-
KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
Văn Mẫu Lớp 11 : Tác phẩm văn học: Chiều tối - Hồ Chí Minh
TÁC PHẨM VĂN HỌC: CHIỀU TỐI - HỒ CHÍ MINHA. DÀN Ý SƠ LƯỢCI. Giới thiệu Nhật kí trong tù . 1. Hoàn cảnh ra đời :- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8/1942 – 9/1943 tại tỉnh Quảng Tây.- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán(chủ yếu là thơ thất ngôn tứ tuyệt)2. Gía trị cơ bản :- Bức tranh nhà tù và một phần xã hội trung hoa dân quốc- Bức chân dung tự họa của con người Hồ Chí Minh : bậc đại nhân, đại trí , đại dũng3. Vị trí bài thơBài thứ 31 của tập nhật kí trong tù, sáng tác cuối mùa thu 1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên BảoII. Nội dung, nghệ thuật của bài thơ :1. Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng. [Tính cổ điển] Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không ; - Cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không. Đây cũng là cảnh thực trong cảm nhận của tù nhân – thi sĩ(chuyển động của cánh chim, chòm mây lẻ về trạng thái yên nghĩ>< tù nhân nơi đất khách quê người trong cảnh chiều tà mong mỏi chốn bình yên : quê hương, gia đình...)- Hai câu đầu thể hiện vẽ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại của Bác.2. Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người. [Tính hiện đại] Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.- Vẻ đẹp khỏe khoắn của người thiếu nữ xóm núi đang xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đã đem đến cho người tù hơi ấm, niềm vui(Thiếu nữ dịch cô em chưa sát)- Câu 4 : sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh : chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng(chữ hồng là nhãn tự, làm sáng bừng cả bài thơ, làm ấm áp bức tranh và ấm áp lòng người).(nguyên tác không có chữ tối, bản dịch có phá vỡ nét đẹp của câu thơ)- Con người là trung tâm của bức tranh. Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ : từ tối đến sáng,từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẻo cô đơn sang ấm nóng tình ngườiIII. Tổng kết1. Nghệ thuật:- Từ ngữ cô đọng, hàm súc;- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn.2. Ý nghĩa:Vẽ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh; yêu thiên nhiên, yêu con người,
yêu cuộc sống, kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.Các dạng đề thi :Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm sáng rõ ý kiến : Đây là thi phẩm hội tụ nhiều vẻ đẹp – nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật. Đặc biệt là chân dung của một nhân vật trữ tình.Câu 2: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật nét cổ điển - hiện đại\" trong bài thơ.B. BÀI VĂN MẪU
Đề Bài: Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
Bài Làm Tham Khảo Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn là một tác gia lớn, với nhiều thể loại đa dạng, phong phú: thơ ca, truyện và kí, văn chính luận,...Trong đó, tập thơ “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù) là một tác phẩm ấn tượng và tiêu biểu nhất cho hồn thơ của Người. Với 134 bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tác phẩm đã phản ánh chân thực bức tranh nhà tù Tưởng Giới Thạch, bức chân dung tự họa tinh thần. Trong bức tranh mang nhiều màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại ấy, ta không thể không nhắc đến bài thơ “Mộ” (Chiều tối), là bài thơ thứ 31 của tập thơ, được viết từ một chuyến chuyển lao vất vả, đầy gian khổ của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. Bao trùm bài thơ đặc sắc này là tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của Hồ Chí Minh.
