* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Truyện Còn Chút Gì Để Nhớ Full

của Quỳnh chẳng khác gì gáo nước lạnh dội vào ngực tôi. Tôi cố kìm cơn giận dữ cay đắng đang chực bùng lên và nói bằng giọng nhẹ nhàng:
- Em đang vội thì thôi! Để hôm khác!
Thực ra cho đến lúc này, tôi không tin vào cái hôm khác đó lắm. Sau lần gặp Quỳnh ngoài đầu hẻm, vừa tự ái vừa chán nản tôi đã muốn buông xuôi. Nhưng rồi nỗi day dứt của tình yêu thôi thúc tôi phải gặp Quỳnh, phải nói cho cô bé biết nỗi khổ tâm của tôi và tìm hiểu lý do nào đã khiến Quỳnh đối xử với tôi như vậy.
Lần này, suốt một tuần tôi “phục kích” đối phương trên gác.
Đến một hôm, quan sát qua lỗ thủng của bức vách, tôi thấy Quỳnh đang ngồi đọc sách trên bàn. Tôi liền chạy qua. Nhưng tấm cửa lưới đã khoá bên trong. Tôi gọi cửa.
Mẹ Quỳnh bước ra:
- Đi đâu đây cháu?
Trước nay, tôi qua chơi bên Quỳnh là chuyện tự nhiên, chẳng bao giờ mẹ Quỳnh lại hỏi tôi một câu khách khí như vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn lễ phép đáp:
- Cháu đi tìm Quỳnh!
Mẹ Quỳnh mở cửa:
- Cháu vô chơi! Nhưng Quỳnh không có nhà! Nó đi đâu từ trưa tới giờ!
Không có Quỳnh thì tôi vô chơi với ai? Nhưng rõ ràng Quỳnh mới ngồi đây
kia mà! Tôi bước vô nhà và đảo mắt nhìn quanh. Quả nhiên, Quỳnh “đi vắng”. Tài thật!
Tôi đoán cô bé chắc lại trốn trên gác. Nhưng chẳng lẽ tôi lại nói toẹt ra điều đó? Tôi đành tảng lờ ngồi nói chuyện với mẹ Quỳnh vài câu gượng gaọ rồi lủi thủi ra về.
Qua sự kiện đó, tôi chua xót nhận ra rằng ngay mẹ Quỳnh cũng đồng tình với thái độ lạnh nhạt mà Quỳnh dành cho tôi, thậm chí đồng tình một cách quá sốt sắng.
Tôi vốn là người hời hợt, vô tâm nhưng từ hôm đó tôi bắt đầu để ý đến cách đối xử của gia đình bác Tám đối với tôi. Chẳng bao lâu, tôi buồn bã hiểu rằng tình cảm mọi người quả nhiên đổi khác mặc dù điều đó rất khó nhận ra. Trừ thằng Tạo còn bé, còn mọi người dù vẫn cười nói, vẫn vui vẻ, thậm chí vẫn tốt bụng với tôi nhưng không khí thân mật, gần gũi kiểu…gia đin`h ngày xưa đã biến mất. Ba mẹ Quỳnh và Chị Kim bây giờ xem tôi như một người khách.
Chỉ có Trâm là không thay đổi. Mặc dù đi công tác suốt ngày, ít khi gặp tôi, nhưng mỗi khi gặp, nó thường rủ tôi đi uống nước sinh tố và ngồi kể lung tung về chuyện công tác của nó.
Những lúc ấy, ngồi mỉm cười nhìn Trâm ba hoa liến thoắng, tôi như chìm vào một cảm giác ấm áp dễ chịu và quen thuộc.
Nó nói một thôi một hồi, chợt thấy tôi ngồi im, liền quay sang cười hì hì:
- Quên nữa! Nãy giờ tôi lo giành nói mà không để anh nói!
- Tôi có gì đâu mà nói!
- Chừng nào trường anh mới dạy văn hóa lại?
- Sắp rồi! Nghe nói ít bữa nữa!
