* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Đọc Truyện Thần Thoại Hi Lạp Full

mình.
Một chuyện khác kể, không phải Narxix chết vì mối tình tuyệt vọng với bản thân mình mà vì mối tình với người em gái giống chàng như hai giọt nước. Như thế thiếu nữ đó chẳng may mất sớm để lại cho Narxix một nỗi buồn, luyến tiếc khuôn nguôi. Narxix tưởng nhớ tới em, hằng ngày ra soi mình xuống suối. Càng soi mình, chàng càng thương nhớ người em gái bất hạnh. Cuối cùng chàng qua đời. Huyền thoại Narxix trên đây do sviđ viết lại trong tập Biến hóa, nghĩa là vào một thời kỳ muộn hơn sau này (thế kỷ I trước Công nguyên). Như vậy hẳn rằng sviđ đã dựa vào những cội nguồn sớm hơn, sớm nhất phải từ sơ kỳ Hy Lạp hóa, để tái tạo câu chuyện một cách nghệ thuật, thơ mộng cũng như sau này Apuylê đã tái tạo chuyện Quápiđông và Psikhê. ở đây bên hạt nhân cơ bản của câu chuyện: mối tình tuyệt vọng, các nhà nghiên cứu còn bóc ra cho chúng ta thấy lớp chuyện mang tính cụ thể
- lịch sử của thời Hy Lạp hóa: phản ánh chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Cá nhân đã tách biệt mình ra với đồng loại, với thiên nhiên để trầm tư mặc tưởng trong thế giới nội tâm của mình. Và ý nghĩa giáo dục
- đạo đức của câu chuyện là: chủ nghĩa cá nhân đó bị trừng phạt, bị phê phán. ý nghĩa này chỉ có thể có được ở vào một thời kỳ xã hội phát triển tới mức chủ nghĩa cá nhân trở thành một tai họa khủng khiếp trong xã hội. Tuy nhiên chúng ta không thể không ghi nhận quá khứ lịch sử xa xưa của câu chuyện: sự chuyển biến của những biểu tượng bái vật giáo về bông hoa sang cái đẹp được nhân hình hóa (Bông hoa – Người đẹp; Người đẹp – Bông hoa).
Mối tình của Aphrôđitơ với Ađônix (Adonnix)
Nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ quyền lực to lớn đến như thế, có thể bắt mọi vị thần, kể cả thần Dớt cho đến những người trần thế phải khuất phục, phải đau khổ vì tình yêu và sắc đẹp, thế mà bản thân nữ thần lại không tránh khỏi tai họa đó, lại không chế ngự được quyền lực của mình để đến nỗi mình cũng bị đau khổ vì tình yêu và sắc đẹp…! Ađônix là chàng trai đã gây ra cho vị nữ thần danh tiếng này những giọt nước mắt đau thương. Chuyện về gia đình chàng cũng hơi lôi thôi. Cha Ađônix là Kinirax (Kániras Cániras) vua đảo Síp. ông sinh được một người con gái đẹp đẽ tuyệt vời, tên gọi là Miara (Márrhamárna). Tự hào về người con gái nhan sắc đó, ông đã có lần, thậm chí nhiều lần, cho rằng con gái ông là đẹp nhất thế gian. Đó là một điều ngu xuẩn của kẻ hợm mình song dẫu sao cũng còn tha thứ được. Nhưng tệ hại hơn nữa Kinirax như ếch ngồi đáy giếng đã dám tự xưng không biết ngượng mồm, cho con gái mình là đẹp hơn cả, hơn cả nữ thần Aphrôđitơ. Đúng là “coi trời bằng vung”. Vì thế Kinirax bị trừng phạt. Nữ thần Aphrôđitơ bằng những phép mầu nhiệm của mình, làm cho Kinirax mất trí, mất trí đến nỗi tưởng con gái mình là vợ mình. Và Ađônix đã ra đời trong sự chăm sóc của người mẹ là nàng Miara. Nhưng Miara vừa sinh con xong là bị vua cha đuổi ra khỏi nhà. Nàng bế con đi lang thang hết nơi này đến nơi khác. Một hôm đi đến một ngọn đồi nàng kiệt sức chết, và biến thành một thứ cây có nhựa thơm mà ngày nay gọi là cây miarơ. Nữ thần Aphrôđitơ động lòng trắc ẩn, đón lấy Ađônix đem về nuôi. Nhưng lại trao cho nữ thần Perxêphôn vợ của thần Hađex dưới âm phủ nuôi hộ. ít lâu sau Aphrôđitơ xuống âm phủ xin lại Ađônix thì nữ thần Perxêphôn