như là sợ bị ngứa".
Hồ Nhất Ðao lấy làm lạ: "Thật thế ư?".
Người vợ đáp: "Hôm nay, ông ấy hai lần giở chiêu đó ra, thì lần nào cũng thấy lưng nhô lên. Nếu ngày mai trong khi đấu võ mà muội lại nhìn thấy hiện tượng ấy, muội sẽ đặng hắng lên, lúc đó đại ca hãy ra tay trước luôn, không chờ ông ta giở chiêu đó ra nữa. Ðại ca hãy dùng chiêu "Bát phươngtàng đao" để tấn công dữ dội, thì ông ta không thể không thu kiếm lại, xin nhận phần thua!".
Hồ Nhất Ðao cả mừng luôn miệng kêu: "Diệu kế, diệu kế!".
Nghe hai vợ chồng nói chuyện, tôi nghĩ hãy đi thông báo cho Kim Diện Phật để ông ta phòng trước. Nhưng khi sờ lên mặt còn đau nhức, tôi nhớ đến quả đấm nặng tay quá thể ông ta giáng vào tôi thì lại nghĩ: "Kệ, ông ta thua cho đáng đời!".
Hôm sau là ngày đấu thứ năm. Mặt đã bớt sưng, tôi lại đứng xem như hôm nọ.
Chẳng hề thấy vợ Hồ Nhất Ðao ho hắng gì cả, tôi đoán là Kim Diện Phật không giở chiêu kiếm kia ra. Ðến bữa ăn trưa, người vợ rót rượu cho chồng và đưa mắt ra hiệu cho chồng vài lần, tôi nhìn rất rõ ràng, hiểu ý rằng người vợ bảo chồng hãy nhử để Kim Diện Phật giở chiêu kiếm đó ra, và lúc đó chồng mình sẽ nắm được phần thắng. Hồ Nhất Ðao lắc đầu, có vẻ như lòng thấy không nỡ. Người vợ lại chỉ đứa con, giằn mạnh một cái làm cho nó ngã trên ghế, thằng bé khóc oà, tôi cũng hiểu được dụng ý của người vợ muốn nói rằng nếu cha nó lỡ mà thua trận, thì nó sẽ mồ côi cha, chịu khổ cả đời.
Hồ Nhất Ðao thấy con khóc ré lên, bèn thong thả gật đầu.
Buổi chiều, hai người tiếp tục đấu và được vài chục hiệp. Hồ Nhất Ðao bỗng chém mạnh vài phát. Người vợ ho lên mấy tiếng. Hồ Nhất Ðao hơi cau mày, không dấn lên mà lùi lại. Quả nhiên, Kim Diện Phật iở chiêu "Ðề liêu kiếm bạch hạc thư sĩ" ra. Bảo Thụ tôi vốn không hiểu gì chiêu này song vì đêm qua khi nghe lỏm hai vợ chồng họ bàn bạc với nhau, đã mấy lần tôi nghe người vợ nói đến chiêu này, thầm nghĩ: "Người vợ có con mắt thật tinh tường". Nếu lúc này Hồ Nhất Ðao hành động theo kế của vợ thì hẳn đã dành phần thắng rồi, thế nhưng đúng lúc đó Hồ Nhất Ðao lại rụt tay, không phải vì thương cảm không nỡ sát hại Kim Diện Phật,mà vì nghĩ rằng có người giúp mình như vậy, dẫu có thắng cũng chẳng có tinh thần thượng võ chút nào!
Tôi cũng lại nhớ đến lời Hồ Nhất Ðao dặn vợ: "... Sau này con lớn lên, hãy bảo cho nó biết rằng cần phải dữ dằn và cứng rắn hơn cha". Ðủ thấy, tuy mặt mũi hung ác, song lòng Hồ Nhất Ðao lại yếu mềm, việc đã đến trong tầm tay mà lại không quả quyết hành động!
