Kể từ những năm đầu thế kỉ 20, người Venezuela có truyền thống ăn bánh mỳ dăm bông nhồi thịt nguội và được trang trí với nho khô và quả ô liu xanh mỗi dịp Giáng sinh.
Koutia là món ăn điển hình đêm Giáng sinh ở Ukraina, Nga và Belarus.
Bánh Sachertorte gắn liền với tên tuổi đầu bếp bánh ngọt người Áo Franz Sacher từ năm 1832 khi ông mới chỉ 16 tuổi. Bánh gateaux socola với lớp mứt mơ dẻo mịn và phủ đầy kem socola trở thành biểu tượng ẩm thực Áo và đặc biệt được thưởng thức vào Giáng sinh. (Ảnh: cokemomo).
Bánh Stollen, tên đầy đủ là Christollen, là bánh tráng miệng kết hợp hoa quả khô với bột hạnh nhân.
Giáng sinh ở Phần Lan chắc chắn phải có Porkkanalaatikko. Món ăn này là công thức truyền thống của Phần Lan gồm gạo, sữa và cà rốt. (Ảnh: Alesksander Mychko).
Món Hangikjöt của Iceland có nghĩa là "thịt treo". Cừu hun khói thái lát mỏng ăn nóng hoặc ăn lạnh kèm với khoai tây phủ sốt béchamel và đậu Hà Lan. (Ảnh: Aleksander Mychko).
Người Hungary không thể ăn mừng Giáng sinh mà không có bánh Beigli làm từ hạt poppy. Mỗi gia đình Hungary đều tự hào vì có công thức làm bánh tốt nhất thế giới. (Ảnh: mdorottya).
Bibingka là bánh gạo nấu chín với sữa hoặc kem dừa bọc trong lá chuối. Đây là món ăn Giáng sinh truyền thống ở Philippines hay cho những buổi tụ họp đông đủ gia đình. (Ảnh: Kim Namhwi).
Người Rumani thường dùng canh thịt viên vào Giáng sinh. Món canh này có vị hơi chua, ninh nhừ thịt viên và gạo nấu chín. (Ảnh: sebalos).
Bigos là món ăn đặc trưng của người Ba Lan được dùng vào ngày 25. Món cải bắp hầm gồm có bắp cải muối chua dùng kèm với thịt thái miếng, mật ong và nấm. (Ảnh: Lilyana Vynogradova).
Bánh mỳ ngọt đặc trưng của Italy là Panettone có điểm chung với bánh Stollen của Đức là có vị nho khô và mứt trái cây. Bánh được dùng lạnh cho bữa ăn sáng hay tráng miệng. (Ảnh: Paulo Leandro Souza De Vilela Pinto).
Pudding Giáng sinh biểu tượng ẩm thực của nước Anh, hay còn gọi là "plum pudding", được chế biến theo nhiều công thức nhưng thành phần phải có là hoa quả sấy khô và mỡ trừu (shortening). (Ảnh: amasory).