anh hùng, chạy lại tán đầu thằng đó té chúi nhũi. Tôi chạy lại can hai đứa ra thì thằng nhóc con chỉ vào mặt cả đám nói.
- Tụi bây ngon lắm, có ngon thì ở đây chờ tao.
Thấy nó chỉ là thằng nhóc nên cũng không quan tâm những gì nó nói, chúng tôi tiếp tục thả diều. Khi đi theo con đường nhỏ ra đường lộ để đón xe buýt về thì tụi tôi bị một nhóm khoảng 10 thằng chặn đầu. Trong đám có thằng nhóc con hồi nãy, nó chỉ chúng tôi rối nói gì với một
thằng cỏ vẻ như là cầm đầu băng đó.
- Lúc nãy thằng nào đánh em tao? – Thằng cầm đầu nghênh mặt hỏi.
Con nhóc thì bắt đầu khóc nhè rồi, thằng Huy thì mặt mày xanh lét. Nhận thấy sắp có chuyện không hay, tôi đẩy 3 đứa nhóc ra phía sau. Tôi nói nhỏ với thằng Huy, kêu nó dẫn hai con nhóc chạy ra đường lộ đón xe buýt về trước. Thằng cầm đâu định chạy tóm thằng Huy lại thi bị tôi đẩy ngược văng ra.
Biết là sẽ khó tránh khỏi phải động tay chân với tụi này. Lòng thầm nghĩ Vovinam của tôi và thằng Phước cũng đến lúc mạng ra thực chiến rồi. Tôi và nó học Vovinam từ hồi tiểu học, 2 thằng đi đánh giải huyện, giải Hội Khỏe Phù Đổng thành phố mỗi năm. Huy chương không nhiều nhưng cũng có khá nhiều kinh nghiệm. Không biết thằng Phước thế nào chứ đối với tôi, đây là lần đầu tiên đánh lộn thật sự. Có nhiều người bảo rằng học võ để làm gì, vì khi đánh nhau thật sự thì có áp dụng được gì đâu. Suy nghĩ đó là không đúng, các bài quyền mà tôi từng học như: Nhập Môn Quyền, Thập Tự Quyền, Long Hổ Quyền, Tứ Trụ Quyền địch thị là học chỉ để biểu diễn nhưng họ không biết rằng ngoài những bài quyền biểu diễn đó, võ sinh còn có hàng giờ luyện tập đấu đối kháng và thể lực. Vì vậy mà thể lực và sự linh hoạt trong các đòn thế đều tốt hơn người không học. Nhưng ở trong tình trạng như thế này, 2 thằng thì không thể nào mà chội được với 10 thằng. Chắc chỉ còn nước tìm một góc tường nào đó nép vào để tránh phải đánh trực diện với cả 10 thằng.
- Tụi nhóc con giỡn với nhau thôi, có gì từ từ giải quyết. – Tối nói với thằng cầm đâu.
Không nói không rằng, thằng cầm đầu định bay lên đạp tôi. Tôi nhảy về sau một bước để tránh cái đạp đó, chuyển trụ từ chân phải sang chân trái, dồn hết lực vào chân phải để tung một đòn đá tạt ngang tầm ngực của nó. Nhưng không hiểu vì sao nó lại cuối đầu xuống và cú tạt dính vào mặt nó. Chân tạt chưa chạm đất thì tôi định tung tiếp một cú đấm thẳng nhân lúc nó chệch choạc thì từ phía sau có một thằng khác bay dậm vào gáy tôi làm tôi chúi nhũi xuống đất. Tôi đứng dậy, chạy lại túm lấy đầu nó đè xuống bằng tay trái rồi cắm thật mạnh cùi chỏ phải vào lưng nó. Đây là một đòn hiểm cấm kỵ trong thi đâu nhưng bắt buộc phải sử dụng lúc này. Nó vừa gục xuống thì một thằng khác đạp thẳng vào mặt tôi bật ngữa ra sau. Thằng Phước thấy vậy chạy lại đạp thắng đó rớt mương, rồi túm áo thằng kế bên vật nó ra đất. Lúc này cả bọn như nóng máu, 3 -4 thằng còn lại chạy ra bụi tre, cầm tre quất túi bụi vào thằng Phước.