Dù Trâm đối với tôi vẫn thân thiết như cũ nhưng trong những câu chuyện giữa chúng tôi gần dây, rõ ràng Trâm cố tình không nhắc đến Quỳnh. Thấy vậy,tôi cũng làm thinh luôn. Điều đó khiến cho câu chuyện giữa tôi và nó đôi khi đâm ra không được tự nhiên.
Có lần, không nén được, tôi hỏi thẳng Trâm:
- Có chuyện gì xảy ra với Quỳnh vậy?
Trâm im lặng một lúc rồi thở dài:
- Anh hãy quên nó đi!
Tôi nghe miệng mình đắng nghét:
- Tại sao vậy?
Trâm nói, giọng buồn buồn:
- Nó không xứng đáng với tình cảm của anh.
Tôi nắm chặt tay:
- Nhưng mà tại sao?
Trâm ngó lơ đi chỗ khác:
- Bây giờ tôi chưa trả lời anh được! Nhưng rồi anh sẽ biết!
Suốt một thời gian dài sau câu chuyện đau lòng đó, tôi cảm thấy thế giới trở nên buồn tẻ.
Chap 26:
Nhưng dù thế giới buồn tẻ hay vui nhộn, con người ta cũng cần phải có cơm để ăn. Tôi lại đang gặp khó khăn về chuyện đó.
Những tháng đầu tiên sau giải phóng, mẹ tôi còn gởi tiền cơm vào cho tôi nhưng thời gian gần đây thì ngưng hẳn. Tôi biết gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Ba tôi vắng nhà, mẹ tôi một mình nuôi sáu đứa con hẳn là vất vả, gian nan, nhất là từ trước đến nay mẹ tôi chỉ biết trông nom nhà cửa, con cái, đâu có quen cày cuốc như công việc hiện nay.
Dượng tôi vẫn đi làm ở cơ quan cũ, dì tôi công tác ở hội phụ nữ, trong nhà chẳng dư dả gì. Do đó, tôi luôn cảm thấy áy náy về tình trạng “ăn theo” của mình.
Thường thường để nhẹ gánh cho gia đin`h dì tôi, tôi chỉ ăn cơm ở nhà bữa tối. Còn bữa trưa, tôi ăn ké với mấy đứa bạn trong trường.
Đứa nào muốn ăn cơm tập thể thì mua phiếu. Tới bữa, cứ gom đủ bốn phiếu, bếp ăn phát một mâm. Khi lãnh cơm, thay vì lấy bốn cái chén, thằng Bảo lấy dư ra một cái cho tôi ăn ké.
Tôi sống như vậy được một tuần thì Kim Dung can thiệp.
Kim Dung cũng ở lại trường buổi trưa nhưng nó ăn cơm trong lon guigoz đem theo. Trong khi đám con trai tụi tôi xúm xít ở nhà ăn tập thể thì Kim Dung và mấy đứa con gái khác ngồi dựa lưng vô cột, giở cơm ra ăn.
Một buổi trưa, lúc tôi chuẩn bị đi ăn với tụi thằng Bảo thì Kim Dung ngoắc tôi:
- Ông lại đây tôi nhờ cái này chút!
Tôi bước lại. Kim Dung đưa lon guigoz cơm cho tôi:
- Phần của ông nè!
Thấy tôi ngần ngừ, nó nhấn lon cơm vào tay tôi:
- Cầm đi! Tôi có phần đây rồi!
Vừa nói, nó vừa lấy từ trong giỏ ra một lon cơm khác.
Lâu nay, Kim Dung đã tập cho tôi có “bản lĩnh” trong chuyện này nên tôi cầm lấy lon cơm ăn tỉnh, chẳng mắc cỡ gì hết. Tôi giở lon cơm thấy có mấy con tép, ăn một hồi thấy phía dưới toàn chả lụa. Tôi liếc nó:
- Làm gì mà chôn kỹ vậy?
Nó cười:
- Để phía trên ông ăn hết, lát nữa lấy gì ăn cơm!
Kể từ bữa đó, trưa nào Kim Dung cũng “nuôi” tôi. Mãi đến khi tôi ra trường.
Nhưng không vì vậy mà tôi không nghĩ đến chuyện kiếm việc làm thêm, mặc dù tôi chưa biết mình sẽ làm được những việc gì.
