lần như thế, Vivi lại nhăn nhó đánh vào lưng tôi thùm thụp, đau nhưng mà…yêu .
Nhạc phụ cho xe dừng trước cổng một nhà hàng hải sản, không lộng lẫy kiêu sa nhưng cũng thuộc loại nhất nhì thành phố. Chúng tôi xuống xe để nhạc phụ đi gửi. Vivi nhí nhảnh đi, kéo tay tôi đi vào trong trước. Bây giờ tôi mới để ý, hôm nay Vivi lại…không nghe lời, mặc quần ngắn cũn cơn, tuy nhiên lại mặc áo len, nhìn rất đáng yêu, thế nhưng tôi không thích cho lắm . Chẳng hiểu sao dưới thời tiết giá lạnh như vậy mà bọn con gái có thể mặc độc một chiếc quần ngắn hơn đùi, có đứa còn chẳng thèm mặc quần mà chơi luôn…váy. Con trai dĩ nhiên thích ngắm những đứa con gái ăn mặc hở hang, nhưng chỉ là nhìn thôi, còn khi đứa con gái đó là người yêu của họ thì lại khác, như tôi chẳng hạn. Tôi giữ Vivi lại không cho chạy lăng xăng nữa, cốc đầu:
- Dặn bao lần rồi, mặc quần vậy hả?
Vivi bĩu môi phồng má, làm bộ mặt quá sức dễ thương, tuy nhiên tôi quen rồi nên cũng không mắc bẫy, mặt vẫn tỉnh rụi. Vivi trách móc, toan bỏ đi:
- H đánh em, không chơi với H nữa đâu, hức!
Tôi gằn giọng, níu chặt tay em:
- Không có đi đâu hết, đứng im!
Vivi ấp úng, nhăn mặt:
- H bắt nạt em!
Tôi trở lại với khuôn mặt khả ố thường lệ, Vivi khác tôi, dù đã quen nhưng mỗi lần như thế, cô nàng đều bị chọc từ bình thường đến…khó chịu:
- Tôi làm vậy vì ai nào?
- …
Tôi giục:
- Nói nghe coi!
Vivi lí nhí:
- Vì…em!
Tôi xoa đầu cô nàng, cười tươi:
- Ờ vậy ý kiến gì nữa?
Đứng lan man một lúc thì nhạc phụ và nhạc mẫu tiến vào, ông dẫn cả nhà vào một căn phòng đã đặt sẵn, khá sang trọng và ấm áp hơn nhiều so với ngồi ngoài, hiển nhiên thế. Tuy vậy ngồi phòng riêng cũng tức là chuẩn bị có một buổi “tâm sự” không mấy dễ chịu chút nào. Thằng Đạt bữa nay lạ từ đầu đến đuôi, nó không đá đểu, đá xoáy tôi hay thầm thì to nhỏ với nhạc phụ nữa, chẳng biết nó đang nhăm nhe âm mưu gì, thế nên tôi vẫn tỏ ra hết sức cảnh giác trước từng hành động của mình. Ổn định chỗ ngồi, tôi ngồi đối diện…nhạc phụ, bên cạnh tôi là Vivi và nhạc mẫu còn bên cạnh nhạc phụ là thằng Đạt, việc sắp xếp này khiến tôi có cảm giác hơi rùng mình. Nhạc phụ hừ giọng, có vẻ là sắp bắt đầu câu chuyện, câu chuyện không mấy yên ổn dành cho tôi…
Chap 63:
Từ nhỏ đến lớn, tôi ghét nhất là việc phải ngồi đối mặt với các bậc phụ huynh, bất kể là của tôi hay của người khác. Ngày còn bé, ở trong xóm, tôi thường hay chơi chung với hai thằng nhóc, một thằng nhỏ hơn tôi một tuổi tên là Tí còn thằng kia nhỏ hơn tôi hai tuổi tên là Toàn, ngày nhỏ thì mọi người gọi tôi là…Tèo. Thế là bộ tam T khuấy đảo cả khu phố, hết đá banh, bắn bi rồi đến phá làng phá xóm, tiêu biểu và có lẽ khó quên nhất là những lần đi phá chuông, tôi chắc rằng tất cả mọi người nếu đã chơi trò này thì đảm bảo nghiện , càng chơi càng thích, một khi đã thích thì nhà nào cũng nhích luôn. Chính vì sự tích quậy phá đó mà cuối cùng chúng tôi cũng gặp một bài học nhớ đời.
