Cứ ngỡ tặng bao lì xì hay nhận bao lì xì dịp tết chỉ là lấy lộc đầu năm thôi nhưng nó còn có những điều cấm kỵ vô cùng mạnh mẽ mà bạn nên biết
1. Cách nhận tiền mừng tuổi
Cách nhận tiền mừng tuổi thể hiện nét đẹp văn hóa của người nhận. Khi bạn được ai đó mừng tuổi, hãy mỉm cười nhìn thẳng vào mặt người mừng tuổi, hơi cúi đầu và nói lời cảm ơn chân thành.
Đừng để người khác thấy bạn chỉ đợi lấy tiền mừng tuổi, không cần biết người mừng tuổi mình là ai và nói xin cho qua chuyện.
2. Nên lì xì tiền mới
Lì xì là một tục lệ mang ý nghĩa tốt đẹp trong những ngày đầu năm mới. Dùng tiền mới để lì xì như lời chúc cho một sự khởi đầu tươi mới, tốt lành với người nhận.
3. Không đưa trực tiếp tiền mặt cho người nhận mà nên lồng vào bao lì xì
Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có.Tiền lì xì hay còn gọi là tiền mừng tuổi ý nghĩa chính không nằm ở số tiền mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc người già sức khoẻ, trẻ con hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ.
(hình ảnh chụp màn hình bởi gamehub)
Việc này cũng thể hiện sự tế nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết.
4. Chỉ sử dụng phong bao màu đỏ
Theo truyền thống, màu đỏ mang năng lượng dương, là biểu tượng của hạnh phúc, may mắn và tài lộc. Trong dịp năm mới, từ nhà cửa, đồ trang trí, món ăn, quần áo,...mọi người đều chọn màu đỏ để hòa hợp với khí trời đầu Xuân. Trên thực tế, ý nghĩa của việc tặng lì xì nằm ở chiếc phong bao màu đỏ, chứ không phải tiền bạc bên trong. Vì vậy, hãy lựa đúng màu sắc phong bao may mắn. Bạn đừng cố chơi trội khi mua những loại bao lì xì màu sắc khác lạ.
5. Không sử dụng bao lì xì cũ
Việc sử dụng lại bao lì xì cũ không chỉ gây nên tình huống dở khóc dở cười vì năm mới đã khác với năm cũ mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người nhận.
6. Nên để số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt lành
Theo quan niệm Á Đông, số chẵn mang ý nghĩa may mắn. Vì vậy khi bỏ tiền vào bao lì xì dịp Tết, nên để tiền chẵn thay vì tiền lẻ.
7. Không nên cho quá nhiều tiền vào bao lì xì
Phong tục lì xì ngày Tết mang ý nghĩa chúc phúc, nên không quan trọng ở mệnh giá tiền trong phong bao. Trong trường hợp muốn biếu ông bà cha mẹ nhiều tiền hơn bạn có thể đưa kèm sau còn trong phong bao lì xì chỉ nên để số tiền tượng trưng.
(hình ảnh chụp màn hình bởi gamehub)
Khi lì xì cho trẻ con cũng không nên cho quá nhiều tiền vào phong bao lì xì và nên dạy cho trẻ biết trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục này chứ không phải giá trị vật chất bên trong.
8. Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Tương tự như vậy, bạn nên dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Bạn nên dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Đã có không ít trường hợp cả hai bên phụ huynh đều xấu hổ khi bé vùng vằng vì tiền lì xì quá ít. Đồng thời, trẻ em cần có thái độ trân trọng, mừng rỡ biết nói lời cảm ơn và chúc Tết người lì xì mình.
Theo Internet