Thằng Phước cũng gục xuống chịu trận…
Chap 7:
Chưa bao giờ lâm vào tình thế nguy kịch như vậy, thật sự tôi cũng chả biết phải làm gì bèn chạy lại kéo thằng Phước ra khỏi những cây tre phang liên tục vào người. Cố gắng bình tĩnh lại.
- Anh tha cho tụi em, tụi em lỡ dại. Lần đầu tới đây chơi nên không biết mấy anh. – Tôi cố nhẹ giọng và nhịn nhục.
- Tha này, tha này. – Thằng cầm đâu vừa quát vừa quất những ống tre vào người tôi, tôi chỉ biết dùng tay đỡ chứ không chống cự lại nữa. Đánh một hồi thì tụi nó cũng thôi.
- Từ này để tạo gặp hai thằng mày ở cái đất này nữa thì chết mẹ tụi bây với tao. – Thằng cầm đầu quát to vào mặt tôi.
Khi tụi nó bỏ đi rồi, tôi đỡ thằng Phước dậy và cố ra đường lộ đón xe buýt về. Ngồi trên xe buýt ai cũng nhìn hai đứa tôi vì áo quần rách rưới, tay chân bê bết máu. Lúc ngồi lên xe rồi mới cảm thấy buốt đau. Tụi nó đánh chúng tôi đến tét những ống tre, ống tre bị tét nên rất bén cắt đứt da thịt. Tôi chở thằng Phước đi trạm xá để băng bó, rồi về cũng ráng giấu gia đình chỉ nói là do té ngã khi đi thả diều. Anh Đen nghe thằng Huy kể lại, đùng đùng nổi giận đòi chở tụi tối kéo xuống dưới tìm tụi nó tính sổ ngay trong đêm đó. Nhưng cuối cùng là dời lại hôm sau vì tụi tôi cũng không còn sức mà đi.
Đến ngày hôm sau, chúng tôi cũng không thể đi cùng. Anh Đen chở thằng Huy đi tìm tụi nó. Tôi được nghe kể lại là lần đó đi 20 chiếc xe chở 2. Lùng sục khắp khu vực đó cả buổi sáng nhưng không tìm được. Anh Đen thì ngày xưa tính tình rất nóng nảy dễ lên cơn điên. Vậy là ổng cứ ra lệnh cho mấy thằng lính là gặp bất cứ thằng nào choai choai là đè xuống đánh không cần biết lý do. Đánh đến chiều tà mới chịu kéo về.
- Ngày xưa tao khùng lắm phải không chú mày? – Anh Đen lúc này cũng ngà ngà say và cười nói với tôi.
- Ông là điên có số má luôn đó. – Tôi trả lời, lúc này trời cũng về chiều. Đầu cũng bắt đầu xoay mồng mồng.
Khi trời gần nhá nhem tối thì anh Đen về cũng với một thằng lính ghé qua chở đi. Lúc này rượu đã thấm, nhức đầu kinh khủng. Tôi mò tư từ đến giường và nằm xuống, để lại bãi chiến trường dọn dẹp sau vậy. Trong lúc mắt nhắm mắt mở mơ màng, cửa nhà kéo mở, một người con gái xuất hiện. Tôi không nhận ra đó là ai, chỉ thấy bóng em ấy thu dọn mọi thứ. Một lát sau thì em ấy đến ngồi cạnh tôi, rót một cốc nước để kế bên. Khẽ chạm bàn tay mịn màng của em ấy lên trán tôi rồi vuốt nhè nhẹ xuống má. Khẽ chạm tay vào mắt tôi, mũi tôi và môi của tôi rồi thúc thích như đang khóc. Tôi quá mệt mỏi, không thể phản ứng gì được. Mắt bắt đầu khép kín và chìm sâu vào giấc ngủ.
Sáng thức dậy vẫn còn hơi dư âm men rượu của ngày hôm quá. Đứng dậy vương vai và bắt đầu một ngày mới. Bất chợt thấy nhà cửa được dọn dẹp tươm tất, bênh cạnh thì có một cốc nước lộc. Dưới bếp thì cơm canh đã được nấu sẵn và để trong tủ lạnh. Vậy là hôm qua thực sự đã có một người con gái đến đấy chứ không phải là giấc mơ. Đó là ai nhỉ?
