* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Truyện Ngư Ông và Biển Cả Cổ Tích

của con cá quẳng ra ngoài thuyền.
“Mình không chắc là có thể ăn hết cả miếng cá”, lão nói rồi đưa dao cắt đôi một khúc thịt. Lão cảm thấy sợi dây vẫn kéo mạnh đều và bàn tay trái của lão đã bị chuột rút. Lão bực bội nhìn bàn tay quắp chặt lấy sợi dây câu nặng.
“Tay tiếc quái quỉ gì mày”, lão nói.
“Nếu muốn thì mày cứ co quắp đi. Biến thành cái vuốt ấy. Cũng sẽ chẳng làm mày tốt lành hơn gì đâu”. Thế đấy, lão nghĩ rồi nhìn làn nước đen ngòm chỗ sợi dây chếch xuống. n cá ngay đi, nó sẽ lấy lại sức lực cho bàn tay. Đấy không phải lỗi của bàn tay bởi mày đã cầm cự quá lâu với con cá. Nhưng mày vẫn có thể đương đầu với con cá mãi mãi. n con thu đi thôi. Lão nhặt một miếng, đút vào miệng, từ từ nhai. Cũng chẳng đến nỗi nào. Nhai thật kỹ, lão nghĩ và nuốt hết nước. Sẽ không tệ nếu được ăn kèm với một quả quất nhỏ, với chanh hoặc với muối.
“Mày cảm thấy thế nào rồi hở tay?”, lão hỏi bàn tay bị chuột rút cứng đến mức gần như là bàn tay của cái xác chết lạnh ngắt.
“Vì mày, tao sẽ cố ăn thêm một ít”. Lão ăn phần còn lại của khúc thịt đã cắt ra lúc nãy. Lão nhai cẩn thận rồi nhổ bỏ da.
“Thế nào rồi hả tay? Hay hãy còn quá sớm để hoàn hồn?” Lão lấy cả miếng thịt dài khác và nhai nó.
“Con cá này chắc thịt và nhiều máu”, lão nghĩ.
“Mình may mà tóm được
nó thay vì đám cá dorado kia. Thịt cá dorado ngọt quá. Con cá này thịt không ngọt nhưng chất bổ dưỡng trong nó thì nhiều và vẫn ngon sau khi chết”. Dẫu sao thì thực tiễn cũng luôn thắng mọi giả định, lão nghĩ. oeớc chi mình có được ít muối. Mình không rõ liệu mặt trời sẽ làm hỏng hoặc sấy khô số cá còn lại, vậy nên tốt hơn là chén tất dẫu cho cái bụng không đói. Con cá bình tĩnh và kiên cường. Mình sẽ ăn hết cả chỗ cá này rồi mình sẽ sẵn sàng.
“Hãy kiên nhẫn, tay à”, lão nói.
“Tao làm điều này vì mày đấy”. Giá mà ta có thể cho con cá ăn, lão nghĩ. Nó là người anh em của ta. Nhưng ta phải giết nó và giữ gìn sức khỏe để làm điều đó. Từ tốn và tỉ mẩn, lão ăn hết sạch những miếng cá hình chữ V. Lão đứng dậy, chùi tay vào quần.
“Nào”, lão nói.
“Tay này, mày có thể buông sợi dây ra được rồi đó, tao sẽ điều khiển nó với mỗi bàn tay phải cho đến khi mày từ bỏ cái trò ngớ ngẩn ấy”. Lão giẫm chân trái lên sợi dây nặng mà bàn tay phải đã nắm giữ và ưỡn người làm giảm bớt sức nặng dồn lên lưng lão.
“Xin Chúa hãy giúp con trừ bỏ cái chứng chuột rút này đi”, lão nói.