Người vợ bèn véo vào tay đứa con một cái làm nó khóc ầm lên. Tiếng đao kiếm va chạm nhau chát chúa xen lẫn với tiếng khóc trẻ con. Người vợ lại khẽ ho lên.
Hồ Nhất Ðao dấn thêm một bước giở chiêu "Bát phương tàng đao" ra, ánh đao lấp loáng khóa ngay được đường kiếm của Kim Diện Phật.
Thấy Kim Diện Phật không cách gì chống đỡ, vì ông mới chỉ xuất được nửa chiêu "Ðề liêu bạch hạc thư si" mà thôi. Theo kiếm pháp, tay phải cần đâm chéo, tay trái dơ lên tựa như con hạc trắng xoè đôi cánh ra, song Hồ Nhất Ðao đã sớm ra tay, nên khi Kim Diện Phật vừa mới định vung hai tay ra thì đã bị Hồ Nhất Ðao chém liền hai nhát liên hoàn, vậy chẳng phải Kim Diện Phật giơ cả đôi tay ra hứng lấy đường đao của đối thủ chém xuống ư?
Nhưng thật không ngờ là võ công của Kim Diện Phật cũng thật thần kì! Trong lúc nguy khốn đó, ông cong đôi tay lại, quặc mũi kiếm về phía ngực mình ngay.
Hồ Nhất Ðao cả kinh, nghĩ là ông ta thấy thua, nên xoay kiếm lại để tự sát, bèn gọi ngay: "Miêu huynh! Ðừng làm thế!". Hồ Nhất Ðao quên rằng, ngay hôm đấu võ đầu tiên, Miêu đại hiệp đã lấy ngón tay bẻ gẫy mũi kiếm. Bây giờ mũi kiếm đã cùn, Miêu đại hiệp lại vận khí kiếm ấy đâm vào ngực thì lại bật ngược trở ra.
Chiêu này một là biến hoá thật kì ảo, hai là Hồ Nhất Ðao đang khuyên Miêu đại hiệp đừng tự sát, không hề đề phòng ông ta dùng thế kì ảo để giành phần thắng, nên khi thanh trường kiếm bật ngược, chuôi kiếm thọc đúng vào huyệt "Thần tàng" trên ngực Hồ Nhất Ðao.
"Thần tàng" là huyệt lớn trên thân, vừa bị điểm trúng huyệt đó Hồ Nhất Ðao bủn rủn ngã gục.
Kim Diện Phật giơ tay đỡ lên, nói: "Ðắc tội rồi!". Hồ Nhất Ðao cười: "Kiếm pháp của Miêu huynh thật là quỷ thần khôn lường, tại hạ bái phục vô cùng". Kim Diện Phật nói: "Nếu không được sự quan tâm thu xếp của Hồ huynh,
thì tại hạ sao xuất được chiêu này?". Rồi hai người ngồi bên bàn uống liền ba bát rượu hâm nóng.
Hồ Nhất Ðao cười vang, rồi giơ đao ngang cổ cứa luôn. Cổ họng phun máu tươi, hắn gục xuống bàn chết ngay.
Bảo Thụ tôi đờ người ra. Người vợ vẻ mặt vẫn thản nhiên: "Miêu đại hiệp hãy đợi một chút, để tôi cho cháu bé bú no đã!". Nói rồi đi vào gian trong. Một lúc chừng ăn xong một bữa cơm, người vợ Hồ Nhất Ðao lại ra, hôn thật sâu đứa con, cười nói: "Cháu đã ăn no, nó ngủ say rồi" và đưa con cho Miêu đại hiệp: "Tôi vốn hứa với nhà tôi rằng sẽ tự tay mình nuôi dậy cháu trưởng thành, song năm hôm nay thấy Miêu đại hiệp chân thành hơn người, nghĩa nặng như núi, nếu đại hiệp đã bằng lòng chăm sóc cháu, tôi xin đành chịu tiếng lười biếng để trốn cái khổ sở nhọc nhằn trong hai chục năm vậy". Nói rồi, người vợ Hồ Nhất Ðao cúi lạy Kim Diện Phật, cầm thanh đao của Hồ Nhất Ðao cứa cổ mình. Thế là cả hai vợ chồng ngồi sóng đôi trên chiếc ghế dài. Người vợ cầm tay chồng, rồi không động cựa nữa.