Từ xưa đến nay, cảnh chiều tối là một đề tài quen thuộc của thi ca. Cảnh chiều tối – đó là thời khắc cuối cùng của một ngày, khi ấy con người dễ rơi vào trạng thái buồn bã, cô đơn. Vì vậy, các nhà thơ thường sử dụng đề tài này để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình. Bài thơ “Chiều tối” cũng được viết trong một khung cảnh không gian như thế.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.)Mở đầu bài thơ là hai câu thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên, nơi núi rừng lúc chiều tối:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Trong bức tranh thiên nhiên này, ta thấy xuất hiện hai hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây”. Đây là hai hình ảnh rất quen thuộc trong nghệ thuật thơ ca. Nó mang ý niệm của thời gian. Trước hết, hình ảnh “cánh chim” hiện ra với hoạt động, trạng thái “mỏi mệt”, đang bay “về rừng, tìm chốn ngủ”. Đó là chi tiết có ý nghĩa ước lệ, tình trạng, báo hiệu một ngày sắp tàn. Thật vậy, hình ảnh “cánh chim” gợi cho ta liên tưởng đến những câu thơ, câu ca dao đã từng xuất hiện trong thơ xưa:
“Chim bay về núi tối rồi”
Hay trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Chim bay thoi thóp về rừng”,Hoặc trong Cảnh chiều hôm của Bà Huyện Thanh Quan:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”Và trong Tràng giang của nhà thơ Huy Cận:
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
Khi ánh sáng mất đi, màn đêm buông dần theo cánh chim sa xuống. Hình ảnh này thường gắn với không gian siêu hình. Thế nhưng, hình ảnh trong thơ Bác được gợi lên có trạng thái, có nơi có chốn. Có lẽ đó chính là sự ấm áp, được Bác cảm nhận một cách tinh tế qua trạng thái bên ngoài lẫn bên trong. Ta dễ dàng nhận ra sự đồng cảm của Bác trong câu thơ đầu tiên này. Cánh chim sau một ngày kiếm ăn, bay ròng rã giờ đây đã mỏi mệt. Và người tù cũng vậy, phải chuyển lao trong thời gian “gà gáy một lần đêm chửa tan”. Phải chuyển lao trong hoàn cảnh trên người đầy gông, đầy xiềng xích vô cùng khó khăn và gian truân như vậy, chắc chắn Bác rất mệt và thực sự không có từ ngữ nào có thể nào diễn tả được sự mệt nhọc của Bác. Thế nhưng, qua sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm, giao hòa với thiên nhiên, chúng ta đã thấy được ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của Bác. Bên cạnh đó, câu thơ còn bộc lộ sự tài tình khi sử dùng bút pháp lấy không gian diễn tả thời gian của Bác. Đúng như vậy, khi cánh chim bay về rừng tìm chốn ngủ thì cũng là lúc thời gian đang dần về xế chiều. Tiếp đến là hình ảnh “chòm mây”, một hình ảnh cũng khá nổi bật trong câu thơ. So với phần phiên âm, phần dịch thơ đã dịch chưa thật sự sát nghĩa. “Cô” trong cô vân, cô phàm: “Cô vân độc khử nhạc”, “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”. Ở đây, “cô vân” có nghĩa là đám mây lẻ loi, được miêu tả qua từ láy “mạn mạn”, tạo cho người đọc một sự di chuyển chầm chậm, lững lờ. Nhà thơ Thôi Hiệu cũng đã từng viết:
“Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” _Hoàng Hạc Lâu_Hay trong “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
Hình ảnh đám mây trong thơ Thôi Hiệu và Nguyễn Khuyến gợi lên sự vô hình, hư không, vĩnh viễn. Nhưng đám mây trong thơ Bác lại giống như con người; đang lẻ loi, cô đơn nơi đất khách quê người. Đồng thời hình ảnh ấy vẽ ra trước mắt chúng ta một không gian cao rộng, thoáng đãng. Như vậy, qua hai hình ảnh này, ta thấy được một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng thấm đượm nỗi buồn. Chỉ bằng vài nét chấm phá, Hồ Chí Minh đã miêu tả một bức tranh như thế; chỉ gợi chứ không tả; chỉ cốt ghi lấy linh hồn của cảnh vật. Bên cạnh đó, hình ảnh “cánh chim” ở trạng thái động, mang trạng thái giống con người. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được tác giả sử dụng rất linh hoạt. Còn đám mây, với sự tĩnh lặng và âm u của núi rừng đã thật sự hiện lên rõ nét qua bút pháp lấy động tả tĩnh. Có thể nói, qua hai câu thơ của tác phẩm, vẻ đẹp tâm hồn của Bác được biểu hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung, tự đại. Điều này chứng tỏ rằng Bác phải là một người có ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khổ thì mới có thể hòa mình vào cùng thiên nhiên, cùng cảnh vật. Người thi sĩ cách mạng Hồ Chí Minh đã mở ra một hướng vận động rất hiện đại trong tư tưởng, tình cảm: hướng về sự sống và hạnh phúc con người tuy bản thân đang là một lữ tù nơi đất khách.