“Bởi lẽ con không biết rồi đây con cá sẽ làm gì”. Nhưng dường như nó cứ điềm tĩnh, lão nghĩ, thực hiện kế hoạch của mình. Nhưng kế hoạch của nó là gì, lão thầm nhủ. Thế còn kế hoạch của ta? Của ta, ta phải ứng biến kịp thời với nó bởi kích thước khổng lồ ấy. Nếu nó nhảy lên thì ta có thể giết nó. Nhưng sao nó cứ ở mãi dưới đó. Vậy thì ta cũng sẽ cầm cự luôn với nó dưới đó mãi mãi. Lão xát bàn tay bị chuột rút vào quần dài và cố cử động mấy ngón tay. Song nó vẫn không duỗi ra. Có lẽ mặt trời sẽ làm nó duỗi, lão nghĩ. Có lẽ nó sẽ lại cử động khi chỗ thịt cá thu sống bổ dưỡng ấy được tiêu hóa. Nếu phải sử dụng nó thì ta sẽ cố mở bằng bất cứ giá nào. Nhưng bây giờ ta chưa muốn dùng sức với nó. Cứ để nó tự duỗi ra và quay lại với chức năng của chính mình. Tình thực tối qua ta đã lạm dụng nó quá mức khi lẽ ra nó cần được nghỉ ngơi, không vướng mắc với mớ dây dợ kia.
Lão nhìn quanh biển và biết lúc này lão cô đơn biết nhường nào. Nhưng lão vẫn có thể nhìn thấy những khối hình trụ trong làn nước đen sẫm sâu hoYy, cả sợi dây câu thẳng chếch phía trước mặt và những gợn sóng bình thản đến kỳ lạ. Theo làn gió mậu dịch, giờ đây những đám mây ùn lên, lão nhìn ra trước mặt và thấy một đàn vịt trời in lên nền trời trên biển, thoắt ẩn, thoắt hiện và lão biết chẳng có ai phải cô đơn trên biển cả. Lão nghĩ đến kiểu sợ của nhiều người lúc lênh đênh trên thuyền nhỏ mà không nhìn thấy đất liền và biết họ đúng, bởi trong nhiều tháng thời tiết sẽ thất thường. Bây giờ họ đang ở vào những tháng cuồng phong, song những khi không có bão thì thời tiết trong những tháng cuồng phong lại tốt nhất trong năm. Nếu có bão thì khi đi biển người ta sẽ luôn thấy dấu hiệu của nó trên bầu trời từ vài hôm trước. Nhưng những người ở trên bờ thì không thấy bởi họ chẳng biết quan sát để làm gì, lão nghĩ. Đất liền rõ là khác hẳn, hình dáng những đám mây ấy mà. Nhưng bây giờ thì chưa có bão. Lão nhìn lên bầu trời và thấy những đám mây trắng xếp lên nhau tựa chồng bánh kem ngon lành, còn bên trên là những quầng mây mỏng nhẹ tênh trên bầu trời tháng chín sâu thẳm.
“Gió nhẹ”, lão nói.
“Cá này, thời tiết thuận cho ta hơn là cho mày”. Bàn tay trái của lão vẫn co quắp nhưng lão đã khẽ duỗi được một tí. Mình căm thù chứng chuột rút, lão nghĩ. Đây là ngón đồi bại của chính thể xác. Thật là nhục nhã khi trước mặt người khác mà lại ỉa chảy hay nôn mửa do ngộ độc thức ăn. Nhưng trò chuột rút, lão nghĩ, rõ đúng là một calambre, lại đặc biệt nhục nhã khi xảy ra với kẻ một thân một mình. Nếu thằng bé ở đây thì nó sẽ xoa bóp cánh tay, bàn tay và làm nó duỗi ra, lão nghĩ. Nhưng tự nó cũng sẽ khỏi. Tiếp đó bàn tay phải của lão cảm nhận sức nặng của sợi dây có phần khang khác trước khi lão thấy độ nghiêng của nó thay đổi trên mặt nước. Rồi khi giữ chặt sợi dây, đập nhanh và mạnh bàn tay trái vào đùi, lão thấy sợi dây chênh chếch từ từ nổi lên.
“Nó đang trồi lên”, lão nói.
“Thôi nào tay. Hãy cố lên”. Sợi dây cứ lững thững, điềm tĩnh nhô lên và lúc mặt biển vỡ toang phía trước thuyền, con cá tung mình lên. Nó nhô lên bất tận, nước đổ ròng ròng từ hai bên lườn. Thân hình bóng nhẫy trong ánh nắng; đầu và lưng màu tím sẫm; trong ánh nắng, những đường sọc hai bên mình nó nom đồ sộ, phớt hồng. Cái kiếm của nó dài bằng cây gậy bóng chày, thon như một lưỡi kiếm; nó vươn hết độ dài thân hình lên khỏi mặt nước rồi nhẹ nhàng lao xuống như một tay thợ lặn; ông lão nom thấy cái đuôi hình lưỡi hái đồ sộ chìm xuống và sợi dây câu lại hút theo.
