KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
Chuyên gia khẳng định đi làm sớm không có lợi cho sức khỏe
Chính bản thân các nhà nghiên cứu này cũng đã điều chỉnh lịch đi làm của mình vào lúc 10h30 để có được một ngày làm việc hiệu quả nhất
Tiến sỹ Paul Kelley, chuyên gia về giấc ngủ tại đại học Oxford (Anh quốc), cho biết nếu những người dưới 55 tuổi đi làm từ sớm (trước 9h sáng) thì họ sẽ phải chịu đựng tình trạng căng thẳng và mệt mỏi không khác gì bệnh thiếu ngủ. Thậm chí, ông còn nhấn mạnh là thanh thiếu niên trong nhóm tuổi 14 đến 24 đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc đi làm, đi học từ quá sớm.
Vừa ngáp vừa làm thì sao hiệu quả được.
Trong một báo cáo của mình, tiến sỹ Kelley đã chỉ ra những khung giờ chuẩn để bắt đầu một ngày mới dành cho các lứa tuổi ví dụ như trẻ 10 tuổi nên bắt đầu đi học vào lúc 8h30 hay sinh viên đại học 18 tuổi nên bắt đầu ngày mới vào lúc 11 giờ sáng. Ông cho biết lý do của việc điều chỉnh khung giờ hoạt động này là chúng ta ngày càng thức muộn hơn để làm việc, ví dụ bản thân ông thường kết thúc công việc tại nhà vào lúc 2-3 giờ sáng nên ông không thể đi theo khung giờ làm việc khuôn mẫu từ 9h sáng đến 5h chiều được vì sau khi bộ não hoạt động căng thẳng thì nó cũng cần nghỉ ngơi và việc dậy sớm sẽ ngăn cản việc này, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.
Tiến sỹ Paul Kelley, người đi làm vào lúc 10h30 sáng.
Để chứng minh cho lý thuyết này, Paul Kelley và các đồng nghiệp đã phối hợp với trường trung học Monkseaton – nơi công tác cũ của ông – thực hiện một cuộc thử nghiệm có tên Teensleep. Đội ngũ thực hiện chọn ra 100 học sinh 16 tuổi có thành tích học tập tương đương nhau và chia làm 2 nhóm: nhóm đi học sớm như giờ chuẩn quy đi lúc 8h30 và nhóm đi học vào khung giờ mới: 10h sáng. Các học sinh được học 3 môn, Vật lý, Toán học và Hóa học trong vòng 1 tháng trước khi chúng được tham gia một cuộc thi kiến thức tổng hợp đối với 3 môn. Kết quả thu được đã khiến nhiều người bất ngờ: toàn bộ nhóm học sinh đi học vào lúc 10h sáng có kết quả kiểm tra tốt hơn khoảng 10% so với nhóm còn lại, ngoài ra các em cũng không có những biểu hiện bị thiếu ngủ hay căng thẳng khi làm bài. Điều mà đã xuất hiện tại một số em ở nhóm đi học sớm.
Ngay lập tức, chương trình sinh hoạt Teensleep đã được áp dụng ở hơn 20 trường khác nhau và kết quả thu được đã chứng minh lý thuyết của tiến sỹ Kelly và các đồng nghiệp là hoàn toàn đúng đắn. Thậm chí, chính bản thân các nhà nghiên cứu này cũng đã điều chỉnh lịch đi làm của mình vào lúc 10h30 để có được một ngày làm việc hiệu quả nhất.
Tham khảo Iflscience
• Bài Viết Cùng Chủ Đề