đều là những nông dân hiền lành chân chất chả bao giờ nặng nhẹ với ai. Với lại họ thương con Luyến
như con cháu trong nhà, thậm chí còn hơn…. Con luyến cũng lớn rồi, thậm chí suy nghĩ của nó còn chín chắn chững chạc hơn tôi rất nhiều, vậy thì nguyên nhân là do đâu nhỉ, vô tình tôi nghĩ nó đến một hướng khác, nhưng lại giật mình gạt bỏ ngay, tôi thấy sợ khi nghĩ đến điều ghê tởm đó……
Trời sáng thì nghe tiếng đồng hồ hẹn giờ nên tôi bật dậy, tối qua tôi mải suy nghĩ mà tôi ngủ gục lên ghế. Hôm nay tôi phải đi thi mà sao thấy trong người mệt mỏi quá, khó chịu quá. Tôi khẽ mở cửa sổ để hứng ánh sáng yếu ớt ở ngoài soạn sách vở, tài liệu. Lúc chuẩn bị xong xuôi hết, tôi quay sang tính gọi Luyến dậy để dặn dò nó vài thứ trước khi tôi đi thi.
Và rồi tôi nhìn thấy trên má của nó một vết hằn, một vết hằn đỏ rực.Tối qua khuya quá nên tôi ko nhìn thấy được. Hình như đó là một dấu tay, mà đúng nó là một dấu tay rồi, một cái tát trời giáng mới có thể khiến một bên má của nó đỏ hằn lâu đến vậy.Trời ạ,ai đã đánh em tôi thế này, da em tôi mỏng dính như thể véo nhẹ cũng rách thế này cơ mà……..
Tôi ngồi bệt xuống đất vì thẫn thờ, tôi thấy căm ghét bản thân mình ghê gớm. Em gái bị người ta đánh thế kia mà tôi không biết gì, vẫn dửng dưng như một thằng vô tâm khốn kiếp…
Tôi mang tâm trạng hoang mang và nặng như chì ấy đi thi, đầu óc chả nghĩ được gì. Làm bài thi, tôi viết vài ba dòng vớ vẩn rồi nộp bài, phóng xe như điên về nhà, định bụng sẽ làm rõ mọi chuyện….
Về đến phòng trọ thì tôi thấy cửa khóa, chốt cửa kẹp một tờ giấy với nét chữ to tròn ” Em ra bờ hồ đi dạo một xíu, em nấu cơm rồi đó, ăn anh đi. Chìa khóa e để trong cục gạch chặn cửa”.
Tôi còn tâm trạng gì mà ăn uống nữa chứ, tôi chạy ngay ra bờ hồ để tìm nó, lòng dạ rối như tơ vò.
Nó đang ngồi trên bờ hồ, hướng mắt đang nhìn xa xăm. Hình ảnh nó lúc đó y như những tấm ảnh cô gái bên hồ mà sau này tôi hay thấy ở những bức ảnh, tóc dài thướt tha và có cái gì đó gượm buồn, chờ đợi……
Tôi chậm chậm lại gần chỗ nó, nó thấy tôi thì đưa tay quệt mặt rất nhanh, cố gắng nở một nụ cười gượng, nó sợ tôi biết là nó đang khóc…
- Anh Bi ăn cơm chưa, ở ngoài này mát quá…
- Ở quê có chuyện gì vậy em?
Sắc mặt nó đổi ngay lập tức, giọng yếu hẳn đi:
- Anh Bi cho em ở đây với anh nha, em không muốn về nhà nữa….
- Nhưng em phải cho anh biết có chuyện gì chứ, ai đã đánh em !
Vẻ mặt nghiêm nghị và câu nói của tôi khiến nó sợ hãi, nó cúi mặt, lí nhí:
- Anh Bi cho em ở đây……
Tôi giật mình vì thấy mình hơi quá, nó đang như vậy nên tôi không muốn làm nó sợ thêm nữa.Dù tôi chưa hình dung được chuyện gì đã xảy ra với nó, nhưng thấy thái độ nó như vậy, tôi biết là việc này rất nghiêm trọng. Tôi không hỏi thêm gì nữa, tôi sẽ về quê và tự mình tìm hiểu chuyện này…
Tôi ngồi với nó cả buổi chiều, không ai nói với ai tiếng nào, cả hai đều nhìn về phía xa xa của hồ.Hôm nay ít gió nên mặt hồ rất phẳng lặng, phải chi cuộc đời cũng yên ả như thế….