“Nó dài hơn chiếc thuyền chừng năm sáu tấc”, ông lão nói. Sợi dây tuồn nhanh xuống, nhưng đều đặn, chứng tỏ con cá không hề hoảng sợ. ông lão dồn cả hai tay hãm sợi dây nhưng chỉ trong mức an toàn, tránh để bị đứt. Lão biết, nếu lão không kìm chậm tốc độ của con cá thì nó có thể lôi tuột hết cả dây và bứt đứt. Chú cá thật kiêu hùng và mình phải chinh phục nó, lão nghĩ. Ta phải không để nó biết rằng nó khỏe cũng như nếu nó cứ bơi hoài như thế thì nó cũng sẽ chẳng mảy may biết chuyện đã gây ra cho ta. Nếu ta là nó thì ta sẽ dốc hết sức bình sinh kéo cho dây câu đứt tung hết cả lên. Nhưng, tạ ơn Chúa, loài vật thì chẳng thông minh bằng kẻ tiêu diệt chúng; mặc dù chúng cao thượng và hùng tráng hơn. ông lão đã từng thấy nhiều cá lớn. Lão đã tận mắt chứng kiến nhiều con cân nặng hơn nửa tấn và trong đời chính lão cũng đã bắt được hai con lớn như thế, nhưng không phải chỉ một mình.
Giờ đây, chỉ mình lão, đất liền lại khuất xa tầm mắt mà lão lại tóm được con cá lớn nhất, một con cá lão chưa từng thấy và lớn hơn cả những con được cánh chài lưới truyền tụng, trong lúc bàn tay trái của lão vẫn quắp chặt như cái vuốt của con đại bàng lúc co vào. Dẫu sao thì nó cũng sẽ khỏi, lão nghĩ. Chắc chắn nó sẽ duỗi ra để giúp bàn tay phải. Có ba thứ là anh em ta: con cá và hai bàn tay. Nó phải thôi cái thói chuột rút ấy đi. Bị chuột rút thì chẳng còn chút giá trị gì nữa. Con cá lại giảm tốc độ và tiến đều đều như trước. Mình thắc mắc tại sao nó lại nhảy lên nhỉ, lão nghĩ. Nó nhảy lồng lên như thể nó để mình biết nó lớn nhường nào. Dẫu sao thì bây giờ mình đã biết; lão nghĩ. Giá mà mình có thể cho nó thấy mình thuộc loại người nào. Nhưng ngộ nhỡ nó nhìn thấy bàn tay bị chuột rút. Cứ để cho nó nghĩ mình khỏe hơn chính bản thân mình và mình sẽ là như thế. oeớc gì ta là con cá, lão nghĩ, với mọi phẩm chất nó có chỉ trừ khát vọng và trí tuệ của ta. Lão lựa chiều tựa người thoải mái hơn vào mạn thuyền, rán sức chịu đựng trọng lực dồn tới khi con cá bình thản bơi va con thuyền chầm chậm trôi trên làn nước thẫm. Khi gió từ hướng Đông thổi lại, mặt biển khẽ cồn lên và đến trưa, bàn tay trái của lão hết bị chuột rút.
“Tin xấu cho mày đây, cá”, lão nói và dịch sợi dây trên chiếc bao phủ vai lão. Đã chọn được tư thế thoải mái nhưng lão vẫn thấy đau nhức dẫu cho lão chẳng bận tâm đến cơn đau ấy tí nào.
“Mình vô thần”, lão nói.
“Nhưng mình sẽ đọc mười lần bài kinh Lạy Cha và mười lần bài kinh Mừng Đức Mẹ để mình có thể bắt được con cá này và mình hứa mình sẽ hành hương đến nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh xứ Cobre nếu mình bắt được nó. Mình xin hứa như thế”. Lão bắt đầu máy móc đọc kinh. Đôi chỗ, do quá mệt nên lão không thể nhớ bài kinh rồi tiếp đó lão đọc nhanh đến nỗi bài kinh như động ùa ra. Kinh Mừng Đức Mẹ dễ đọc hơn kinh Lạy Cha, lão nghĩ.
