tiên, nó quyết định đến hình ảnh cái Tôi của thi sĩ, đồng thời nó đổ bóng xuống cảm quan không gian của Hàn Mặc Tử, nó dàn dựng nên các tương quan không gian của \"Đây thôn Vĩ Dạ\".Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác và tâm thế sáng tạo bấy giờ của thi sĩ, ta có thể thấy những điều ấy rõ hơn.
Sau khi mắc bệnh nan y, Hàn Mặc Tử đã coi mình như một cung nữ xấu số bị số phận oan nghiệt đày vào lãnh cung. Ấy là lãnh cung của sự chia lìa (tôi không nhằm nói đến Gò Bồi hay Qui Hoà, bởi đó chỉ là hai địa chỉ hạn hẹp trong cái lãnh-cung-định-mệnh ấy thôi). Cơ hội về lại cuộc đời cơ hồ không còn nữa. Vô cùng yêu đời, thiết tha bao luyến mọi người, vậy mà Tử đã chủ động cách li, quyết định tuyệt giao với tất cả. Nhưng tuyệt giao chứ không phải tuyệt tình. Thậm chí, càng tuyệt giao, tình nhớ thương càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Hằng ngày ở trong cái lãnh cung ấy, Tử thèm khát thế giới ngoài kia: Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa? / Trời ở trong đây chẳng có mùa / Không có niềm trăng và ý nhạc / Có nàng cung nữ nhớ thương vua. Chủ động tuyệt giao chỉ là biểu hiện lộn ngược của lòng thiết tha gắn bó. Hễ tiễn một ai đến thăm mình về lại Ngoài kia thì chẳng khác nào tiễn người từ chốn lưu đày vĩnh viễn về lại cuộc đời, thậm chí như tiễn người từ cõi này về cõi khác. Một nửa hồn mình coi như đã chết theo: Họ đã đi rồi khôn níu lại / Lòng thương chưa đã mến chưa bưa / Người đi một nửa hồn tôi mất / Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Từ bấy trong thơ Tử hình thành hai không gian với sự phân định nghiệt ngã: Ngoài kia và Trong này. Nó là sự cách nhau của hai cõi, mà khoảng cách bằng cả một tầm tuyệt vọng - Anh đứng cách xa nghìn thế giới / Lặng nhìn trong mộng miệng em cười / Em cười anh cũng cười theo nữa / Để nhắn lòng anh đã tới nơi. Đọc thơ Hàn, dễ thấy Ngoài kia và Trong này (hay ở đây) là hai thế giới hoàn toàn tương phản. Ngoài kia: mùa xuân, thắm tươi, đầy niềm trăng, đầy ý nhạc, tràn trề ánh sáng, là cuộc đời, trần gian, là sự sống, hi vọng, hạnh phúc... Trong này: chẳng có mùa, không ánh sáng, không trăng, không nhạc, âm u, mờ mờ nhân ảnh, là lãnh cung, là trời sâu, là địa ngục, bất hạnh... Trong này chỉ về lại được Ngoài kia bằng ước ao thầm lén, bằng khắc khoải tuyệt vọng mà thôi.
Tấm thiếp phong cảnh của Hoàng Cúc gửi vào lập tức đánh động khát vọng về Ngoài kia trong hồn Tử. Thôn Vĩ Dạ hiện lên như một địa danh khởi đầu, một địa chỉ cụ thể của Ngoài kia. Nói khác đi, Ngoài kia trong cái giờ khắc ấy đã hiện lên bằng gương mặt Vĩ Dạ. Thèm về thăm Vĩ Dạ cũng là thèm khát về với Ngoài kia, về với cuộc đời, với hạnh phúc trần gian. Nghĩa là trong ý thức sáng tạo của Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ vừa là một địa danh cụ thể vừa được tượng trưng hoá [2]. Trong văn bản của thi phẩm này, có thể thấy tương quan không gian như thế ở hai nơi chốn: \"thôn Vĩ\" (Ngoài kia) và \"ở đây\" (Trong này). Hình tượng cái Tôi thi sĩ hiện ra như một người đang \"ở đây\", ở Trong này mà khắc khoải ngóng trông hoài vọng về \"thôn Vĩ\", về Ngoài kia. Đó là hình ảnh một cá thể nhỏ nhoi tha thiết với đời mà đang phải lìa bỏ cuộc đời, đang bị số phận bỏ rơi bên trời quên lãng, đang chới với trong cô đơn, đang níu đời, nuối đời. Đây thôn Vĩ Dạ chẳng phải là lời tỏ tình với thế giới Ngoài kia của kẻ đang bị lưu đày ở Trong này hay sao? Chẳng phải lời tỏ tình ấy càng vô vọng lại càng mãnh liệt, càng mãnh liệt lại càng thêm vô vọng hay sao?
