- KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro

Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết minh một tệ nạn xã hội

ĐỀ BÀI: THUYẾT MINH MỘT TỆ NẠN XÃ HỘI

Sự phân tích về những xấu xa, tệ hại của tham nhũng cũng đã khá nhiều, khá đầy đủ. Những chữ dùng như «Quốc nạn», «giặc nội xâm» đã thật chính xác và cũng là tột cùng rồi. Cũng đã có rất nhiều những lời lên án, những kêu gọi, những nghị quyết , những quyết định , những chỉ thị, những nhắc nhở; lại còn có cả những tố chức và các cuộc vận động chống tham nhũng nữa. Không phải chỉ có thế, còn có cả những vụ kỷ luật, những cuộc trừng phạt, nhất là những vụ án, không ít án tử hình và chung thân, những bắt buộc bồi thường.. .. những việc đó đã có tiếng vang ở trong nước và ngoài nước.

Nhưng cho đến nay thì hình như dư luận xã hội cũng đã chán ngán, không còn muốn nói nhiều đến nó nữa. Nạn tham nhũng thì vẫn chưa có dấu hiệu nào tỏ ra đã bị đẩy lùi. Không khí xã hội vẫn chưa trút bỏ được nỗi «day dứt» và «nhức nhối» về nạn tham nhũng. Những tố cáo gay gắt đối với những nhân vật tham nhũng vẫn bị dìm vào trong im lặng. Việc xử lý vẫn cố giữ thế cân bằng : vừa trừng phạt kẻ tham nhũng, lại vừa trừng phạt và cảnh cáo những người tố cáo, làm cho sự tố cáo một hồi rộ lên, rồi lại thấy yếu dần đi. Tình trạng và trình độ tham nhũng vẫn y nguyên như cũ.

Sở dĩ tham nhũng làm cho toàn xã hội bực bội và căm ghét là vì nó có cả Tham và Nhũng. Tham là sự ăn cắp và ăn cướp trong đó chủ yếu là cướp ngày (cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan) là các quan ăn cắp và ăn cướp lấy bao nhiêu của cải của nhà nước, mà của nhà nước tức là của dân đóng góp vào. Cải thiện một mức lương cho những người ăn lương, ngân sách phải chi hơn 5.000 tỷ, mà một vụ tham nhũng ngân sách nhà nước cũng tổn thất hàng chục nghìn tỷ. Thế thì cái món «cướp ngày» rất là ghê gớm, không thể không căm ghét. Vì biết bao nhiêu đóng góp của dân cho đủ một vụ tham ? ? ? Tham thì như thế, nhưng còn Nhũng cái nhũng nó lại càng rộng rãi, càng đụng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người trong nhân dân. Đó là sự phiền hà, ngăn trở, dối trá, lừa lọc, hành hạ của các người có chút quyền lực của các cơ quan có quyền lực! Xin phép làm một việc gì, xin chứng nhận một điều gì, xin việc làm, xin đi học, xin chữa bệnh, xin ra nước ngoài.. .. bất cứ việc gì cũng đều phải có tiền. Trong xã hội đã có một sự công nhận hiển nhiên, muốn làm việc gì thì việc «đầu tiên» là phải có tiền, mỗi việc đã có thang giá (bareme) tiền được truyền khẩu nhau rất rõ ràng và công khai, một công việc muốn được việc càng bị đẩy sang nhiều khâu để được nhiều người được ăn tiền thì càng tốt và mới có hiệu quả. Rồi có những khâu công việc được sáng tạo ra thêm để cố kiếm tiền lời : như trường học quy định học sinh phải may đồng phục theo đúng kiểu và mẫu vải của nhà trường. Vì nhà trường có thợ may và vải đúng mẫu bán; chữa bệnh phải mua thuốc chỗ người bán được giới thiệu v.v.. .. Chế độ ta đầy ưu việt trong các vấn đề xã hội là giáo dục và y tế thì chính trong các khâu giải quyết công việc của chữa bệnh và đi học lại bị hành hạ hơn cả. Rồi đến việc quản lý thị trường, thu nộp thuế, việc môi trường mỹ quan, yêu cầu xanh, sạch, đẹp, trật tự đường phố, trật tự giao thông. Những người dân nghèo là những người bị nhiều hăm doạ và hành hạ hơn ai hết. Còn một nạn nhũng phức tạp nữa là các người, các cơ quan nắm pháp luật lại cố tình làm sai pháp luật (tiêu biểu như vụ án Dương Thị Nga ở quận Hoàn Kiếm tháng 11 --1999). Hoặc những người có quyền lực vì dốt hoặc vì những lẽ khác nên có những quyết định sai hoặc bất công, rồi cố tình đun đẩy cho người khác, gây nên những oan khuất mà nhiều người bị oan đi kêu rêu hàng chục năm ròng vẫn không xong. Một cuộc sống luôn bị hăm doạ và hành hạ thì làm sao gọi là một cuộc sống yên vui cho được. Cho nên bên cạnh cái nạn Tham thì cái nạn Nhũng làm cho ai nấy đều phải day dứt và nhức nhối.