Chap 10:
Chiều tối hôm sau thì cô tôi đánh điện lên hỏi, cô bảo rằng hôm qua mang cho con Luyến ít đồ thì thấy nó khóa cửa, hôm nay vẫn chưa thấy về nên cô gọi lên hỏi tôi. Biết nó ở chỗ tôi, cô dặn dò vài câu rồi cúp máy. Vậy là ý định về nhà hỏi cô của tôi cũng vô ích rồi, cô không hề biết chuyện gì cả, bà ngoại tôi lại càng không……
Tôi vẫn đang trong giai đoạn thi nên chưa thể về nhà đc, hai hôm sau thì anh người Tày lên. Tối đấy ngồi nói chuyện, tôi bảo với anh rằng cho em gái tôi ở tạm vài bữa, mấy hôm nữa thi xong tôi sẽ dọn đi chỗ khác. Anh cười xuề xòa rồi nói: ” Thôi mai anh chuyển ra khu tập thể giáo viên ở với thầy Bộc cũng được, cũng chỉ hơn tháng nữa là anh về quê hẳn rồi”. Anh lúc nào cũng cười được, tính tình hiền lành chân chất rất hợp với khuôn mặt. Giờ anh làm cán bộ to ở dưới quê anh rồi, thỉnh thoảng có việc lên thành phố công tác, hai anh em vẫn họp mặt hàn huyên chuyện cũ…
Buổi chiều hôm đấy vừa thi xong môn cuối cùng, tôi về nhà cất sách vở, thay quần áo. Tôi dặn Luyến: ” Anh về quê…lấy giấy tờ, sáng mai xong việc anh lên ngay. Tối ngủ nhớ khóa chặt cửa nhá”. Nó ngập ngừng một lúc rồi nói: ” Dạ…. Mai anh lên mang cho em…bồ đồ làm bánh nhé…….”. Tôi hơi sựng người nhưng cũng kịp hiểu, khẽ ừ một tiếng rồi đi vội ra bến xe……
Cả ngày hôm sau tôi đi quanh xóm hỏi dò chuyện nhưng có vẻ như chẳng ai biết điều gì. Ngoại tôi thì hỏi sao con Luyến ko về, nó lên đó làm j lâu thế, rồi hỏi chuyện học hành trường lớp. Cô tôi thì bận chăm cả đàn con nên cũng ko có thời gian nhiều, hỏi qua loa tôi vài câu rồi đi cắt cỏ bò. Hụt hẫng và chán nản, tôi bỏ về nhà nằm rồi thiếp đi đến tối thì tỉnh dậy.
Tôi đi lòng vòng trong chính ngôi nhà của mình, không gian yên ắng như nghe được cả tiếng bước chân. Cũng chính ngôi nhà này ba năm trước đây có đến bốn người, có ba, có mẹ, có em gái, quá hoàn hảo cho một một gia đình cơ bản. Vậy mà giờ chỉ còn mình tôi, em gái thì ở trên kia, với hàng tá câu hỏi ko thể lý giải nổi…
Tôi vào buồng gói gém đồ đạc, ko quên mang theo đống đồ làm bánh của e gái đã được gói gọn gàng từ trước, chắc vì cồng kềnh nên nó không chở theo được, thì ra nó đã có ý định lên ở với tôi từ trước……. Sở dĩ tôi phải đi ngay vì tôi sợ cảm giác lạnh lẽo ở nhà, cộng thêm sự bất lực và thất vọng khi tốn một ngày vô ích và ko tìm được điều gì hay bất cứ một lý do nào đó có thể chấp nhận được…. Thứ nữa, tôi lo cho con Luyến…
Những ngày tiếp theo đó, tôi cố gặng hỏi nhưng tuyệt nhiên nó không hé môi điều gì, tôi bực mình gằn dọng thì nó lại cúi mặt khóc, tôi lại thôi không nói được nữa. Cảm giác thật nặng nề và bực bội khi không hiểu có chuyện gì đang xảy ra với em gái mình. Thỉnh thoảng nhìn nó buồn bã ngồi nhìn ra cửa sổ tôi lại khó chịu và thấy thương nó, sao nó lại như thế hả trời, trước đây có bao giờ tôi thấy nó như thế này đâu cớ chứ………………