Một hôm, thằng Bảo khoe tôi:
- Tao tìm được việc làm rồi! Mày làm không?
Tôi mừng rỡ:
- Làm gì vậy?
- Đạp xích- lô!
Tôi xịu mặt:
- Mày giỡn hoài!
Nó nhướng mắt:
- Tao nói thật chứ nói chơi với mày sao!
Tôi nhìn nó, vẻ nghi ngờ:
- Tụi mình làm sao đạp xích- lô nổi?
Nó cười toe:
- Sao không nổi! Tao đạp mấy ngày nay rồi!
Tôi nhếch mép:
- Xạo đi mày!
Nó khoát tay:
- Mày không tin thì tối nay tao ghé!
Tối đó, thằng Bảo đạp xích- lô đến nhà tôi thật. Nó để xích- lô ngoài hẻm rồi chạy vào kêu tôi. Chưa thấy xe đâu, chỉ mới nhìn thấy nó, tôi đã tin liền. Không biết nó kiếm ở đâu một cái áo màu cháo lòng cũ xì, cái quần vá chằng vá đụp lại thêm cái mũ ka- ki của lính, trông nó giống hệt mấy tay đạp xích- lô chuyên nghiệp. Dòm nó, tôi không nhịn được cười.
Nó dẫn tôi ra “tham quan” chiếc xích- lô. Vừa chỉ chỏ, nó vừa dẫn giải:
- Tụi mình đi học ban ngày, chỉ có thể chạy xe vào ban đêm, từ năm giờ chiều trở đi. Xe thuê bên cầu chữ Y, đáng lẽ phải đặt tiền cọc nhưng chỗ này tao quen nên người ta thông cảm không bắt đóng.
Tôi vừa rờ rẫm chiếc xe vừa nghe nó hùng hồn thuyết minh, trong bụng đã thấy khoai khoái.
Lát sau, Bảo bắt tôi leo lên xe để nó hướng dẫn thực tập. Nó dạy tôi cách bẻ lái, quay đầu, bóp thắng.
Thoạt đầu, tôi chạy tới chạy lui trong hẻm. Sau thấy dễ, tôi phóng ra đường, thằng Bảo chạy kè kè bên cạnh, miệng la inh ỏi:
- Chầm chậm chút! Chầm chậm chút!
Khi quanh về đến nhà, tôi nói với nó:
- Vậy là ngày mai tao hành nghề được rồi!
Nó khịt mũi:
- Chưa đâu! Mày phải học thuộc các địa danh đã!
- Địa danh gì? Người ta kêu chở đi đâu thì tao cứ địa chỉ đó mà chở đi chứ lo gì!
Nó nhăn mặt:
- Khổ quá! Ông không biết gì hết! Mấy bữa nay con chạy xe, con mới phát hiện ra một điều là thiên hạ ít bao giờ nói số nhà và tên đường ra cả. Họ chỉ bảo “về ngã ba ông Tạ” hay “tới công trường Cộng Hòa” gọn lỏn thế thôi! Nếu ông hỏi lại chỗ đó là chỗ nào thì người ta cho ông là gà mờ, không đáng tin cậy và họ sẽ đón xe khác ngay.
Hóa ra đạp xích- lô mà cũng phức tạp gớm!
Ngày hôm sau, thằng Bảo đưa tôi một tấm bản đồ địa lý dành riêng cho dân đạp xích- lô do nó biên soạn, trong đó chỉ rõ cổng xe lửa số 6 ở chỗ nào, ngã tư Nancy ở đâu…
Tôi bỏ mất ba ngày để học “địa lý”, mồm luc’ nào cũng lẩm bẩm: Xóm Gà, Xóm Chiếu, Cây Sứ, Cây Điệp, Lăng Ông, Lăng Cha…đến sái cả quai hàm.
Học “địa lý” xong, tôi còn phải học “kinh tế”: chở từ đâu đến đâu lấy bao nhiêu tiền! Rồi chở một người thì sao, hai người thì sao, ba người thì sao…
Thằng Bảo “dạy” cái gì, tôi lấy sổ tay ghi chép cái đó, mặc dù tôi nhẩm sức mình chỉ chở nổi hai người là cùng, mà trong hai người đó phải có một người là…con nít kia!
