Cả?
– Chú Út trước đi…
–
Thôi nhường cho anh Hai trước chứ.
Bà cụ xua tay:
– Ðược rồi, vợ chồng thằng Hai lại đây đi con.
Ông Tính bước đến bên mẹ, ong kính cẩn mang món quà gói cẩn thận, bên ngoài có chiếc nơ xinh xắn:
– Nhân ngày mừng thọ mẹ, chúng con xin tặng mẹ một món quà, dù nó nhỏ nhưng con tin rằng mẹ sẽ rất vui.
A Cón bực mình lẫn tò mò:
– Tặng cái gì nói quách cho rồi, anh dài dòng quá anh Hai ạ?
– Sao chứ Tư mày vội thế? Chủ yếu là mẹ vui là được, anh chị đâu bằng em.
– Xì! Mở ra đi.
Bà An cười:
– Khoan để đó, tới chị Ba con.
Bà Tỷ nâng chiếc hộp cũng được gói cẩn thận đặt trên chiếc mâm mang ra:
bước đến bên cụ An, bà Tỷ nhỏ giọng:
– Mừng thọ mẹ, con chỉ mong sao mẹ sống đời với chúng con, nên đây là hộp nhân sâm con mang về với cả tấm lòng thành, mẹ bồi dưỡng sức khỏe.
– Ồ! Có thế chứ, chị Ba lo cho mẹ quá. Mẹ sẽ vui mà sống với các con.
Mắt cụ An chớp chớp, bà cụ cảm động nhìn A Cón. A Cón nháy mắt ra hiệu cho Tiểu Hà mang quà ra, rất trịnh trọng cô đặt xuống. Một chiếc khăn đỏ phủ lên trên:
– Tôi đố mọi người đây là cái gì? A Cón cười cười nheo đôi mắt nhỏ xíu lại hỏi nhỏ. Mọi người hồi hộp. Cụ An ra hiệu:
– Mở quà của chú Út ra xem đi Thủy Tiên?
Thủy Tiên vừa bước đến, A Cón ngăn lại:
– Không được mẹ, để con giới thiệu cái đã. Ðây này!
Vừa nói, A Cón vừa mở chiếc hộp ra, ánh sáng lấp lánh, một bộ khánh thật đẹp. A Cón tươi cười:
– Mẹ thấy không, con có hiếu tặng mẹ bộ khánh này mừng tuổi mẹ.
Bà cụ An mừng nói rộn rã. Vợ chồng ông Tính hơi buồn vì món quà nhỏ của mình đứng im. Bà cụ nói:
– Thôi mỏ quà của anh Hai đi các con.
Ông Tính bước đến nhẹ nhàng nâng chiếc hộp gỡ ra:
– Con chỉ có bộ đồ gấm tặng mẹ.
Nhìn xấp vải hoa trên tay ông Tính, bà cụ rơi nước mắt làm mọi người ngạc nhiên. A Cón lên tiếng:
– Anh Hai làm mẹ buồn rồi, sao mẹ lại khóc?
Bà Cụ An nắm tay A Cón lắc lắc đầu:
– Không phải mẹ buồn, mà mẹ đang vui, các con hiểu lòng mẹ…. mẹ rất vui.
– Có bộ đồ mua ở đâu mà chẳng có, nếu mẹ muốn con mua cho mẹ một chục bộ ngay. Tiểu Hà lên tiếng.
Ông Tính tỏ ra không hài lòng:
– Mẹ ơi! Con đã gởi mua bộ đồ gấm này ở tận Thượng Hải nổi tiếng… Loại gấm này mẹ ưa thích.
– Ðúng rồi! Từ ngày sang Việt Nam đến giờ đã hai mươi năm… Hai mươi năm xa quê hương, mẹ nhìn bộ đồ gấm này mẹ nhớ đến cha con ngày ấy… tặng mẹ một bộ đồ như thế này, rồi ông ấy mất. Mẹ xa quê hương theo ông con sang đây lúc con nhỏ. Khi ấy gia đình ta rất nghèo, vì cái ăn, sự sống mà phải đi xa quê hương. Tính! Con làm mẹ nhớ nhà quá, nhớ ông ngoại con, nhớ cha con…
A Cón giận dỗi:
– Mẹ đang vui rồi tự nhiên buồn… Nếu mẹ nhớ nhà hôm nào con mua vé cho mẹ về thăm Thượng Hải nhé!