b) Đau thương đãtìm đến \"thơ điên\" như một hình thức đặc thù đối với Hàn Mặc Tử, nhất là ở giai đoạn sau [2]. Sẽ không quá lời khi nói rằng Tử đã buộc chúng ta phải xét lại cái quan niệm hẹp hòi lâu nay về \"điên\" và \"thơ điên\". Ta quen thấy điên chỉ như một trạng thái bệnh lí mà quên hẳn rằng còn có điên như một trạng thái sáng tạo. Có không ít người làm thơ cố học đòi thơ điên như chạy theo một thứ mốt tân kì, nên chỉ là cách làm ra điên của những người tỉnh queo. Còn điên ở Hàn Mặc Tử là trạng thái đau thương bên trong đang chuyển hoá thành sáng tạo. Cảm xúc tuyệt vọng, oái oăm thay, lại trở thành hưng phấn sáng tạo. Một hưng phấn cực điểm, thái quá, khiến tâm tư xé rào vượt ra khỏi những lối đi, những biên giới thông thường. Thi hứng đến như một cơn sốc, sáng tạo như lên đồng. Chính Hàn cũng tự ý thức rõ về trạng thái này: \"Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú(...) Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên...\" (Tựa \"Thơ điên\"). Ra đời như vậy \"Thơ điên\" thường có những đặc trưng: a) là tiếng nói của đau thương với nhiều biểu hiện phản trái nhau; b) chủ thể như một cái Tôi li-hợp bất định; c) một kênh hình ảnh kì dị kinh dị; d) mạch liên kết siêu logic; e) lớp ngôn từ cực tả. Với những đặc trưng ấy (đặc biệt là điểm
d) đã khiến cho mỗi bài thơ khác nào những xao động tâm linh được tốc kí trọn vẹn. Những vẻ \"điên\" này hiện ra trong các bài thơ thành dòng tâm tư bất định. Đặc tính này không khó nhận ra, nếu tác giả viết thơ tự do. Nhưng ở những bài được viết thành những khổ tề chỉnh, vuông vức, tròn trịa, thì việc nhận biết khó hơn nhiều.
Có hình dung như vậy mới thấy \"Đây thôn Vĩ Dạ\" vẫn cứ là \"thơ điên\" theo đúng nghĩa. Không có những hình ảnh kì dị ma quái, những tiếng kêu kinh dị, nhưng mạch liên kết toàn bài thì rõ ra là \"đứt đoạn\", \"cóc nhảy\" [3]. Mạch thơ như một dòng tâm tư bất định, khước từ vai trò tổ chức chặt chẽ của lí trí.
Nhìn từ văn bản hình tượng, có thể thấy thi phẩm được dệt bằng một chuỗi hình ảnh liên kết với nhau rất bất định. Vừa mới ngoại cảnh (phần đầu) thoắt đã tâm cảnh (phần sau); hãy còn tươi sáng (Vườn thôn Vĩ) chợt đã âm u (cảnh sông trăng và sương khói)... Những mảng thơ phản trái nhau cứ dính kết vào nhau ngỡ như rất thiếu trật tự, \"vô kỉ luật\". Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy đó chỉ là sự chuyển kênh quá mau lẹ từ \"hàng chữ gấm\" sang \"đôi mắt mờ lệ\" đó thôi. Nhìn từ mạch cảm xúc, cũng thấy có những gấp khúc, khuất khúc với những phía chợt sáng chợt tối như vậy. Khổ đầu: một ước ao thầm kín ngấm ngầm bên trong lại cất lên như một mời mọc từ bên ngoài, nỗi hoài niệm vốn âm u lại mang gương mặt của khát khao rực rỡ; khổ hai: một ước mong khẩn thiết dâng lên thoắt hoá thành một hoài vọng