Chỉ có một chiếc xe nên tôi với thằng Bảo phải thay phiên nhau đạp, nó một ngày tôi một ngày.
Buổi xuất hành đầu tiên của tôi, nó đạp xe đạp theo hộ tống và xem có sai sót gì về nghiệp vụ thì uốn nắn kịp thời.
Đi ngang một ngã ba, thấy có hai người đang đứng trên lề đường, tôi thắng xe lại, hỏi:
- Anh chị về đâu?
Hai người lắc đâù làm tôi cụt hứng, đạp đi luôn.
Thằng Bảo chạy rề rề theo, cao giọng lên lớp:
- Dân trong nghề không bao giờ gọi khách là “anh chị” mà phải nói “thầy Hai về đâu?” mới đúng điệu!
Thằng Bảo nói làm tôi nhớ lại ngày đầu tiên tôi đến Sài Gòn, người ta kêu tôi là thầy Hai khiến tôi sướng rơn trong bụng.
- Mà nếu người ta muốn đi thì người ta tự động kêu mày, không việc gì phải hỏi thẳng vào mặt họ như vậy! – Bảo tiếp tục bài giảng – Thay vì dừng xe lại thì mày thả tà tà ngang qua mặt họ. Nếu họ không thấy mày thì mày gõ cái thắng tay kêu “lắc cắc” để họ chú ý.
Tôi vừa đạp xe vừa lẩm nhẩm cho nhớ những lời dặn dò vàng ngọc của nó.
Bữa đó, rảo đến khoảng chín giờ tối, tôi cũng chạy được mấy cuốc xe ra trò.
Thằng Bảo theo tôi đến sáu giờ thì bỏ về. Trước khi chia tay, nó nói:
- Tao có để chai nước với sợi xích sắt sau nệm xe cho mày đó!
- Chi vậy?
- Chai nước để uống khi nào khát, còn sợi xích để đánh lộn.
Tôi há hốc miệng:
- Đánh lộn?
- Chứ sao! Tao giấu sợi xích ở đó để đề phòng khi bị giựt xe, mình có vũ khí mà chiến đấu.
Tôi rụt vai:
- Ốm nhom như tao mà chiến đấu cái mốc gì! Hễ tụi nào xông vào giựt xe là tao bỏ chạy trước!
- Không được! Mày phải chiến đấu đến…giọt máu cuối cùng! Mày làm mất xe là tao đi tù liền!
May mà suốt thời gian đạp xích- lô, tôi chưa bị giựt xe lần nào. Chắc là thằng Bảo chưa đến số đi tù!
Chap 27:
Gia đình dì tôi và gia đình bác Tám không ai biết tôi đi đạp xích- lô. Tôi giấu biến. Nếu biết, tất dì dượng tôi sẽ cản. Chiều nào chạy xe, tôi đi bộ ra Ngã Bảy, nhận bàn giao xe từ người chạy xe ban ngày. Buổi tối, sau khi trả xe, tôi lại thả bộ về nhà. Dì tôi hỏi, tôi bảo là đi dạy kèm.
Thông thường, chạy xe đến khoảng chín, mười giờ tối, tôi đã kiếm đủ số tiền cơm nước cho một ngày. Từ giây phút đó, để giữ sức ngày mai đi học, tôi không rước khách nữa, chỉ đạp xe tà tà đi trả.
Trời tối. Gió mát. Những ánh đèn thủy ngân toả ra một thứ ánh sáng êm dịu, mơ màng trên đường vắng. Đó đây vẳng lại những tiếng lá trò chuyện thì thầm. Những lúc ấy, vừa thong thả đạp xe đi tôi vừa nhớ Quỳnh da diết.