Ừ! Ðược rồi mẹ vui đây. Mẹ cảm ơn con. Thôi chúng ta nên nhập tiệc đi, trưa lắm rồi.
Mọi người đứng dậy theo cụ An quây quần bên bàn tiệc dọn sẵn rất sang trọng. Cả một bàn đủ các món Á Âu:
sườn nấu táo, vi cá, yến xào, món long ngư giao đấu, chả phụng, cơm bát bửu… Mùi thức ăn thơm lừng hôm nay ông Tính chuẩn bị rất chu đáo. Ông Tính nâng ly chúc mừng cùng mọi người. Bà Tỷ khen lấy khen để.
– Chao ôi! Ai nấu món long ngư này ngon quá!
– Chị Hai cô đấy!
– Ðúng là nàng dâu thảo.
– Còn món này của ai?
– Của anh nấu… ông Tính trả lời.
Bà An cũng nhanh miệng:
– Món nào của nàng dâu Út? Lần mừng thọ năm sau… Các con nhớ tổ chức thi nấu ăn, ta sẽ thưởng cho.
– Dạ! Nhưng mà nàng dâu Út của mẹ chỉ nấu được món cóc chết mà thôi. Mẹ đừng có chờ cô ta.
– Anh thiệt, tự nhiên đi nói xấu em. Tiểu Hà bĩu môi… Làm như anh tài giỏi lắm không bằng.
– Thôi đừng có cãi, ăn đi rồi mẹ có chuyện này muốn nói với các con.
– Mẹ dùng thêm.
Mấy đôi đủa gắp đưa bà tới tấp. Bà cụ xua tay:
– Thôi các con dùng tự nhiên. Ta có chuyện này quan trọng.
A Cón vội buông đôi đủa xuống hỏi nhanh:
– Có phải chuyện chia tài sản không mẹ?
Bà cụ hấp háy đôi mắt gật đầu.
Mọi người lại rời bàn tiệc, ông Tính bảo với Thủy Tiên:
– Con cho người dọn dẹp, cha mẹ có chút chuyện.
– Dạ!
Thủy Tiên đi rồi. Ông Tính trở về phòng khách cùng bà Thủy. Bà An ra hiệu cho mọi người ngồi xuống, bà trịnh trọng tuyên bố:
– Hôm nay nhân ngày tập hợp gia đình đầy đủ, mẹ có quyết định như thế này:
Cả cái cơ ngơi ông ngoại con để lại và bao năm mẹ tần tảo ra sức dành dụm… Tất cả đều chia cho các con.
A Cón vội hỏi, đôi mắt mở to:
– Chia như thế nào, sao mẹ không bàn trước.
Ông Tính lên tiếng:
– Ðây là quyết định của mẹ, mẹ có toàn quyền quyết định, đâu cần bàn với ai, vả lại đâu còn ai để bàn.
– Thì anh em chúng ta?
Bà Tỷ xen vào:
– Theo chị thì không cần… Mẹ từ quyết định.
Cụ An gật gù:
– Con Ba, thằng Hai nói đúng. Vậy bây giờ các con nghe mẹ phán quyết.
Không được cãi.
A Cón và Tiểu Hà ấm ức trong bụng:
– Thì sao cũng được.
– Nghĩa là các con bằng lòng.
Mọi người lại im lặng. Bà cụ An lên tiếng:
– Ðây là phần của con, Út Cón vợ chồng con được quyền sự dụng ngôi biệt thự ở Vũng Tàu. Căn nhà to lớn và đẹp của cha con để lại đó. Con bằng lòng chứ!
– Bằng lòng, cám ơn mẹ!
Tiểu Hà sung sướng vô vàn, cô mừng rỡ ôm cánh tay chứ Cón định nói gì đó. Bỗng chú Cón đanh nét mặt lại vẻ như chờ đợi gì không lộ vẻ vui mừng gì cả. Có vẻ nôn nóng, A Cón lên tiếng:
– Còn anh Hai, chị Ba?