“Kính Đức Mẹ Maria ơn sâu, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phước lạ hơn mọi phụ nữ và Jesus cùng Bà gồm nhiều phước lạ. Thánh nữ Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội bây giờ và trong giờ lâm tử. Amen”. Rồi lão đọc thêm:
“Đức Mẹ Đồng Trinh đầy phép lạ, cầu cho con cá này chết đi. Dẫu cho nó có là chú cá siêu phàm”. Đọc xong mấy bài kinh của mình, cảm thấy đỡ hơn nhiều nhưng cơn đau nhức vẫn nguyên như cũ, có lẽ lại tăng thêm chút ít, lão tựa vào mạn mũi thuyền và bắt đầu máy móc cử động mấy ngón tay ở bàn tay trái. Bây giờ mặt trời nóng bức dẫu cho cơn gió nhẹ đang thoảng qua.
“Tốt hơn là ta móc lại sợi dây câu nhỏ ấy rồi thả qua đuôi thuyền”, lão nói.
“Nếu con cá quyết định nán thêm một đêm nữa thì mình cần có cái để ăn, vả lại trong chai, nước sắp hết rồi. Nơi này mình không hy vọng bắt được loài nào khác ngoài cá dorado. Nhưng nếu mình ăn lúc nó còn tươi rói thì thịt nó cũng không đến nỗi tồi. Mình ước tối nay một con cá chuồn bay lạc lên thuyền. Nhưng mình không có đèn để dụ nó. Thịt cá chuồn ăn sống thì tuyệt cú mèo và mình sẽ không cần cắt ra. Giờ thì mình phải giữ gìn sức lực. Lạy Chúa, mình không biết nó lớn quá”.
“Nhưng ta sẽ giết nó”, lão nói.
“Dẫu cho con cá có vĩ đại và kiêu hãnh đến nhường nào”. Dẫu sao thì cũng thật bất công, lão nghĩ. Nhưng mình phải cho con cá thấy những gì con người có thể làm và khả năng chịu đựng của hắn.
“Mình đã bảo thằng bé, mình là lão già kỳ lạ”, lão nói.
“Giờ là lúc mình phải chứng minh điều đó”. Đã hàng ngàn lần lão chứng minh nhưng rồi cũng chẳng có nghĩa lý gì. Bây giờ lão lại đang chứng minh. Mỗi lần đều mới mẻ và lão chẳng hề nghĩ về quá khứ khi lão làm điều đó. Mình mong nó ngủ và mình có thể ngủ và mơ về những con sư tử, lão nghĩ. Tại sao đàn sư tử lại là hình ảnh đậm nét nhất trong ký ức? Đừng nghĩ nữa, lão già ạ, lão tự nhủ. Bây giờ hãy tựa vào mạn thuyền nghỉ ngơi một lát và đừng nghĩ ngợi về bất cứ điều gì cả. Con cá thì mải kéo. Còn mày thì hạn chế di chuyển đến mức có thể.
Trời dần sang chiều, con thuyền vẫn lừ đừ tiến một cách vững chắc. Nhưng giờ thì đã xuất hiện trợ lực, gió Đông đẩy thuyền đi và ông lão nhấp nhô theo những con sóng nhỏ, nỗi nhức nhối của sợi dây hằn trên lưng đã dịu đi, mềm mại. Trong buổi chiều ấy, sợi dây lại nổi lên một lần nữa. Nhưng con cá vẫn tiếp tục bơi ở tầng nước cao hơn một tí. Mặt trời rọi lên cánh tay trái, vai và lưng lão. Vậy nên lão biết con cá đã chuyển sang hướng Đông Bắc. Bây giờ, khi đã trông thấy nó, lão có thể hình dung con cá đang bơi trong đại dương, bộ vây đỏ hồng dang rộng như đôi cánh, còn cái đuôi dựng đứng đồ sộ đang rẽ nước trong vùng tối đen. Mình không biết nó có nhìn rõ ở độ sâu ấy không, lão nghĩ. Mắt nó to lắm và loài ngựa mắt nhỏ hơn nhiều vẫn có thể nhìn xuyên qua bóng tối. Có hồi mình có thể nhìn khá rõ trong bóng tối. Không phải tối đen kịt đâu. Nhưng có thể nói là sáng gần như mắt mèo. Mặt trời và việc cử động bền bỉ mấy ngón tay của lão đã làm bàn tay trái giờ đây hoàn toàn hết bị chuột rút và lão bắt đầu dồn thêm áp lực lên nó; lão gồng các bắp thịt trên lưng cố nhích sợi dây đau điếng sang một tí.
