-
KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Vội Vàng
Khao khát giao cảm với đời, ham muốn sống mãnh liệt trong tuổi trẻ và tình yêu là đặc điểm của thơ Xuân Diệu. ở mỗi sáng tác, mỗi vần thơ của ông ta đều thấy chất Xuân Diệu ấy. Chẳng thế mà trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đã nhận xét: “ Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Vậy nên Xuân Diệu được coi là “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Đặc biệt là bài “Vội vàng”-một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu cũng thể hiện điều đó. Cả bài thơ là niềm khao khát, giao cảm với đời.Cốt lõi của giao cảm ấy chính là quan niệm về thiên đường nơi trần thể được thể hiện rõ nét qua khổ thơ:
Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Vội Vàng
Ta muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Ta muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
…….
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với công trình nghiên cứu nổi tiếng “Thi nhân Việt Nam”, ông đã để lai trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc về những đặc trưng, nổi bật của các nhà thơ mới và phong trào thơ mới. Đối với Xuân Diệu từ đây ông được biết đến là “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” hay chính là người “ xây dựng trên đất một tấm lòng trần gian” (Nguyễn Đăng Mạnh). Có lẽ đó là bởi Xuân Diệu luôn có khao khát mãnh liệt với cuộc đời. Chính vì thế mà “ Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Trước Xuân Diệu chưa từng có nhà thơ mới nào ca ngợi về cuộc sống hay và nhiêu như thế. Sau Xuân Diệu cũng chưa có nhà thơ nào viết xuất sắc như thế vê cuộc đời. Đọc thơ Xuân Diệu ta cảm nhân được một“ nguồn sống dạt dào”, mạnh mẽ, một phong cách sống cuống quýt, vội vàng. Bởi thời gian thì một đi không trở lại, mà trần gian chính là thiên đường vậy nên “Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới”.
Nhà thơ lãng mạn người Pháp Bô-đơ-le đã từng nói “ Ôi đau đớn! ôi đau đớn! thời gian ăn cuộc sống”. Đối với ông, sự vận động của thời gian là một niềm đau đớn. Thế nhưng, trước sự vận động của thời gian Xuân Diệu chỉ thể hiện nỗi cuống quýt, vội vàng trước thời gian không đứng đợi.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông cuồng: tôi muốn tắt năng/ tôi muốn buộc gió. Đó là những ước muốn kì lạ bởi tắt nắng, buộc gió là công việc của tạo hóa. Đối với Chế Lan Viên “ tất cả cuộc đời chỉ là vô nghĩa”, là khổ đau. Không thích mùa xuân, người thanh niên này muốn ngăn bước chân của nó bằng những gì sót lại của mùa thu trước. Những lá vàng rơi, muôn cánh hoa tàn…với cả “ý thu góp lại” tạo lên hàng rào tâm tưởng để “chắn nẻo xuân sang”.Thế nhưng ở bài “vội vàng” Xuân Diệu dường như có thái độ khác hẳn.Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của tạo hóa. Là bởi tắt nắng “cho màu đừng nhạt”, buộc gió”cho hương đừng bay đi”. Hóa ra trong niềm ước hết sức ngộ nghĩnh, ngông cuồng ấy nhà thơ muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương tỏa sắc giữa cuộc đời này. Niềm ước muốn mang một vẻ đẹp nhân văn của một tâm hồn nghệ sĩ.
Sở dĩ có khát vọng kì lạ đó là bởi lẽ dưới con mắt của thi sĩ mùa xuân đầy sức hấp dẫn và quyến rũ:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
….
