Không thể phủ nhận những quy tắc dạy dỗ của người xưa nhưng các nhà tâm lý trẻ em cho rằng không phải những gì người xưa dạy cũng đều đúng và có lý. Trong đó có nhiều điều có thể ảnh hưởng đến sự tự tin, phát triển toàn diện cũng như nhân cách của trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh ngày nay nên thay đổi.
Dưới đây là một trong những nguyên tắc giáo dục đã lỗi thời mà chúng ta nên cải cách để có sự dạy dỗ con tốt hơn:
Phải tiết kiệm tiền
[Ảnh gốc] [Resize]
Từ bé chúng ta đều đã được ông bà, cha mẹ khuyên rằng sống phải biết tiết kiệm. Từ tiền lì xì, tiền quà vặt, cho đến khi ra đời thì tiết kiệm bằng tiền lương. Tuy nhiên việc tiết kiệm chưa hẳn là an toàn tuyệt đối, bởi vì cho dù bạn gửi ngân hàng thì cũng có rất nhiều rủi ro. Tất nhiên có một số tiền phòng thân thì rất tốt, nhưng càng tốt hơn nếu bạn biết sử dụng số tiền này một cách hợp lí.
Trong thế giới ngày nay, tiền nên được đầu tư một cách cẩn trọng và không phải ai cũng biết điều này. Đó là lí do vì sao các bản kế hoạch tài chính cơ bản rất hữu ích để bạn tham khảo.
Nếu muốn làm gì đó, hãy làm nó một cách tốt nhất
[Ảnh gốc] [Resize]
Đây cũng là lời khuyên mà từ các thế hệ 8x, 9x trở về trước đều được nghe thường xuyên. Bố mẹ nào cũng mong mỏi con mình phải học giỏi nhất lớp, tham gia các cuộc thi phải giành được huy chương vàng… chính điều đó vô tình đã tạo ra những sức ép vô hình lên tinh thần của con. Trong cuộc sống này không phải bất kì chuyện gì ta làm cũng phải thật tốt, bởi làm gì có ai hoàn hảo tới mức ấy? Thử hỏi bố mẹ, ông bà bạn xem ngày xưa họ có làm tốt hết tất cả mọi chuyện không? Vậy tại sao lại dồn hết hi vọng lên con mình?
Thay vì cố gắng trong bất lực, bạn nên dạy con phân chia thời gian, công sức giữa công việc, gia đình, sở thích và những thứ quan trọng khác, tự quyết định xem việc gì cần phải đầu tư nhiều tâm sức hơn chứ không nhất thiết phải tập trung cho toàn bộ giống như nhau.
Nếu không chăm chỉ sẽ không bao giờ thành công
[Ảnh gốc] [Resize]
Nghĩa là cho dù có ghét công việc đó đến mấy thì bạn cũng phải chăm chỉ làm việc nếu không sẽ thất bại? Vậy những ví dụ về thành công như Mark Zuckerberg, Steve Jobs và những nhà tỉ phú khác thì sao? Họ vẫn thành công, vẫn giàu có nhưng không họ không cố gắng làm điều gì khiến bản thân họ cảm thấy phải chịu đựng. Những doanh nhân thành đạt trên thế giới này chỉ theo đuổi những gì họ muốn, thực hiện ý tưởng của họ và kết quả mà họ nhận được chính là những gì chúng ta đã nhìn thấy.
Thành công không đi đôi với công việc nhàm chán mà ngược lại. Càng làm ở một nơi mà bạn không hứng thú thì mức độ thành công càng thấp.
Tích luỹ kiến thức nhiều hơn
[Ảnh gốc] [Resize]
“Sao cái gì con cũng không biết?” - bố mẹ thường dễ phản ứng tức giận khi con của mình không biết một điều gì đó. Phụ huynh cho rằng nếu thiếu kiến thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của một đứa trẻ, trên mạng cũng thường hay nói như vậy. Tuy nhiên ngày nay điều này đã không còn hữu dụng, bởi việc tìm kiếm thông tin, kiểm tra độ chính xác và quản lý thời gian một cách hiệu quả mới là điều mà một đứa trẻ nên làm chứ không phải học thuộc lòng tất cả mọi thứ.
