tôi đã gắt lên: “Chờ chút coi, làm cái gì mà dữ vậy.”, tiếng gắt và cái lừ mắt dữ dằn của tôi làm cho anh lớp trưởng sợ xanh mặt. Anh đành đứng đó chờ tôi kiểm tra cho hết rồi mới nộp bài.
Nộp bài xong cả lớp đi về hết, còn mình tôi ngồi lại, coi lại các đáp án tương tự trong sách, và tôi đã tìm ra cái bài đọc về khoáng sản đó trong sách Reading, tôi liền lật ra đáp án ở trang sau và đọc ngấu nghiến, đọc xong tôi gần như đánh rơi cuốn sách, tôi dụi mắt lại lần nữa tôi không thể tin được là tôi quá may mắn. Tôi đã làm đúng… gần như toàn bộ bài đọc, chỉ có sai một câu trong số mười lăm câu hỏi của bài “Natural mineral”, vậy là… trong tương lai gần thành thật mà nói thì cái vé đó sẽ là của tôi… và… và… và gì thì ai cũng biết rồi, do quá hứng chí tôi dang tay ra tung cuốn sách hét toáng lên: “Ô ô ô hoan hô, tấm vé đó là của ta…ha ha ha, của ta…của ta”.
Lúc đó tôi đâu để ý là Sinh còn ở lại, anh chứng kiến từ đầu tới cuối toàn bộ sự “kích động” của tôi từ nãy đến giờ,
anh chớp chớp mắt nghiêng đầu nhìn tôi y như là: “Em có bị sao không vậy?”, còn tôi sau khi nhìn thấy anh, tôi đứng gần như trời trồng giữ nguyên tư thế dang tay ra như vậy cũng cỡ năm phút đồng hồ, sau đó tôi nhe răng cười gượng với anh, tôi lập tức hạ tay, cúi xuống lượm cuốn sách cho vào cặp một cách sượng sùng rồi lủi lẹ vì quá quê. Trên đường về tôi vẫn chưa hết hoan hỉ sung sướng, trời ơi… cái tấm vé đó là của tôi, tôi còn ngỡ đây là giấc mơ kia. Tôi sẽ mời Sinh đi coi phim… phim gì nhỉ? Phim tình cảm nhé, à thôi, mấy phim đó mấy cảnh kiss ướt át mắc cỡ lắm, hay là phim hành động, thôi mấy phim bắn súng bạo lực không hợp với con nít… á con gái… à phim thích hợp nhất là phim kinh dị… để có gì tôi sợ quá có thể… ôm chầm lấy Sinh… hi hi hi… cha chả âm mưu quá đi, tội lỗi, tội lỗi hư hỏng, hư hỏng…
Rồi thứ tư lại tới, Sinh vào và phát bài kiểm tra cho lớp, anh có vẻ rất thất vọng vì lớp làm bài không tốt hơn phân nửa, ai cũng có bài và thể hiện đủ tâm trạng khác nhau, buồn có vui có, và có người buồn tình còn lấy bài kiểm tra giấy trắng xếp máy bay thả xuống lan can nữa. Tới phiên tôi, khi bài đã tới tay tôi, tôi run run giở phía trong ra xem, một con A+ đỏ chói chang và kèm theo đó là một chiếc vé xem phim cho hai người, tôi mừng phát khóc, tôi ngó qua con bé My, chưng hửng vì nó cũng được một con A+ và cũng được một vé xem phim y như tôi, cái… cái này mới tức à nghen, vô lý, Sinh chỉ nói là một vé thôi mà giờ có vụ đồng hạng này là sao dzậy?
