* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Đọc Truyện Ba Lô Màu Xanh Full - Nguyễn Nhật Ánh

tiếp” đầu tiên, mình đã vội đi đường tắt thì ai còn xem mình ra gì nữa!
Nhỏ Hạnh lên tiếng ủng hộ Qúy ròm:
- Qúy nói đúng đấy! Hơn nữa, bây giờ đã biết chiếc ba lô quần áo không phải rơi vào tay bọn giật dọc ở bến xe, tụi mình chẳng có gì phải lo lắng nữa!
Qúy ròm nói đôi khi Tiểu Long còn gân cổ cãi, chứ nhỏ Hạnh đã lên tiếng bao giờ Tiểu Long cũng vui vẻ nghe theo. Nó gật gù:
- Ừ, nếu thế thì tụi mình ghép chữ đi!
- Long bảo ghép chữ gì? – Nhỏ Hạnh ngơ ngác.
- Thì ghép chữ chứ ghép chữ gì! – Tiểu Long gãi cổ – Ghép các chữ đầu câu giống như mình đã làm với bài thơ trên vách chùa Phật nằm dạo trước ấy!
“Sáng kiến” của Tiểu Long khiến Qúy ròm ôm bụng cười bò:
- Tiểu Long ơi là Tiểu Long! Bộ mày tưởng những người trong nhóm Hải Âu ai cũng ngốc nghếch như mày hay sao vậy!
Nghe Qúy ròm tuôn một tràng, mặt Tiểu Long lập tức ỉu xìu như bánh đa nhúng nước. Nó hỏi, giọng xụi lơ:
- Thế không phải ghép các chữ đầu câu sao?
- Dĩ nhiên là không phải! – Thấy Tiểu Long ngây người như phỗng, nhỏ Hạnh động lòng bèn dịu dàng giải thích – Phương pháp ghép các chữ đầu câu của nhóm Hải Âu đã bị tụi mình khám phá một lần rồi, chắc chắn lần này họ không sử dụng phương pháp đó nữa!
- Thế họ dùng phương pháp gì? – Bị Qúy ròm liên tục chế giễu, Tiểu Long càng lúc càng đâm ra ngớ ngẩn. Nó hỏi một câu mà chỉ có một là trời hai là nhóm Hải Âu mới trả lời được. Còn nhỏ Hạnh chỉ biết mỉm cười:
- Cái đó thì phải xem qua bài thơ rồi mới biết!
Ba cặp mặt liền dán vào bức tường, nhẩm đọc:
Rẽ vào trong hẻm vắng
Tìm trái chín trên cành
Nếu gặp một hũ sành
Chôn từ năm trăm trước
Phải tức thời quay bước!
Bài thơ cực kỳ bí hiểm, đặc phong cách…Hải Âu. Trong khi nhỏ Hạnh và Qúy ròm nhíu mày suy nghĩ thì Tiểu Long vẫn bướng bĩnh lẳng lặng ghép các chữ đầu câu trong óc. Nhưng rồi nó thất vọng ngay. Qủa như nhỏ Hạnh nói, những chữ đó ghép lại với nhau thành một câu hoàn toàn vô nghĩa. Ðến lúc này Tiểu Long mới thực bụng tin rằng trong những trường hợp cần phải huy động đầu óc như thế này tốt nhất nó không nên phát biểu gì cả. Dặn lòng như vậy nhưng thấy Qúy ròm và nhỏ Hạnh nghĩ ngợi lâu lắc, Tiểu Long lại ngứa miệng tham gia:
- Hay bài thơ bảo mình kiếm cuốc sẻng đào chỗ này lên?
Qúy ròm ngoảnh nhìn bạn:
- Sao mày lại nghĩ thế?
Bắt gặp cái nhìn xoi mói của thằng ròm, Tiểu Long đâm lúng túng:
- Thì tao suy ra từ hai câu “Nếu gặp một hũ sành. Chôn từ trăm năm trước”! Nếu không đào lên thì làm sao gặp hũ sành được?
Qúy ròm “xì” một tiếng:
- Làm quái gì có chiếc hũ sành nào chôn từ trăm năm trước! Mà nếu có một chiếc hũ chôn dưới đất lâu năm như vậy, nhóm Hải Âu cũng chẳng thể nào biết được!