“Cá này, nếu mày không mỏi mệt”, lão nói lớn,
“thì mày quả thật đúng là dị thường”. Lúc này, lão cảm thấy rất mệt, lão biết bóng tối sắp ập đến và lão cố nghĩ sang chuyện khác. Lão nghĩ về Liên đoàn Big mà lão gọi là Gran Ligas và lão biết đội Yankee của New áork đang đấu với đội Tigres của Detroit. Bây giờ đã sang ngày thứ hai mà mình không biết kết quả các trận đấu, lão nghĩ. Nhưng mình phải tin tưởng và phải xứng đáng với tài danh Di Maggio vĩ đại, người luôn xử lý mọi việc hoàn hảo dẫu cho phải mang cái gót chân đau vì chứng nẻ cựa gà. Chứng nẻ cựa gà là gì nhỉ? Lão tự hỏi. Una espuela de Hueso. Chúng mình không mắc bệnh ấy. Nó có đau như cựa của một chú gà chọi đâm vào gót chân không nhỉ? Mình không nghĩ mình có thể chịu đựng được điều ấy hay việc mất một mắt, hai mắt mà vẫn tiếp tục chiến đấu theo kiểu của đám gà chọi. Bên cạnh giống chim và loài thú vĩ đại thì con người chẳng thấm tháp gì nhiều. Vậy nên mình thích làm con cá ở dưới kia, lội trong vùng tối đen của đại dương.
“Miễn là đừng gặp lũ cá mập”, lão nói lớn.
“Nếu cá mập đến, cầu Chúa hãy rủ lòng thương lấy con cá và cả con nữa”. Mày có chắc Di Maggio vĩ đại sẽ cầm cự với một con cá lâu như tao đã cầm cự với chú cá này không? Lão nghĩ. Mình nghĩ anh ta có thể và thậm chí có thể lâu hơn nữa bởi anh ta trẻ trung, cường tráng. Cha anh ta cũng là dân chài lưới. Nhưng cái chứng nẻ cựa gà có làm anh ta đau nhiều không nhỉ?
“Ta không biết”, lão nói lớn.
“Ta không bao giờ mắc cái chứng ấy”. Khi mặt trời lặn, lão hồi tưởng, để tự củng cố thêm niềm tin, về cái hôm ở quán rượu tại Casablanca khi lão chơi vật tay với anh chàng da đen lực lưỡng quê ở Cienfuegos, người được xem là khỏe nhất ở cảng ấy. Hai người đấu suốt một ngày và một đêm; khuỷu tay đặt trong vòng phấn trên bàn, cánh tay dựng thẳng, hai bàn tay nắm chặt lấy nhau. Người nào cũng cố vật tay của đối thủ xuống bàn. Người ta đặt cược rất nhiều và cứ đi vào đi ra căn phòng sáng ánh đèn dầu; lão nhìn cánh tay, bàn tay rồi nhìn mặt anh chàng da đen. Sau tám giờ đầu, người ta quyết định cứ bốn tiếng thì thay trọng tài để họ có thể đi ngủ. Máu từ tay lão và tay anh chàng da đen tứa ra kẽ móng tay. Hai đấu thủ nhìn vào mắt, vào bàn tay, cánh tay của nhau; dân đánh cược cứ ra ra vào vào và ngồi trên những chiếc ghế cao tựa vào tường theo dõi. Mấy ngọn đèn hắt bóng họ lên những bức tường gỗ sơn màu xanh biếc. Bóng tay da đen nom đồ sộ, cứ chập chờn trên vách mỗi khi gió nhẹ lùa vào mấy ngọn đèn. Suốt đêm, tình thế trận đấu vẫn chưa ngã ngũ, người ta cho tay da đen uống rượu rum và châm thuốc mời hắn. Rồi thì anh chàng da đen, sau ngụm rum đã dốc hết nỗ lực phi thường và có lúc đã đè nghiêng tay lão, người lúc ấy chưa già mà là Santiago EL Campeón, chừng bảy phân. Nhưng lão đã đẩy bật trở về vị trí ban đầu. Lúc đó lão chắc là lão sẽ thắng tay da đen, một vận động viên điền kinh cừ khôi, sung sức. Rồi ngày ló rạng, khi những người cá cược đang đề nghị xem trận đấu là hòa và trọng tài đang lắc đầu thì lão dồn hết gân cốt đè bàn tay của anh chàng da đen xuống, xuống nữa cho đến khi chạm hẳn mặt bàn. Trận đấu bắt đầu vào sáng chủ nhật và kết thúc vào