Sao cái gì mới nhen nhóm một chút hy vọng là lại tắt ngúm vậy? Giờ có muốn kiện cũng đâu có được vì Sinh là “chủ xị” cái vụ này mà, Sinh giữ lời hứa rồi thì thôi. Trời ơi sao ông bất công với con vậy? Đã sinh Du lại còn sinh Lượng… à… à phải sửa lại đã sinh H sao lại còn sinh My…dễ điên quá…
Con bé My vui ra mặt, nó ngó qua tôi thấy điểm tôi cũng y chang nó mà không biết “tiếng lòng” của tôi đang nức nở, nó lay cổ tôi: “Chị ơi, My cũng A+ giống chị nè, thấy chưa My nói là My không thèm nhờ chị mà. My giỏi không, giỏi không, phen này My mời thầy đi được rồi đó.”, nó lay tôi mà tôi không còn cảm xúc nào, như hóa đá vậy, hồn bay đi đâu mất rồi, tôi ngó qua nó mà thê thảm như đưa đám: “Chúc mừng em.”, con bé lúc này quá vui mà cũng không để ý đến bộ mặt ỉu xìu như “bánh bao chiều” của tôi, nó tung tăng đi khoe khắp dãy ở dưới là nó có vé xem phim dành cho hai người, rồi nó còn lại nói là nó sẽ rủ người cho nó chiếc vé đó đi xem phim. Nhưng nó không biết là chính vì điều vô tư đó sắp hại nó, trong số những cô gái dưới kia cũng có người thích Sinh nên lập tức đố kỵ …
Sau khi mua nước uống vào thì tôi thấy mấy một đám bu đen bu đỏ quanh bé My, còn con bé thì đang khóc sướt mướt, tôi bước tới ngồi vào bàn thì chưa kịp hỏi nguyên nhân vì sao nó khóc nhưng khi nhìn thấy chiếc vé bị xé tan tành còn kẹp nguyên trong tập thì tôi đã hiểu ra tất cả. Giờ giải lao có kẻ nào lẻn lên bàn tôi xé nát chiếc vé kẹp trong tập của bé My khi nó đem trở lên cất vào hộc bàn và bỏ ra ngoài, tôi đoán thế.
Mọi người đều hết lời an ủi nó nhưng vẫn không làm bé My thôi khóc, nó cứ hưng hức cho đến hết giờ học, tội nghiệp con bé, nó khóc đến nỗi đôi mắt của nó sưng lên mà vẫn không thôi. Kẻ nào đó thật ác tâm, bao nhiêu công sức của con nhỏ vậy mà nỡ nào chơi ác thế, tôi đây cũng không thích con bé My lắm nhưng thấy nó khóc đến nỗi sưng cả mắt cũng thấy tội, vừa dỗ nó tôi quay xuống dưới nhìn những cô gái dãy dưới những kẻ khi nãy được con bé khoe vé để tìm ra chút gì khác lạ nơi họ, nhưng không họ vẫn làm như không có gì xảy ra, vẫn nói chuyện bình thường lâu lâu lại ném những tia nhìn thương hại lên bé My chép miệng: “Tội nghiệp con nhỏ. Đứa nào ác vậy?”…
Trong suốt giờ học mà bé My vẫn khóc mãi không thôi. Nó không khóc thành tiếng mà cứ ngồi đó hức hức làm cho tôi muốn điên cái đầu. Có Sinh giờ này là nó đã chịu nín từ đời nào rồi, tôi sẽ phải chứng kiến thêm cảnh trái tai, gai mắt, thôi bực mình lắm. Không có Sinh ở đây cũng được, tôi sẽ chịu khó dỗ nó vậy. Tôi choàng tay qua xoa xoa vào lưng nó dịu dàng:” Nín,nín.”
Con bé My gục gật đầu vào vai tôi và lấy tay dụi đôi mắt đã sưng húp. Còn tôi thì thò tay vào cặp lấy cho nó mấy cái khăn giấy. Có cái vé thôi làm gì tới nông nỗi thế cơ chứ. Mà càng nghĩ càng tức, đứa nào rỗi hơi đi xé của nó chi dzậy? Để tôi phải giờ này “hứng đạn” nhõng nhẽo của nó. Chẳng học hành gì được. Một bên là cô giảng, một bên nó khóc, thế thì bố ai nghe được gì?
Cái con nhỏ My này cũng rảnh nữa, đang yên đang lành đi khoe tùm lum. Giờ bị như vậy đáng lắm đó. Có thôi người ta giấu quách đi! Muốn đi coi phim với thầy thì cứ âm thầm lặng lẽ mà đi, đố con ma nào biết… khoan! “Con ma” nào không biết chứ tôi không biết là không được… Vụ này khó xử ghê.
Cứ thế suốt buổi học, con bé My, mặt mũi thì tèm lem mà tập vở thì nhòe nhoẹt. Nó lại còn “trưng dụng” gần hết khăn giấy của tôi mà vẫn còn thút thít. Sao nó không biết là nó rất phiền nhỉ? Nước mắt lã chã kèm theo tiếng hức hức vang lên không ngừng. Con bé My với liên khúc “mít ướt” cứ thế mà “tra tấn” tôi cho đến cuối giờ học. Reng!!! Âm thanh quen thuộc của cái chuông báo giờ thô ráp vang lên. Tôi sắp thoát được con bé mít ướt này rồi, về thôi. Cả lớp ào ra, tôi cũng hí hửng đứng lên nhưng bắt gặp cái dáng “héo queo” như tàu lá, không còn chút sức sống của nó, tôi cụt hứng. Hết muốn về luôn.