Dò hỏi nó mãi mà cũng chỉ nhận đc những câu trả lời chỉ bằng giọt nước mắt, cúi đầu im lặng hoạc lảng sang chuyện khác. Cuối cùng tôi quyết định ko tìm hiểu nữa, thôi thì nó đã muốn giấu thì tôi cũng ko nên bới móc lên làm gì, chỉ làm nó đau khổ và buồn bã thêm. Tôi sẽ thay những câu hỏi đó bằng sự quan tâm và chia sẻ với nó, tôi nghĩ thời gian rồi sẽ thay đổi được nó, sẽ giúp nó nguôi ngoai đi phần nào. Sau này tôi biết là tôi đã nhầm……
Từ ngày nó lên ở chung, nó ko cho tôi động tay chân vào bất cứ việc gì,từ nấu cơm, quét nhà,rửa chén nó đều dành làm tất… Nó bảo: ”Anh ko phải làm gì hết, việc của anh là học thật giỏi để mơi mốt đậu Đại Học. Em là con gái, mấy việc lặt vặt này để em lo hết cho…”. Em gái tôi thế đấy, nó là một đứa em gái ngoan…
Cũng phải gần một tháng trôi qua, tối đấy đang đọc sách thì bất giác tôi quay sang nhìn nó. Nó đang ngồi dưới nền nhà, hai tay vòng ôm lấy đầu gối, mắt tròn xoe nhìn tôi học bài. Tự nhiên thấy thái độ giật mình và vội lảng sang hướng khác của nó, tôi thấy lòng mình chạnh lại, tôi khẽ nói với nó: ” Hay là em đi học lại đi Luyến,còn có mấy hôm nữa là nghỉ lễ, anh tính về nhà nhờ cậu bán quách…cái nhà dưới quê. Tiền đó cũng đủ hai anh em mình học được vài năm, với lại anh còn đi làm thêm nữa….”. Nó xua tay ngoay ngoảy: ” Ôi ôi em mà học hành gì nữa, em quên hết rồi. Với lại mấy bữa nữa em đi bán lại, em tìm được chỗ mua nguyên liệu làm bánh rồi, chợ trên này đông anh nhỉ, chắc là sẽ bán đc hơn dưới quê. ” Tôi chưa kịp trả lời thì nó chặn họng luôn: ”Mà anh không được bán nhà đâu đấy, bán rồi thì sau này giỗ chạp biết cúng bái ở đâu, với lại anh mai mốt anh còn phải lấy vợ nữa….”. Thấy thái độ dứt khoát của nó,tôi im lặng chẳng biết nói sao với nó nữa, nó còn bé mà nghĩ xa quá, nó lo cho cả chuyện sau này của tôi….. Nhưng giá mà ngày ấy tôi kiên quyết hơn nữa mà thực hiện ý định thì bây giờ chắc đã khác rồi……
Hôm ấy Trâm Anh đến phòng tôi chơi, sẵn mang vài cuốn truyện cho tôi ( tôi mượn cho con Luyến đọc ). Nó còn mang cả tiền lương của tôi mà bác Tụ đưa nó ( Nó kiêm luôn việc ”phát lương” cho tôi, chính vì việc này mà sau đó tôi biết là nó ko chỉ là một cô bé suốt ngày chỉ biết soi gương và nghịch ngợm ) Nó đến đúng lúc Luyến vừa ra khỏi nhà chuẩn bị đi bán, nó thấy Luyến từ phòng tôi đi ra thì chào rõ to ( lúc nào nó cũng to tiếng như thế ): ” Con chào cô ạ…”. Tôi nghe nó chào và thấy thái độ hơi giật mình của con Luyến thì tự nhiên tôi thấy hơi chạnh lòng. Đành rằng con Luyến có mặc cái áo cũ một chút, nhăn nheo một chút, đi đôi dép có rách một chút…. Tôi tự an ủi mình rằng chắc cái nón che thấp quá nên Trâm Anh không nhìn rõ mặt, tôi cố gắng đùa với Trâm Anh: ”Bậy, cô gì mà cô, đây là em gái anh, nó bằng tuổi em đó ”. Tôi thấy Trâm Anh hơi đỏ mặt, chắc nó ngại vì đã bị hớ, nó lí nhí: ” Ý…… em ko biết, em xin lỗi ”.
Con Luyến khẽ gật đầu cười nhẹ rồi chào tôi và Trâm Anh, nhấc đòn gánh đi nhanh ra ngõ…. Chẳng biết là nó đang nghĩ gì nhỉ, tự nhiên tôi thấy buồn quá….