Tắm rửa vệ sinh cá nhân xong, tôi lấy xe dạo quanh phố phường Sài Gòn vào buổi sáng sớm. Tên đường thì tôi đã quên khá nhiều, tuy nhiên tôi vẫn nhớ cách đi. Nhớ lại những ngày lên Sài Gọn học cấp 3 thật là bỡ ngỡ. Tôi đúng chất là một thằng nhà quên lên tỉnh. Đạp xe khắp phố phường Sài Gòn, không biết lạc đường biết bao nhiêu lần. Có lẽ nhờ vậy mà về sau tôi đã tường tận mọi ngõ khách của cái thành phố đất chật người đông này. Tôi thật sự yêu cái thành phố này, tôi muốn sinh sống và lập nghiệp tại đây. Già đình tôi sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình rồi được chính phủ trợ cấp chi phí học tập, thực chất cũng không phải nhà có điều kiện gì. Ngày xưa tôi cũng không quan tâm nhiều vế vấn đề này, cũng chả có định hướng là sẽ sang Mỹ học. Những ngày đầu nhập học ở trường THPT Lê Quý Đôn Quận 3, tôi cứ lớ ngớ vào trường như hai lúa lên tỉnh. Ngày xưa khá ác cảm với học sinh thành phố, tôi nghĩ chúng nó là một lũ, ừ thì học giỏi nhưng cũng rất kiêu căng. Có lẽ cuộc sống của chúng từ nhỏ ở đất thành thị nên chẳng hiểu được sự cơ cực của người dân quê. Vì vậy tôi luôn có một quan niệm, nhất định chỉ yêu con gái quê tôi dù có thể không xinh đẹp bằng con gái thành phố.
Học và chơi chung với tụi bạn một thời gian thì tôi đã có suy nghĩ khác. Thức chất con người ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào thì cũng có người này người khác. Chủ yếu là do cách giáo dục từ nhỏ, tôi tìm được khá nhiều người bạn tốt nơi đây. Nhưng cũng gặp khá nhiều những thành phần con nhà giàu không xem ai ra gì. Những loại đó thì tôi không bao giờ chơi. À, mà có muốn chơi thì chúng cũng không xem tôi cùng tầng lớp với chúng.
Ngắt vội dòng suy nghĩ và quay lại vấn đề chính của ngày hôm nay. Tôi chạy đến một cửa hàng hoa ở quận nhất để mua một lẳng hoa tươi thắm. Hôm nay là sinh nhật cô, người cô mà tôi vô cùng yếu quý ngày xưa. Người đã giúp tôi lấy lại căn bản của môn Hóa, được ăn cơm, được học ở nhà cô. Đã có lúc tôi xem cô như người mẹ, mẹ vợ tương lại…Thở một hơi dài về ký ức cũ, tôi nghĩ cũng đã đến lúc phải đối diện với quá khứ. Chắc chắn hôm nay, tôi sẽ gặp lại ai đó. Người đã để lại trong tôi mọi cung bật cảm xúc, thương yêu và thất vọng. Đã lâu rồi không gặp, không biết ai đó sống ra sao? Có hạnh phúc như ai đó đã từng mờ? Có vui vẻ với con đường mà ai đó lựa chọn? Nếu bây giờ gặp lại, những cảm xúc ấy có sống lại một lần nữa không? Tôi hy vọng là không, chỉ muốn nó ngủ yên mãi mãi.
Con đường quen thuộc vào ngôi nhà nhỏ của cô, nơi mà tôi thường đưa đón em ngày ấy. Cô trò gặp lại với bao nhiều dòng cảm xúc không nói nên lời, có nhiều lúc tôi lỡ lời gọi cô bằng mẹ, cô cười hiền lành và nhân hậu. Nhưng tôi biết đằng sau nụ cười ấy, cả tôi và cô đều đọng lại một chút buồn. Hôm nay có nhiều hoa trong nhà lắm, điều này không có gì lạ vì cô là một người luôn được nhiều học trò kính mến. Hôm nay lại được ăn cơm trưa nhà cô, cứ tưởng như là không bao giờ còn cơ hội này nữa. Vẫn món ăn tôi thích quen thuộc, cô vẫn không quên sở thích của tôi. Thoáng chút lại muốn hỏi một ai đó bây giờ ra sao, nhưng miệng thì lại không mở được lời nào. Có lẽ hôm nay không gặp ai đó, như vậy cũng tốt. Ăn xong bữa cơm và ngồi tâm sự với cô một hồi thì cũng xế chiều. Tôi tạm biệt cô để hôm nào rảnh lại ghé chơi. Bước chân khỏi ngôi nhà nhỏ, từng bước khá nặng nề giống như lần cuối cùng tôi đên đấy nhiều năm trước.