Bảo Thụ tôi không đành lòng nhìn, quay mặt lại thấy đứa trẻ trong tay Miêu đại hiệp đang ngủ say, khuôn mặt nhỏ bé dường như thoáng nét mỉm cười.
Hồi 5: Bình A Tứ Kể Lại Chuyện Xưa
Bảo Thụ đã kể xong câu chuyện, cả gian đại sảnh im phăng phắc. Mọi người tuy đều là những người lòng dạ sắt đá, nhưng nghe kể về cái chết khảng khái của vợ chồng Hồ Nhất Ðao thì đều thấy thương cảm.
Bỗng một giọng nữ cất lên:
- Bảo Thụ đại sư! Tại sao câu chuyện tôi được nghe lại khác chút ít với lời kể của đại sư thế".
Mọi người cùng quay lại nhìn, thì ra là Miêu Nhược Lan. Ai nấy đều chăm chú lắng nghe Bảo Thụ kể chuyện, nên đã không để ý Miêu Nhược Lan đã ra đại sảnh từ lúc nào rồi.
Bảo Thụ nói:
- Thời gian trôi đi đã lâu, e rằng có những điểm bần tăng đã nhớ nhầm. Không rõ lệnh tôn đã kể lại ra sao?
- Cha tôi kể cho nghe chính xác mọi điều phần đầu câu chuyện, đúng như đại sư vừa kể, chỉ khác về các tình tiết quanh cái chết của Hồ bá bá và Hồ bá mẫu thôi.
Bảo Thụ hơi đổi sắc mặt, chỉ "ừ " một tiếng không căn vặn gì nữa. Ðiền Thanh Văn nói:
- Miêu cô nương, lệnh tôn đã kể thế nào?
Miêu Nhược Lan mở chiếc hộp bọc gấm đeo bên người, lấy ra một nén hương màu tro nhạt châm lửa rồi đặt vào trong lư hương. Mọi người đều ngửi thấy mùi hương dịu nhẹ lan tỏa. Vẻ mặt Miêu Nhược Lan trang nghiêm trịnh trọng:
- Từ hồi tôi còn nhỏ mỗi khi mùa đông tới, tôi thấy cha tôi cứ có vẻ buồn không bã vui. Tôi cố trêu cha tôi thế nào, cha tôi vẫn cứ như vậy, khó mà làm cha tôi cười lên được. Cứ gần đến tết mỗi năm, cha tôi thường hương khói cúng hai bài vị: một bài vị viết rằng "Nghĩa huynh Hồ công Nhất Ðao đại hiệp, chi linh vị", bài vị kia viết "Nghĩa tẩu Hồ phu nhân chi linh vị". Bên cạnh bài vị, còn đặt một thanh đao hoen gỉ đã nhiều, không có gì khác lạ cả. Cha tôi thường bảo nhà bếp làm một mâm cỗ đầy đặn, rót mười mấy bát rượu nữa. Từ ngày hăm hai tháng chạp trở đi,liền năm ngày, tối nào cha tôi cũng uống mười mấy bát rượu bên bàn thờ. Uống xong, bưng mặt khóc thảm thiết.
Những dịp đầu, tôi hay hỏi cha tôi "Hồ bá bá" ghi trên bài vị là ai, cha tôi thường lắc đầu, không nói. Có năm cha tôi bảo là tôi đã lớn, đã hiểu việc đời rồi, thế là cha tôi bèn kể cho tôi nghe câu chuyện cha tôi và Hồ bá bá tỉ thí võ nghệ với nhau.