Cả buổi hôm đáy tôi ngồi nghĩ lan man, để mặc cho con bé Trâm Anh nhảy nhót nhòm ngó khắp khu trọ. Tôi quay sang nhìn bộ váy mà Trâm Anh đang mặc, hình ảnh em gái tôi trong chiếc vái trắng tinh tươm dạo tết nọ lại hiện ra lờ mờ trước mắt tôi, như hư như thực, lâu lắm lắm rồi tôi không thấy em tôi mặc váy nữa, chỉ là những bộ áo bà ba và chiếc quần nhàu nhĩ của mẹ thôi….
Tôi gọi Trâm Anh lại bảo: ”Em mua váy này ở đâu thế, mai dẫn anh đi mua… ”
Chap 11:
Hôm sau đi học về thì Tôi chờ Trâm Anh ở cồng trường rồi chở nó ra chợ. Tuy là thị xã nhưng ngày xưa chưa rộ lên những shop quần áo như bây giờ, mua cái gì cũng phải ra chợ mới có. Sau một lúc đi lòng vòng thì tôi cũng chọn được một chiếc váy màu trắng ( tôi rất thích màu trắng ). Tôi quyết định mua nó là vì lúc thấy Trâm Anh mặc nó vào thử cho tôi xem, tôi có cảm giác như chính cô bé là Luyến vậy, duy chỉ có khác ở chỗ là Luyến thì ko toe toét và nhí nhảnh xoay mấy vòng như Trâm Anh ^^!.
Tôi chở Trâm Anh đi ăn chè để cám ơn nó rồi về nhà. Chiếc váy tôi đã gói gọn gàng rồi cất đi, định bụng Luyến về sẽ mang ra tặng nó để cho nó bất ngờ.
Cả chiều hôm đấy tôi thấy vui vui, tưởng tượng vẻ mặt nó lúc nhận quà, lúc mặc váy, lúc nó xoay qua xoay lại như Trâm Anh, tự nhiên tôi thấy háo hức lạ kì. Tôi ngồi học bài đến tận xẩm tối, lúc xem lại đồng hồ thì giật mình vì đã gần sáu giờ mà vẫn chưa thấy nó về. Bình thường mọi hôm thì gần năm giờ là đã thấy nó ở nhà rồi. Cũng hơi lo lắng nhưng nghĩ bụng chắc nó ghé chợ mua đồ gì đó nên thôi tôi cũng ko nghĩ ngợi gì nhiều nữa.
Đến hơn 7 giờ vẫn chưa thấy về thì tôi hơi hoảng thật.Nó mới lên thị xã, lại mới đi bán được 1 tuần,có chuyện gì với nó thì tôi biết làm sao. Càng nghĩ càng sốt ruột, loay hoay đi qua đi lại trong phòng một lúc thì tôi quyết định lấy xe đạp chạy ra chợ tìm nó. Vừa chạy ra đầu ngõ thì tôi thấy nó thất thểu đi về, lạ ở chỗ là không thấy quang gánh hàng đâu cả. Tôi chạy lại ngay hỏi nó thì nó mếu máo: ” Người ta thu mất hết rồi anh Bi ơi…”. Tôi cố bình tĩnh để trấn an: ” Sao ngoài chợ mà cũng thu à, anh thấy nhiều người bán mà”. Em bán ở chợ không được vì bị mấy bà….đuổi, nên em gánh ra khu bảo tàng…”. Nó bắt đầu khóc…
”Trời ạ, khu đấy người ta cấm bán hàng rong bao nhiêu năm nay rồi mà….~~”….
Nó cúi mặt khóc nức nở. Nhìn bộ quần áo nó nhơ nhớp và ướt đẫm mồ hôi, tóc tai thì ướt nhẹp và bết vào nhau, tôi biết là nó đã khóc lóc van xin đòi lại mớ hàng như thế nào.
Mấy ngày sau tôi chạy lên ban quản lý bảo tàng xin lại đồ mà ko dc, ngày nào cũng bắt hẹn hò chờ đợi ( ngày ấy tôi không biết là thật ra bọn nó chỉ làm tiền thôi ).Mệt mỏi và cũng ko có thời gian, cộng thêm việc nghe con Luyến kể bị ăn hiếp khi vào chợ bán. Tôi bảo nó: ” Thôi em không cần đi bán nữa, kiếm việc khác làm đi, buôn bán vầy nắng nôi lắm”.