Lý lẽ xác đáng của Qúy ròm khiến Tiểu Long hết ham “sáng kiến”. Nó liếm môi:
- Thế theo mày ý nghĩa của bài thơ nằm ở chỗ nào?
Tới phiên Qúy ròm lúng túng:
- Tao hả? Tao… chưa tìm ra!
Rồi như để khỏa lấp sự ngượng ngập, Qúy ròm quay qua nhỏ Hạnh:
- Hạnh đã phăng ra chút đầu mối nào chưa?
- Chưa! – Nhỏ Hạnh đáp, mắt vẫn không rời khỏi bức tường – Bài thơ này hình như có chút quái dị!
- Quái dị?
- Ừ! – Nhỏ Hạnh tủm tỉm – Chỉ có người trong nghề như thi sĩ Bình Minh may ra mới hiểu được ẩn ý của bài thơ!
- Nè, nè! – Qúy ròm nhảy nhổm như bị ong đốt – Lúc này là lúc cần phải đồng tâm hiệp lực chứ không phải là lúc để trêu cợt nhau đâu đấy!
- Hạnh đâu có ý trêu Qúy! – Vừa nói nhỏ Hạnh vừa bước lui một bước để “đề phòng bất trắc” – Hạnh chỉ muốn nói Qúy từng làm thơ, vậy Qúy cố xem thử đây là một bài thơ đặc biệt hay chỉ là một bài thơ bình thường thôi!
Nghe nhỏ Hạnh phânb ua, Qúy ròm hơi nguôi nguôi. Nó nhìn vào bài thơ một hồi rồi tặc lưỡi nói:
- Chắc chắn đây không phải là một bài thơ bình thường! Một bài thơ bình thường không bao giờ câu trước bảo “tìm trên cành” mà câu sau lại nói “gặp hũ sành dưới đất” cả!
Nãy giờ bị Qúy ròm át giọng, bây giờ vớ được cái cơ hội để trêu lại, Tiểu Long không dại gì bỏ lỡ. Nó khụt khịt mũi:
- Tao thấy bài thơ này chẳng có gì là không bình thường! So với câu thơ “Mật mong ngóng ai. Mà mật ngọt ghê” của thi sĩ Bình Minh thì những câu thơ này ít đặc biệt hơn nhiều!
Cú phản đòn của Tiểu Long làm Qúy ròm méo xệch miệng. Nó thu nắm tay:
- Á, à, bây giờ mày không lo đi tìm ba lô mà chỉ chăm chăm lo chơi tao hả?
Tiểu Long cười hì hì:
- Ðó là tao góp ý để khám phá bí mật của bài thơ thôi!
- Góp ý cái đầu mày! – Miệng Qúy ròm muốn khạc ra lửa – Góp gì thì góp, nhưng kể từ giờ phút này mày với Hạnh không được đả động gì đến cái tên Bình Minh nữa đấy!
Trước vẻ sửng cồ của Qúy ròm, Tiểu Long tặc tặc lưỡi:
- Thôi được, không đả động thì không đả động! – Rồi nó thở dài nói thêm – Ðùa một chút cho đỡ căng thẳng mà mày cứ làm như…
- Thôi, Qúy và Long đừng cãi nhau nữa! – Nhỏ Hạnh vọt miệng chen ngang – Lo tìm cách “giải quyết” bài thơ lẹ lẹ đi! Bộ các bạn định đứng hoài ở đay đến chiều không ăn không uống gì hết hả?
Nhắc nhở của nhỏ Hạnh lập tức kéo Qúy ròm và Tiểu Long quay về với nhiệm vụ trước mắt. Nói đúng ra, chỉ có Qúy ròm là “quay về với nhiệm vụ”. Tiểu Long cũng đang dán mắt vào bài thơ thật nhưng đầu nó chẳng nghĩ ngợi gì sất. Mà có muốn suy nghĩ, nó cũng chẳng biết phải bắt đầu từ đâu và lần theo những đường dây mối nhợ nào. Nếu trời sinh Qúy ròm không phải để đánh nhau thì trời sinh Tiểu Long cũng không phải để đâm đầu vào những chuyện nát óc như thế này.