Cả quá trình đấu võ, Bảo Thụ đại sư đã kể rành rọt rồi.
Cha tôi và Hồ bá bá đấu võ bốn ngày liền, cả hai người càng đấu càng hợp tính nhau, không ai nỡ làm đối phương bị thương. Ðến ngày thứ năm, Hồ bá mẫu nhìn ra điểm sơ hở phía sau lưng cha tôi, bèn ho lên một tiếng. Hồ bá bá lập tức ra chiêu "Bát phương tàng đao" ra khống chế cha tôi. Bảo Thụ đại sư nói là cha tôi bỗng giở quái chiêu và đánh thắng Hồ bá bá, song cha tôi kể thì không phải như thế. Lúc ấy,Hồ bá bá đã ra tay trước, cha tôi chỉ đành bó tay chịu chết mà thôi. Nhưng Hồ bá bá bỗng nhảy lùi lại nói rằng: "Miêu huynh! Tôi còn có điều này chưa hiểu...". Cha
tôi nói: "Tôi đã thua rồi mà. Huynh còn hỏi điều gì nữa?". Hồ bá bá hỏi rằng:
"Kiếm pháp của huynh có đến mấy nghìn chiêu, đều kín kẽ không sơ hở. Tại sao trước lúc giở chiêu "Ðề liêu bạch hạc thư sĩ" thì lưng huynh lại hơi vồng lên để vợ tôi phát hiện thấy được?".
Cha tôi thở dài: "Khi tiên phụ tôi dạy kiếm pháp cho tôi, người cực kì khắt khe.
Năm tôi mười một tuổi, khi người đang truyền cho tôi chiêu thức này, bỗng có một con rận cắn lưng tôi, rất ngứa khó chịu. Tôi không dám thò tay gãi, đành cứ gồ lưng lên hòng làm cho con rận bỏ đi. Thế nhưng càng gồ lưng lên thì càng ngứa,càng khó chịu. Tiên phụ thấy tôi có cử chỉ khác lạ, cho rằng tôi không chuyên tâm,bèn nên cho tôi một trận nhừ tử. Sự việc này tôi nhớ mãi và từ đấy, mỗi lần vận đến chiêu kiếm này, thì tuy lưng không ngứa gì cả, song tôi đã thành thói quen, cứ gồ lưng lên một cái. Phu nhân thật là tinh tường".
Hồ bá bá cười: "Vì có nhà tôi trợ giúp, nên không thể coi là tôi đã thắng được.
Huynh hãy đỡ lấy!" nói rồi tung thanh đao sang cho cha tôi bắt lấy.
Cha tôi nắm thanh đao, không hiểu dụng ý của Hồ bá bá ra sao. Hồ bá bá lại cầm thanh trường kiếm của cha tôi và nói: "Trải qua bốn ngày quần nhau dữ dội,hai ta hầu như đã quá hiểu võ công của nhau rồi. Thế này vậy: tôi sẽ dùng kiếm pháp nhà họ Miêu, còn huynh hãy dùng đao pháp nhà họ Hồ, chúng ta lại quyết tranh thắng bại. Dù người thắng người thua cũng đều không tổn hại gì đến uy danh cả".
Nghe Hồ bá bá nói, cha tôi mới hiểu dụng ý của bá bá. Hai họ Miêu, Hồ thù oán bao đời, bắt nguồn từ tổ tông cách đây hơn trăm năm để lại. Cha tôi và Hồ bá bá xưa nay chưa từng gặp mặt nhau, và cũng chẳng có thù hằn cá nhân gì cả. Lời đồn đại trên giang hồ thì lung tung. ¤ng nội tôi và thân phụ của Ðiền Quy Nông thúc thúc đột nhiên cùng mất tích chẳng đưa được hài cốt về quê, đều do Hồ Nhất Ðao bá bá hạ độc thủ cả! Cha tôi nửa tin nửa ngờ, vì xưa nay vẫn nghe nói Hồ bá bá hào hiệp trọng nghĩa, mọi việc làm khiến mọi người cảm phục, không đến nỗi mờ ám hại người. Có điều, nhiều lần cha tôi tìm cách gặp mặt mà vẫn chưa có dịp.