chới với; khổ ba: một niềm mong ngóng vừa ló rạng đã vội hoá thành một mối hoài nghi. Nhìn từ cấu trúc không gian, cũng thấy bài thơ có sự chuyển tiếp không gian rất tinh vi, kín mạch, không dễ nhận ra. Trong phần sâu của nội dung, có thể thấy ba cảnh chính: vườn xa, thuyền xa, khách đường xa. Chúng hợp thành cái thế giới Ngoài kia để đối lập với Ở đây. Như sự đối lập quái ác giữa cuộc đời và lãnh cung, trần gian tươi đẹp và trời sâu ảm đạm, sống và không sống, gắn bó và chia lìa... Khổ một còn ở thôn Vĩ Ngoài kia, khổ hai rồi phần đầu khổ ba nữa vẫn là Ngoài kia, đến cuối khổ ba thì đã bay vụt vào Trong này, đã Ở đây rồi. Nó là chốn nào vậy? Còn chốn nào khác, ngoài cái nơi Tử đang bị căn bệnh tàn ác ấy hành hạ? Chẳng phải đó là sự chuyển tiếp lối \"cócnhảy\" rất đặc thù của \"liên tưởng thơ điên\" đó sao? Điều đáng nói là: nếu lối liên tưởng đứt đoạn bất định của \"thơ điên\" tạo ra sự chuyển làn các cảnh sắc, các miền không gian một cách đột ngột đến tưởng như phi lí, thì âm điệu tự nhiên nhuần nhuyễn của cùng một mối u hoài, trong cùng một lối thơ chia thành các khổ vuông vức tề chỉnh lại đã san lấp, phủ kín hoàn toàn những quãng đứt nối, khiến người đọc cứ mặc nhiên coi rằng bài thơ là sự nới rộng cùng một không gian Vĩ Dạ, mà không thấy rằng đó là sự ghép nối rất bất chợt, xuất thần giữa các vùng không gian vốn góc biển chân trời (\"thôn Vĩ\" là Ngoài kia, còn \"ở đây\" là Trong này). Theo tài liệu đáng tin cậy mới đây của Phạm Xuân Tuyển, trong cuốn Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử, Nxb. Văn học 1997, thì bài thơ vốn có tên đầy đủ là \"Ở đây thôn Vĩ Dạ\". Bấy giờ, Tử đang tuyệt giao với tất cả, đến ở một chốn hoang liêu mạn Gò Bồi, cách li hoàn toàn với bên ngoài để chữa bệnh. Theo đó thì, cái nơi chốn \"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh\" lại càng là sự biểu hiện trực tiếp của chốn \"trời sâu\" bất hạnh mà Tử đang bị lưu đày - \"Tôi đang còn đây hay ở đâu? / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu? / Sao bông phượng nở trong màu huyết / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?\". Có hiểu như thế ta mới thấy lối biểu hiện phức tạp của \"thơ điên\" và tình yêu tuyệt vọng đầy uẩn khúc của Hàn Mặc Tử.
Tóm lại, nếu mạch \"liên tưởng điên\" tạo ra một văn bản hình tượng có vẻ \"đầu Ngô mình Sở\", thì dòng tâm tư bất định lại chuyển lưu thành một âm điệu liền hơi. Hệ quả là: dòng hình ảnh thì tán lạc, nhưng dòng cảm xúc lại liền mạch. Bởi thế Đây thôn Vĩ Dạ vẫn là một phẩm \"thơ điên\". Đó là phi logic ở bề mặt nhưng lại nguyên phiến, nguyên điệu ở bề sâu. Tất cả vẫn khiến cho thi phẩm là một nguyên khối. Vì thế, vào cõi thơ Hàn Mặc Tử, không chỉ cần chú mục vào phần \"lộ thiên\", mà cần đào rất sâu vào tầng \"trầm tích\" nữa!
