo! Bố ơi giờ con biết sống thế nào! Ai động viên con học nữa! Sao bố nỡ để lại đứa con gái của bố.
Rồi Trinh lại ngất đi, nhưng cứ tỉnh là Trinh lại lao vào chiếc quan tài của bố mà khóc, đôi chân tê dại không cản được đoi bàn tay Trinh bám xuống nền nhà lết từng đoạn về áo quan bố mà khóc. Đôi bàn tay bé nhỏ cố níu vào miếng ván lạnh lẽo để kéo bố lại. Trong cơn mơ màng bởi mệt mỏi và đau đớn Trinh thấy gió biển từng cơn nhè nhàng lướt qua người như vỗ về, tiếng sóng ì ào đâu đó vọng đến tai Trinh như muốn an ủi. Nó khiến Trinh như chiếc đèn sắp cạn dầu vụt sáng “Phải rồi! Chính biển! Chính những cơn sóng, những ngọn gió đã đánh cắp hạnh phúc của gia đình Trinh! Lấy đi chích chòe bé bỏng! Cướp đi người bố thân yêu” Trinh hận biển và Trinh muốn rời xa khỏi biển, tránh xa nó càng xa càng tốt…
Thêm một lần nữa dân xóm chài lại tụ tập ngòai nhà Trinh để chia buồn, để thắp cho bố Trinh nén nhang và đưa tiễn người con của biển về với cát bụi, có tiếng chép miệng đầy ai óan “Sao cái nhà này khổ thế! Hơn một năm thôi mà cả cha và con trai duy nhất kéo nhau rời cuộc sống”. Tiếng kèn tiếng trống thê lương vọng ra liên hồi khiến ai cũng thương cảm ngậm ngùi. Đoàn người nối đuôi nhau mang theo tiếng nức nở hờn trách, tiếng khóc thảm thương, tiềng kèn trống ai óan. Ngôi làng bé nhỏ trở lên yên tĩnh lạ thường khi đòan đưa tiễn khuất bóng. Gió vẫn thồi vào những hàng phi lao, sóng vẫn rì rào vô tri giác xô bờ cát ngòai xa, thiên nhiên vẫn là chính nó vẫn lạnh lùng và đôi khi rất tàn nhẫn.
Mặt trời mùa hè bắn những tia nắng chói chang và phả hơi nóng như thiêu như đốt xuống sân trường trong tiếng ve kêu râm ran. Bóng râm của vài cây phượng đỏ ối lác đác quanh sân không giúp được gì cho đám đông học sinh đang chen chúc xô đẩy cố lần mò tên mình trên cái bảng đen dán chi chit giấy thông bao điểm thi vào cấp 3. Mặc chiếc áo trắng chuyển qua màu cháo lòng từ lâu lắm rồi bởi thời gian Trinh đưa bàn tay khẳng khiu đen nhẻm lên mặt quẹt những giọt mồ hôi đua nhau lăn dài trên gương mặt mặt cũng đen chả kém, rướn cái dáng dong dỏng cao nhìn vào phía trong tìm tên nhưng hàng người phía trên xô đẩy khiếp quá nên Trinh không tài nào đứng yên mà ngó được. Vật lộn mãi rồi cũng lách được đám đông để áp sát cái bảng đen dán điểm ấy, Trinh căng đôi mắt cay xè bởi mồ hôi chảy vào nhìn theo đầu ngón tay run run dò tên mình, từng cái tên Phạm Ngọc Trinh hiện ra làm toàn thân Trinh run rẩy, tim trinh đập từng tiếng thình thịch rõ ràng.
Cái tên đầu trượt nhưng ngày sinh không phải làm Trinh thở hắt ra một hơi nhẹ nhõm rồi lại dò tiếp tên thứ hai 18 điểm cho 2 môn Tóan 10 văn 8, ngày sinh trùng khớp. Trinh muốn nhảy lên reo hò như bao nhiêu đứa khác đỗ vào cái trường chuyên này nhưng Trinh kịp dừng lại. Lách mình ra khỏi đám đông Trinh thở một hơi thật dài đưa tay buộc lại mái tóc xơ xác rối bời Trinh sung sướng nhảy cẫng lên tự reo trong lòng “Mình đỗ rồi! Mình vào trường chuyên rồi! Bố ơi con đã đỗ rồi” nghĩ đến đấy Trinh co giò chạy thục mạng về phía nhà gửi xe, lấy xe đạp một mạch về nhà Trinh muốn đến bên bàn thờ bố để bao công này.
Hớn hở dựng xe trước cổng đưa bàn tay đầy vết chai của mình tháo sợi xích sắt cuốn quanh cánh cổng hoen gỉ tróc sơn gần hết Trinh định bụng vào sân sẽ gào thật to cho mẹ và Ngọc biết rằng mình đã đỗ, đỗ với số điểm rất cao vào cái trường nhất nhì huyện này. Để hàng xóm nghe thấy mà biết rằng dân làng chài không phải kẻ nào cũng ít học, suốt ngày chỉ biết đến mớ tôm con cá. Chợt đôi bàn tay Trinh phải dừng lại vì có tiếng tranh cãi trong nhà vọng ra, ngừng mọi họat động hướng đôi tai về phía căn nhà cấp 4 quen thuộc Trinh nhận ra từng giọng người:
- Giọng của chú ruột: Nhà này bố(ông nội) chưa sang tên anh cả, bây giờ chích chòe xấu số, anh không may mà chết thảm bởi cái thói đĩ điếm của mày(mẹ Trinh) nên giờ họ nhà tao lấy lại.
- Giọng của cô thứ: Hết ngày giỗ đầu anh tao mày biến ngay lên cái nhà hàng cao đẹp kia thoải mái mà đàn đúm chứ đừng lởn vởn ở cái nhà này cho vấy bẩn vong hồn anh tao. Nhà này không phải của mày, đất này không có chỗ cho đứa như mày
- Giọng mẹ gào lên: chúng mày lấy quyền gì đuổi tao ra khỏi nhà này, tao vẫn là vợ của chồng tao, còn hai đứa Trinh và Ngọc nữa chẳng lẽ chúng mày cũng không coi chúng nó là con dòng họ chúng mày ah. Anh chúng mày chưa kịp giỗ đầu mà chúng mày đã xâu xé mẹ con tao thế này hả. Chúng mày ác thế!
- Tiếng cô út the thé át lời: Mày câm miện lại đi đừng có già mồm ăn vạ, làm đĩ thì đi chỗ khác mà làm. Hai đứa sẽ ở đây, cái Trinh thì mai mối bên nhà ông Hùng đầu xóm sang năm sẽ gả chồng, còn cái Ngọc sẽ ở với tao tại căn nhà này, tao sẽ nuôi nó.
- Tiếng những người khác nhao nhao phản đối: Không được, Ngọc sẽ ở với anh(với chị) mày là út đừng có mà chuyên quyền anh(chị)…
Thu đôi bàn tay khẳng khiu khỏi cánh cổng, Trinh vô cảm đưa đôi mắt mọng...