Giờ mà bỏ nó về cũng kì, mà không về thì chán chết. Sao đây? “Đi cũng dở, ở không xong”. Tôi quạu quọ ngồi lại. Con bé ngồi đó ngây dại nhìn đăm đăm vào chiếc vé bị xé trong cuốn tập thở dài. Tôi lấy tay vỗ vỗ lên lưng nó lần nữa bảo: “Đỡ buồn chưa? Đi về, còn muốn ngồi đây đến khi nào? Mốt ráng làm bài tốt lần nữa để lấy thưởng.”. My cũng gật đầu, nhìn tôi cố nhoẻn cười, với tay cất cuốn tập vào cặp rồi đứng lên kéo tay tôi ra về. Tình hình có vẻ khả quan hơn rồi đó, ít nhất nó cũng không khóc nữa. Tôi là con gái nhưng cũng không chịu được cái cảnh phải nhìn con gái khóc, buồn bực khó chịu lắm. Giờ tôi mới biết vì sao con trai sợ con gái khóc đến vậy.
Ra tới nhà để xe, trong khi tôi đang lụi cụi lấy xe. Con bé My lại lấy chiếc vé ra nhìn mân mê. Nữa, nữa, nó lại sắp khóc nữa. Tôi vội gạt chống xe xuống, cất chìa khóa vào túi, nhào tới lấy cái khăn giấy cuối cùng bịt vào mắt nó, quát: “Nín liền !!! Bộ em tính cho hết nhìn thấy đường luôn mới chịu phải không?”. Con bé lập tức ôm chầm lấy tôi, nó ôm tôi chặt cứng. Nó dụi mặt vào ngực áo tôi, rỉ rả:” Em… hic… đâu… hic muốn đâu… hic. Nước mắt… hic. . t. . hic tự nhiên. . hic nó ra mà.”
Bao nhiêu nước mắt nước mũi ở đâu lại tuôn ra, lại phải về giặt áo nữa rồi. Càng dỗ nó càng khóc to hơn. Do quá bực mình, tôi đẩy phắt nó ra, gắt lớn hơn lúc nãy:” Có nín không??? Nín đi, cứ ư ử hoài làm sao người ta tính. Im lặng chút xíu cho đây nhờ.”. Ngay lập tức con bé im bặt nhìn tôi sợ hãi. Tôi lấy hơi thở ra, dựa lưng vào đuôi xe, hỏi nó:” Xin lỗi. Mà em làm ơn nín dùm, nghe không chịu nổi. Bộ cái vé đó quan trọng với em lắm hả?”, nó mím môi gật đầu một cách rụt rè. Tôi đưa móng tay lên miệng cắn, đi qua đi lại một cách chóng mặt. Rồi vò đầu bứt tai:” Mình có nên cho nó cái vé không nhỉ? Hay là rủ nó đi coi phim. Giời ơi!!! Làm màu một chút xem nào. Nếu nó biết điều thì nó sẽ không nhận, nó mà từ chối thì mình khỏe rồi. Có cớ để chuồn về mà không dây dưa với nó”, tôi lầm bầm rồi lôi phắt cái vé chìa ra cho nó. Nó trợn tròn mắt nhìn tấm vé trên tay tôi rồi lại nhìn tôi, giọng run run: “Chị… cho em… hả?Thiệt… sao”. Tôi không dám gật cũng chẳng dám lắc, trong bụng chỉ mong là nó đừng lấy mà từ chối: “Không em không lấy đâu. Vé của chị mà. Chị tốt quá nhưng để kì sau vậy.”, đến lúc ấy thì tôi sẽ hoàn toàn thanh thản cất vé vào cặp và có thể đi về.
Nhưng có ai mà biết được chữ “ngờ”, trái với suy nghĩ của tôi, con bé nhận chiếc vé trong tay tôi với đôi mắt long lanh:” Chị… tốt ghê… chị cho thì em lấy… Em cảm ơn. Cảm ơn nhiều lắm” Con bé My nhẫy cẩng lên hôn vào má ôm siết cổ tôi reo vang, rồi nó tiếp: “Chị vẫn là phù thủy, nhưng là phù thủy tốt bụng. Em không quên ơn chị đâu.” Hả??? Tôi bị “đánh” cái chí mạng, tôi quên là nó là người bắc, mà người bắc khi đã quen thì không cần khách sáo nữa.