Cuối cùng nhờ bác Tụ mà tôi xin cho nó vào làm công nhân nhặt cuống trà của nhà máy, công việc tuy có hơi vất vả một chút nhưng đỡ được mang vác mệt nhọc,lại ko phải lo lắng có ai bắt nạt nó hay ko, vì con dâu của bác Tụ cũng làm trong đấy, bác đã gởi gắm nó hộ tôi. Thỉnh thoảng nó còn đem ”việc” về nhà, tôi biết là nó đang cố để tôi đỡ phải vất vả và tâm trạng được thoải mái để ôn thi. Hai anh em tôi cũng tạm sống đủ vì tôi không phải đóng học phí ( vì diện mồ côi), lại thêm nó cũng biết tính toán chi tiêu, nó là em tôi nhưng tôi thấy nó giống…vợ hơn, nó đảm đương mọi việc trong nhà, kiện toàn và chu đáo…
Gần một năm sau đó trôi qua trong yên bình, hai anh em đứa học đứa đi làm. Buổi tối thì tôi học bài, nó đọc truyện hoạc đan những món đồ nho nhỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy nó đôi khi thơ thẩn nghĩ ngợi gì đó rất xa xăm, muốn hỏi nó nhưng lại thôi, vì tôi biết nó vẫn sẽ chẳng nói gì……Trâm Anh vẫn thỉnh thoảng sang chơi, chạy nhảy múa máy, nó lúc nào cũng làm tôi vui…
Như người ta thường nói, trước cơn bão thì bao giờ mặt nước cũng sẽ có một khoảng thời gian rất yên ả, và khoảng thời gian trên cũng chính là những ngày cuối cùng tôi và nó cảm thấy hạnh phúc nhất sau khi ba mẹ chúng tôi mất.
Chap 12:
Tôi gánh trên vai niềm tin của cả gia đình khi lên đường đi thi Đại Học, mang theo sự hy vọng của ba và ngoại ‘’ Thằng Bi nhà tôi học giỏi lắm, mơi mốt nó sẽ làm bác sĩ’’. Và đặc biệt là của mẹ kế và Luyến, họ đã gánh cả thằng tôi trên vai để mang đến trường…
Chính vì thế tôi không thể cho phép mình thi trượt được, gần 2 tháng sau khi đi thi về, tôi nhận được giấy báo nhập học, tôi cũng ko bất ngờ vì tự tin rằng mình sẽ đậu. Ngày giấy báo về đến nhà, vẫn là con Luyến biết đầu tiên, nó vẫn chạy như như bay, mặt đỏ rực và mắt long lanh đi tìm tôi để thông báo như ngày trước. Nó mừng còn hơn cả tôi, tôi thấy nó cười mà sao hai hàng mi ươn ướt…. Nó khóc mất rồi…
Ngày tiễn tôi và Luyến lên Sài Gòn, Trâm Anh khóc như mưa, lần đầu tiên tôi thấy nó khóc. Những người yêu đời như nó khi khóc, thường khó có gì ngăn lại được…
Tôi về quê thăm Ngoại, ôm ngoại và cũng khóc, khóc như ngày bé bị đứa nào đấy ăn hiếp mà chẳng biết nhờ cậy ai. Ngoại xoa xoa lưng tôi, dỗ dành như đứa con nít. Đối với ngoại thì tôi lúc nào cũng chỉ là đứa con nít, là ‘’thằng cu Bi của ngoại’’. Đấy cũng là lần cuối tôi còn được nói chuyện với ngoại, được ôm ngoại….
Ngày ấy khóc sao thật dễ dàng quá, chúng tôi đều khóc, mỗi người có một lý do để khóc…Nhưng nước giọt nước mắt trẻ con tuôn trào ra như thế này làm sao đau bằng những ”người lớn” khi muốn mà không thể khóc, nước mắt chảy vào trong, xát muối mặn chát cả trái tim, cả cơ thể…. Xót…. Ước gì chúng tôi có thể mãi khóc một cách vô tư và thoải mái như thế…
Tôi và luyến bước chân lên Sài Gòn vào một ngày mưa tầm tã, chúng tôi xuống xe thì ngồi ngay trong nhà chờ của nhà xe để đợi ông chú đến đón về. Hai đứa ngồi thu lu như hai con chuột nhắt ở mái hiên nhà,không dám vào phía trong vì trong đấy đông người quá, nằm la liệt dưới ghế, trên nền.Tay tôi ôm chặt balo như thể để hở ra là người ta giật bay và chạy biến đi mất, tôi đã được nghe kể nhiều lắm về cuộc sống bon chen và nguy hiểm ở Sài Gòn rồi.