- Cảm ơn mẹ…vì tất cả. – Tôi nói thầm trong miệng, đúng câu mà tôi đã từng nói khi lần cuối cùng đến thăm cô. Chỉ có khác một điều, ngày ấy nước mắt tôi rơi khá nhiều, còn hôm nay thì sao nhỉ?Đặt ngón tay vào khóe mắt cay cay, chỉ là cay mắt thôi, không có nước mắt. Nước mắt à, mày làm đúng lắm, mãi ngủ yên trong đó nhé.
Bước vội ra ngõ để lấy xe, một nhóm con gái từ ngoài ngõ đi vào. Bất chợt tôi nhìn thấy ánh mắt ấy một lần nữa. Không ai khác, đó là em. Cuối cùng điều gì đến cũng đến, tôi lại được thấy hình ảnh người con gái ấy sau ngần ấy thời gian không gặp. Vẫn khuôn mặt xinh xắn ấy nhưng không còn nét tinh nghịch của ngày xưa. Vẫn mái tóc dài, má hồng và đôi môi đỏ ấy. Những đặc điểm khiến một thằng nhà quê phải thay đổi quan điểm yêu đương của mình. Hít một hơi thật sâu, nuốt đi mọi cảm xúc đang có để trở lại với lớp băng giá được hình thành trong thời gian sống nơi đất khách. Tiến về phìa em vì biết là không còn đường nào để tránh mặt.
- Anh…Khanh…- Tiếng nói nấc nghẹn của em phát ra. Đôi mắt long lanh của em đỏ dần và rưng rưng trên khuôn mặt xinh xắn đượm buồn. Tôi đã đứng trước mặt em, con người mà em đã quyết định không đi chung một con đường lại một lần nữa xuất hiện trước mặt em.
Làm ơn, những giọt nước mắt ấy đừng rơi. Nếu không, mọi sự giá lạnh mà tôi xây dựng nãy giờ sẽ đổ vỡ.
- Anh Khanh hả, trời ơi…sao bây giờ đẹp trai lịch lãm vậy?–Giọng nói điệu đà, điêu ngoa phát ra từ miệng con Tú. Đứa con gái xấu nết mà tôi chưa bao giờ xem là bạn. Nhưng cũng phải cảm ơn nó. Nghe giọng nói của nó thì tôi đã điều khiển được cảm xúc của mình.
- Không dám, vẫn là thằng hai lúa thôi mà. – Con Tú có vẻ ngượng mặt khi tôi khẽ cười và nói với nó.
- Linh vẫn khỏe chứ? – Tôi hỏi em một cách lạnh lung.
- Em vẫn khỏe. – Linh trả lời khá bối rối.
- Uhm, anh đến tặng hoa cho mẹ…mẹ của Linh.Anh bận rồi, hôm nào có thời gian sẽ nói chuyện sau nhe. – Vẫn giữ nét lạnh lùng và tôi bước nhanh khỏi em. Tôi biết em vẫn đang dõi theo từng bước chân của tôi.
Bước được vài bước thì ở đầu ngõ, nhỏ Miu đứng đó từ lúc nào. Nhỏ tiến lại gần tôi, khoác lấy tay tôi và kéo đi.
Chap 8:
- Ấy ấy, xe anh để ở nhà sách bên này. – Tôi kéo ngược nhỏ Miu lại và nói.
- Em đi đâu đây? – Tôi quay sang hỏi nhỏ với vẻ ngạc nhiên. Hôm nay vẫn tóc buối cao, môi hồng tự nhiện căng mộng và cặp kính mát, vẫn phong thái thu hút có chút kiêu kì ấy. Váy màu vàng nhạt, ngắn vừa phải đủ để làm nổi bật thêm nước da trắng hồng. Con gái lúc nào cũng phải rạng ngời khi ra đường vậy sao?
- Lấy xe đi rồi biết.
- Nón bảo hiểm đâu? – Tôi hỏi em. Con nhỏ cắn môi như vừa nhận ra là mình quên một thứ cần thiết khi ra đường.
