* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Văn Mẫu Lớp 10 : Đoạn Trích Nỗi Thương Mình Của Nguyễn Du

sâu của ý thơ vẫn là cái nhìn đầy chất nhân văn của nhà thơ.

Tìm cách giải thoát cho mình khỏi nỗi buồn đau, Kiều tìm đến thiên nhiên nhưng cảnh nào cũng buồn vì lòng nàng chẳng bao giờ nguôi; tìm đến các thú chơi tao nhã nhưng chơi gì cũng nhạt vì lòng nàng chẳng có bạn tri âm. Kiều hốt hoảng nhìn lại hiện thực quanh mình lần nữa, có đủ cả Phong hoa tuyết nguyệt nhưng tại sao nàng vẫn thấy vô cảm, lạc lõng? Kiều lệch hẳn ra khỏi cái chốn bùn nhơ ấy. Thân xác tuy trở thành hàng hóa, đồ chơi, tấm thân mà xã hội và lầu xanh có thể lấy đi được nhưng tâm trạng của Kiều chỉ còn trơ lại là sự vô cảm, ghê sợ - một tâm hồn thanh cao mà xã hội không bao giờ cướp được. “Vui gượng” nói lên tất cả sự lệch pha, sự lạc lõng, cô độc cũng là sự mâu thuẫn, bế tắc không lối thoát của Kiều trước hoàn cảnh. Sự luôn luôn dằn vặt và mâu thuẫn ấy lại chính là nét đẹp của nàng. Tâm sự này, tâm trạng này, Kiều của Thanh Tâm tài nhân không hề có được. “Ai tri âm đó mặn mà với ai”. Sống trong cảnh nhơ nhớp, phải tiếp khách làng chơi, trải qua những cơn say, trận cười quanh năm suốt tháng, phải lả lơi… là điều bất đắc dĩ, Kiều không bao giờ muốn thậm chí không bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc đời mình lại bi kịch như thế. Giữa chốn lầu xanh mà đồng tiền lên ngôi, có bao kẻ đến rồi đi, cái còn lại sau cùng với Kiều chỉ là sự rã rời, đau đớn cả về thể xác và tâm hồn. Ấy vậy mà tại sao vẫn còn chỗ cho câu chuyện về tri âm, tri kỉ? Dễ hiểu vì sao sau này khi Từ Hải đến lầu xanh với con mắt khác người và nhìn ra ở Kiều một tấm lòng tri kỉ, Kiều đã “cảm khái” đến như thế nào. Thì ra, sâu thẳm cõi lòng, Kiều vẫn luôn mong ngóng một tấm lòng, một người hiểu mình, hơn cả là mong chờ một hạnh phúc thực sự. Một lần nữa ngôn ngữ nửa trực tiếp lại khiến cho câu thơ có những lớp nghĩa sâu sắc. Sự lẻ loi của Kiều cũng chính là sự lẻ loi của Nguyễn Du. Sự khát khao tri âm của Kiều cũng na ná như tấm lòng của Nguyễn Du trước mộ Tiểu Thanh với câu hỏi cháy lòng:

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

Cũng vì câu chuyện tri âm đó mà Nguyễn Du sau này đã để Kim Trọng nói một câu rất chính xác về Kiều trong ngày hội ngộ:

“Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay”
Hoặc là lời nhận xét:
“Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”

Trước đây có nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn tỏ ra khắt khe trong việc xét đoán Kiều bằng nhiều cách gọi: con đĩ, tà dâm… Nguyễn Du giữ lại một cái cốt lõi trong câu chuyện “nôm na mách qué” của mình, đó là một ý thức, một số phận, một tấm lòng. Nguyễn Du không né tránh việc nói về thân phận nhân vật chính là kĩ nữ giữa chống bùn nhơ và cái cách ông miêu tả là phân tích tâm lí một cách tàn nhẫn (từ dùng của Phan Ngọc): nhân vật tự soi mình, tự đau khổ và giày vò chính mình. Câu nói của Kim Trọng thể hiện tấm lòng rộng mở của Kim Trọng nhưng cũng là của Nguyễn Du – nhà thơ có tấm lòng nhân đạo vượt xa cách nhìn đầy kì thị của xã hội phong kiến để nhìn đúng một người phụ nữ rơi vào thân phận bị cả xã hội coi thường.

Bản thân đoạn trích không nói lên quan niệm về chữ “trinh” của Thúy Kiều, ngược lại, toàn nói về lầu xanh và những nhơ nhớp mà Kiều phải chịu đựng, phải trải qua, biết là nhục nhã,

<< 1 2

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 10 : Trí Khí Anh Hùng Của Nguyễn Du Văn Mẫu Lớp 10 : Trí Khí Anh Hùng Của Nguyễn Du
Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Cây Hoa Phượng Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Cây Hoa Phượng
Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Bình Ngô Đại Cáo Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Bình Ngô Đại Cáo
Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Tác Phẩm Thái Sư Trần Thủ Độ Văn Mẫu Lớp 10 : Thuyết Minh Về Tác Phẩm Thái Sư Trần Thủ Độ
Văn Mẫu Lớp 10 : Cảm Nghĩ Về Người Thân Yêu Nhất Văn Mẫu Lớp 10 : Cảm Nghĩ Về Người Thân Yêu Nhất

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status