Có một lần, bộ ba phá án lại tiếp tục lang thang trong xóm, hết đá banh, bắn bi rồi đua xe đạp. Vì tôi là thằng lớn nhất nên có uy nhất, nói gì bọn nó cũng phải nghe và tôi luôn là người đầu têu ra các trò quậy phá mới, nhất là bấm chuông xong chạy. Thế nhưng mỗi khi bị người lớn chửi, thằng to đầu nhất luôn luôn bị mắng nhiều nhất, có khi là cả ăn đòn. Tôi rủ hai thằng đệ đi phá chuông nhà nào xa xa một chút, đỡ bị phát hiện vì không ai biết mặt. Tuy vậy, vì ăn chửi quá nhiều, thằng Tí cũng ra vẻ dè chừng:
- Anh Tèo anh Tèo, lỡ bấm chuông rồi người ta thả chó đuổi thì sao?
Tôi nạt nó:
- Mày ngu quá mình bấm xong chạy đi chứ đứng lại làm gì, mà nếu chó đuổi thì cầm đá chọi, sợ gì!
Thằng Toàn xem chừng vừa lòng với ý kiến của tôi, nó cũng gật gù:
- Em thấy vui đó, đi đi, để em về lấy mấy cục gạch sau vườn!
Gặp đồng minh, tôi đon đả:
- Ờ mày lấy nhanh đi, tao về đi đái rồi ra!
Ba ông mãnh tay cầm mấy viên sỏi mà người ta hay dùng để trộn xi măng hớn hở đảo quanh phố phường, một lát sau, chúng tôi tìm được một căn nhà vô cùng…vừa ý, chuông ở ngay ngoài mặt tường, nếu đứng núp có khi cũng không ai thấy, hơn nữa nhà này còn có khoảng sân rất rộng, để chạy ra đến nơi thì chúng tôi cũng chạy mất dép rồi. Vừa đến nơi, tôi dáo dác nhìn xung quang, ra lệnh:
- Ê Tí mày bấm đi rồi chạy!
Thằng Tí là chúa nhát vì ba nó rất hung dữ, nó sợ ăn đòn, còn ba tôi với ba thằng Toàn thì hiền nên chúng tôi không tỏ ra quá sợ sệt. Nó nhăn mặt:
- Sao anh không bấm, sai em miết thế!
Tôi quắc mắt, phịa:
- Cái thằng ngu mày bấm rồi có gì chạy về nhà được luôn, nhà mày gần còn nhà tụi tao xa.
Lý do của tôi dường như chưa đủ thuyết phục được thằng Tí, nó vẫn đủng đỉnh chưa
muốn thực hiện công việc. Thằng Toàn xồ tới, gạt tay thằng Tí ra:
- Để em!
Tôi cười gật đầu:
- Thằng này thế mà được! Lát về tao cho mày viên bi cối bữa trước tao mới ăn, đẹp lắm!
Thằng Toàn khác thằng Tí, nó không thích đối đáp với tôi, tôi nói gì nó cũng tin, chính vì thế mà tôi thích thằng này hơn thằng Tí. Nó đưa tay lên bấm lia lịa như cái máy, phải đến cả chục phát, tiếng chuông “kính coong” cứ inh ỏi trong nhà, chúng tôi khỏi nói cứ thế mà ba chân bốn cẳng vắt giò lên cổ mà chạy. Tưởng như đã thoát khỏi vòng hiểm nguy khi chẳng thấy ai từ trong nhà đi ra cả, chúng tôi lén lút tiến tới tính bấm thêm “vài lần” nữa. Nhưng chuyện ác cuối cùng cũng phải phơi bày trước ánh sáng công lí, ba tên tội phạm trẻ con chúng tôi rút cục cũng bị phát giác. Ông bác chủ nhà chẳng biết từ đâu ở phía sau tiến lên thộp cổ áo thằng Tí và tôi, chỉ có thằng Toàn là chạy được, thế nhưng số phận của cả 3 đều là…ăn đòn. Ăn đòn thì tôi cũng ăn nhiều rồi, thế nhưng cay nhất là việc ông ba thằng Tí chạy sang mắng vốn nhà tôi, nói là do tôi bày dại con ổng để phá làng phá xóm khiến ba tôi ban đầu chỉ la mắng rồi thôi cũng nổi trận lôi đình mà cho một trận đòn ra bã, đến giờ tôi vẫn còn ghét ông ba thằng Tí, cứ gặp ổng là tôi kênh mặt lên, nhìn rất xấc xược, thế nhưng kệ, đã ghét thì bất chấp tất cả.
