- KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro

Văn Mẫu Lớp 9 : Đi đường của người tù Hồ Chí Minh

Nguyên văn chữ Hán : Tẩu lộ
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san :
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
Dịch thơ : Đi Đường
Đi đuờng mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
(Theo Thơ Hồ Chí Minh - NXB Giáo dục)

BÀI LÀM

Bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải tới giải lui hơn một năm trời qua mấy chục nhà lao tỉnh Quảng Tây, Bác làm nhiều thơ trên đường đi. Đây là trên đường bị giải đi. Ta có thể kể : Chiều tối, Mới đến nhà lao Thiên Bảo, Cảnh ngoài đồng, Giải đi sớm, Từ Long An đến Đồng Chính, Trên đường đi, lính gác khiêng lợn cùng đi, Đi Nam Ninh, Trượt ngã, Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung, Hoàng hôn, Giải đi Vũ Minh... Tất cả hơn hai mươi bài. Có bài nói về nỗi gian khổ, vất vả phải chịu đựng, có bài ghi lại cảnh dọc đường, có bài ghi cảm tưởng... mỗi bài một vẻ nhưng đều toát ra phong thái Hồ Chí Minh.

Đi đường, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được dịch thành 4 câu lục bát. Bản dịch khá hay, nói chung sát nguyên tác, đảm bảo được thần thái của nguyên tác.

Hai câu thơ đầu :
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Có người cho rằng câu thơ nêu một thực tế, mở đầu bằng một sự thật. Sự thật “Đi đường mới biết gian lao”. Câu thứ hai và tiếp theo câu 3, 4 là câu thơ “đón nhận”. Từ ý thức về gian nan, Bác đã chuyển tới sự đón nhận. Không hẳn là thế. Đi đường lại là “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”, Bác mới rút ra kết luận : “Đi đường mới biết gian lao”. Vấn đề ở đây là tại sao Bác lại “đảo” như thế ? Thì ra, tuy bài thơ làm về đi đường, có thể làm ngay lúc đang đi, song không phải nhằm, hay chính xác hơn không chú ý đến con đường gian lao, gập ghềnh, trập trùng núi với núi mà điều hứng thú là từ sự vất vả gian nan này rút ra bài học lí thú cho bản thân. Cái “mất” là phải chịu vất vả, khổ nhọc nhưng cái “được” là được nhìn ngắm : “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Đi đường mới biết gian lao
...........
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Trong gian lao, trong hoàn cảnh khắc nghiệt, Bác vẫn tìm ra được những điều để “đón nhận”, “hưởng thụ” thú vị. Thanh tao, điềm tĩnh, tràn đầy lạc quan, ung dung “là ở chỗ này”. Vì thế bài thơ còn cho ta cảm tưởng có thể không phải làm lúc đang đi, ngẫu hứng thành, mà làm lúc đã dừng chân, nghĩ lại, rút ra “bài học”, thú vị về chuyện đi đường.

Nếu đặt bài thơ trong cảnh bị tù đầy, giải đi của Bác ta càng thấy cái lớn, đẹp của bài thơ. Bài thơ có vẻ như là sự ngoạn cảnh của thi nhân hay của đạo sĩ. Hình ảnh cuối cùng thật đẹp, lớn lao. Một con người đứng trên đỉnh cao của dãy núi trập trùng trải dài rộng ra, thu tất cả thiên nhiên, núi non ấy vào trong tầm mắt. Hình ảnh con mắt với tầm bao quát rộng lớn nổi lên như một hình tượng hấp đẫn, lấp lánh của bài thơ. Đây chính là cái cảm hứng, cái tứ thơ “lên núi” ta từng thấy ở Bác, ở thơ Bác. Bài Mới ra tù tập leo núi cũng hình ảnh một con người như thế.

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo trước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa
Bài “Trời hửng” cũng vậy :
Đất trời một thoáng thu màn ướt
Sông núi muôn trùng trải gấm phơi
Sau này là các bài Thượng sơn (Lên núi), Đăng sơn (Lên núi) hay Vọng Thiên Sơn (Trông Thiên Sơn).

Con người ấy đứng trên cao, nhìn ngắm “thu vào tầm mắt muôm trùng nước non”, nhưng lại hoà nhập với non nước, thiên nhiên. Con người lớn lao, vĩ đại nhưng không nổi lên một mình, tự cao tự đại, nhìn dưới tầm mắt mình tất cả. Đó chính là Bác.

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Xã Luận Cho Báo Tường
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Chú Bộ Đội Nhân Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Mã Giám Sinh Trong Thúy Kiều
Văn Mẫu Lớp 9 : Lịch Sử Cây Lúa
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Tiểu Đội Xe Không Kính
Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java