Ðiền thúc thúc và Phạm bang chủ đã từng mời cha tôi đi Liêu Ðông tìm kẻ thù.
Cha tôi vốn rất thân tình với Phạm bang chủ, song lâu nay lại coi thường tư cách của Ðiền thúc thúc. Ôi! Xin lỗi Ðiền tiểu thư nhé! Tiểu thư đừng quở giận, đó là cha tôi nói vậy mà! Cha tôi bảo là chẳng thà cha tôi tự mình làm việc đó, chứ không muốn chung tay với Ðiền thúc thúc. Dịp này, nghe nói Hồ bá bá đã vào Trung Nguyên, cha tôi mới nhận lời mời của hai nhà Phạm, Ðiền đi Thương Châu chặn Hồ bá bá lại để đấu võ. Tuy nhiên, trước hết cần hỏi kĩ bá bá về sự thật một việc.
Sau đó, thì biết rằng ông nội tôi và phụ thân Ðiền thúc thúc đúng là bị Hồ bá bá sát hại. Cha tôi tuy có kính trọng khí phách anh hùng của bá bá thật, song vẫn không thể không báo thù cho cha.Có điều cha tôi thực tình không muốn để cho mối thù giữa bốn nhà cứ truyền mãi từ đời này sang đời khác cho con cháu nữa, và rất muốn chính tay mình sẽ kết thúc sự thù hằn truyền đời đó.
Khi thấy Hồ bá bá muốn đổi đao kiếm cho nhau để tiếp tục tỉ thí, cha tôi thấy hợp ý với mình. Vì nếu cha tôi thắng, cũng chỉ là dùng đao họ Hồ đánh bại kiếm họ Miêu mà thôi. Nếu ngược lại, cũng chẳng qua là kiếm họ Miêu đánh bại đao họ Hồ. Việc thắng hay thua chỉ liên quan đến cá nhân, không ảnh hưởng gì đến uy danh võ công hai họ Miêu, Hồ cả.
Thế là hai người đổi binh khí và đấu tiếp. Trận kịch chiến này có khác với các trận đấu bốn ngày trước. Vì tuy cùng là cao thủ cả, song binh khí và các chiêu thức đều trái sở trường, hơn nữa mỗi chiêu thức tung ra thì không chiêu nào đối phương không thuộc lòng từ lâu rồi. Muốn dựa vào những võ công mới học của đối phương trong bốn ngày qua để khống chế và đánh bại đối phương, thì đâu có dễ? Cha tôi nói, trận đấu dữ dội ấy là trận ác liệt nhất trong đời mình. Hồ bá bá trông bộ dạng thô kệch song cực kì thông minh, đã trình diễn kiếm pháp nhà họ Miêu tựa như
từng khổ luyện mấy năm trời vậy. Chỉ riêng việc bác ấy dùng kiếm pháp họ Miêu để phá Bát quái đao của Thương Kiếm Minh, cao thủ ở Sơn Ðông đã quá đủ nói lên điều ấy.
Cha tôi không được nhạy bén như Hồ bá bá song nhờ tinh thông thập bát ban võ nghệ nên tuy mới nắm đao pháp họ Hồ lần đầu nhưng cũng có lợi thế hơn bởi lúc niên thiếu đã từng luyện tập đơn đao rồi. Bởi vậy, cha tôi vẫn ngang sức ngang tài với Hồ bá bá.