Tiểu Long cũng tự biết mình tài hèn sức mọn. Phó thác việc “phân tích, nghiên cứu” cho hai “thám tử” Qúy ròm và nhỏ Hạnh, nó nhìn bài thơ trên vách với cặp mắt của khách nhàn du, miệng nhẩn nha ngâm ngợi như các cụ đồ thời xưa thưởng thức Ðường thi. Ðang gật gù lẩm bẩm, bỗng Tiểu Long ngưng bặt. Mắt nó chớp lia chớp lịa và khi biết chắc mình không trông nhầm, nó bật cười khoái trá:
- Ha ha! Bài thơ có mấy chữ mà cũng viết sai! Thế mà cũng gọi là mật mã đấy!
Câu nói của Tiểu Long khiến Qúy ròm và nhỏ Hạnh lật đật quay sang.
- Long vừa nói gì thế? – Nhỏ Hạnh ngạc nhiên hỏi.
Tiểu Long chỉ tay vào câu thơ thứ tư trên vách, giọng đắc ý:
- Hạnh xem đây này! “Chôn từ trăm năm trước” mà cái tay hậu đậu nào lại viết là “Chôn từ năm trăm trước”! Thế có cẩu thả không kia chứ!
Phát hiện của Tiểu Long khiến nhỏ Hạnh lẫn Qúy ròm đều bật ngửa. Câu thơ viết sai sờ sờ như thế mà hai bộ óc được xem là siêu thông minh kia lại không nhìn thấy, rốt cuộc phải đợi cái đứa khù khờ là Tiểu Long chỉ ra mới biết! Qúy ròm đỏ mặt thú nhận:
- Ừ nhỉ! Có thế mà tao không để ý! Nhìn thoáng qua cứ đọc là “trăm năm”!
Qúy ròm tự nhận sai lầm qủa là việc xưa nay hiếm. Sai lầm đó do Tiểu Long vạch ra lại càng hiếm nữa. Vì vậy chẳng có gì lạ nếu Tiểu Long hào hứng qúa mức. Nó hăm hở cúi nhặt một mảnh gạch vụn, miệng bô bô:
- Mình phải sửa câu thơ lại!
Nhưng khi Tiểu Long đưa tay lên thì nhỏ Hạnh bất thần cản lại:
- Khoan đã!
- Sao thế? – Tiểu Long chưng hửng.
Nhỏ Hạnh nhíu mày:
- Hạnh nghĩ chắc là có bí ẩn gì trong câu thơ này! Không phải người ta viết nhầm đâu!
Lần này không chỉ Tiểu Long mà ngay cả Qúy ròm cũng sửng sốt:
- Hạnh nói vậy là sao? Bọn họ cố ý viết “trăm năm” thành “năm trăm” ư?
Nhỏ Hạnh điềm nhiên:
- Hạnh nghĩ thế!
- Nhưng họ làm thế để làm gì?
Qúy ròm vừa hỏi vừa quay đầu lại nhìn vào bài thơ. Và đột nhiên nó hét lên:
- Thôi đúng rồi! Tôi hiểu rồi.
- Qúy hiểu gì? – Nhỏ Hạnh hồi hộp.
- Tôi hiểu rồi! – Qúy ròm lảm nhảm như người mộng du – Trăm bước! Tôi hiểu rồi! Trăm bước! Ðúng là trăm bước!
Lúc này nhỏ Hạnh như cũng bị bài thơ hút chặt. VÀ cũng như Qúy ròm, sau một thoáng ngẫm nghĩ, nó vụt kêu lên:
- Thì ra thế! Qúy muốn nói chữ “trăm” ở câu thứ tư và chữ “bước” ở câu thứ năm có liên quan với nhau phải không?
- Ðúng vậy! Ðó là lý do bọn họ cố tình đảo ngược chữ “trăm năm” thành “năm trăm”!
Tiểu Long khù khờ bỗng thông minh đột xuất:
- Không hẳn! Nếu không đảo ngược hai chữ đó, mình vẫn có thể đọc thành “năm bước” vậy!