- Trời!Vậy tiểu thư đến đây bằng gì vậy? – Tôi cười và trêu nhỏ.
- Hỏi nhiều quá, chở em đến phía trước tìm chỗ mua nón đi. – Nhỏ cuối mặt xuống đất rồi nói lí nhí. Sao hôm nay nhỏ hiền vậy nhỉ, còn xưng em với tôi nữa.
- Mặc áo khoác của anh vào đi này.
- Thôi không cần đâu.
- Vậy thì đen da đừng trách sao không nhắc. – Em vội láy áo tôi mặc vào, còn gái ai mà không sợ đen khi đi nắng.
Chay một hồi lâu thì tôi cũng quên đi những chuyện gặp phải lúc sáng, mọi thứ lại yên bình trở lại. Lại tiếp tục ngắm cảnh phố phường nhộn nhịp.Dọc đường đi thi gặp nhiều ánh mắt soi mói của những gã thanh niên, sực nhớ phía sau xe đang chở một cô tiểu thư kiêu kì.
- Vậy giờ đi đâu đây tiểu thư?
- Chạy vòng vòng dạo phố đi.
Rồi cứ chạy và chạy, từ con phố này qua con phố khác, từ quận nọ đến quận kia. Tôi có đủ thời gian để tìm hiểu về Miu, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn muốn im lặng.Tôi không muốn nói gì cả vào lúc này, tôi nghĩ rồi sớm hay muộn tôi cũng sẽ biết nhỏ là ai nếu nhỏ muốn điều ấy.Những cảm xúc ban sáng đã vơi đi phần nào nhưng tôi không phủ nhận vần còn bộn bề những suy nghĩ. Khi chay trên đường, hết cảnh vật này đến cảnh vật khác quen thuộc hiện ra trước mắt. Nhiều lúc có cảm giác như tôi đang đạp chiếc xe cọc cạch ngày nào chở em qua từng hàng cây góc phố.
Bỗng nhớ đến chiếc xe đạp, tài sản duy nhất của một thằng nhà quê lênh tỉnh:“Bây giờ mày ra sao rồi nhỉ? Có thay đổi nhiều như tao và ai đó không?”.Phía xa, trường THPT Lê Hồng Phong xuất hiện, vẫn những gánh hàng rong trước cổng trường. Học sinh trường thì tụm năm tụm bảy ngồi ăn hàng cười nói hồn nhiên vui tươi. Rồi đến những tiệm photocopy, internet, cd. Tôi lại nhớ cái thời vác xe đạp đên đây để học thêm vào các buổi chiều tối. Hồi ấy tôi rất thích khám phá phố phường Sài Gòn, thích đi đến một điểm đó những bằng nhiều con đương khác nhau. Rồi lạc biết bao nhiêu lần, phải nhờ các chú xe ôm chỉ đường về.
Nhớ lại mùa tựu trường năm ấy, sau khi chi tay bạn bè cũ vì không tiếp tục học cấp 3 tại huyện nữa. Thằng hai lúa mang trong mình hoài bảo quyết tâm chuyển về Sài Gòn học.Nhưng tôi không ngờ chuyến đi ấy lại ảnh hướng lớn đến cuộc sống về sau của tôi như vậy.Tôi sống cùng gia đình cậu ruột, là anh của mẹ tôi.Cuộc sống mới ở đất thành thì thật sự không hề dễ dàng chút nào.Không còn được sự chăm sóc tận tình của dì. Không còn nhiều cơ hội để đi chơi với bạn bè cũ. Đường phố thì lạ lẫm, xe cộ đông đúc. Học sinh trong trường thì học lực rất cao.
Tôi từng là học sinh lớp chọn của trường ở huyện nhưng khi học ở đây, cố gắng lắm mới chạy theo kịp những đứa khác. Học được vài tháng ở môi trường mới, tôi cũng dần thích nghi với mọi thứ.Trong lớp, tôi chơi thân nhất với thằng Tuấn thiếu gia và thằng Nam mọt sách.Cái tên có thể nói lên tất cả đặc điểm của hai thằng này. Thằng Tuấn đích thị là một thiếu gia con nhà giàu, tuy nhiên lại là một thằng chơi được và nghĩa khí. Nó giúp tôi hiểu ra nhiều điều về học sinh chốn thành thị, cứ không phải ai giàu thì cũng đều bố đời coi thường người khác.Tôi quen thằng Nam từ những ngày đầu, vì nhìn nó tri thức, cũng hơi quê quê và dễ chơi.Nó đến bắt chuyện làm quen tôi trước.Năm lớp 10 qua nhanh một cách nhanh chóng, vừa phải lo học để theo kịp trình độ tụi học sinh thành thị, vừa phải lo nhiều thứ khác trong cuộc sống mà tôi hoàn tất năm học lúc nào không hay với học lực khá. Vậy là kỉ lục học sinh giỏi 9 năm liền bị ngắt đứt từ đây.Thời gian đầu bị sốc khá nhiều về việc này nhưng rồi cũng quen và tự nhủ sẽ cố gắng hơn trong những năm học tới.