không trả, nhất quyết không trả. Không trả chỉ vì một lẽ rất vô lý mà không dám nói ra: Ađônix đẹp quá, đẹp đến nỗi Perxêphôn yêu, quá yêu, không muốn cho chàng trai đó thoát khỏi tay mình. Hai vị nữ thần cãi cọ với nhau mất mặn mất nhạt, cuối cùng phải đưa lên thần Dớt phân xử. Dớt, quả xứng đáng là bậc phụ vương của các thần, quyết định: Ađônix luân phiên ở với mỗi vị nữ thần nửa năm. Mùa xuân, mùa hè: Aphrôđitơ; thu, đông: Perxêphôn. Năm ấy, vào độ đầu xuân, Ađônix sống với Aphrôđitơ. Khó mà nói được vị nữ thần này yêu Ađônix đến như thế nào. Tất nhiên nếu không yêu thì đã chẳng có chuyện tranh giành với Perxêphôn. Nàng yêu Ađônix say đắm đến nỗi quên cả trở về cung điện slanhpơ, quên cả hòn đảo Kiter đầy hoa nở và biết bao nhiêu ngày hội lễ ở nơi này, nơi khác. Aphrôđitơ lúc nào cũng quấn quít bên Ađônix. Nàng yêu chàng trai ấy quá đỗi, đến mức mà chỉ vắng chàng một lát là nàng đã nơm nớp lo sợ, tưởng tượng ra bao nhiêu điều rủi ro xảy ra đối với chàng. Mỗi khi Ađônix đi săn là Aphrôđitơ cũng đi theo, mặc dù đi săn không phải là thú vui của nàng. Nàng quên cả việc giữ gìn sắc đẹp, theo bước Ađônix vào rừng, đày đọa mình dưới nắng trưa mưa sớm. Nàng căn dặn Ađônix không được săn thú dữ mà chỉ được săn bắt những con vật bé nhỏ, hiền lành, không thể gây nguy hiểm cho mình như: Hươu, nai, chồn, cáo, thỏ, gà…
nàng cầu khẩn các vị thần slanhpơ phù hộ cho Ađônix thoát khỏi những chuyện không may có thể xảy ra trong khi chàng mải mê săn bắn. Nhưng mọi sự tính toán, lo xa của nàng vẫn không giúp chàng thoát khỏi tai nạn. Và xót xa thay, tai họa ấy lại là điều mà Aphrôđitơ đã lường tính trước, đã từng căn dặn Ađônix tưởng như đến đứt đầu lưỡi. Đó là một ngày đẹp trời, Ađônix đi vào rừng săn. Nhưng hôm ấy không rõ chuyện gì Aphrôđitơ không cùng chàng vào rừng được. Tuy nhiên điều đó không hề làm Ađônix kém phần say sưa, hăng hái trong thú vui săn bắn. Chàng đã bắn được khá nhiều chồn, thỏ, gà rừng… Bỗng đâu từ một bụi rậm không xa chàng lắm chạy xồ ra một con lợn rừng. Con lợn hộc lên lướt qua trước mặt Cáthère, Nữ thần Aphrôđitơ còn có một biệt danh là Kirtênê (Cáthérée). chàng. Bầy chó sủa ầm lên và rượt theo. Ađônix sung sướng, chắc mẩm chuyến này chàng sẽ hạ được con mồi béo bở, lập một chiến công, vì xưa nay chàng chưa bao giờ hạ được một con thú to lớn hung dữ như con lợn rừng. Đàn chó lao vút đi và chẳng mấy chốc đã bổ vây quanh con lợn. Ađônix chạy tới, tay cầm lao nhọn. Vào lúc chàng vừa ngả người lấy đà thì con lợn lao mạnh ra, húc băng đi một con chó và phóng như bay vào người chàng. Đầu lợn rắn như đá với những chiếc răng nanh nhọn hoắt đâm bổ vào đùi chàng, sục vào bụng chàng, Ađônix ngã vật ra, máu đỏ phun, chảy lênh láng trên mặt đất. Con lợn vượt đi, thoát khỏi tai họa. Còn Ađônix nằm đấy, bóng đen phủ kín mặt chàng. Aphrôđitơ được tin Ađônix chết, bủn rủn cả người. Nàng cố nén đau thương lần vào khu rừng trên đảo Síp tìm xác chàng thanh niên xinh đẹp, yêu dấu của mình. Nàng trèo đèo, lội suối, len lỏi qua các bụi gai rừng sắc nhọn. Đá cứng làm đại chân nàng xinh xắn, nõn nà là như thế, mà dập nát, ứa máu. Gai rừng cào xé rách áo, làm xây xát da thịt nàng. Cuối cùng Aphrôđitơ tìm được xác Ađônix. Nàng ngồi xuống bên chàng khóc than thảm thiết, đưa tay vuốt mớ tóc xõa bết dính mồ hôi và đất bụi trên vầng trán cao đẹp của chàng, mớ tóc vô vàn thân yêu và quen thuộc đối với nàng.