sáng thứ hai. Nhiều tay cá độ đề nghị hòa vì họ phải ra cảng bốc vác các bao đường hay làm việc cho Công tá than Havana. Nếu không thế thì mọi người hẳn muốn đợi xem cho đến lúc kết thúc. Nhưng dẫu sao thì lão cũng kết thúc trận đấu trước lúc mọi người phải đi làm. Trong suốt thời gian dài sau sự kiện ấy, mọi người đều gọi lão là Nhà Vô Địch; dĩ nhiên còn có cả trận phục thù vào mùa xuân nữa kia. Nhưng tiền đặt cược không nhiều và lão đã chiến thắng quá dễ dàng bởi đã đập tan lòng tin của tay da đen ở Cienfuegoạ trong trận chạm trán đầu tiên. Sau chiến thắng ấy, lão còn đấu vài trận nữa rồi nghỉ hẳn. Lão biết lão có thể đánh bại bất cứ ai nếu lão thực sự khao khát và lão cũng hiểu rằng bàn tay phải của lão sẽ kém đi khi câu cá. Lão đã thử vài trận đấu luyện với bàn tay trái. Nhưng tay trái lão luôn là kẻ phản bội, không chịu làm theo ý chí lão nên lão không thể tin cậy nó. Lúc này, mặt trời đã làm nó đủ ấm, lão nghĩ. Nó sẽ không bị chuột rút nữa nếu ban đêm không bị lạnh quá. Mình không rõ, đêm nay chuyện gì sẽ đến đây. Một chiếc máy bay vượt qua bầu trời trên đường đến Miami, lão thấy cái bóng của nó làm cả đàn cá chuồn hoảng sợ.
“Nhiều cá chuồn đến thế thì ở đó chắc có cá dorado”, lão nói rồi trì sợi dây lại xem thử có khả năng đoạt được đoạn dây nào từ con cá kia không. Nhưng lão không thể, nó cứ trơ trơ, sợi dây rung rung bắn cả nước cơ hồ như sắp đứt. Chiếc thuyền vẫn bình lặng tiến về phía trước và lão dõi theo chiếc máy bay cho đến khi không còn nhìn thấy nó. Ngồi trong máy bay chắc là lạ lắm, lão nghĩ. ở độ cao ấy, mình không biết mặt biển trông ra sao? Họ có thể thấy rõ con cá nếu không bay cao quá. Mình thích bay thật chậm ở độ cao hai trăm sải để quan sát cá từ trên cao. Những lần theo thuyền săn rùa, mình đứng trên xà ngang của cột buồm tiền và chỉ với độ cao ngần ấy mình cũng đã nhìn rõ ra phết. Đám cá dorado trông xanh hơn từ trên đấy và bạn có thể nhìn thấy những đường sọc, những đốm đỏ tía trên mình chúng và có thể thấy hết cả đàn khi chúng bơi. Tại sao tất thảy các loài cá bơi nhanh trong vùng nước tối thì lưng lại tím sẫm và luôn có vằn và đốm tím? Loài cá dorado có màu xanh thẫm là vì da chúng vàng ruộm. Nhưng khi chúng đi kiếm mồi, vào những lúc đói ngấu thì mấy cái vằn tím hai bên lườn trông giống hệt như vằn của loài cá kiếm. Có phải là do giận dữ hay là do tốc độ lớn mà da chúng có hiện tượng ấy?
Ngay trước khi trời tối, lúc vượt qua đảo rong biển Sargasso mênh mông đang ngả nghiêng dập dềnh trong sóng nhẹ như thể đại dương đang làm tình với ai đó dưới cái mền vàng, thì sợi dây câu nhỏ của lão đã móc vào họng một con cá dorado. Lão thấy nó lần đầu tiên khi nó nhảy lên mặt nước, vàng ruộm trong sắc nắng còn nán lại, uốn cong mình vẫy vùng loạn xạ trong không trung. Nó lại cứ tiếp tục lao lên, lần nữa, rồi lần nữa trong cơn...

<< 2 3 4 5 6 ... 8 >>

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Gà Mượn Màu Vịt Gà Mượn Màu Vịt
Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau
Cây Lúa Mạch Cây Lúa Mạch
Con Lợn Ống Tiền Con Lợn Ống Tiền
Giăng Bị Thịt Giăng Bị Thịt

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status