Trở lại với hiện tại, là bữa cơm thân mật của “gia đình” tương lai của tôi. Sau khi các món ăn được bày biện đầy đủ trên bàn, nước nôi xong xuôi tất cả, nhạc phụ hắng giọng bắt đầu câu chuyện:
- E hèm, cả nhà ăn cơm đi chứ!
Nói thì nói vậy, chứ bậc bề trên chưa ăn làm sao đám con trẻ chúng tôi dám động đũa. Chỉ đến khi nhạc phụ và nhạc mẫu khai tiệc thì tôi mới mạnh dạn với tới gắp một miếng cánh gà cho…Vivi, sự quan tâm của tôi khiến cô nàng cười tít mắt, đưa bát ra lí nhí:
- Cảm ơn H! Hihi.
Thế nhưng điều khiến cho cả Vivi lẫn nhạc phụ, nhạc mẫu đều phải hết hồn là việc tôi tiếp tục gắp một miếng gà cho…thằng Đạt, nhưng lần này là…phao câu . Thế nhưng dường như không ai quan tâm đến việc đó là bộ phận gì của con gà mà chỉ quan tâm đến việc tôi bất ngờ…tốt bụng với nó. Tôi làm mặt bình thản, tay gắp miệng cười:
- Ăn đi Đạt, nhìn hoài thế!
Nó mặc dù đã “thay đổi” hẳn từ chiều thế nhưng vẫn khá bất ngờ trước hành đông của tôi, nó ngơ ngác:
- Ờ, …cám ơn H!
Câu chuyện tình thương mến thương của chúng tôi cũng đã đến hồi kết thúc khi nhạc phụ bắt đầu đi vào chủ đề chính của bữa cơm thân mật ngày hôm nay, hình như mỗi lần ăn cơm chung là có chuyện để nói thì phải:
- Vi này!
- Dạ ?
- Dạo này ba thấy con cười hơi nhiều đấy, có chuyện gì vui à?
Nhạc phụ nói rồi liếc mắt nhìn sang tôi khiến Vivi thoáng đỏ mặt, lí nhí:
- Dạ, hì.
Cái liếc mắt của nhạc phụ ẩn chứa nhiều điều bí hiểm, chắc không chỉ đơn giản chỉ là nhắc khéo Vivi. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt của ông có cả sự lo lắng tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều niềm tin, ánh nhìn này quen quen, dường như tôi đã bắt gặp trong ánh mắt mà…thằng Đạt nhìn tôi khi chúng tôi nói chuyện, có lẽ nào? Chẳng có nhẽ nào thằng Đạt lại “trao” cho tôi ánh mắt đó, ánh mắt này chỉ dành cho ba mẹ hoặc anh chị với đứa con út trong nhà, thằng này nếu đúng như những gì tôi biết thì nó cũng say mê Vivi như điếu đổ, thế nên chuyện nó “gửi gắm” Vivi cho tôi là điều không thể nào tin được. Thế nhưng từ “người yêu” chuyển thành “anh trai” cũng nhanh không thể lường được, tôi nghĩ rằng nó đã bị vivi từ chối nên chuyển qua cư xử một cách cao thượng. Nhưng như vậy cũng không đúng, nếu là từ chối thì thằng Đạt đã bị từ chối cả trăm lần rồi, ấy vậy mà nó vẫn theo Vivi đến giờ, thế nên giả thiết này tôi cũng loại bỏ luôn, chỉ còn phương án cuối cùng, khó tin những khả dĩ nhất, đó là việc nó đã quen nhỏ Huyền thế nên đánh vui vẻ nhường chiến trường lại cho tôi chỉ sau vài ngày. Nhưng tôi vẫn không hiểu làm sao nó có thể tán đổ nhỏ Huyền chỉ trong có vài ngày trời, nếu trình tán gái của nó cao như vậy tại sao không đi tán bố nó hoa hậu đi lại đú đú theo người yêu tôi làm gì? Và như mọi khi, cứ nghĩ đến chuyện của thằng này là đầu óc tôi lại trở nên cuồng loạn, bao nhiêu câu hỏi mà không có lời giải đáp.
Chưa kịp đưa hồn trở lại thân xác sau khi nghĩ ngợi lung tung, nhạc phụ đã quay sang hỏi tôi:
- H này chú hỏi con một số chuyện nhé!