- Không thể là “năm bước” được! – Qúy ròm hùng hồn – Vấn đề không phải là đọc hai chữ mà phải đọc nguyên câu!
- Ðọc nguyên câu? – Tiểu Long tưởng như mình đang lọt vào một đường hầm – Nguyên câu nào?
- Câu do mình tự ghép! Theo nguyên tắc 1- 1, 2- 2, 3- 3, 4- 4 và 5- 5!
Dãy chữ số hóc hiểm của Qúy ròm làm Tiểu Long muốn xỉu:
- Mày là “thần đồng toán” chứ tao có phải là “thần đồng toán” đâu mà mày nói gì “cao siêu rùng rợn” thế!
Qúy ròm chưa kịp giải thích thì nhỏ Hạnh đã nhẹ nhàng lên tiếng trấn an Tiểu Long, trong nháy mắt nó nhìn ra mấu chốt của bức mật mã bằng thơ:
- Ðiều Qúy nói chẳng có gì là “cao siêu rùng rợn” đâu! Long cứ lấy chữ thứ nhất của câu thứ nhất, chữ thứ hai của câu hai, chữ thứ ba của câu ba, chữ thứ tư của câu bốn và chữ thứ năm của câu năm, xong ráp chúng lại sẽ giải mã được ngay thôi!
Nghi nghi hoặc hoặc, Tiểu Long nhìn lên bức tường và phấp phỏng ghép chữ theo chỉ dẫn của nhỏ Hạnh. Và sự ngờ vực trong lòng nó biến mất ngay tút xuỵt. Ðọc xéo từ trên xuống, qủa nhiên “bức thông điệp” của nhóm Hải Âu hiện rõ như ban ngày: “Rẽ trái một trăm bước”!
- Thì ra thế! – Tiểu Long không nén được tiếng xuýt xoa.
- Thấy chưa! Tao đã bảo mà may không tin! – Qúy ròm nheo nheo mắt – Nếu viết “trăm năm”, câu đó sẽ thành “Rẽ trái một năm bước”, chả có nghĩa gì cả!
Tới lúc này thì Tiểu Long biết rằng có cố đến mấy nó cũng chẳng thể trở thành Qúy ròm hoặc nhỏ Hạnh được. Nó xuôi xị:
- Ừ, thế ra người ta không viết nhầm.
Chương 4:
Qúy ròm vừa dọ dẫm vừa hỏi cầm chừng:
- Ðã một trăm bước chưa vậy?
- Bộ nãy giờ mày không đếm sao? – Tiểu Long lẽo đẽo phía sau ngạc nhiên hỏi lại.
- Tao đếm đến sáu chục, sau đó mải nghĩ ngợi đâu đâu tao lại quên béng đi mất!
- Tụi mình mới đi được khoảng tám chục bước à! Còn hai chục bước nữa!
Tiểu Long vừa đáp vừa nhìn dáo dác. Ði thêm một quãng, nó đứng lại, nói:
- Tới rồi! Nhất định là ở đây!
Nhỏ Hạnh ngạc nhiên:
- Long bảo cái gì nhất định ở đây?
- Làm sao tôi biết được! Nhưng khi đã rẽ trái một trăm bước hẳn phải có một cái gì đó chứ? – Tiểu Long đáp, mắt vẫn không ngừng láo liên dò xét.
Nhỏ Hạnh và Qúy ròm cũng căng mắt nhìn ra bốn phía. Bài thơ của nhóm Hải Âu chỉ dặn rẽ trái một trăm bước, ngoài ra không hướng dẫn thêm gì khác nên bọn Qúy ròm chẳng biết phải tìm kiếm hay chờ đợi điều gì. Qúy ròm trong ngang ngó ngửa một hồi, giọng bắt đầu cáu kỉnh:
- Bọn họ nói khơi khơi như thế, bố ai biết rẽ trái để làm gì!
Nhỏ Hạnh động viên bạn:
- Thế nào mình cũng phát hiện được một dấu hiệu đặc biệt nào đó!
Qúy ròm nhún vai:
- Tôi chẳng thấy có gì đặc biệt cả!