Ê, chờ đã! Ai cho nó hồi nào? Tôi chỉ cho sáo thế thôi mà nó lấy thật. Một sai lầm chết người, này trả lại cái vé đây. Nhìn nó cầm cái vé săm soi đưa lên ánh đèn, tôi muốn đưa tay lên giật lại nhưng lại hạ xuống gãi đầu khi nó quay lại ngoác miệng nhìn tôi cười, mà đôi mắt hí tít vì sưng, nó nằn nì: “Cám ơn chị lắm, em hứa là em sẽ trả ơn. Với lại nay em không đi xe. Chị chở em về nha”…lại… lại còn vậy nữa, chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy?
Tôi dắt xe ra mà trong bụng nghiến răng trèo trẹo: “Lạy chúa tôi, sao mình lại có thể ngây thơ đến như vậy. Nó và ông thầy đó đều là quỹ dữ cả, mà ông kia đỡ hơn một chút. Damn…it (Quỷ tha ma bắt)!” (lúc này cái cụm từ đó tự dưng hiện ra trong đầu tôi, dẫu tôi biết nó không tốt lành gì, nhưng lúc đó đầu óc tôi phừng phừng như lửa. )
Trên đường về, bé My líu lo nói đủ chuyện trên trời dưới đất, còn tôi thì tức muốn xịt khói… cái con bé…không biết điều… Tôi phóng như bay trên đường vì tức tối, chắc cũng phải trên 50 phân khối.
Sau khi về đến nhà rồi, tôi nén cơn điên tươi cười chào ba mẹ rồi đi lên phòng. Vừa đóng sập cửa phòng lại. Tôi quăng cặp qua một bên, nhào lên giường cầm chiếc gối đập đầu liên hồi vào đó và gào lên:” Trời ơi!!! Ăn gì mà ngu dữ dạ. Tự dưng lại đưa nó cái vé. Ngu quá… ngu quá… trời ơi là trời”…Vừa lúc đó chuông điện thoại reo, tôi bắt máy:” Thầy…”
“Tui nè, “thầy yêu quý” của em đây. Mai tui về rồi. Có đem quà cho em đó. Nghe nói là em đạt điểm tối đa trong kì kiểm tra này phải không? Chúc mừng! Phải vậy chứ.” – Thầy Lâm đó, lúc nào cũng hiện ra như tiên vậy. Tôi để ý mỗi lần tôi có chuyện gì buồn là cũng có mặt ổng cả.
“Mai thầy về rồi hả. Mừng quá. Thầy về dạy là tốt rồi, quà cáp gì, bữa đó em giỡn thôi mà.” – tôi trả lời trong khi ngón tay vẫn đang nhàu nát áo gối vì tức. “Em đừng có giả bộ, đi mà không đem quà về cho em thế nào cũng nghe em càm ràm suốt cả buổi. Tui dạy em suốt bốn năm bộ tui hổng biết hả? Mà nói mừng gì mà nghe giọng yếu xìu vậy? Bộ sợ tui về tranh dạy với Sinh của em hả?” – Thầy Lâm lại làu bàu trong điện thoại. Tôi đang buồn thúi ruột, tâm trí đâu nữa mà quà với cáp, giờ tôi chỉ muốn đi ngủ thôi, ngủ để quên buồn. Tôi bảo: “Ừ! Mai em gặp thầy trong trường. Giờ em mệt lắm, muốn đi ngủ thôi. Mai, thầy nha.”. Tôi nghe thầy Lâm chép miệng: “Rồi, lại bị gì nữa rồi. Xuống tinh thần thấy rõ luôn. Thôi mai gặp. Giờ đi ngủ cho ngon đi. Bye”, rồi thầy cúp máy. Tôi ôm gối tiếp tục màn “đập phá” cho hả giận, đập phá chán lại lăn ra giường ngủ bỏ cả bữa cơm tối.
Trong suốt giờ học mà bé My vẫn khóc mãi không thôi. Nó không khóc thành tiếng mà cứ ngồi đó hức hức làm cho tôi muốn điên cái đầu. Có Sinh giờ này là nó đã chịu nín từ đời nào rồi, tôi sẽ phải chứng kiến thêm cảnh trái tai, gai mắt, thôi bực mình lắm. Không có Sinh ở đây cũng được, tôi sẽ chịu khó dỗ nó vậy. Tôi choàng tay qua xoa xoa vào lưng nó dịu dàng:” Nín,nín.”