Bà cụ An hắng giọng rồi tiếp:
– Chị Ba con là gái nên mẹ chỉ cho cô này 100 cây vàng tùy ý con sử dụng.
– Một trăm cây vàng? Oi chao hơi nhiều đó mẹ. Một trăm cây vàng thả sức mà tiêu xài. Tiểu Hà tiếc rẻ.
– Cô này thiệt là… Bao nhiêu đó chú Cón chỉ xài mươi ngày là xong.
Chú Cón nhăn mặt:
– Chị nói quá cho em rồi. Vậy chị đổi cho em đi… Chị lấy ngôi biệt thự ở Vũng Tàu.
Bà Tỷ bĩu môi:
– Chị kinh doanh vàng bạc đá quý. Mẹ cho chị như vậy là hợp lý rồi. Chị lấy biệt thự để làm gì? Cậu cho mướn cũng tốt vậy.
– Thôi đừng cãi nữa, nghe mẹ quyết tiếp kìa- Tiểu Hà bịt nhẹ miệng chồng.
Bà cụ Cười nói tiếp:
– Anh Hai nuôi mẹ, vả lại nó rất hiếu thảo. Mẹ cho hai vợ chồng khách sạn ở Vũng Tàu dành cho con bé Thủy Tiên sau này…
Bà An chưa dứt, A Cón đùng đùng ngồi dậy:
– Con phản đối, mẹ chia như vậy là không được rồi.
Bà cụ An chừng hửng:
– Vậy con muốn gì hở Út?
– Con muốn mẹ đổi khách sạn Thủy Tiên cho con, con nhường lại cái biệt thự ở Vũng Tàu cho anh Hai, mẹ đồng ý chứ?
A Cón nói một hơi chẳng cần suy nghĩ. Cụ An lắc nhanh đầu:
– Mẹ đã quyết không được đổi chát nghe chưa?
– Tại sao?
– Bởi vì điều này mẹ đã suy nghĩ rất kỹ rồi. Con hiểu chứ?
– Nhưng con không đồng ý. Mẹ thiên vị…. A Con hét lớn… Mẹ giải thích lại đi.
– Không! Mẹ không thể thay đổi lời nói của mình được.
– Ðược mà. Con chỉ muốn khách sạn thôi. Vì ở đấy dễ hái ra tiền.
Ông Tính bực mình, tỏ vẻ bất mãn:
– Chẳng lẽ cái khách sạn ấy tôi chẳng biết buôn bán hay sao? Cái gì mà giao cho chú giống như giao trứng cho ác. Chỉ mấy ngày là nó đi theo ông theo bà.
A Cón tức tối cãi lại:
– Anh nói sao? Tôi làm tiêu tan sự nghiệp của ai? Bao giờ? Anh không được nói xấu nghe chưa. Nếu không tôi không nhịn anh…
ông Tính sừng sộ, mất bình tĩnh:
– Không nhịn tôi thì chú làm gì nào? Tôi chưa nói với mẹ là chú từng ăn chơi, đàng điếm, chú tiêu bao nhiêu tài sản của gia đình này của cha ông tạo ra chú biết chưa?
A Cón giận dữ long đôi mắt lên cố cãi:
– Anh Hai tôi nể anh, anh đừng ỷ làm anh mà ăn hiếp tôi nhá, tôi nhịn anh nhiều rồi đó… Tại sao anh dám nói xấu tôi.
– Nói xấu mày à? Hay tự bản thân mình xấu. Chú có đến chỗ cờ bạc không?
Chú có làm tiêu tan xưởng dệt của mẹ tạo ra không? Rồi mấy chiếc xe của gia đình này lần lượt vào tay của ông Nam Phát… Có không?
– Có… Ừ! Thì tôi bán cho ông ta mà.
– Bán sao còn than nghèo.
– Ừ! Vì nghèo không tiền xài mới mượn tạm để bán, chứ giàu tôi bán làm gì?