Tại sao có tham nhũng và chống tham nhũng lại khó ?

Đến đây cần phải cùng nhau lý giải một điều quan trọng này, rồi sẽ bàn tiếp sau.

Tại sao lại có tham nhũng ? Và tại sao tham nhũng lại cứ phát triển, tại sao chống tham nhũng không có hiệu lực, càng chống nó lại càng tồn tại và phát triển ? ? ?

Mấy cái tại sao này có liên quan chặt chẽ với nhau !

-- Có phải vì có một số cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất không ? ? ?

-- Có phải vì kẻ địch âm mưu diễn biến hoà bình có các thủ đoạn phá hoại ta không ?

-- Có phải cơ chế thị trường có mặt trái của nó mà ta không khống chế được để nó tác hại không ? ? ?

-- Có phải vì thu nhập chính thức của cán bộ công nhân viên nhà nước quá thấp không đủ sống, nên mọi người phải xoay sở ?

Có thể một số «nhà lý luận» có lập trường gang thép thuyết minh về các nguyên nhân nói trên một cách hùng hồn, có cả những chứng minh cụ thể.

Nhưng cuộc sống thực tế lại chứng minh một cách rõ rệt là mấy câu trả lời đó là không đúng. Con quỷ tham nhũng nó cứ như Phạm Nhan trong truyền thuyết cổ tích : chặt đầu này nó lại mọc đầu khác. Trong khi ta tìm những cán bộ tài đức vẹn toàn thì hết sức khó khăn và hiếm hoi. Mỗi cái «có phải» kể trên đều có một chút tác động cả, nhưng không thể là nguồn gốc sâu xa của nạn tham nhũng.

Tai hoạ tham nhũng có những nguyên nhân cụ thể, trước mắt, nhưng nó có nguồn gốc sâu xa hơn, đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Đại hội VI của Đảng Cộng Sản năm 1986 có nêu lên một ý kiến là nguyên nhân của những nguyên nhân các khuyết điểm là công tác tổ chức. ý kiến đó được các bậc lão thành và rất nhiều người tán thưởng.

Nay phân tích tai hoạ tham nhũng, nếu không tìm ra nguồn gốc, tức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì không thể đề ra biện pháp chống có hiệu quả được.

Để thấu đáo vấn đề này, phải có những công cuộc phân tích kỹ và sâu các vấn đề lịch sử, các vấn đề học thuyết triết học, các vấn đề chính trị, xã hội học và tâm lý học.

Ở đây, một bài phát biểu ý kiến nhỏ không làm được việc to lớn đó. Ở đây chỉ nêu lên một ý kiến khái quát từ thực tế cuộc sống từ những hiện tượng hiển nhiên mọi người đều biết và từ những ý kiến nghe được nhiều từ trong nhân dân.

