- KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro

Văn Mẫu Lớp 8 : Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích Tức nước v

Văn Mẫu Lớp 8 : Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng. Ông muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân-chị Dậu.Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.

Chị Dậu chạy đôn,chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồn.Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng.Vậy mà ngờ dâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết.Thế là trăm dâu đổ đầu tằm,biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được.Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa,chị Dậu bị đẩy đến đường cùng.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng vài thở phào của chị.Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về.May thay bà láng giềng cho nắm gạo,thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng ra khỏi cơn nguy khốn.Nhưng đáng thương thay,bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước.Trước sự hách dịch và hung ác,chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”.Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu.Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à?Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”.Ở trong một hoàn cảnh khác,chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như rác của bọn cai lệ nhà ông Lý.Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài.Chỉ hẳn đã hiểu quá rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai.Chị vẫn tha thiết “Khốn nạn!Nhà cháu đã không có,dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi.Xin ông trông lại”.Rõ ràng là ở đấy,câu nói của chị Dậu đã cứng cỏi hơn,đã có những dấu hiệu “không chịu được”.Lời xin của chị Dậu tỏ vẻ bất cần và không còn ngại ngùng nể sợ hoàn toàn như trước nữa.

Đến đây kịch tính của tình huống bắt đầu được đẩy lên cao.Cai lệ hầm hề “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ,thì ông sẽ dở cả nhà mày đi,chửi mắng thôi à?”.Câu nói vẫn đầy hách dịch của những kẻ bề trên quen coi người lao động là con trâu,con ngựa.Vừa nói hắn vừa lao sầm sầm vào anh Dậu.Thế là “chị Dậu xám mặt”,vội vàng chạy đến kêu xin.Chị vẫn năm ông mười ông mong khơi gợi một chút lòng thương hại từ tên cai lệ.Nhưng những lời khẩn khoản của chị ác thay lại được đáp lại bằng những hậu quả đấm chắc nịch từ tay cai lệ.Như lửa đã được đổ thêm dầu,chị Dậu “không thể chịu được”đành “liều cự lại”.Tâm lý chị Dậu rõ ràng đã có những biến đổi nhưng chưa phải là hành động hoàn toàn chủ động.Sự tàn ác của tên cai lệ đã đảy chị vào tình thế phải “liều mình”.

Song kịch tính của đoạn trích thực sự được đẩy đến cao trào khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”.Tức nước vỡ bờ,người đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng “Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem”.Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa.Sức của anh chàng nghiện không chịu nổi một cái lẳng của người đàn bà.Đoạn văn là một sự thay thế “ngôi vị”.Từ lời xưng hô hèn mọn “cháu-ông”,chị Dậu bực mình đưa mình lên “bà” và hạ hắn xuống thành “mày”.Còn nữa,từ thế bị động chị Dậu đã không thể chịu được sự đè nén,quyết đứng ra bảo vệ chồng mình.

Tức nước vỡ bờ miêu rả một quá trình tâm lý.Ngô Tất Tố đã tạo ra một tình huống giàu kịch tính để rồi cứ thế nhân vật chính va chạm với những tính cách khác từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.Quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu diễn ra nhanh chóng nhưng tinh tế.Đặc biệt nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật.Đó là một sự thể hiện có tính toán và rất sắc săor của nhà văn.

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 8 : Phân tích dòng cảm xúc của nhân vât Tôi trong truyện Tôi đi họ
Văn Mẫu Lớp 8 : Suy nghĩ của em về thú lâm tuyền trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Văn Mẫu Lớp 8 : Cảm nhận về đoạn trích Trong lòng mẹ
Văn Mẫu Lớp 8 : Suy nghĩ về hiện tượng nghiện internet trong giới trẻ hiện nay!
Văn Mẫu Lớp 8 : Thuyết minh về chiếc Bánh chưng ngày Tết
Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java