– Chú mà nghèo ư? Bao nhiêu tiền bạc chú nướng vào sòng bạc tôi chẳng biết sao? Chú định chạy chối à!
– Anh… Anh… Còn dám nói…
A Cón cung tay lên định chộp lấy ông Tính, nhưng ông đã né sang bên. Bà cụ An hoảng quá vội la lên:
– A Cón con tệ như vậy sao? Vậy mà mẹ chẳng hay biết gì? Bây giờ con còn hung dữ với anh con. Mẹ dạy con như thế nào, con nhớ không?
Vừa nói bà cụ vừa khóc bù lu bù loa:
– Trời ơi! Ông về đây mà xem thằng con trai của ông nó tệ quá. Cả dòng họ mình chưa ai tệ như con. Con làm cha con xấu hổ làm sao ông ấy dám nhìn tổ tiên hở con.
– Mẹ đừng nghe anh ấy. Anh Hai thù con nên nói vậy.
– Ai thù ghét gì chú? Chú không biết lỗi của mình, mà còn đỗ tội cho người khác, thật quá đáng.
A Cón đứng bật dậy cầm cái ly định ném ông Tính. Bà An thấy vậy chạy vào can:
– Thật là oan nghiệt… Con ơi đừng làm vậy.
A Cón nắm tay mẹ hỏi gặng:
– Bây giờ mẹ có đổi khách sạn Thủy Tiên cho con không?
– Không! Bà An nói giọng chắc nịch. Nếu không đàng hoàng tao sẽ không cho cái biệt thự ấy, nói chi khách sạn Thủy Tiên…
– Mẹ…. mẹ nói gì? Mẹ có xem con là con không?
A Cón vừa nói tay vừa quơ bình trà rơi xuống nền gạch vỡ tan tành. Tiểu Hà đứng lên kéo tay chồng:
– Anh bình tĩnh lại đi. Mình thương lượng sau với anh Hai, đừng làm mẹ giận.
Ông Tính nói thêm:
– Ðó mọi người thấy chưa, nó vốn ăn chơi ngang tàng. Tất cả vào tay nó đều ra tro cả.
A Cón hét lên:
– Anh nói sao?
Chú Cón nhặt vội chiếc bình vỡ lên dứ dứ trước mặt ông Tính. Bà Thủy sợ hãi kéo tay ông Tính ra. Bà Tỷ giữ chặt cụ An. Cụ chồm lên:
– Trời ơi! Bây giờ tụi bây dành của phải không? Tính ơi, Cón ơi… các con…
Nói đến đây bỗng cụ im bặt. Nhìn lại bà Tỷ thấy cụ đã nhất lịm trên tay mình. Bà luống cuống:
– Mọi người im đi. Mẹ…. Mẹ…. Làm sao rồi. Mau mau gọi bác sĩ.
… Từ hôm ấy, cụ An nằm liệt một chỗ. Cụ không muốn dậy. Ai đỡ cụ thì cụ ngồi, ai đút thì cụ ăn. Cụ chẳng nói chẳng rằng.
Hàng ngày bà Thủy và Thủy Tiên thay nhau chăm sóc, vợ chồng chú Cón cũng chạy tới chạy lui nuôi hết lòng lo cho mẹ tỏ ra rất hiếu thảo, có vẻ ăn năn chuyện đã làm.
Ðến một hôm, bà cụ vui vẻ trở lại, A Cón nắm tay cụ năn nỉ:
– Mẹ ạ! Mẹ bỏ qua cho chúng con chuyện cũ nha.
Cụ An gật đầu, ánh mắt bà có vẻ ưu tư lẫn đồng tình:
– Con lấy nước sâm cho mẹ uống nhé!
– Ừ!
Chờ cho bà cụ uống xong tách trà xâm mát rượi, A Cón mon men đến gần ngồi xuống ghế sát bên chiếc giường phủ tấm nhung xanh nhạt thanh thoát đỡ cụ nằm xuống, tay quạt đều đều cho mẹ:
– Thật ra… mẹ à!
A Con ngắt lời, khó hiểu làm cho cụ An thấp thỏm:
– Có chuyện gì hở con?