Tôi choàng tình, miệng mồm cứng nhắc, chẳng hiểu sao lúc nãy thể hiện tình cảm trước mặt ông, tôi vẫn tỉnh rụi, thế mà giờ chỉ là nói chuyện giữa hai người đàn ông, tôi lại đâm ra run rẩy, chắc là do nghiệt chướng mà tôi gây ra hồi nhỏ:
- Dạ…vâng, chú…cứ hỏi ạ!
Nhạc phụ đưa ly trà nóng lên nhấp một ngụm rồi tiếp tục, tôi ngồi nuốt nước miếng đánh “ực”, không phải vì khát mà là vì sợ:
- Ừm, dạo này con có hay sang nhà chú chơi không?
Tôi thành thật mặc dù vẫn sợ hết hồn:
- Dạ, cũng…thường ạ!:
- Vậy hai đứa làm gì mỗi khi gặp nhau? – Nhạc phụ bình thản
Tôi giật bắn người vì câu hỏi quá sức xoắn của nhạc phụ, chẳng lẽ tôi lại khai huỵch toẹt ra rằng mỗi lần qua là hai đứa tôi nằm ôm hôn nhau thắm thiết để cho ông vả tôi lật quai hàm ra hay sao? Thế nhưng cái khó nó ló cái khôn, tôi thủ sẵn một câu trả lời vô cùng bá đạo trong đầu, định bụng sẽ tung ra ngay và luôn. Tôi hoàn toàn tự tin với câu trả lời này của mình, không xạo quá mà cũng không thật lắm. Nhưng khi tôi chưa kịp mở mồm ra thì thằng Đạt đã nhảy vô trong họng tôi rồi, câu trả lời của nó khiến tôi sốc tới não, mắt mồm thi nhau mà há hốc cả ra, tim gan phèo phổi nhảy nhót loạn xa. Ở bên cạnh, mặt Vivi cũng biến sắc không kém. Quả thực nó đã dồn chúng tôi vào thế chân tường, không tìm được lối ra.
Ngoại truyện:
Nha Trang năm nay tiết trời có sự thay đổi hẳn, không còn dịu mát và thoải mái như mọi khi mà thay vào đó là những cơn gió mùa đông vẫn chưa chịu theo mẹ tìm về những chân trời xa xôi để nhường chỗ cho hương vị của mùa xuân sắp cập bến. Đã 4 năm kể từ khi tôi và em bắt đầu quen biết nhau, từ khi bắt đầu trò chuyện cho đến lúc trao nhau những nụ hôn nồng ấm. Hôm nay tôi đón em về, cái cảm giác chờ đợi một người thân thương từ từ bước xuống từ phía cổng sân bay nó hồi hộp và mang một chút gì đó vui sướng, đã lâu lắm rồi kể từ lần cuối cùng tôi nhìn thấy em, cũng 4 tháng rồi chứ ít gì. Đối với mọi người, có thể 4 tháng chỉ là một quãng thời gian chớp mắt, nhưng đối với một đứa con trai xa người yêu, bạn sẽ biết nó chẳng khác nào 4 thế kỉ. Mặc dù tôi đã đón em không biết mấy lần rồi thế nhưng lần này đặc biệt hơn rất nhiều, vì đây là quãng thời gian dài nhất mà tôi với em không được gặp nhau. Chiều hôm ấy, tôi tắm rửa sạch sẽ, chải chuốt gọn gàng và bon bon trên con đường Trần Phú dài đằng đẵng để đón em về với tổ ấm đang chờ đợi cũng như một vòng tay thổn thức lâu ngày.
Em đi về bằng đường hàng không vì em nói em ghét sự chờ đợi, em muốn mình có mặt thật nhanh ở nhà, để gặp ba mẹ, gặp bạn bè và gặp…tôi. Tôi cảm ơn em vì điều đó mặc dù tôi biết rằng quãng đường từ nhà tôi đến sân bay là cả một quãng đường rất dài, tuy nhiên thế có là gì khi tôi đi bằng…ô tô . Thực ra ban đầu tôi đi bằng xe máy, con Wave ghẻ ngày nào đã biến thành một chiếc Air Blade đầy sang trọng, đây là một phần thưởng dành cho sự nỗ lực trong suốt những năm học cấp 3 của tôi, từ một thằng ham chơi tuy không lêu lổng đã có thể đặt chân vào ngưỡng cửa đại học, một niềm mong ước của ba mẹ cũng như chính tôi nữa.
