- KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro

Những biện pháp và cách tránh ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ Độc Thực Phẩm thường có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do nguồn cung cấp thực phẩm và chế biến thực phẩm, giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu những biện pháp xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm và cách để phòng tránh

Tìm hiểu biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh tại nhà


Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Giặt sạch túi đựng thực phẩm trước khi tái sử dụng
Túi đựng thực phẩm tái sử dụng mặc dù tốt với môi trường, nhưng chúng chưa thật sự tốt với chúng ta. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Mỹ), việc tái sử dụng các túi đồ sẽ là nơi vi khuẩn sinh sống nhờ nước dịch của thịt sống hòa lẫn với thực phẩm như bánh mì, trái cây.

Không cất túi đựng thực phẩm trong ô tô
Chìa khóa quan trọng để tạo tính an toàn cho thực phẩm là giữ thực phẩm ở nhiệt độ đúng với quy định của sản phẩm. Việc để túi đồ có thực phẩm trong ô tô một khoảng thời gian cho dù là rất ngắn, thì cũng không nên.

Tủ lạnh phải được duy trì ở nhiệt độ âm
Các chuyên gia y tế khuyến cáo tủ lạnh nên được duy trì ở nhiệt độ âm, và mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất, chẳng hạn thịt gà chỉ được sử dụng từ một đến hai ngày, thịt đỏ từ ba đến năm ngày, trứng từ ba đến năm tuần…

Rửa ly nước sau mỗi lần sử dụng
Một số người cho rằng ly nước không cần phải rửa mỗi ngày, nhưng quan niệm đó là sai, vì bất cứ vật gì đã được sử dụng đều phải được rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng.

+ Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.
+ Không ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín kỹ các thức ăn đồ hộp trước khi ăn.
+ Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.
+ Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.
+ Thức ăn để tủ lạnh chỉ dược 1-2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản trong đó.
+ Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.
+ Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.
+ Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

+ Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua.

+ Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
+ Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
+ Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.
Theo Socola, Ytehagiang, PhunuNet.com

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Vì sao phụ nữ độc thân lại thường rất cô đơn ?
Những đặc điểm của đàn ông khiến phụ nữ mê mệt
Bí mật về con trai và tình yêu mà ít ai biết đến
Smartphone đang được dùng làm gì nhiều nhất hiện nay ?
Những điều con gái cần làm khi bắt đầu một tình yêu mới
Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java