Giá như Quỳnh không thay đổi, giá như tình cảm giữa hai đứa tôi vẫn như ngày nào thì lúc này, sau khi đã lo xong phần cơm áo, tôi sẽ ghé đón Quỳnh đi chơi. Tôi sẽ chở Quỳnh đi ăn bánh cuốn, đi ăn kem, yaourt, đi uống chanh muối…nói chung là tất cả những thứ gì Quỳnh thích. Chúng tôi sẽ đi dạo bên bờ sông, sẽ đi trên những con đường thanh vắng ngập đầy lá rụng, nói chung chúng tôi sẽ…
Đang mơ mơ màng màng, tôi bỗng nghe “sầm” một tiếng, chiếc xích- lô lủi vô lề ngã chổng kềnh, còn tôi bắn xuống mặt đường, ê ẩm cả người. Vừa buồn cười vừa đau, tôi ngồi thở một lúc mới lồm cồm ngồi dậy đỡ xe lên.
Tay lái xe xích lô rất nhẹ, chạy xe không chăm chú là ủi vô lề như chơi. Tính tôi lại hay vừa đi vừa nghĩ ngợi lông bông nên bị nằm đất hoài. Nhưng đối với tôi, những cú ngã này không thấm thía gì so với cú ngã trong tình yêu.
Chuyện tôi đạp xích- lô, Quỳnh không biết nhưng Kim Dung lại biết.
Tôi đã cố tình giấu Kim Dung nhưng không hiểu thằng Bảo mách lẻo những gì mà một hôm Kim Dung hỏi tôi:
- Ông chạy xe đã ngon lành chưa?
Tôi giả bộ ngây thơ:
- Xe gì?
Kim Dung đập vào tay tôi:
- Đạp xích- lô chứ đâu phải ăn cắp ăn trộm gì mà ông giấu!
Tôi đành cười khì.
Nó đề nghị tỉnh bơ:
- Tối nay ông ghé chở tôi đi chơi đi!
- Đi đâu?
- Thì đi loanh quanh!
- Tôi hay lủi vô lề lắm!
- Lủi vô xe tải mới sợ chứ lủi vô lề thì ăn nhằm gì!
Thế là tối đó tôi ghé nhà Kim Dung. Kim Dung bây giờ không còn ở căn nhà cũ. Nó đổi căn nhà kia cho nhà nước lấy, căn nhà này, nhỏ hơn. Nó bảo căn nhà cũ rộng quá, buồn thiu, đôi khi lại gợi lại hình ảnh của mẹ nó khiến nó muốn khóc.
Nó nói nhớ mẹ thì tôi tin nhưng nó nói nó khóc thì tôi không tin lắm. Tôi chưa thấy nó khóc bao giờ.
Thấy tôi đỗ xịch xe trước cửa, Kim Dung mừng lắm. Nó nhảy tót lên xe, kêu:
- Tới luôn bác tài!
Tôi nhướng cổ, hỏi:
- Tới đâu?
Nó khoát tay:
- Muốn tới đâu thì tới!
Tôi chẳng biết tới đâu nên cứ chở nó chạy lòng vòng bốn phương tám hướng.
Chạy đã, chúng tôi ghé vào quán ăn.
Khi ăn xong, tôi giành trả tiền. Kim Dung gạt phắt:
- Ông chạy xích- lô được mấy đồng mà đòi làm tàng! Để tôi trả cho! Ông bà già tôi đi rồi nhưng tôi vẫn còn giàu, ông cứ yên chí!
Trên đường về, Kim Dung nổi hứng đề nghị:
- Ông nhường cho tôi chở một lát coi!
Tôi hoảng hồn:
- Thôi, cho tôi can! Kim Dung đụng phải người ta chắc tôi đi tù sớm!
Tôi nói y chang giọng thằng Bảo.
Kim Dung làm ra vẻ ngoan ngoãn:
- Không sao đâu! Tôi chạy cẩn thận mà!
Nhưng mặc cho nó “dụ khị”, tôi vẫn lắc đầu nguầy nguậy.
Mấy hôm sau, Kim Dung kêu tôi đạp xe vô trường coi văn nghệ.
Tôi từ chối:
- Tụi nó thấy tụi nó cười chết!
- Làm gì mà cười!
- Cười chứ! Tôi chở Kim Dung tới cổng trường thì được! Lúc nào tan hát, tôi ghé đón về!