Rồi mùa tựu trường của năm 11 cũng đến.Lớp học đa số vẫn giữ nguyên, chỉ có một vài đứa mới chuyển trường đến và một vài đứa khác chuyển đi.Năm ấy, cô Hiền dạy hóa là cô giáo chủ nhiệm của lớp tôi.Đấy là lần đầu tiên tôi học cô nên cũng chả biết tính cách của cô thế nào. Một điều đặc biệt mà tôi được biết về cô thông qua thằng Tuấn là cô có một cô con gái cực kì xinh xắn và dễ thương vừa nhập học khối lớp 10. Thằng Tuấn này thì thuộc dạng mê gái có tiếng trong lớp tôi, hầu như nó biết tên tất cả những đứa con gái trong trường.
- Ê Khanh lúa, đi với tao qua khối 10 địa con gái của cô chủ nhiệm. – Thằng Tuấn thiếu gia khều tôi nói với giọng nham nhỡ. Nó luôn kêu tôi là lúa vì biết tôi ở quê lên, tôi cũng chả bao giờ chấp nó vì hiểu nó chỉ đùa vui chứ không ác ý.
- Mày rảnh quá, rủ thằng Nam mọt sách đi đi. – Tôi chả hứng thú lắm với gái thành phố, vì quan niệm cũ là chỉ yêu gái quê tôi.
- Thằng đó chỉ thích địa trai thôi, đi với tao đi mà!
- Ok, vậy chầu ăn sáng này mày trả đó nhe. – Có cơ hội bào tiền của nó thì bào thôi, thằng này tuy giàu nhưng đôi lúc cũng keo kiệt lắm.
- Khè khè. – Thằng Tuấn cười nham nhở.
Hai đưa bước vội vào lớp học sau khi ăn sáng xong. Trong tiết hóa hôm đó, tôi cứ ngắm cô Hiền rồi suy nghĩ không biết con gái cô có giống cô không nhỉ?
- Khanh…ê Khanh…cô gọi mày kìa. – Thằng Nam mọt sách khều tay tôi thì tôi chợt bừng tỉnh và đứng dậy với vẻ mặt ngu ngơ.
- Em trả lời câu cô vừa hỏi. – Cô nhìn tôi nghiêm nghị và nói.
- Dạ…dạ em không nghe cô hỏi gì hết ạ. – Tôi ấp úng đáp.
Một viên phấn bay vèo vào đầu một cái cốc từ tay cô.
- Em đứng đó hết tiết học cho tôi. – Trời! tôi bắt đầu có ác cảm với môn Hóa rồi. Sao cô Hiền đối lúc lại dữ thế.
Bất chợt ngưng dòng ký ức năm lớp 11.Nhỏ Miu đang vỗ vào vai tôi.
- Nè, đang nghĩ gì vậy? Em kêu nãy giờ không nghe?
- Không có gì, có việc gì vậy em?
- Em nói là anh chạy lố rồi, cho em xuống ở cái khách sạn gần ngã tư vừa chạy qua.
Tôi quanh xe lại và em bước xuống, tháo nón và áo khoác đưa cho tôi.
- Sao em không giữ nón đi, nón em vừa mua mà?
- Mỗi lần ra đường thì mang theo, để khi tui cần thì co cái mà đội. – Em nói giọng chanh chua.
- Cơ mà nhà đâu không về, lại vào khách sạn giờ này?
Em bỏ đi không thèm quay lại trả lời câu hỏi của tôi. Lúc này đã 5 giờ chiều, tôi quyết định quay về căn nhà nhỏ của anh Đen. Vừa về thì đã thấy...