Ðấu qúa giờ ngọ, cả hai đều đi những đường đao, kiếm một cách chắc chắn thận trọng, tốc độ chậm dần. Hồ bá bá bỗng nói "Miêu huynh! Cái chiêu "Bế môn thiết phiến đao" ấy, huynh đã ra tay có phần hơi nhanh, nên lực chưa đủ mạnh đâu".
Cha tôi đáp: "Xin cảm ơn huynh đã chỉ giáo, tôi cứ tưởng như thế là đủ chậm rồi". Hai người dốc sức đấu nhau, nhưng hễ thấy một chiêu nào của đối phương không đạt, thì đều thành thực nhắc nhở nhau, không hề dấu giếm. Ðánh qua đỡ lại mãi đến mấy trăm hiệp, hai người đều thấy thuần thục mọi chiêu thức.
Cha tôi thấy Hồ bá bá càng đấu càng tỏ ra điêu luyện với kiếm pháp nhà họ Miêu, thầm kinh ngạc và nghĩ: "Tài học kiếm của ông ta còn hơn cả tài học đao của mình. Nếu còn đấu nhau lâu nữa, thì mọi đao thuật mà mình đã luyện lúc thiếu niên sẽ chẳng còn nghĩa lí gì nữa, cần lập tức biến chiêu ngay kẻo cầm chắc phần thua mất". Thế là cha tôi bèn xuất chiêu "Sa âu lược ba" vốn là phải chém xuống trước, rồi chém ngược lên sau, nhưng cha tôi lại biến ngược đi, tức là chém lên trước, rồi bổ xuống sau.
Hồ bá bá chững lại nói "Sai rồi!". Cha tôi đáp: "Xem nữa đây!" và bỗng thốc ngược lưỡi đao lên luôn. Lần thứ hai lẽ ra bổ xuống thì lại biến thành chém thốc ngược lên. Ðó là đường đao do cha tôi sáng tạo ra. , tuy xuất phát từ đao pháp họ Hồ mà thành, song kì ảo mới lạ làm đối phương không ngờ. Nếu một người khác đấu với cha tôi, hẳn người ấy sẽ tránh được chiêu này; tiếc rằng Hồ bá bá đã quá quen thuộc với đao pháp họ Hồ, nên không ngờ là cha tôi biến chiêu đột xuất tạo thành một thế mới, nên Hồ bá bá không kịp trở tay. Mũi đao của cha tôi đã rạch một đường trên cánh tay trái Hồ bá bá.
Mọi người đều kinh ngạc ré lên, Hồ bá bá bất thần vùng lên vung chân đá một cước, cha tôi ngã ngay vật xuống đất không gượng đứng lên được nữa. Hoá ra cha tôi đã bị đá trúng huyệt "Kinh môn" ở vùng thắt lưng.
Phạm bang chủ, Ðiền tướng công và các người khác cùng xông tới. Hồ bá bá ném thanh trường kiếm xuống đất, dùng hai tay co đẩy, tóm từng người một ném ra xa, rồi lập tức đỡ cha tôi dậy, giải huyệt cho cha tôi, cười nói "Miêu huynh! Huynh đã sáng tạo ra chiêu mới, quả lợi hại thực! Có điều là mỗi một chiêu thức trong đao pháp họ Hồ đều có thế dự phòng cả. Huynh thốc liền hai nhát lên, thì không tránh khỏi bị sơ hở, có khoảng trống ở vùng thắt lưng".
Cha tôi im lặng. Vừng thắt lưng bị co thắt từng hồi, nên chẳng nói năng gì được.