Con bé My gục gật đầu vào vai tôi và lấy tay dụi đôi mắt đã sưng húp. Còn tôi thì thò tay vào cặp lấy cho nó mấy cái khăn giấy. Có cái vé thôi làm gì tới nông nỗi thế cơ chứ. Mà càng nghĩ càng tức, đứa nào rỗi hơi đi xé của nó chi dzậy? Để tôi phải giờ này “hứng đạn” nhõng nhẽo của nó. Chẳng học hành gì được. Một bên là cô giảng, một bên nó khóc, thế thì bố ai nghe được gì?
Cái con nhỏ My này cũng rảnh nữa, đang yên đang lành đi khoe tùm lum. Giờ bị như vậy đáng lắm đó. Có thôi người ta giấu quách đi! Muốn đi coi phim với thầy thì cứ âm thầm lặng lẽ mà đi, đố con ma nào biết… khoan! “Con ma” nào không biết chứ tôi không biết là không được… Vụ này khó xử ghê.
Cứ thế suốt buổi học, con bé My, mặt mũi thì tèm lem mà tập vở thì nhòe nhoẹt. Nó lại còn “trưng dụng” gần hết khăn giấy của tôi mà vẫn còn thút thít. Sao nó không biết là nó rất phiền nhỉ? Nước mắt lã chã kèm theo tiếng hức hức vang lên không ngừng. Con bé My với liên khúc “mít ướt” cứ thế mà “tra tấn” tôi cho đến cuối giờ học. Reng!!! Âm thanh quen thuộc của cái chuông báo giờ thô ráp vang lên. Tôi sắp thoát được con bé mít ướt này rồi, về thôi. Cả lớp ào ra, tôi cũng hí hửng đứng lên nhưng bắt gặp cái dáng “héo queo” như tàu lá, không còn chút sức sống của nó, tôi cụt hứng. Hết muốn về luôn.
Giờ mà bỏ nó về cũng kì, mà không về thì chán chết. Sao đây? “Đi cũng dở, ở không xong”. Tôi quạu quọ ngồi lại. Con bé ngồi đó ngây dại nhìn đăm đăm vào chiếc vé bị xé trong cuốn tập thở dài. Tôi lấy tay vỗ vỗ lên lưng nó lần nữa bảo: “Đỡ buồn chưa? Đi về, còn muốn ngồi đây đến khi nào? Mốt ráng làm bài tốt lần nữa để lấy thưởng.”. My cũng gật đầu, nhìn tôi cố nhoẻn cười, với tay cất cuốn tập vào cặp rồi đứng lên kéo tay tôi ra về. Tình hình có vẻ khả quan hơn rồi đó, ít nhất nó cũng không khóc nữa. Tôi là con gái nhưng cũng không chịu được cái cảnh phải nhìn con gái khóc, buồn bực khó chịu lắm. Giờ tôi mới biết vì sao con trai sợ con gái khóc đến vậy.
Ra tới nhà để xe, trong khi tôi đang lụi cụi lấy xe. Con bé My lại lấy chiếc vé ra nhìn mân mê. Nữa, nữa, nó lại sắp khóc nữa. Tôi vội gạt chống xe xuống, cất chìa khóa vào túi, nhào tới lấy cái khăn giấy cuối cùng bịt vào mắt nó, quát: “Nín liền !!! Bộ em tính cho hết nhìn thấy đường luôn mới chịu phải không?”. Con bé lập tức ôm chầm lấy tôi, nó ôm tôi chặt cứng. Nó dụi mặt vào ngực áo tôi, rỉ rả:” Em… hic… đâu… hic muốn đâu… hic. Nước mắt… hic. . t. . hic tự nhiên. . hic nó ra mà.”