Một nguồn gốc quan trọng và to lớn sâu sắc của tệ tham nhũng là có sự lạm dụng quyền lực. Một sự thật hiển nhiên là chỉ có ai có quyền lực mới có thể tham nhũng, có quyền to thì tham nhũng to, có quyền nhỏ thì tham nhũng nhỏ. Nhân dân Thái Bình rất thông minh và thâm thuý, khi đấu tranh chống tham nhũng ở cơ sở, tập trung hỏi các cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính quyền là :

-- «Các ông cho chúng tôi biết là các ông làm thế nào mà các ông giàu nhanh như vậy ? Các ông cho chúng tôi kinh nghiệm để chúng tôi cũng làm giàu với !»

Quả là cái kinh nghiệm «dùng quyền thế» là không thể truyền cho những người không có quyền thế được.

Những sự lạm dụng quyền lực lại có nguồn gốc sâu xa của nó. Đó là những thể chế đã tạo ra những điều kiện, những hoàn cảnh làm cho người ta tìm được quyền lực và tự do dùng được quyền lực đó.

Đó là những thể chế quyền lực không có cơ chế kìm hãm và giám sát. Những thể chế đó lại là con đẻ của một hệ thống chính trị và sự vận hành của hệ thống đó. Nguyên lý của hệ thống chính trị này là Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, triệt để và độc tôn. Tất cả các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội đều do ngân sách (tức là do nhân dân đóng góp) đài thọ và đều chỉ là công cụ xoay quanh Đảng, do Đảng chi phối, sử dụng; chỉ có nhiệm vụ phục tùng và chấp hành mọi ý kiến của Đảng, quy về danh nghĩa thì vẫn có cái mác «của nhân dân». Những thể chế nói trên là thể chế tạo điều kiện cho người ta tự do và dùng thủ đoạn để tìm kiếm quyền lực và khi có quyền lực thì tự do và tuỳ tiện dùng nó để mưu lợi và làm giàu.

Nói gọn lại thì đó là những thể chế không dân chủ và tệ hơn là phản dân chủ. Những thể chế đó không để cho người dân được chút quyền nào để kìm hãm và kiểm tra những người có quyền lực. Người dân chỉ có việc đi kêu xin và được những người có quyền lực ban phát ân huệ. Vì vậy mấy chữ quyền làm chủ của dân chỉ là những chữ có tính hài hước và mỉa mai rất cay đắng. Khi người viết bài này chú ý đến một văn kiện quan trọng của nhà nước đó là «pháp lệnh chống tham nhũng». Đọc kỹ thì thấy pháp lệnh cũng chứng minh rõ rệt cái nguồn gốc nêu trên : Lạm dụng quyền lực :

Điều 3 của pháp lệnh liệt kê những hành vi tham nhũng, kể ra 11 hành vi thì đến 7 hành vi có tên «lợi dụng và lạm dụng chức vụ», còn 4 hành vi khác thì cũng chỉ có thể có ở những người có chút quyền thế nào đó.

Điều 13 liệt kê những việc cấm làm (9việc) thì cũng nói rõ là những việc cấm người có chức vụ quyền hạn (vì ai không có chức có quyền) thì không thể làm việc tham và nhũng được.

Lập ra bộ máy nhà nước để quản lý xã hội, thì bộ máy đó phải có quyền lực. Nhưng mà dân làm chủ thì phải có cơ chế cho dân giám sát và kiểm soát quyền lực đó vì hiến pháp đã ghi là «Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.. ..» (Điều 2 -- Hiến pháp 1992). Thế mà không có một thể chế nào, một cơ chế nào bảo đảm cho nhân dân thực hiện cái quyền cao quý đó. Ngược lại Hiến pháp lại ghi ở Điều 4 là «Đảng Cộng Sản Việt Nam.. .. Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội». Thế thì chỉ có Đảng, Đảng là trên cả nhà nước, trên cả nhân dân, và đó là nguyên lý phản dân chủ lớn nhất.

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 10 : Trí Khí Anh Hùng Của Nguyễn Du
Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Cây Hoa Phượng
Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Bình Ngô Đại Cáo
Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Tác Phẩm Thái Sư Trần Thủ Độ
Văn Mẫu Lớp 10 : Cảm Nghĩ Về Người Thân Yêu Nhất
Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java