– Mẹ đừng rầy la con, con mới dám nói!
– Ừ! Mẹ không la rầy gì con đâu, con yên chí.
Nhìn vẻ mặt nhân từ của mẹ, A Cón nghĩ rằng cụ An rất thương mình nên chú lên tiếng:
– Mẹ ạ! Con đã bán ngôi biệt thự ở Vũng Tàu, hiện giờ con đang thiếu nợ, mẹ nên gọi anh Hai đến nhường cho con khách sạn ấy đi. Chỉ có nơi đó con mới cất mặt lên được. Mẹ đâu có muốn con nghèo, con chết hở mẹ?
Bà cụ trầm ngâm một lúc rồi nói:
– Con đã bán biệt thự ấy rồi ư? Lấy gì mẹ đổi cho nó?
– Mẹ à! Anh chị Hai rất giàu có, cả cơ sở lớn làm ăn to tát cần gì phải kinh doanh khách sạn, chỉ riêng ngôi nhà này cũng trị giá mấy trăm cây vàng rồi. Chỉ cần mẹ bảo anh ấy nhường khách sạn Thủy Tiên lại cho con thì tất cả đều êm xuôi cả.
– Ừ! Ðược rồi để mẹ gọi nó vào đây.
A Cón năn nỉ thêm:
– Mẹ này! Không phải con chê ít nhiều, nhưng anh chị Hai chỉ có một gái.
Còn con hai thằng con trai, nên nuôi nó cũng mệt, phải lo tương lai cho nó.
Chuyện này hợp lý mẹ nhỉ?
Không hiểu sao cụ An gật đầu. A Cón chạy vội ra gọi vợ chồng ông Tính vào:
Hai người lật đật chạy vào:
– Mẹ cho gọi chúng con.
Bà An ra hiệu cho hai vợ chồng ngồi xuống rồi bà từ tốn nói:
– Mẹ đã nghĩ kỹ rồi… Làm anh con nên nhường cho em, nó đang gặp khó khăn. Thôi con nhường cho em khách sạn Thủy Tiên, rồi mẹ bù cho con thứ khác.
Ông Tính chợt hiểu ra, thì ra bấy lâu nay nó tỏ ra hiếu thảo, tốt đẹp lui tới đây chỉ chỉ vì khách sạn Thủy Tiên, nếu không có khách sạn này, chắc gì A Cón lo cho mẹ. Nghĩ thế nên ông sừng sộ chỉ vào mặt A Cón:
– Mày vẫn chưa từ bỏ ý định xấu đó ư?
– Tao giữ khách sạn Thủy Tiên là tao giữ cho cả dòng họ; biệt thự Vũng Tàu mới đây đã ra đi theo ông theo bà rồi đó, giao khách sạn cho mày được mấy ngày.
– Anh im đi! Ðô tham lam.
– Còn mày đồ chơi bời, trác táng, vô lương tâm.
– Tụi bây im hết đi! Tụi bây giành ăn cơm hả, thái độ, lời nói của cụ An trở nên lẩn thẩn tự lúc nào không biết.
– Tính! Mau đi lấy ngôi biệt thự về cho tao.
Bà đứng lên níu lấy chú Cón:
– Mày đem về cho tao mười ngôi biệt thự nha, nhớ đủ màu tao mới chịu.
Cả hai đều giật mình ngưng cãi lộn. Cụ An trở nên điên đại từ hôm ấy.
Miệng cụ cứ lảm nhảm:
– Trả ngôi biệt thự lại cho tao. Thằng nào bán. Thằng nào mua. Trả đây… trả đây…
… Ngôi biệt thự này tôi mua mấy trăm cây vàng vị chi… Làm cả mười năm, nó bán có một ngày… nó ăn hết. Mau trả lại đi, trả lại đi…
Tiếng của cụ An lảm nhảm suốt ngày làm mọi người cuống cuồng. Ông Tính lo cho cụ đủ thứ, nhưng bà cụ chẳng bao giờ trở lại bình thường. Bà đã điên loạn.