Bao nhiêu nước mắt nước mũi ở đâu lại tuôn ra, lại phải về giặt áo nữa rồi. Càng dỗ nó càng khóc to hơn. Do quá bực mình, tôi đẩy phắt nó ra, gắt lớn hơn lúc nãy:” Có nín không??? Nín đi, cứ ư ử hoài làm sao người ta tính. Im lặng chút xíu cho đây nhờ.”. Ngay lập tức con bé im bặt nhìn tôi sợ hãi. Tôi lấy hơi thở ra, dựa lưng vào đuôi xe, hỏi nó:” Xin lỗi. Mà em làm ơn nín dùm, nghe không chịu nổi. Bộ cái vé đó quan trọng với em lắm hả?”, nó mím môi gật đầu một cách rụt rè. Tôi đưa móng tay lên miệng cắn, đi qua đi lại một cách chóng mặt. Rồi vò đầu bứt tai:” Mình có nên cho nó cái vé không nhỉ? Hay là rủ nó đi coi phim. Giời ơi!!! Làm màu một chút xem nào. Nếu nó biết điều thì nó sẽ không nhận, nó mà từ chối thì mình khỏe rồi. Có cớ để chuồn về mà không dây dưa với nó”, tôi lầm bầm rồi lôi phắt cái vé chìa ra cho nó. Nó trợn tròn mắt nhìn tấm vé trên tay tôi rồi lại nhìn tôi, giọng run run: “Chị… cho em… hả?Thiệt… sao”. Tôi không dám gật cũng chẳng dám lắc, trong bụng chỉ mong là nó đừng lấy mà từ chối: “Không em không lấy đâu. Vé của chị mà. Chị tốt quá nhưng để kì sau vậy.”, đến lúc ấy thì tôi sẽ hoàn toàn thanh thản cất vé vào cặp và có thể đi về.
Nhưng có ai mà biết được chữ “ngờ”, trái với suy nghĩ của tôi, con bé nhận chiếc vé trong tay tôi với đôi mắt long lanh:” Chị… tốt ghê… chị cho thì em lấy… Em cảm ơn. Cảm ơn nhiều lắm” Con bé My nhẫy cẩng lên hôn vào má ôm siết cổ tôi reo vang, rồi nó tiếp: “Chị vẫn là phù thủy, nhưng là phù thủy tốt bụng. Em không quên ơn chị đâu.” Hả??? Tôi bị “đánh” cái chí mạng, tôi quên là nó là người bắc, mà người bắc khi đã quen thì không cần khách sáo nữa.
Ê, chờ đã! Ai cho nó hồi nào? Tôi chỉ cho sáo thế thôi mà nó lấy thật. Một sai lầm chết người, này trả lại cái vé đây. Nhìn nó cầm cái vé săm soi đưa lên ánh đèn, tôi muốn đưa tay lên giật lại nhưng lại hạ xuống gãi đầu khi nó quay lại ngoác miệng nhìn tôi cười, mà đôi mắt hí tít vì sưng, nó nằn nì: “Cám ơn chị lắm, em hứa là em sẽ trả ơn. Với lại nay em không đi xe. Chị chở em về nha”…lại… lại còn vậy nữa, chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy?
Tôi dắt xe ra mà trong bụng nghiến răng trèo trẹo: “Lạy chúa tôi, sao mình lại có thể ngây thơ đến như vậy. Nó và ông thầy đó đều là quỹ dữ cả, mà ông kia đỡ hơn một chút. Damn…it (Quỷ tha ma bắt)!” (lúc này cái cụm từ đó tự dưng hiện ra trong đầu tôi, dẫu tôi biết nó không tốt lành gì, nhưng lúc đó đầu óc tôi phừng phừng như lửa. )
Trên đường về, bé My líu lo nói đủ chuyện trên trời dưới đất, còn tôi thì tức muốn xịt khói… cái con bé…không biết điều… Tôi phóng như bay trên đường vì tức tối, chắc cũng phải trên 50 phân khối.
Sau khi về đến nhà rồi, tôi nén cơn điên tươi cười chào ba mẹ rồi đi lên phòng. Vừa đóng sập cửa phòng lại. Tôi quăng cặp qua một bên, nhào lên giường cầm chiếc gối đập đầu liên hồi vào đó và gào lên:” Trời ơi!!! Ăn gì mà ngu dữ dạ. Tự dưng lại đưa nó cái vé. Ngu quá… ngu quá… trời ơi là trời”…Vừa lúc đó chuông điện thoại reo, tôi bắt máy:” Thầy…”
“Tui nè, “thầy yêu quý” của em đây. Mai tui về rồi. Có đem quà cho em đó. Nghe nói là em đạt điểm tối đa trong kì kiểm tra này phải không? Chúc mừng! Phải vậy chứ.” – Thầy Lâm đó, lúc nào cũng hiện ra như tiên vậy. Tôi để ý mỗi...