Một giờ, hai giờ, ba giờ trôi qua. Luyến thì gục lên vai tôi ngủ từ lúc nào, có lẽ nó đã quá mệt khi lần đầu phải đi một quãng đường dài như thế, khổ thân con bé.
Trời tối mịt thì chú tôi mới tới, chúng tôi vẫn ngồi im chỗ hẹn trước vì không dám và không biết đi đâu.
- Cu Bi phải không?
- Dạ…. – Tôi trả lời với vẻ nghi ngờ được dặn.
Chú gỡ khẩu trang và nón ra tôi mới nhận ra chú Lâm, mặc dù chú đã già và khắc khổ hơn ngày ở nhà rất nhiều nhưng những nét trên khuôn mặt chú thì tôi không thể nào quên được, trước khi chú chuyển lên Sài Gòn kiếm ăn thì chú và ba tôi là anh em kết nghĩa.
Tôi mừng và mất hẳn vẻ ủ rũ, quay sang lay em gái: ‘’ Dậy dậy đi em, chú Lâm tới rồi’’.
Chú đưa chúng tôi hai bịch nước mía và một một miếng bánh tét chiên rồi ngồi chờ chúng tôi ăn hết mới dẫn về. Vừa ăn chúng tôi vừa nghe chú kể chuyện, hỏi han nhà cửa, làng xóm dưới quê với niềm háo hức kì lạ. Cũng phải thôi, 6 năm rồi chú chưa về quê, nơi mà chú gắn bó từ khi sinh ra đến khi lấy vợ.
Chú Lâm ngày ở nhà làm thợ mộc, sau bị một tai nạn khi cưa gỗ nên đứt mất một bàn tay. Từ một thợ mộc khéo tay có tiếng, chú đâm chán nản vì trở thành một kẻ vô công rỗi nghề ăn bám vợ. Thế là chú kết bạn với rượu, với những người bạn đồng ‘’cảnh ngộ’’. Chú lê la khắp xóm làng để ăn nhậu, sáng sỉn chiều say. Tôi hay gặp chú xiêu vẹo đi về nhà hoạc đi đâu đó. Mỗi lần gặp tôi, chú thường tóm tôi lại véo má và nói ‘’ Thằng con bố Cảng dạo này lớn phết rồi nhỉ’’,rồi chú cọ râu vào mặt tôi khiến tôi vừa nhột vừa sợ. Có lần tôi thấy chú ngủ ở gốc cây ngoài chợ lúc sáng sớm, người tôi bé tí mà phải dìu chú về vì chạy về gọi vợ chú thì chỉ nhận được một câu chưng hửng: ’’ kệ bố nó’’. Vợ chú khinh chú ra mặt.
Rồi chú dính vào cờ bạc, cái giống cờ bạc thì càng đánh càng thua, càng thua càng gỡ.Chẳng mấy chốc mà tài sản trong nhà tội nón ra đi hết, vợ chú gào khóc bao nhiêu chú cũng ko từ bỏ được con ma đỏ đen trong người. Cho đến một đêm nọ chú thua nặng ở chiếu bạc, thua cả tiền bán bộ…lư hương bằng đồng của gia đình, tài sản có giá trị cuối cùng trong nhà chú.
Chú Lâm là người thật thà và tốt bụng, dù chú có cờ bạc rượu chè thì tôi vẫn thấy chú như vậy. Tôi phải nói trước điều này vì khi kể đến đây, cái đêm mà chú thua bạc ấy, chú đi dắt trộm trâu của chính nhà bố vợ để bán đánh bạc. Công an xã bắt được chú……
Nửa năm sau thì chú bỏ lên Sài Gòn vì ko chịu được điều tiếng. Vợ chú ban đầu nhất định không chịu đi theo những cho đến ngày chú đi thì cô cũng ôm con nhắm mắt ”thuyền theo lái, gái theo chồng…”
Chuyện của chú là thế, qua lời kể và thái độ của chú, tôi biết chú cũng nhớ quê hương da diết nhưng chắc vì xấu hổ chuyện cũ nên ko muốn về.
Chú sắp xếp cho anh em tôi ở trong một căn phòng được ngăn bằng ván ép khá tồi tàn. Nhưng dù sao có được chỗ ở lúc này đối với hai đứa tôi đã là sự may mắn lớn.
Thấm thoát được một tháng trôi qua chúng tôi ở nhà chú Lâm. Tôi vừa đi học vừa làm thêm, luyến học và...