Tiếp nối mạch thơ, nếu như hai câu thơ đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều về thì hai câu thơ cuối là sự nhịp nhàng chuyển động của bức tranh cuộc sống:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Trong bức tranh chiều tối hiện lên hình ảnh con người: “sơn thôn thiếu nữ”. Trong thơ xưa, người phụ nữ là một hình ảnh khá quen thuộc nhưng hoặc là người phụ nữ thượng lưu & khuê các, hoặc là những người bất hạnh, đáng thương. “Sơn thôn thiếu nữ” trong câu thơ của Bác là một người lao động với vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn đang trong tư thế lao động với công việc “xay ngô” – một công việc hết sức vất vả và nặng nhọc. Hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” được đặt ở vị trí trung tâm của bài thơ khiến cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, sinh hoạt của con người. Hình ảnh cô gái xay ngô trở thành chủ thể của bức tranh. Thiên nhiên lui về phía sau, làm nền cho con người khiến bức tranh toàn cảnh trở nên gần gũi, khỏe khoắn và ấm áp. Đây là sự vận động của hình tượng thơ phản ánh sự vận động của tâm hồn nhà thơ. Về mặt nghệ thuật, dường như tác giả không chỉ ghi lại hiện thực khách quan nhưng điệp ngữ liên hoàn: “ma bao túc – bao túc ma” nối dòng thơ thứ ba với dòng thơ thứ tư tạo sự nối âm nhịp nhàng như diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô. Nhịp quay ấy cũng chính là nhịp điệu lao động, là hơi thở của sự sống. Vòng quay ấy còn bao hàm ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đó là vòng quay của thời gian. Khi vòng xoay của chiếc cối xay ngô dừng lại, công việc lao động của một ngày kết thúc thì cũng là lúc trời tối. Hình ảnh lò than rực hồng chính là điểm nổi bật nhất, điểm ngời sáng trong thơ. Chữ “hồng” là điểm hội tụ, là trung tâm tỏa sức ấm nóng ra toàn bài. Chữ “hồng” kết thúc bài thơ tự nhiên, giản dị mà hết sức bất ngờ. Bất ngờ và thú vị, độc đáo ở chỗ Bác đã dùng ánh lửa hồng của bếp lửa để gián tiếp miêu tả trời tối (lấy sáng tả tối), vì trời tối mới có thể nhìn thấy rõ bếp lửa hồng. Trong nguyên tác không hề có chữ “tối” mà vẫn miêu tả được trời tối. Hơn nữa, ta còn cảm thấy bước đi của thời gian từ chiều sang tối. Bản dịch thơ đã thêm câu thơ thứ ba một chữ “tối” tưởng như vô thưởng vô phạt, nhưng đã phá vỡ kết cấu chặt chẽ, bất ngờ trong sự vận động của hìnhtượng thơ.
Bài thơ không kết thúc trong cảnh màn đêm bao phủ mà kết thúc bằng hình ảnh ngọn lửa hồng ấm áp bừng sáng. Hình tượng thơ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã vận động hướng về phía ánh sáng. Ánh sáng ấy lan tỏa ra từ bếp lửa, từ cuộc sống bình dị của người lao động và được chiếu rọi dưới ánh sáng của Hồ Chí Minh, ánh sáng của niềm tin, lòng lạc quan tạo nên vẻ đẹp lãng mạn cách mạng cho bài thơ.
Mộ (Chiều tối) là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng Hồ Chí Minh và phong cách nghệ thuật thơ Người. Đúng là Người chỉ dùng “vài nét bút lông” mà đã “phác họa nên những điều vô giá” (Bu – ra – den, người dịch Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp). “Vài nét bút lông” chính là bút pháp nghệ thuật cổ điển phương Đông. Điều vô giá nhất qua bài thơ này là Người đã dạy chúng ta dù trong bất kì hoàn cảnh nào, vẫn không gục ngã, vẫn hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai.
• Bài Viết Cùng Chủ Đề