Có thể mọi người xung quanh thấy đó chẳng có gì gọi là to tác nhưng đối với tôi thì đó là cả một trận chiến thực sự mà nhờ nó, tôi đã giữ được em ở lại bên cạnh mình, ít nhất là cho đến tận hôm nay. Ngày ấy, khi kì thi đại học đã gần kề, tôi vẫn mải mê cắm đầu vào những trò chơi điện tử đầy thú vị mà xao nhãng chuyện học hành. Em có nhắc tôi, khuyên tôi, rất nhiều, thế nhưng vẫn chứng nào tật nấy, tôi chẳng thể rút ra được một chút bài học nào, bao nhiêu con điểm kém cứ kéo đến nườm nượp khiến tôi chẳng thể nào dám nghĩ tới một ngày như hôm nay. Sau đó, em chủ động nói lời chia tay, tôi buồn, tôi đau nhưng tôi chẳng thể làm được gì khác ngoài việc tiếp tục cố gắng, cố gắng và cố gắng. Tôi biết mình có lỗi với em rất nhiều, để đền đáp lại tấm chân tình đó, tôi gắng sức học tập, tôi thức khuya dậy sớm một cách miệt mài. Dù đã mỗi người mỗi lối thế nhưng tôi biết em vẫn đang chờ tôi, chờ đợi một sự thay đổi của tôi và chờ đợi một ngày, tôi có thể đàng hoàng bước tới trước mặt em với tờ giấy báo trúng tuyển và cầu xin lời tha thứ. Và tôi cũng đã làm được, công sức bao nhiêu ngày cuối cùng cũng đã cho quả ngọt, tôi đậu vào trường Đại học khối ngành mà tôi mơ ước, em cũng vậy. Tôi đã đến trước mặt em, quỳ xuống và “tỏ tình” với em thêm một lần nữa, có thể nó sẽ chưa phải là lần cuối cùng của chúng tôi, bởi vì tôi vẫn còn nợ em một chiếc nhẫn kim cương và nợ mẹ tôi một nàng dâu thảo.
Chiếc taxi Mai Linh màu xanh cũng đã dừng chân tại sân bay Cam Ranh, tôi rảo bước trên con đường tiến đến cổng ra, cũng tại nơi này, tôi và em đã phải quyến luyến rời xa nhau, một kỉ niệm mà tôi mãi mãi không thể nào quên trong cuộc đời. Nguyên nhân chính khiến em và tôi mỗi đứa một nơi chính là do lực học của em khác xa tôi, em không chọn một ngôi trường tại thành phố này, nó quá thấp so với em mà muốn dấn thân vào Sài Gòn, dù sao thì đó cũng là nơi em sinh ra cũng như lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, giờ trở lại, âu cũng là điều hợp lý.
Ngày em đi, em khóc rất nhiều, nước mắt ướt nhoè cả vai áo tôi, đã lâu lắm rồi tôi không còn thấy em khóc, cô bé mít ướt ngày nào của tôi tưởng như đã mải chơi đâu mất thế nhưng lại đột ngột trở về trong một hoàn cảnh mà tôi không hề muốn nó xảy ra một chút nào. Em khóc nức nở trong vòng tay tôi:
- Em đi đây, H ờ nhà nhớ lo cho bản thân, đừng chơi games nhiều quá, nhớ học bài làm bài đầy đủ đó, huhu….
Tôi mỉm cười xoa đầu cô bé đáng thương của tôi, cảm giác vẫn tinh khôi và mới mẻ như lần đầu chúng tôi gặp nhau. Tôi không muốn khóc mặc dù trong lòng tôi nỗi buồn có khi nhiều hơn cả em, người ta thường nói kẻ ở lại mới là kẻ buồn, và hôm nay tôi cũng vậy, thế nhưng tôi sẽ không khóc, bởi vì tôi biết, tôi còn phải làm chỗ dựa cho một người khác, là em:
- Hì hì, làm như đi luôn không bằng, khóc lóc miết. Vào đó nhớ gọi điện về cho anh biết chưa?
Vivi nấc nghẹn:
- Hức, em biết rồi! H thỉnh thoảng…vô thăm em được không?
Tôi cười, đưa tay lên lau nước mắt cho em:
- Ừ, anh sẽ vào. Nhớ không được léng phéng với thằng nào à nha!
Em không nói gì, chỉ nhìn tôi hồi lâu rồi lại ôm tôi khóc. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thực sự thấu hiểu được cái gì gọi là sự chia ly, nó thậm chí còn khủng khiếp hơn cả khi chia tay người yêu, nó day dứt và khó tả, nó khiến cho tôi cảm thấy đau rát ở trong tim nhưng không sao thể hiện được ra bên ngoài. Tôi kéo em ra, đưa tay lên nhéo má em như những gì tôi vẫn thường...