Nàng bế xác chàng trên tay đưa về làm lễ an táng. Người xưa kể, máu của Ađônix nhỏ xuống trên đường đã làm mọc lên những bông hoa anêmôn, một thứ hoa nở vào những ngày đầu xuân song sớm nở mà chóng tàn. Còn máu của Aphrôđitơ do bị gai cào, đá cứa, nhỏ xuống những bông hoa (hồng) trắng biến thứ hoa này thành thứ hoa có màu hồng thắm, loại hoa của Tình yêu, Sắc đẹp và Tuổi trẻ. Thần Dớt thương người thanh niên trẻ đẹp, sớm phải lìa đời xuống vương quốc của thần Hađex, nên cứ như lệ thường lúc chàng còn sống cho chàng mỗi năm khi xuân đến sống lại – phục sinh – để trở về với Aphrôđitơ ở thế giới loài người. Có người lại kể Ađônix chết vì thần Arex, “chồng” Aphrôđitơ. Biết vợ mình đem lòng yêu say đắm Ađônix, vị thần Chiến tranh Arex nổi ghen, xúi một con lợn rừng lao bổ vào Ađônix. Có người lại nói. Dớt phân xử: Ađônix sống với mỗi nữ thần một phần ba thời gian của một năm, còn lại thì tùy ý Ađônix. Từ đó Ađônix sống đúng một phần ba thời gian với Aphrôđitơ, vì thế Perxêphôn ghen, xui Arex bày mưu giết chết Ađônix. Người ta còn kể, không phải máu của Aphrôđitơ đã nhuộm những bông hoa trắng thành bông hoa hồng, mà chính là máu của Ađônix nhỏ xuống đất đã sinh ra thứ hoa đẹp đẽ, thanh cao đó. Huyền thoại về Ađônix gốc từ Xiri, phản ánh sự vận động của thiên nhiên: sinh- tử- tái sinh. Trong gia tài huyền thoại của nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà có nhiều chuyện về cái chết và sự tái sinh của các vị thần.
Những huyền thoại ấy đã du nhập vào Hy Lạp và được nhào nặn lại trong bối cảnh lịch sử – xã hội cụ thể của nền văn minh Hy Lạp. Môtip: sinh- tử- tái sinh của huyền thoại Crit trong Kinh Phúc âm đã là ngọn nguồn của nhiều tập tục, nghi lễ của Thiên Chúa giáo. Môtip này cũng đã du nhập vào các hình thành trong gia tài truyện cổ tích của nhiều dân tộc: Truyện Tấm Cám của chúng ta rõ ràng cũng có môtip tái sinh. Ngày nay trong văn học thế giới, Ađônix chuyển nghĩa, chỉ một người thanh niên rất đẹp trai, đẹp trai hiếm thấy hoặc
những người đàn ông hào hoa phong nhã.

<< 1 ... 17 18 19

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Gà Mượn Màu Vịt Gà Mượn Màu Vịt
Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau
Cây Lúa Mạch Cây Lúa Mạch
Con Lợn Ống Tiền Con Lợn Ống Tiền
Giăng Bị Thịt Giăng Bị Thịt

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status