Kim Dung lắc đầu:
- Ông không đi thì tôi đi làm gì! Thôi, tôi với ông chạy lòng vòng chơi đi!
Thế là tôi chở nó đi chơi.
Thường thường, cứ mỗi lần chở Kim Dung đi chơi, tôi lại nhớ đến Quỳnh. Tôi cứ ao ước giá như Kim Dung là Quỳnh thì tôi sẽ hạnh phúc biết mấy.
Chẳng thà không nghĩ thì thôi, chứ đã nghĩ đến Quỳnh, mà lại cứ “giá như”, “giá như” hoài, tôi cảm thấy đau khổ và buồn tủi vô cùng. Những lúc ấy, chân tay tôi rã rời, bải hoải, chạy xe hết muốn nổi.
Thực ra, dạo này sức khỏe tôi cũng không được tốt lắm. Một phần lo ôn thi tốt nghiệp, một phần lo đạp xích- lô, lại thêm cú sốc tình cảm nặng nề, người tôi đâm ra uể oải, lờ đờ như người nghiện thuốc.
Đi đâu về nhà, tôi cứ trèo lên gác nằm lăn đùng ra đó.
Lan Anh lúc này đã là một cô nữ sinh cấp ba mười sáu tuổi. Càng lớn nó càng dễ thương. Dễ thương nhất là nó rất thương tôi.
Biết tôi buồn, nó không biết làm sao an ủi, chỉ biểu lộ tình cảm bằng cách chăm sóc tôi nhiều hơn.
Có hôm, tôi đang ngồi học bài, nó tự động mua cà phê đem để trước mặt tôi.
Tôi mỉm cười hỏi nó:
- Tiền ở đâu mà mua vậy?
- Tiền của em.
- Em làm gì có tiền?
- Mẹ cho, em để dành!
Nó làm tôi cảm động quá chừng. Tôi nắm tay nó, khẽ nói:
- Em tốt lắm! Cảm ơn em!
Nó dòm tôi:
- Sao bữa nay tự nhiên anh nói năng khách sáo quá vậy?
Tôi cười cười không đáp và cúi xuống học bài tiếp. Lan Anh ngồi im lặng một hồi rồi bỗng nhiên thốt lên:
- Em ghét chị Quỳnh!
Nói xong, nó chạy mất. Chắc nó sợ tôi giận vì nó dám công khai ghét Quỳnh của tôi!
Dì tôi hình như cũng biết tâm sự của tôi nhưng dì giữ ý không nói ra.
Mãi đến khi tôi thi tốt nghiệp xong, dì tôi mới hỏi:
- Cháu làm gì mà buồn buồn vậy?
Tôi nhìn dì không đáp. Nhưng ánh mắt đau khổ của tôi đã nói biết bao điều.
Dì tôi trầm ngâm một lúc rồi thở dài:
- Cháu nên quên con Quỳnh đi, cháu ạ!
Trước đây, Trâm đã khuyên tôi như vậy một lần. Vả lại, tôi cũng chẳng chờ đợi dì tôi báo điều gì tốt lành. Nhưng khi nghe câu nói tàn nhẫn đó thốt ra từ miệng dì tôi, tôi vẫn không tránh khỏi trạng thái choáng váng. Tôi hỏi dì, giọng nhẹ như hơi thở:
- Nhưng tại sao vậy, dì?
Dì tôi nhìn tôi bằng ánh mắt buồn bã:
- Cháu khờ quá! Ba cháu đi học tập cải tạo, còn gia đình người ta là gia đình cách mạng, cháu hiểu không?
Tôi chết lặng người, nửa hiểu nửa không. Ba tôi đi học tập thì sao? Gia đình cách mạng thì sao? Tôi có trách nhiệm gì trong chuyện ấy? Tôi và Quỳnh yêu nhau kia mà! Mẹ Qùynh chẳng bảo đợi tôi ra trường rồi sẽ tính toán cho hai đứa tôi là gì! Tôi quay cuồng trong hàng trăm câu hỏi không lời giải đáp và thiếp đi trong một giấc mơ ảm đạm.