Hồ bá bá lại nói: "Nếu huynh chẳng nể tình nhẹ tay cho, tôi đã bị mất cánh tay trái rồi còn gì! Hôm nay coi như chúng ta vẫn hoà thôi. Huynh về nghỉ cho khoẻ, mai ta đấu tiếp, được chứ?". Cha tôi nén đau, đáp: "Hồ huynh! Lúc tôi xuất chiêu ấy, cố nhiên là nể nang đấy. Nhưng dẫu có chém gẫy tay trái huynh, thì cú đá của huynh vẫn làm tôi phải chết như thường. Cách cư sử của huynh đủ thấy huynh không thể là người ám hại cha tôi. Huynh hãy nói thẳng cho tôi biết, thực chất cha tôi bị chết như thế nào đi". Nét mặt Hồ bá bá lộ rõ vẻ kinh ngạc: "Chẳng phải là tôi đã nói rõ ràng với huynh rồi ư? Huynh không tin, cứ quyết đòi đấu võ nên tôi đành liều mình để hầu huynh đấy!".
Cha tôi quá ngạc nhiên: "Huynh đã nói với tôi rồi ư? Nói bao giờ nhỉ?". Hồ bá bá quay đầu lại chỉ một người đứng bên nói: "Ngươi. . ngươi..." chỉ nói được có thế,bá bá bỗng khuỵu hai chân rồi rũ người xuống đất. Cha tôi hoảng quá, giơ tay đỡ dậy. Bá bá mặt biến sắc, kêu lên "Ðược, được lắm! Ngươi..." rồi ngục đầu xuống,chết luôn.
Cha tôi vô cùng kinh ngạc, nghĩ rằng bá bá vốn khoẻ mạnh, chỉ bị một vết thương xoàng ở cánh tay, sao mà dẫn đến cái chết được? Cha tôi ôm lấy bá bá, luôn miệng nói: "Hồ huynh! Hồ huynh!". Song thấy sắc mặt bá bá chuyển dần
sang màu tím, thì biết rằng đó là dấu hiệu bị trúng chất độc cực mạnh rồi. Cha tôi vội xé ống tay áo của bá bá ra xem sao, thấy cánh tay đã sưng to lên gấp đôi, chỗ vết thương rỉ ra toàn máu đen.
Hồ bá mẫu vừa kinh ngạc vừa buồn bã, đặt đứa con xuống, cầm thanh đơn đao lên nhìn kĩ. Lúc ấy, cha tôi cũng hiểu rằng lưỡi đao đã bị bôi thuốc độc cực mạnh.
Hồ bá mẫu nhìn cha tôi trầm ngâm, bà nói: "Miêu đại hiệp! Thanh đao này, Hồ đại ca mượn của bạn ông. Ðại ca tôi đương nhiên không biết lưỡi đao đã tẩm thuốc độc. Tôi cũng thế chất cho huynh vì huynh cũng không biết điều ấy; nếu không thế, thì hai người đâu thèm dùng thứ binh khí hèn hạ như vậy? Âu cũng là số phận đó thôi, chẳng trách ai được! Tôi vốn dĩ đã hứa với đại ca của tôi là mình sẽ nuôi nấng đứa con cho trưởng thành, nhưng trải qua năm ngày vừa rồi, tôi đã chứng kiến Miêu đại hiệp lòng dạ hơn người, coi trọng nghĩa khí. Huynh đã chấp thuận chăm sóc cháu rồi, thì cho phép tôi khỏi phải chịu dựng hai chục năm vất vả ấy nữa...".
Nói rồi, phu nhân cầm ngang thanh đao cứa cổ mình và chết ngay lập tức. Tôi đã trực tiếp nghe cha tôi kể lại hoàn cảnh Hồ Nhất Ðao bá bá qua đời như thế. Có điều là lời kể của Bảo Thụ đại sư lại khác xa. Tuy câu chuyện xảy ra đã hơn hai chục năm về trước, có thể có chỗ không được đầy đủ, nhưng tôi nghĩ không thể có những chỗ sai lạc nhau quá xa như vậy, và tôi cũng không rõ tại sao lại như thế?".
Bảo Thụ lắc đầu thở dài:
- Lúc ấy, lệnh tôn là người trong cuộc, đang dồn tâm trí say sưa đấu võ, tôi chỉ e là chưa chắc lệnh tôn...