Có kiến thức tổng quát là một điều tuyệt vời nhưng không phải điều gì cũng áp dụng được trong cuộc sống. Do đó không cần bắt trẻ phải học hết mọi thứ.
Phải tìm được một công việc mà nhiều người mơ ước
[Ảnh gốc] [Resize]
Có thể nói ước mơ của nhiều đứa trẻ đã bị huỷ hoại chỉ vì lối suy nghĩ này của người lớn. Nhiều phụ huynh cho rằng nghề giáo viên tiền lương ba cọc ba đồng làm sao đủ nuôi sống gia đình, thay vào đó nên học kinh tế hay ngân hàng mới kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, 10-15 năm nữa mọi thứ có thể bị thay đổi, những ngành nghề được nhiều người lựa chọn chưa chắc đã là tuyệt vời nhất. Chỉ những người chấp nhận được sự thay đổi mới có thể tồn tại trong thế giới nhiều biến động này.
Có thăng tiến trong công việc mới được coi là thành công
[Ảnh gốc] [Resize]
Nhiều người không hiểu rằng sự thăng tiến trong nghề nghiệp không chỉ là phát triển theo chiều dọc (như từ nhân viên lên quản lý, lên trưởng phòng, lên giám đốc…) mà còn là sự phát triển theo chiều ngang.
Ví dụ như những người giỏi về internet có thể phát triển thêm về bán hàng online, marketing online; những người yêu thích vẽ có thể phát triển thêm các mảng thiết kế về gỗ, đồ da…
Ngày nay bất kì sở thích nào cũng có thể kiếm ra tiền và phát triển thành công. Do đó, nếu con bạn không thích môn toán mà thích ngoại ngữ thì cũng đừng bắt ép chúng theo đuổi những gì chúng không hứng thú nhé.
Xem con là trung tâm của vũ trụ
[Ảnh gốc] [Resize]
Bố mẹ tốt không có nghĩa phải bảo vệ con quá mức, nếu muốn chúng trở thành những người độc lập, tự tin thì hãy để con tự đưa ra những chính kiến của chúng, kể cả việc để con tự chăm sóc và quyết định cuộc đời mình.
Bởi việc bao bọc con khỏi những nguy hiểm, khó khăn chỉ làm trẻ mất đi những kinh nghiệm đối diện với thực tế, và khi không có bạn bên cạnh, con sẽ loay hoay và lạc lõng, không biết mình nên làm gì.
Trong một số trường hợp, sự lo lắng và quan tâm quá mức từ bố mẹ có thể nảy sinh tác dụng ngược. Ví dụ khi đủ 18 tuổi, trẻ sẽ muốn thoát khỏi sự chăm sóc này để tự do làm những điều mình thích. Nhưng vì không có kinh nghiệm sống, trẻ sẽ dễ rơi vào cạm bẫy, đi sai đường.
Những phương pháp dạy con của những nước tiên tiến khác cũng rất đáng để chúng ta tham khảo và học hỏi.
[Ảnh gốc] [Resize]
Nếu muốn con phát triểntoàn diện và thành công trong tương lai, hãy từ bỏ những nguyên tắc giáo dục cũ rích trên. Các chuyên gia cho rằng những kĩ năng mà ai cũng cần tích luỹ cho mình để có thể thành công trong xã hội hiện đại ngày nay chính là:
- Tương tác nhiều hơn thay vì chỉ biết ngồi xuống và lắng nghe.
- Biết cách làm việc nhóm, giao lưu với những người làm trong các lĩnh vực khác nhau để học hỏi.
- Có sự sáng tạo và khả năng suy nghĩ xa hơn.
- Phát triển các kĩ năng tư duy phê bình để giúp bạn tồn tại được trong thế giới thực.
Tổng Hợp