* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Văn Mẫu Lớp 11 : Về Phan Bội Châu, mấy vấn đề xin được bàn lại

chứ sao.

III. VẤN ĐỀ PHAN BỘI CHÂU VỚI CHỦ TRƯƠNG PHÁP-VIỆT ĐỀ HUỀ
Đúng là sau gần hai chục năm tiến hành công cuộc cứu nước theo đường lối bạo đồng mà không đưa lại kết quả gì, nhất là trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lúc đầu cứ tưởng là Pháp sẽ bại trận, nên có ý dựa Đức hất Pháp ở Đông dương rồi sau sẽ tính, nhưng rút cục thì Pháp lại thắng trận. Trong bối cảnh đó, Phan Bội Châu, cũng lại tương kế tựu kế, đã chuyển sang chủ trương đề huề với thực dân Pháp, qua luận văn \"Pháp Việt đề huề chính kiến thư\" (1918). Và thực tế, thực dân Pháp đã không thực hiện đề huề với Phan. Cho nên, Phan lại muốn trở lại con đường bạo động. Có thể nói là sau 1918 cho đến ngày bị bắt giải về nước (1925) Phan Bội Châu đã rơi vào tình trạng chao đảo giữa hai con đường bạo động và đề huề cải lương. Còn sau ngày về sống cuộc đời ông già Bến Ngự thì với Phan đã không thể nào khác, lấy chủ trương đề huề làm chủ đạo. Sự thật là vậy. Vấn đề là đánh giá sự thật này như thế nào cho thoả đáng, cho có lý lẽ. Thực tế là trong hơn nửa thế kỷ qua, với các học giả mác xít, chẳng đã coi đó là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời cách mạng của nhà chí sĩ họ Phan quê xứ Nghệ đó sao? Nhưng đây đã là tiếng nói cuối cùng rồi ư? E chưa. Tôi xin được nói lại theo nhận thức của mình như sau:
1. Chuyện đánh giá chủ trương Pháp Việt đề huề này rõ ràng có sự chi phối trực tiếp của đường lối cách mạng lấy phương thức bạo động làm độc đạo vốn có của một thời mà tầm mắt của chúng ta chỉ cho phép như thế. Còn hôm nay, một khi tầm mắt đã có mở rộng thì cách nhìn, cách nghĩ lại có thể khác. Khác bởi thấy để đi đến độc lập, trên trái đất này, có nơi đã không nhất thiết theo con đường bạo động mà thiên về cải cách ôn hoà. Trong thực tế sinh động đa dạng đó, chuyện được mất là gì? Hẳn là mỗi một người chúng ta sẽ có lời kết luận cho riêng mình, một khi tư duy cá thể đang cần được trỗi dậy.
2. Riêng về việc hiểu nội dung chủ trương đề huề của Phan Bội Châu trong thực tế cũng có vấn đề cần được nói lại. Thực tế là có hiện tượng đơn giản hoá nội dung, cũng có thể nói là ít nhiều cố tình không hiểu đúng thực chất của nội dung đề huề đó là gì? cụ thể là:
a. Cho rằng Phan Bội Châu sau 1918 chỉ còn lại là chủ trương đề huề với thực dân Pháp, có nghĩa là từ bỏ con đường cách mạng. Trong khi, như trên đã nói ở Phan là có sự chao đảo giữa hai con đường đề huề và bạo động. Về khuynh hướng bạo động, cứ đọc lại luận văn \"Thiên hồ, đế hồ\" của Cụ viết năm 1923, đáng được ghép đôi với \"Bản án chế độ thực dân Pháp\" của Nguyễn Ái Quốc viết năm 1925, để coi đó là hai bản án buộc tội kẻ thù thực dân Pháp sắc sảo nhất, tập trung nhất trong văn chương chính luận của văn học chống Pháp trước 1945; cứ tìm hiểu kỹ vào nội dung văn chương khác của Phan Bội Châu với nhiều thể loại trong đó có thể loại liệt truyện về các chí sĩ chống Pháp, về Lê-nin (vị tổ sư của cách mạng vũ trang của thế giới)… thì không thể nói là sau khi có \"Pháp Việt đề huề chính kiến thư\", Phan Bội Châu đã đoạn tuyệt hẳn với tư tưởng bạo động. Với Phan Bội Châu, làm cách mạng, tiến hành công cuộc cứu nước như đã nói là phải tương kế tựu kế, phải dùng nhiều phép thử - thử cái này không được, thử sang cái khác, cái khác không được lại thử lại cái này. Tôi nghĩ đó là điều cần thiết của nhà cách mạng trước sự nghiệp cứu nước vốn là vô cùng khó khăn. Cái gọi là kiên định lập trường cần có là lòng quyết tâm cứu nước đến cùng, chứ không phải ở thủ đoạn cách mạng. Phải chăng chân lý là vậy.
b. Qua các văn bản trực tiếp nêu lên chủ trương đề huề của Phan Bội Châu, người đọc không bị định kiến

<< 1 2

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2) Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2)
Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm Vội Vàng và Mùa Xuân Chín Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm "Vội Vàng" và "Mùa Xuân Chín"
Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status