-
KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
Văn Mẫu Lớp 9 : Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.
Hoạt động cách mạng bị bắt giam, ngồi trong nhà lao,Tố Hữu, người chiến sĩ mười chín tuổi vừa giác ngộ lí tưởng cộng sản cao đẹp, ôm ấp bao dự định xông pha trong trường tranh đấu, xả thân vì nghĩa lớn, nghe tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã làm bài thơ này.
Mùa hè sống động, náo nức, đầy gợi mở, nhưng người trẻ tuổi say mê hoạt động như ông lại bị cầm tù giữa bốn bức tường kín mít, ngột ngạt, cách biệt với cuộc đời. Tiếng chim tu hú kia đã đánh thức nỗi niềm, bản tính sôi nổi ở người thanh niên cộng sản. Từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu tưởng nghĩ đến cuộc sống phóng khoáng, nóng bỏng của mùa hè ở bên ngoài.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiêng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng dào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Có người cho rằng khổ thơ dẫn trên là một bức tranh phong cảnh, với những câu tả cảnh vào loại đẹp và hay trong tập thơ Từ ấy, trong cả thơ Tố Hữu.
Quả thật ở đây cảnh mùa hè được tả có hồn, sống động. Tất cả dường như đang nảy nở, phát triển. Lúa chiêm “đương” chín, không phải “đã” chín ; trái cây “đang” ngọt dần, không phải “đã” ngọt. Và đều bộc lộ hết sức mình trong cái mùa hè rộn rã kia. Tiếng ve “dậy”, nắng vàng “đầy” sân. Chiều rộng, chiều cao của không gian, của sự vật thật phóng khoáng, tự do. Trời xanh cao rộng, diều sáo “lộn nhào tầng không”.
Tiếng chim tu hú như là khúc dạo đầu. Từ khúc mở màn này, cả mùa hè bừng lên, náo nức, say mê... Nhưng cho rằng đây là một bức tranh thì không đúng. Với con mắt hoạ sĩ, đây không phải là một bức tranh mùa hè với bấy nhiêu thứ dồn vào một cái khung như thế. Hình như hai câu đầu là một bức, câu thứ ba, thứ tư và hai câu năm, sáu đều là những bức tranh độc lập với nhau. Nếu gọi là tranh thì đây là tranh liên hoàn mới đúng. Tại sao lại như thế? Vì đây là “tranh” không được vẽ bằng mắt nhìn, mà vẽ bằng tưởng tượng, hình dung ra theo tâm trạng của con người. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này, ở lúc này không định vẽ tranh mà cảnh trí náo nức, sinh động, sinh sôi của cảnh vật từ tiếng ve kêu đã hiện thành hình, đứt nối thành mùa hè trong con người. Cảnh rồi lại cảnh theo đó mà hiện ra, toàn những cảnh phóng khoáng tự do như mong tưởng.
Về mặt kết cấu doạn một, 6 câu thơ đầu và đoạn hai, 4 câu thơ cuối có thể xem là hai bài thơ riêng biệt. Bài trước được đặt tên là “mùa hè”, bài sau đặt tên là “tiếng chim tu hú”. Thì ra tuy ngay bài đầu câu đầu của bài đã là “Khi con tu hú gọi bầy” nhưng thực ra cái hồn của cả bài thơ này, bài Khi con tu hú lại nằm ở 4 câu sau, ở câu sau cùng :
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Thì ra tiếng chim tu hú ấy tạo “nghịch trạng” trong lòng người thanh niên này. Mùa hè sôi động, rực rỡ, khoáng đạt đã đến rồi mà mình lại bị giam hãm tù túng. Ngoại cảnh (do tưởng tượng vì đã dược nếm trải) tác động vào con người gây một xung động ở con người, khiến con người bức bối, ngột ngạt muốn vùng vẫy, tung phá.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !
Nhưng thực tế không thể làm được, nên phải buột ra thành lời than. ấy chính là biểu hiện của lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động bị thôi thúc ngày càng mãnh liệt ở con người trẻ tuổi giàu tâm huyết chưa được thoả mãn, đáp ứng. Câu thơ cuối cùng : “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như tiếng đời cứ lăn náo nức mà con người thì đang đành chịu tù túng. Tiếng chim tu hú ngoài trời kia lại như giục giã đốt nóng tâm can dữ dội.
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Tiếng chim tu hú chính là tiếng đời, là cuộc sống hoạt động cách mạng. Và tâm trạng, tinh thần kia là tâm trạng, tinh thần của một người chiến sĩ trẻ tuổi “say mùi hương chân lí”.
• Bài Viết Cùng Chủ Đề