Chú thích:
[1] Ở số PL 2535, tác giả Võ Đình Cường đã công bố một tư liệu quan trọng liên quan đến cách hiểu bài thơ này: Bức thiếp phong cảnh Tử nhận được không phải là ảnh Hoàng Cúc trong tà áo dài trắng nữ sinh Đồng Khánh… Điều này cho thấy việc trói chặt nộidung bài thơ vào sự kiện Hoàng Cúc là vô lối.[2] Có thể các nhà thơ thuộc Trường Thơ Loạn ít nhiều ảnh hưởng quan niệm \"thơ điên\" thuộc chặng cuối của thi phái Tượng trưng Pháp, mà người đại diện là Mallarme… Riêng Hàn Mặc Tử đến với \"thơ điên\" chủ yếu là do logic nội tại.[3] Các ý kiến của Vũ Quần Phương (trong Thơ với lời bình), Lê Quang Hưng (trong Tác phẩm Văn học) và Nguyễn Hữu Tuyển (trong Nỗi oan cần được giải) đều nhận xét rằng: \"bề ngoài câu chữ tưởng như rất lỏng lẻo chẳng ăn nhập gì\" (Văn nghệ phụ san số 5.1990)3. Bước vào thi phẩma) Dù là \"thơ điên\" hay thơ gì chăng nữa, một khi đã là một thi phẩm dành được chỗ đứng trang trọng trong kí ức của người đọc nhiều thế hệ, thì dứt khoát phải nhờ vào vẻ đẹp tư tưởng của nó. Mà lõi cốt của tư tưởng ấy không thể là gì khác hơn một quan niệm nào đó về cái đẹp. Sự tương phản giữa hai miền không gian vừa nói trên đây ở Đây thôn Vĩ Dạ, không chỉ là mặc cảm của một con người đang phải chia lìa với cuộc đời. Sâu sắc hơn, thấm thía hơn, đó còn là mặc cảm của một thi sĩ đang phải ngày một lìa xa cái đẹp mà mình hằng khao khát, tôn thờ. Ai đã đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng chuẩn mực quan trọng nhất của cái đẹp theo quan niệm của Tử chính là sự thanh khiết. Điều này vừa có nguồn gốc từ trong nhỡn quan của một thi sĩ trước cuộc đời, vừa từ tín niệm tôn giáo của một kẻ mộ đạo. Ở cảnh vật, nó hiện ra thành vẻ thanh tú (thiên nhiên lí tưởng theo Tử phải là \"chốn nước non thanh tú\"). Ở con người, nó hiện ra trong vẻ trinh khiết (đầy đủ là \"trinh khiết mà xuân tình\"). Quan niệm về cái đẹp như thế đã chi phối ngòi bút Hàn Mặc Tử khi thể hiện con người và thiên nhiên. Trong thi phẩm này có sự hiện diện của những hình tượng cơ bản Vườn thôn Vĩ, Sông trăng - thuyền trăng, Khách đường xa đều là những biểu hiện sống động của của vẻ đẹp thanh khiết đó. Trong mặc cảm chia lìa, tất cả những vẻ đẹp kia đều khiến Tử lâm vào tuyệt vọng. Và đương nhiên, Tử đã cảm nhận chúng qua lăng kính của niềm tuyệt vọng. Có thể trường hợp Tử là một minh chứng đáng sợ cho định nghĩa về cái đẹp của Pôn Valeri: Cái đẹp là cái làm ta tuyệt vọng. Mặc cảm chia lìa ở đây, dường như, đã hiện ra trong cảm giác về một thực tại xa vời, một hiện tại quá dung bài thơ vào sự kiện Hoàng Cúc là vô lối.[2] Có thể các nhà thơ thuộc Trường Thơ Loạn ít nhiều ảnh hưởng quan niệm \"thơ điên\" thuộc chặng cuối của thi phái Tượng trưng Pháp, mà người đại diện là Mallarme… Riêng Hàn Mặc Tử đến với \"thơ điên\" chủ yếu là do logic nội tại.[3] Các ý kiến của Vũ Quần Phương (trong Thơ với lời bình), Lê Quang Hưng (trong Tác phẩm Văn học) và Nguyễn Hữu Tuyển (trong Nỗi oan cần được giải) đều nhận xét rằng: \"bề ngoài câu chữ tưởng như rất lỏng lẻo chẳng ăn nhập gì\" (Văn nghệ phụ san số 5.1990)3. Bước vào thi phẩma) Dù là \"thơ điên\" hay thơ gì chăng nữa, một khi đã là một thi phẩm dành được chỗ đứng trang trọng trong kí ức của người đọc nhiều thế hệ, thì dứt khoát phải nhờ vào vẻ đẹp tư tưởng của nó. Mà lõi cốt của tư tưởng ấy không thể là gì khác hơn một quan niệm nào đó về cái đẹp. Sự tương phản giữa hai miền không gian vừa nói trên đây ở Đây thôn Vĩ Dạ, không chỉ là mặc cảm của một con người đang phải chia lìa với cuộc đời. Sâu sắc hơn, thấm thía hơn, đó còn là mặc cảm của một thi sĩ đang phải