Tiểu Long nhanh nhẹn tán thành:
- Ừ, tôi nhìn cả buổi cũng chẳng thấy bài thơ nào trên vách! Chỉ có mỗi tấm bảng quảng cáo thôi!
- Tấm bảng quảng cáo nào? – Qúy ròm ngớ người ra – Tấm bảng treo ở đâu sao tao không thấy?
Tiểu Long chỉ tay vào một cây to bên đường:
- Tấm bảng treo đằng kia kìa! Hình như tấm bảng này quảng cáo cho một công ty nước ngoài nào đấy!
Ðến lúc này Qúy ròm và nhỏ Hạnh mới nhìn thấy tấm bảng quảng cáo Tiểu Long chỉ. Thân cây nằm bên hông một căn nhà gạch cũ kỹ, tấm bảng bị khuất một nửa sau bức vách nên Qúy ròm và nhỏ Hạnh không để ý. Bảng quảng cáo ghi bằng tiếng Anh, có lẽ quảng cáo cho một công ty nước ngoài nào thật. Qúy ròm liếc nhỏ Hạnh:
- Lại xem không?
- Ừ, mình lại xem thử đi! Hạnh thấy nghi nghi thế nào!
- Nghi chuyện gì?
- Chẳng ai lại treo tấm bảng ở một nơi vắng vẻ như thế này! Người ta thường treo bảng quảng cáo ở chỗ có đông người qua lại kìa!
Câu nói của nhỏ Hạnh khiến Qúy ròm nôn nóng chạy vọt lên trước. Tấm bảng quảng cáo màu trắng có đường viền vàng. Ðập vào mắt Qúy ròm là ba chữ lớn kẻ bằng sơn xanh: “Where is he?”
“Where is he?” là cái quái qủy gì vậy kìa? Qúy ròm lẩm bẩm trong miệng và quay sang nhỏ Hạnh:
- Hạnh có nghe ba chữ này bao giờ chưa?
- Chưa! – Nhỏ Hạnh đưa tay vỗ vỗ trán – Chẳng lẽ có một công ty hoặc một sản phẩm nào có tên như vậy?
- Không có đâu! – Tiểu Long vọt miệng – Tôi thường xem quảng cáo trên ti- vi nhưng cái nhãn hiệu “Where is he?” này tôi chưa từng nghe qua lần nào!
Qúy ròm nhíu mày:
- Nhưng chẳng ai lại đặt tên cho công ty hoặc sản phẩm “Ông ở đâu?” cả! Câu này may ra chỉ có ở trong chương trình “Tìm người lạc” kiểu như “Ông ở đâu? Về gấp! Cả nhà đang mong tin. Vợ con sẵn sàng tha thứ!” thôi!
Qúy ròm nhại giọng phát thanh viên trên ti- vi làm một tràng khiến Tiểu Long cười rũ rượi. Nhỏ Hạnh chúm chím:
- Câu của Qúy vừa rồi thiếu mật một đoạn.
- Thiếu một đoạn?
- Ừ! – Nhỏ Hạnh láu lỉnh – Câu đầy đủ lẽ ra phải như thế này: “Ông ở đâu? Về gấp! Cả nhà đang mong tin. Vợ con sẵn sàng tha thứ…tội làm mất ba lô của ông!”
Tiểu Long vừa ngưng cười, nghe nhỏ Hạnh nói vậy nó lại ôm bụng cười tiếp, cười chảy cả nước mắt nước mũi. Bị nhỏ Hạnh chơi một vố đau điếng, Qúy ròm cau mày tính làm mặt giận nhưng cuối cùng không nhịn được, nó đành phì cười theo Tiểu Long.
- Hay! Hay! – Vừa cười Qúy ròm vừa gật gù – Ðã thế thì tôi khỏi truy tìm chiếc ba lô luôn! Ðể Hạnh và Tiểu Long muốn làm gì thì làm!
- Thôi mà, cho xin đi! – Nhỏ Hạnh níu tay Qúy ròm- Mới giỡn có chút xíu…
- A! – Nhỏ Hạnh chưa kịp năn nỉ hết câu đã bị tiếng reo của Tiểu Long làm cho ngưng bặt – Còn một hàng chữ phía trên nữa! Mấy bạn đọc thử xem nó nói gì kìa!