Ánh nắng chiều đã tắt trên mặt biển. Màn đêm vừa buông xuống. Phía xa ở chân trời mảnh trăng lưỡi liềm vắt ngang tròn như vành móng tay tỏa ánh sáng mờ mờ. Ðêm nay Thủy Tiên rủ đám bạn cùng ra biển chơi.
Trước đây cô cùng Khải Trọng thường ra biển ngắm cảnh lúc hoàng hôn vừa tắt. Hải Thi đi bên cạnh hỏi Thủy Tiên:
– Thật tra thì câu chuyện bác kể mình thấy có gì dính đến chuyện bạn gặp ma.
Thủy Tiên ngồi xuống dốc một nắm cát quăng ra xa:
– Có chứ? Chú Cón của mình cứ đòi lấy cái khách sạn này. Chú ấy bán mất cái biệt thư bà nội cho. Và cứ như thế … bà không chịu nổi đã trở nên điên loạn.
– Sau đó thì sao? Khải Trọng lên tiếng.
– Sau đó thì …
Bỗng Thủy Tiên há hốc mồm nhìn sững, cô chỉ ra xa:
– Các bạn có thấy gì không?
Cả bọn giật mình ngẫng đầu lên nhìn theo tay Thủy Tiên, nhưng họ chẳng thấy gì cả. Dưới ánh tăng mờ ảo từng đợt sóng trắng vỗ ì ầm sủi bọt gầm lên vỗ vào bờ cát, rồi im lặng vô hình … Ánh lân tinh lập lòe sáng lên làm Ly Ly sợ hải.
Cô bỏ Hoàng Anh chạy đến bên Thủy Tiên, Khải Trọng sợ Thủy Tiên bệnh nên lo lắng:
– Em làm sao vậy Thủy Tiên? Thôi ta trở về đi, ở đây lạnh lắm.
Thủy Tiên dụi dụi đôi mắt. Cô không tin vào mắt mình nữa, vừa rồi cô thấy một đứa bé chập chờn trên sóng, nó vẫy vẫy cô, cô định thần lại thì nó đã biến mất.
Thủy Tiên chợt nắm chặt tay Khải Trọng:
– Anh Trọng có tin là trên đời này có ma không?
– Anh không tin.
– Hoàng Anh thế nào? Tại sao tôi lại gặp ma như thế này?
– Thời đại bây giờ khoa học đã giải thích được nhiều cái tưởng chừng như huyền bí, ma quỷ, nhưng đứng trước một hiện tượng lạ ta cũng đừng xem thường. Khải Trọng chúng ta nên cẩn thận:
– Anh nói đúng đó. Anh có dám cùng tôi bắt ma không?
– Thôi tôi không dám gặp bà nội của Thủy Tiên đâu. Lỡ bà ấy ngỡ tôi là chú Cón thì toi ngay. Anh vì Thủy Tiên tôi thấy anh nên tìm hiểu kỹ vấn đề này thì đúng hơn!
Thủy Tiên đi đầu dẫn đường mọi người trở về khách sạn. Chợt mọi người nghe tiếng trẻ con khóc ré lên trên hốc núi. Ly Ly sợ hãi chen vào giữa xô Hoàng Anh suýt té:
– Cô làm gì vậy Ly Ly?
– Tôi sợ quá. Anh có nghe tiếng khóc không?
– Có.
– Trời ơi! Tiếng khóc của đứa bé lúc nãy. Hay là con ai đi lạc. Chúng ta tìm đi. – Thủy Tiên sợ nhưng cô lại đề nghị:
– Anh Trọng dạn nhất, vậy anh đi tìm giúp, tụi em ngồi đây chờ.
Khải Trọng hỏi nghi ngờ. Tiếng khóc lại văng vẳng thê lương. Ly Ly, Thủy Tiên co rúm lại. Thi bảo Khải Trọng:
– Tôi với anh cùng đi.
Khải Trọng cùng Thi đi về phía cất tiếng khóc. Càng đi … Tiếng khóc càng vẳng xa. Nhã Thi bắt đầu nghi hoặc. Ðây là con đường cô lên khách sạn hôm qua. Chợt nhớ câu hói của cậu bé bán vé số … Nơi ấy có ma chị cẩn thận …
Hải Thi hơi dùng mình. Hải Thi hỏi Khải Trọng:
– Thôi ta trở về kẻo họ chờ.