ngày một lìa xa cái đẹp mà mình hằng khao khát, tôn thờ. Ai đã đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng chuẩn mực quan trọng nhất của cái đẹp theo quan niệm của Tử chính là sự thanh khiết. Điều này vừa có nguồn gốc từ trong nhỡn quan của một thi sĩ trước cuộc đời, vừa từ tín niệm tôn giáo của một kẻ mộ đạo. Ở cảnh vật, nó hiện ra thành vẻ thanh tú (thiên nhiên lí tưởng theo Tử phải là \"chốn nước non thanh tú\"). Ở con người, nó hiện ra trong vẻ trinh khiết (đầy đủ là \"trinh khiết mà xuân tình\"). Quan niệm về cái đẹp như thế đã chi phối ngòi bút Hàn Mặc Tử khi thể hiện con người và thiên nhiên. Trong thi phẩm này có sự hiện diện của những hình tượng cơ bản Vườn thôn Vĩ, Sông trăng - thuyền trăng, Khách đường xa đều là những biểu hiện sống động của của vẻ đẹp thanh khiết đó. Trong mặc cảm chia lìa, tất cả những vẻ đẹp kia đều khiến Tử lâm vào tuyệt vọng. Và đương nhiên, Tử đã cảm nhận chúng qua lăng kính của niềm tuyệt vọng. Có thể trường hợp Tử là một minh chứng đáng sợ cho định nghĩa về cái đẹp của Pôn Valeri: Cái đẹp là cái làm ta tuyệt vọng. Mặc cảm chia lìa ở đây, dường như, đã hiện ra trong cảm giác về một thực tại xa vời, một hiện tại quádung bài thơ vào sự kiện Hoàng Cúc là vô lối.[2] Có thể các nhà thơ thuộc Trường Thơ Loạn ít nhiều ảnh hưởng quanniệm \"thơ điên\" thuộc chặng cuối của thi phái Tượng trưng Pháp, mà người đại diện là Mallarme… Riêng Hàn Mặc Tử đến với \"thơ điên\" chủ yếu là do logic nội tại.[3] Các ý kiến của Vũ Quần Phương (trong Thơ với lời bình), Lê Quang Hưng (trong Tác phẩm Văn học) và Nguyễn Hữu Tuyển (trong Nỗi oan cần được giải) đều nhận xét rằng: \"bề ngoài câu chữ tưởng như rất lỏng lẻo chẳng ăn nhập gì\" (Văn nghệ phụ san số 5.1990)3. Bước vào thi phẩma) Dù là \"thơ điên\" hay thơ gì chăng nữa, một khi đã là một thi phẩm dành được chỗ đứng trang trọng trong kí ức của người đọc nhiều thế hệ, thì dứt khoát phải nhờ vào vẻ đẹp tư tưởng của nó. Mà lõi cốt của tư tưởng ấy không thể là gì khác hơn một quan niệm nào đó về cái đẹp. Sự tương phản giữa hai miền không gian vừa nói trên đây ở Đây thôn Vĩ Dạ, không chỉ là mặc cảm của một con người đang phải chia lìa với cuộc đời. Sâu sắc hơn, thấm thía hơn, đó còn là mặc cảm của một thi sĩ đang phải ngày một lìa xa cái đẹp mà mình hằng khao khát, tôn thờ. Ai đã đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng chuẩn mực quan trọng nhất của cái đẹp theo quan niệm của Tử chính là sự thanh khiết. Điều này vừa có nguồn gốc từ trong nhỡn quan của một thi sĩ trước cuộc đời, vừa từ tín niệm tôn giáo của một kẻ mộ đạo. Ở cảnh vật, nó hiện ra thành vẻ thanh tú (thiên nhiên lí tưởng theo Tử phải là \"chốn nước non thanh tú\"). Ở con người, nó hiện ra trong vẻ trinh khiết (đầy đủ là \"trinh khiết mà xuân tình\"). Quan niệm về cái đẹp như thế đã chi phối ngòi bút Hàn Mặc Tử khi thể hiện con người và thiên nhiên. Trong thi phẩm này có sự hiện diện của những hình tượng cơ bản Vườn thôn Vĩ, Sông trăng - thuyền trăng, Khách đường xa đều là những biểu hiện sống động của của vẻ đẹp thanh khiết đó. Trong mặc cảm chia lìa, tất cả những vẻ đẹp kia đều khiến Tử lâm vào tuyệt vọng. Và đương nhiên, Tử đã cảm nhận chúng qua lăng kính của niềm tuyệt vọng. Có thể trường hợp Tử là một minh chứng đáng sợ cho định nghĩa về cái đẹp của Pôn Valeri: Cái đẹp là cái làm ta tuyệt vọng. Mặc cảm chia lìa ở đây, dường như, đã hiện ra trong cảm giác về một thực tại xa vời, một hiện tại quángắn ngủi và sự tồn tại mong manh của mình. Không chỉ thấm vào hơi thơ, giọng thơ khiến cho cả mạch thơ được phổ một âm điệu da diết