Của yến anh này đây khúc tình si
Với thi sĩ một năm chỉ có hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Là vì “thu và xuân là hai bình minh của một năm, sự thay đổi hệ trọng nhất của tâm hồn. Và bởi vậy thu cũng là một mùa xuân” (Trường ca).Mùa xuân- mùa của tình yêu, của sự sống đã đi vào trong thơ từ hàng ngàn năm nhưng trước Xuân Diệu có lẽ chưa có tứ thơ lời thơ nào tương tự. Khu vườn mùa xuân mà thi sĩ đã dựng lên trong bầu trời tâm tưởng như muốn vẽ ra trước măt mỗi người có đầy đủ thế giới tự nhiên. Ở đó có ong bướm rộn ràng, có muôn hoa đua sắc với đông cỏ xanh rì. Mùa xuân mùa của cành tơ phơ phất, của những khúc tình si rộn rã… Thi sĩ đã tạo lên một bức tranh tràn đầy ánh sáng tinh khôi, đầy âm thanh tình tứ , rộn ràng. Tất cả như đang ở độ xuân thì của nó. Ngây ngât giữa khu vườn mùa xuân , nhà thơ hạnh phúc như đang lạc vào giữa vườn hồng. Hạnh phúc hơn thế nữa là những vẻ đẹp ấy không phải ở chốn xa xăm , mộng ảo mà ngay chốn trần gian, mọi vật đều đang sẵn sàng dâng hiến, mời chào, ban tặng cho nhà thơ. Điệp từ này đây và nhịp điệu liên tục cũng cho ta thấy cảnh sắc và vẻ đẹp của khu vườn. Để rồi trong khoảnh khắc của mùa xuân thi nhân đã hóa thành tình nhân.
Chính cái nhìn của”cặp mắt xanh non biếc rờn” luôn lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp đã tạo nên vẻ riêng độc đáo trong bức tranh mùa xuân của thi sĩ. Chúng ta có thể nhận thấy nhà thơ miêu tả bướm ong đang sống trong tuần tháng mật, cành xuân thì thành cành tơ đầy sức sống, tiếng hát của yến anh cũng thành điệu tình si rộn ràng. Tất cả vạn vật đều đang trong trạng thái hạnh phúc. Và táo bạo nhất là cách so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” thật gần gũi và gợi cảm. Dưới con mắt “xanh non” của thi sĩ, mùa xuân tựa như một cô gái kiều diễm, hồng hào,tình tứ đầy hấp dẫn.
Nếu trong “Một thời đại thi ca” Thế Lữ,Tản Đà nuôi giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu-nhà trí thức Tây học trẻ lại “ đốt cảnh bông lai xua ai nấy về hạ giới”. Bởi trần thế mới là nơi đẹp nhất. Khu vườn mùa xuân này giống như một thiên đường mà ai cũng mong muốn được tận hưởng. Cái hấp dẫn, cái lãng mạn của thơ Xuân Diệu chính là ở chỗ đó. Như vậy, ở phần đầu bài thơ, bằng cặp mắt”xanh non biếc rờn”, Xuân Diệu đã nhìn cuộc đời và vạn vật có nhiều điểm khác biệt so với các nhà thơ cũ. Thi sĩ đã phát hiện cuộc đời trần thế đẹp đẽ và hấp dẫn biết bao. Thế nhưng không ai có thể sống mãi để tận hưởng mọi lạc thú, năm tháng chảy trôi tuổi xuân thì một đi không trở lại.
Như vậy ,Xuân Diệu đã vẽ lên trước măt người đọc cả thế giới sống động, thể hiện “nguồn sống dạt dào”. Bởi thể, nhận định của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn khi đã đánh giá chính xác một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Đó là tấm lòng của con người nặng tình với cuộc đời, luôn khao khát gắn bó với đời. Khổ thơ đâu tiên này là điểm xuất phát để từ đó nhà thơ trình bày những quan niệm về thời gian và triết lí sống vội vàng ở khổ 2 và 3.
Xuân Diệu là một hồn thơ yêu đời và tài hoa. Thi sĩ đã vẽ lên trong tâm tưởng người đọc một bức tranh thiên nhiên nơi trần thế tuyệt đẹp. Đó chính là “nguồn sống dạt dào” mà nhà thơ đã truyền cho mỗi chúng ta. Đọc thơ Xuân Diệu giúp ta có cái nhìn mới mẻ về cuộc đời, cho ta niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Chính thế đã làm nên những giá trị lớn lao trong thơ Xuân Diệu.
• Bài Viết Cùng Chủ Đề