Vừa nói Tiểu Long vừa chỉ tay lên bảng quảng cáo. Qủa nhiên phía ter^n ba chữ “Where is he?” to tướng kia còn có thêm một hàng chữ li ti nữa. Khi nãy, mải lo khám phá cái “nhãn hiệu” “Where is he?” kỳ lạ kia nên Qúy ròm và nhỏ Hạnh chưa kịp nhìn đến hàng chữ nhỏ xíu phía trên. Bây giờ nghe Tiểu Long nhắc nhở, cả hai liền bước sát lại chỗ thân cây, kiễng chân trố mắt đọc. Biết trình độ tiếng Anh của mình còn kém, sau khi hăng hái “báo động”, Tiểu Long lui lại đứng thập thò phía sau chờ hai bạn “nghiên cứu”. Hàng chữ nhỏ phía trên cũng viết bằng tiếng Anh: “He asks you when you are not ready and doesn’t ask you when you are ready”. Nhỏ Hạnh không hổ danh là “pho từ điển sống”. Trong khi Qúy ròm còn đang mò mẫm từng chữ, nó đã lưu loát dịch ngay:
- “Ông ấy hỏi bạn khi bạn chưa sẵn sàng còn khi bạn đã sẵn sàng thì ông ấy lại không hỏi”!
Tiểu Long liếm mối:
- Ông ấy là ông nào vậy?
- Làm sao Hạnh biết được! Ðây chắc là một câu đố!
Qúy ròm thở dài:
- Ừ, đây là câu đố của nhóm Hải Âu dành cho tụi mình chứ chả phải là bảng quảng cáo gì sất!
- Ðố tiếng Việt không đố tự dưng lại đố bằng tiếng Anh!
Nghe Tiểu Long làu bàu, Qúy ròm nheo nheo mắt:
- Mày quên rằng nhóm hướng dẫn tham quan Hải Âu này tập hợp khá nhiều sinh viên khoa ngoại ngữ hay sao!
Tiểu Long quẹt mũi, bần thần:
- Nhưng đố vậy làm sao tụi mình giải được! Có trời mới biết ông ấy là ông nào!
Nhỏ Hạnh mỉm cười:
- Thì ông nào hỏi mình khi mình chưa sẵn sàng còn khi mình đã sẵn sàng thì ổng không chịu hỏi ấy!
Nhỏ Hạnh nói vừa dứt câu, Qúy ròm liền reo lên:
- A, tôi biết ông ấy là ông nào rồi!
Nhỏ Hạnh và Tiểu Long lập tức nín thở:
- Ông nào vậy?
Qúy ròm cười toe:
- Ông Tiểu Long chứ ông nào!
- Dẹp mày đi! – Tiểu Long nhăn nhó – Tao hỏi thật mà mày cứ cà rỡn!
- Tao cà rỡn hồi nào! – Qúy ròm làm mặt tỉnh – Chỉ có mày mới mắc cái tật “hỏi han không đúng lúc” chứ còn ai!
Tiểu Long khịt mũi:
- Nhưng dù có mắc cái tật đó tao cũng không thể là “ông ấy” trong câu đố này được!
Qúy ròm nheo mắt:
- Thế theo mày, ông ấy là ai?
Qúy ròm hỏi một câu qúa xá khó. Nó nghĩ chưa ra, nhỏ Hạnh cũng nghĩ chưa ra, Tiểu Long chưa uống thuốc tiên làm sao nghĩ ra được. Vì vậy, Tiểu Long cứ bứt tai:
- Ai nhỉ? Ai mà lại hỏi mình lúc mình chưa sẵn sàng, lạ thật!
Qúy ròm tủm tỉm:
- Hay là ba mày?
Tiểu Long thật thà:
- Ba tao đi làm suốt ngày, tối về mệt, ăn cơm xong là ba tao đi nằm ngay nên ít có thì giờ hỏi chuyện tao lắm! Thỉnh thoảng ba tao có hỏi thì tao vẫn trả lời được.
- Hay là anh Tuấn anh Tú mày?