Trông thấy mọi người dìu Hải Thi về, ông Tính lo lắng:
– Bạn con làm sao vậy Thủy Tiên?
– Cô ấy bị ngất.
– Bệnh à?
– Con cũng không biết. Chờ cô ấy tỉnh lại hẳng hay.
Mẹ Thủy Tiên lăng xăng xoa đầu, cho cô uống thuốc. Một chốc sau, Hải Thi mở mắt ra ngơ ngác, cô hoảng hốt rú lên, tay chân co rúm, làm cho ông Tính sợ sệt ra mặt. Thủy Tiên lay bạn:
– Hải Thi bạn đừng sợ …. Chúng tôi ở bên bạn nè.
Hải Thi mở mắt cơn hoảng loạn vẫn còn. Hải Thi mấp máy hỏi:
– Bà già … bà lão.
– Hả:
Ở đâu?
– Ở trên núi … Bà ấy thắt cổ lưỡi thè ra, gương mặt thật dễ sợ, đôi mắt trợn trừng … Trời ơi! Ma … cứu tôi với … cứu tôi với …
ông Tính nhẹ nhàng:
– Hải Thi cháu đừng có sợ, chắc ai muốn phá công việc làm ăn của gia đình chúng tôi nên bày ra trò này. Thú thật tôi chẳng tin chuyện ma cỏ đâu. Nhưng Thủy Tiên, Hải Thi và cả Ly Ly đều bảo gặp ma. Không khéo chuyện này truyền ra ngoài thi nguy … Ðể tôi cho người xem xét lại chuyện này xem sao?
– Nhưng chuyện này ông phải tính gì đi chớ. Ta nên rước thầy về cúng cầu an cho mẹ đi. Tôi nghĩ chắc mẹ còn giận nên hiển hiện như vậy.
Ly Ly chợt hỏi:
– Nhưng bà cụ vì sao lại mất bở bác? Có trên cổ không?
– Không! Không … làm gì có chuyện ấy. Ông Tính vội thanh minh.
– Bà cụ từ ngày bị điên vẫn ở đây với chúng tôi. Hàng ngày các cháu biết không, ban ngày cụ nằm liệt giường, nhưng hôm ấy cả nhà đang ngủ thì tôi bỗng nghe tiếng cười sặc sụa vang lên trong đêm. Tôi giật mình tỉnh dậy. Cả nhà chạy đến thấy cụ ngồi trên giường đang xé một con chuột ra ăn. Miệng mồm đầy máu tươi. Toi kinh hoàng chết ngất.
Hải Thi tươi tỉnh:
– Làm sao bà cụ bắt được chuột.
– Chúng tôi không biết! Cứ đến đêm cụ đi tới đi lui trong nhà phá phách … Từ hôm ăn chuột cụ trở nên dữ tợn hơn … Thủy Tiên nghe mẹ kể cô rùng mình nhớ lại hình ảnh bà nội mình như đang hiển hiện trước mắt cô rõ dần hơn.
Thủy Tiên tung tăng nhảy nhót trong phòng. Chân cô bé thoảng thoắt như chú sáo con, bím tóc đung đưa. Bà nội vẫy Thủy Tiên đến xoa đầu cô bé rồi ho cô một chiếc bánh bơ thật ngon. Thủy Tiên ngồi vào lòng bà ngắt từng miếng bánh đút cho bà ăn. Vui vẻ biết bao.
Rồi bà An bệnh … Có hôm Thủy Tiên ngồi bên bà. Cô ngủ gục ngỡ là bà An đã ngủ. Ðèn tắt có tiếng nắp xoong gõ vào nhau loảng xoảng. Bà Thủy bật đèn lên thấy cụ xõa tóc dài, đầu óc rối bù đang ngồi chễm chệ trên bàn ăn dùng cái nồi gõ mạnh xuống bàn. Miệng hát nho nhỏ:
– Cái mèo quàng cái chuột … ù ơ … Ði đâu mà vội mà vàng mà vấp phải đá...