Bạn có thể sử dụng những hộp chứa bằng nhựa kích thước lỡn, phân biệt bằng tên nhãn (thịt, cá, hải sản) và xếp gọn gàng trên giá.
Với những loại thực phẩm đóng bao, hãy dùng ghim kẹp và tận dụng "không gian chết" trong tủ.
Ngăn tủ của bạn trở nên lộn xộn hơn bởi quá nhiều chai nước sốt? Hãy tận dụng khay trứng cũ và để dốc ngược các chai sốt. Vấn đề lộn xộn được giải quyết.
Với gia vị, nên bảo quản trong hộp lọ để giữ mùi vị đặc trưng. Với rau củ tươi, nên bảo quản trong khay hay túi bọc thực phẩm và cho vào ngăn mát.
Tủ lạnh là nơi dễ sinh mùi lạ do tổng hòa của đồ ăn sống và chín để chung một không gian. Bởi vậy, bạn cần khử mùi tủ lạnh thường xuyên, tránh nỗi khổi khi mở tủ và giữ vệ sinh an toàn cho đồ ăn. Bạn có thể dùng cacbon hoạt tính ở cửa hàng vật nuôi để hút bớt mùi tủ hay xịt tủ bằng hỗn hợp vỏ chanh và lá hương thảo. Lưu ý làm sạch tủ khi bên trong không còn chứa đồ.
Hãy nói không với việc lãng phí thực phẩm. Bởi vậy, mỗi tuần một lần, bạn cần kiểm tra hạn sử dụng của tất cả thực phẩm bên trong. Đồng thời, bên trong tủ nên có một khay riêng đựng những món đồ cần ăn trước.
Ngoài việc sắp xếp thực phẩm theo ngăn, các bà nội trợ hãy dán nhãn cho ngăn hộp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian tìm đồ.
Kiểm tra tủ thường xuyên và lên danh sách những thực phẩm đã hết, thực phẩm cần mua bổ xung. Thao tác này giúp các bà nội trợ không còn đau đầu khi mua đồ mới và quên mua những đồ đã hết.