- Ðối với anh Tuấn anh Tú, tao chả có gì gọi là không sẵn sàng cả! Chỉ có thầy Hiếu hỏi bài thì tao mới lo lắng thôi, nhưng dạo này tao học toán cũng kha khá nên bớt sợ rồi!
- Long nói sao? – Nhỏ Hạnh giật mình buột miệng – Long chỉ sợ thầy Hiếu thôi ư?
Tiểu Long chưa kịp đáp thì Qúy ròm đã hét ầm:
- Thế thì đúng rồi! Người hỏi mình khi mình chưa sẵn sàng và không thèm hỏi khi mình đã sẵn sàng chính là thầy giáo!
- Thầy giáo? – Tiểu Long ngẩn tò te – Sao lại là thầy giáo được?
- Chứ gì nữa! – Qúy ròm huơ tay – Mày nhớ lại xem, có phải hễ hôm nào thầy kêu mày lên trả bài thì thường rơi đúng vào hôm mày không thuộc, còn hôm nào mày thuộc bài vanh vách và ngóc cổ ngồi chờ thì thầy lại chẳng chịu gọi đến tên mày hay không?
Qúy ròm nói đúng qúa xá, Tiểu Long đành khụt khịt mũi:
- Ờ, ờ, qủa đúng như thế thật!
Rồi nó ngơ ngác hỏi:
- Nhưng nếu “ông ấy” trong câu đố này đúng là thầy giáo thì sao?
- Thì trả lời tiếp câu “Where is he?” chứ là sao! – Nhỏ Hạnh mỉm cười đáp.
- “Ông ấy ở đâu?” – Tiểu Long quẹt mũi – Làm sao mình biết ông ấy ở đâu được?
- Sao lại không được? – Qúy ròm nhún vai – Thầy giáo chỉ ở một nơi thôi!
- Nơi nào?
Qúy ròm gọn lỏn:
- Trường học!
Tiểu Long vẫn chẳng thấy đầu óc sáng lên chút nào. Nó tiếp tục hành hạ cái mũi:
- Trường học thì sao?
Nhỏ Hạnh cười khúc khích:
- Long cứ “thì sao, thì sao” hoài! Thì tìm xem quanh đây có cái trường học nào không chứ là sao!
Nghe nhỏ Hạnh nói vậy, Tiểu Long bất giác đưa mắt nhìn quanh.
- Khỏi tìm! Chả có trường học nào trong con hẻm vắng vẻ này đâu! – Qúy ròm vừa nói vừa kéo tay bạn – Ra ngoài kia đi!
Ba đứa lục tục tuôn ra khỏi hẻm. Qủa nhiên vừa ra đến đường lộ, Tiểu Long đã phát hiện ngay mục tiêu. Chếch bên kia đường, một ngôi trường nhỏ lặng lẽ nấp mình sau tán cây điệp um tùm.
Chương 5:
Nỗi mừng rỡ vừa chớm lên trong lòng Tiểu Long vụt tắt ngóm. Nó nói, giọng ỉu xìu:
- Hỏng bét rồi!
Qúy ròm liếc bạn:
- Mày than vãn gì thế?
- Tao bảo hỏng bét rồi!
- Cái gì hỏng bét?
Tiểu Long thở dài:
- Trường tan học rồi!
Qúy ròm vẫn không hiểu:
-...

<< 1 2 3 4 ... 6 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Truyện Năm Ký Tự - Cậu Đừng Bỏ Tớ Nhé Jun197 Truyện Năm Ký Tự - Cậu Đừng Bỏ Tớ Nhé Jun197
Truyện Niềm Hạnh Phúc Của Một Thằng Nghèo - Jun197 Truyện Niềm Hạnh Phúc Của Một Thằng Nghèo - Jun197
Truyện Dòng Đời Xô Đẩy - Hiếu Sky (Full Chap) Truyện Dòng Đời Xô Đẩy - Hiếu Sky (Full Chap)
Yêu Người IQ Cao - Tác Giả DoiThayxx Yêu Người IQ Cao - Tác Giả DoiThayxx
Truyện Say Nắng Cô Em – Tán Cô Chị Full Truyện Say Nắng Cô Em – Tán Cô Chị Full

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status