Dưới đây là liệt kê 10 thói quen vệ sinh tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất đang âm thầm huỷ diệt sức khoẻ bạn từng ngày của các nhà nghiên cứu khoa học
Ngâm chén đĩa dơ trong bồn rửa
[Ảnh gốc] [Resize]
Chậu rửa là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn salmonella (chuyên gây ra bệnh tiêu chảy), trực khuẩn ruột kết tràng hay khuẩn tụ cầu… Để phòng tránh nhiễm bệnh đường ruột và dạ dày, bạn cần rửa chén ngay sau khi ăn xong, kể cả những khi sử dụng chúng để đựng những thực phẩm sống như thịt cá cũng cần rửa sạch ngay. Mặc dù ngâm chén đĩa có thể giúp bạn dễ rửa những vết dơ hơn nhưng chúng lại tuyệt đối không an toàn cho sức khoẻ.
Rửa tay bằng nước nóng
[Ảnh gốc] [Resize]
Một số nhà nghiên cứu nói rằng nhiệt độ nước không ảnh hưởng đến việc tiêu diệt vi trùng, mà thời gian rửa tay mới là quan trọng. Ví dụ, bạn rửa tay chỉ trong 5 giây thì chắc chắn không đủ để diệt sạch vi trùng nhưng nếu trong 30 giây trở lên thì hoàn toàn có thể. Do đó, bạn không nhất thiết phải rửa tay bằng nước nóng thì mới là tốt, ngược lại nó còn làm giảm các chức năng bảo vệ da và làm cho làn da của bạn bị kích ứng, thậm chí bị bỏng nhẹ.
Luôn ra ngoài với lớp trang điểm trên mặt
[Ảnh gốc] [Resize]
Đôi khi không đủ thời gian, chúng ta thường để đến tận cuối ngày mới bắt đầu tẩy trang. Nhưng bạn nên biết làn da cũng cần được thở và nghỉ ngơi, do đó những lúc không cần thiết như đi tập thể dục, đi gặp gỡ bạn bè bạn không cần trang điểm quá kĩ, quá cầu kì. Vì như vậy có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, gây viêm da và mụn ẩn.
Dùng máy sấy tay
[Ảnh gốc] [Resize]
Bạn nghĩ rằng việc tay không chạm vào máy sấy nghĩa là rất vệ sinh thì rất tiếc đó là một lối suy nghĩ sai lầm mà tôi biết rất nhiều người cũng đang ảo tưởng về vấn đề này. Thực tế là nó bẩn hơn bạn nghĩ rất nhiều, bởi đó là nơi ẩn náu của khá nhiều vi khuẩn và lây lan trong không khí, chúng có thể xâm nhập vào làn da, phổi của bạn thông qua đường hô hấp. Do đó, từ nay để lau khô đôi tay bạn hãy sử dụng khăn giấy thay vì máy sấy tay nhé vì chúng an toàn vệ sinh hơn nhiều.
Dùng túi đựng thức ăn nhiều lần
[Ảnh gốc] [Resize]
Một cái túi đựng thức ăn nhiều lần sẽ tạo ra môi trường lí tưởng cho vi trùng sinh sôi nảy nở. Nếu bạn mua thịt cá sống và đựng trong túi (cho dù phần thịt cá đó đã được bọc nilon cẩn thận) thì chắc chắn chiếc túi đó ít nhiều đã chứa vi khuẩn, nó có thể lây lan sang những thực phẩm khác như rau củ quả… Giải pháp tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng túi giấy hoặc túi sinh học chỉ dùng 1 lần.
Cắt thịt và rau trên cùng 1 tấm thớt
[Ảnh gốc] [Resize]
Tiến sĩ Charles Gerba, một nhà vi sinh học đã tuyên bố rằng một tấm thớt nhỏ chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với nhà vệ sinh. Đó là lí do vì sao bạn không nên dùng 1 tấm thớt để chế biến nhiều loại nguyên liệu, cho dù đó là nguyên liệu sống hay chín.
Sau khi cắt thịt sống, tấm thớt đã bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là khuẩn salmonella và campylobacter - hai loại khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất bạn nên sử dụng 2 tấm thớt khác nhau cho việc cắt thịt cá sống và rau củ quả, trái cây.
Sử dụng máy pha cà phê văn phòng
[Ảnh gốc] [Resize]
Một chiếc máy pha cà phê chứa cực nhiều vi khuẩn bởi đây cũng là một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển. Số lượng vi khuẩn nằm trong chiếc máy này còn nhiều hơn tay nắm cửa nhà vệ sinh. Để bảo vệ sức khoẻ, bạn hãy rửa máy sau mỗi lần sử dụng bằng xà phòng và nước nóng nhé.
Để điện thoại trong ví cầm tay/túi xách
[Ảnh gốc] [Resize]
Có thể bạn nghĩ việc bỏ điện thoại trong túi xách hay ví cầm tay rất tiện lợi, an toàn và sạch sẽ so với để nó lăn lóc ở xung quanh nhà đúng không? Nhưng rất tiếc, bởi đó chưa hẳn là sạch sẽ như bạn nghĩ đâu. Bạn nên dùng khăn ướt để lau điện thoại thường xuyên hoặc bỏ chúng vào 1 bao đựng điện thoại chuyên dụng rồi mới cho vào giỏ nhé.
Giặt đồ lạnh mùa đông vào mùa xuân
[Ảnh gốc] [Resize]
Thời tiết giá lạnh làm bạn ngại việc giặt giũ và phơi quần áo dày cũng không thể khô, nên tốt nhất chờ khi xuân sang, tiết trời ấm áp thì mới lôi ra giặt? Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên giặt mũ, khăn choàng và găng tay mỗi 1-2 tuần 1 lần. Bởi những đồ dùng này thường xuyên tiếp xúc với tay, miệng, mũi của bạn. Nếu bạn cứ ủ trong đống đồ dơ thì chúng sẽ dễ tích tụ những vi khuẩn gây bệnh và làm cho hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu.
Rã đông thức ăn ở nhiệt độ phòng
[Ảnh gốc] [Resize]
Chúng ta ít khi nào nghĩ đến việc nhiệt độ môi trường và tốc độ rã đông có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của thực phẩm như thế nào. Tốt hơn hết bạn nên rã đông bằng lò vi sóng hoặc để thực phẩm đông lạnh xuống ngăn mát của tủ lạnh và rã đông ở đó.
Theo Tổng Hợp