Những ngày sau, khi tỉnh táo hơn tôi lại càng cảm thấy tuyệt vọng hơn. Trên thực tế, thái độ của Quỳnh và của gia đình Quỳnh chính là câu giải đáp. Dù không thuyết phục, nhưng nó cứ vẫn là một câu giải đáp, ít ra là giải đáp cho tôi.
Đã vậy, anh còn biết làm gì bây giờ, Quỳnh ơi?
Chap 28;
Ngày ra trường, tôi tình nguyện nhận nhiệm sở ở một tỉnh miền Tây xa lắc xa lơ. Tôi muốn đi thật xa thành phố, thật xa Quỳnh, xa hẳn những kỷ niệm của một thời yêu đương thơ mộng.
Khi nhận giấy bổ nhiệm, nghĩ đến câu nói trước đây của chị Kim “chừng naò ra trường em về quê chị dạy đi”, tôi không khỏi thấy cay cay nơi mắt.
Thằng Bảo và Kim Dung cũng được phân về các tỉnh, đứa đi Long An, đứa lên Sông Bé.
Trước hôm chia tay, ba đứa tôi đi chơi với nhau suốt một ngày. Sau khi chạy lông nhông khắp thành phố, ba đứa lại chui vào quán nước quen thuộc trước cổng trường.
Ngồi uống cà phê mà đứa nào đứa nấy mặt mày buồn xo. Tôi “yếu đuối” đã đành. Kim Dung thường ngày phớt tỉnh là thế mà bữa nay mặt cũng như đưa đám. Ngày cuối cùng bên nhau, nó chẳng buồn che giấu tình cảm của mình.
Thằng Bảo tỉnh hơn một chút. Nó đề nghị:
- Bắt đầu từ năm tới, vào dịp nghỉ hè hằng năm, cứ đúng bốn giờ chiều ngày một tháng bảy, tụi mình đều gặp nhau ở quán cà phê này. Nếu chết thì thôi, còn sống thì thế nào cũng phải mò tới, tụi mày đồng ý không?
Ý kiến của nó thì hấp dẫn nhưng coi bộ khó thực hiện quá. Tôi tặc lưỡi:
- Tao nghi quá.
- Nghi cái gì?
- Có đứa quên!
- Dẹp mày đi! Không có quên gì hết! Phải ghi vào sổ tay!
Kim Dung nhún vai:
- Chết thì không chết, nhưng lỡ què giò thì sao?
Tôi cười:
- Tôi sẽ đem xích- lô tới rước.
Bảo nói:
- Xích- lô của thằng Chương không chở được thì tôi đẩy xe lăn tới chở bà, lo gì!
Chúng tôi bốc phét một hồi, mặt mày tươi tỉnh được đôi chút.
Đúng lúc đó, thằng Bảo đột ngột đứng dậy nói:
- Thôi, đang hồi vui vẻ mình nên chia tay! Nấn ná một lát nó buồn trở lại, tao đi hết nổi!
Nói xong, nó vội vã lên xe vọt thẳng như muốn chạy trốn chúng tôi.
Còn lại hai đứa, tôi đưa Kim Dung về.
Chúng tôi chạy xe song song bên nhau nhưng không ai nói gì. Tự nhiên tôi bỗng nhớ đến câu “Ôi cảnh...

<< 1 ... 7 8 9 10 11 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Truyện Năm Ký Tự - Cậu Đừng Bỏ Tớ Nhé Jun197 Truyện Năm Ký Tự - Cậu Đừng Bỏ Tớ Nhé Jun197
Truyện Niềm Hạnh Phúc Của Một Thằng Nghèo - Jun197 Truyện Niềm Hạnh Phúc Của Một Thằng Nghèo - Jun197
Truyện Dòng Đời Xô Đẩy - Hiếu Sky (Full Chap) Truyện Dòng Đời Xô Đẩy - Hiếu Sky (Full Chap)
Yêu Người IQ Cao - Tác Giả DoiThayxx Yêu Người IQ Cao - Tác Giả DoiThayxx
Truyện Say Nắng Cô Em – Tán Cô Chị Full Truyện Say Nắng Cô Em – Tán Cô Chị Full

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status