nữa. Sẽ không bao giờ xảy ra đâu. Chính anh đã từng nói anh sẽ không thích tôi kia mà.
- Vì lúc trước tôi chưa hiểu em.
- Nếu hiểu tôi rồi thì anh sẽ không dám đến gần tôi đâu. Tôi đáng kinh tởm lắm!
- Rốt cuộc là chuyện gì? Không nói ra thì làm sao mà giải quyết?
- Tôi chính là kẻ suýt làm anh bị đánh chết đó. Là tôi đã yêu cầu Ken làm như thế đó. Được chưa? Tôi tốt với anh sau khi anh bị tai nạn thì cũng vì như thế đó được chưa? Tôi rất nguy hiểm.
- Là cô à?
- Giờ thì anh đã rõ rồi đúng không? Dừng lại ở đây đi! Tôi không muốn anh hi vọng nhiều và thất vọng cũng nhiều. Quên tôi đi!
- Tôi có thể tha thứ… Đã nói tôi không quan trọng quá khứ mà.
- Nhưng tôi và anh cũng không hợp nhau. Anh chỉ là một ký giả quèn, 1 tháng lương của anh đủ cho tôi vui được trong bao lâu chứ? Anh chẳng có gì? Lãng mạn không, tiền bạc không, anh chả có gì nên tôi cũng chả nghĩ gì về anh nhiều cả. Anh biết không?
- Thật không ngờ… cô lại có thể giả vờ giỏi đến như vậy. Lại còn khinh khi người. Tôi quả thực nhìn lầm người rồi! Sai lầm lớn nhất của tôi là có tình cảm với một người xem trọng vật chất như cô. Xin lỗi, coi như tôi chưa nói gì đi nhé!
Vương Khang quăng bó hoa xuống đất rồi nhấn ga chạy thẳng. Nhã Trúc chảy hai hàng nước mắt nhìn theo, cô uất ức chạy vào nhà mà không nói gì cả. Lúc chạy đến cầu thang còn va phải Thanh Nhi. Trông thấy Nhã Trúc mặt mũi lem luốc, nước mắt chảy dài, Thanh Nhi nói:
- Sao vậy Trúc? Có chuyện gì vậy em?
- Chị dang ra đi. Không muốn nói chuyện với chị.
- Trúc, cẩn thận đấy.
Ông Minh bước ra vì nghe tiếng ồn. Thấy Thanh Nhi bị xô ngã, ông giật mình:
- Chuyện gì thế?
- Anh xem Nhã Trúc thế nào. Hình như nó khóc.
- Em về phòng nghỉ đi. Không biết giữ gìn gì cả.
- Không sao mà.
Nhã Trúc khóc nức nở, một tình yêu chuẩn bị chớm nở cô đã chủ động gạt bỏ nó. Vương Khang cũng bỏ đi trong uất nghẹn, anh suýt nữa đã va xe vào container chạy với tốc độ kinh hoàng. Vương Khang biết mình đã thất bại thật sự. Lần đầu tỏ tình và thất bại một cách ê chề, lại còn bị hạ nhục. Lòng tự trọng của một đứa con trai đã bị tan biến hoàn toàn. Vương Khang đứng giữa đường, đột ngột hét to:
- Tôi hận tất cả con gái giàu sang!!!!!!
Chap 25:
Thư đứng trước một cổng làng cổ kính ở Đường Lâm – Ba Vì. Vốn là người Hà Nội nhưng Thư có cả một tuổi thơ nhiều kỷ niệm vui lắm kỷ niệm buồn tại vùng đất ngoại thành cổ kính này. Nằm cách xa thành phố nhộn nhịp Hà Nội, tuổi thơ bên gốc đa, những bức tường gạch ngói cổ, con đường rợp bóng cây, vàng rợp cả một vùng vào mùa gặt. Tuổi thơ là vậy đó, êm đềm, đẹp, nhưng hơi buồn. Thư đang đi bộ dọc theo con đường để trở về căn nhà của cô gắn bó từ lúc mẹ cô bước thêm bước nữa.
Vốn được sinh ra ở thủ đô đất chật người đông, vài tuổi đầu, Thư đã không còn ba. Mẹ cô chỉ có duy nhất mình cô và ngoài cô ra thì bà cũng chẳng còn gì với đồng lương nhà nước, bà đã quay về quê mình và kết duyên cùng một người đàn ông cùng làng. Vùng đất Đường Lâm quả thực là một nơi xứng đáng để du sơn ngoạn thủy, nhưng những ngày tháng còn nhỏ của Minh Thư, cô phải chứng kiến bằng đôi mắt của đứa trẻ trước cảnh ba mẹ cãi nhau, những trận đánh nhau quyết liệt và cô luôn phải là người bôi thuốc cho mẹ, cuộc sống khó khăn, kinh tế gia đình không đủ trang trải buộc cả hai luôn trong tình thế căng thẳng, đối đầu nhau về lí tưởng. Dù ông ta chưa bao giờ ngược đãi Thư nhưng trong một lần say xỉn, Thư suýt đã bị ông làm nhục. Từ đó cô bỏ nhà đi hẳn lên Hà Nội tá túc nơi ký túc xá của trường, chỉ liên lạc với mẹ qua thư từ và những lần bà lặn lội ra thủ đô tìm thăm. Với một sức học vượt bậc, Thư thừa khả năng nhận học bổng trang trải việc học hành và sinh sống. Tính đến nay, cô đã bỏ nhà đi 8 năm rồi. Khoảng thời gian về thăm nhà chưa qua 24 tiếng, số lần chưa đầy 10 ngón tay…
Dòng suy nghĩ ngừng lại, Thư dừng lại trước ngôi nhà cuối làng, trông nó mỗi lúc một cổ kính hơn, và dĩ nhiên là ngày càng ọp ẹp. Một người đàn ông bước ra, trông ốm yếu và khá bệnh hoạn giương đôi mắt nhăn nheo nhìn Thư:
- Minh Thư, là con phải không?
Minh Thư lạnh lùng nhìn người đàn ông đó, nói cụt ngủn:
- Mẹ tôi đâu?
- Mẹ con đang ở sau nhà. Con vào nhà ngồi xơi nước, đi đường chắc mệt lắm hả con? Mẹ con nhớ con lắm đấy!
- Đừng có giả nhân giả nghĩa, ông quan tâm đến mẹ tôi bao nhiêu cơ chứ.
Thái độ khó chịu của Minh Thư làm người đàn ông chững lại, thôi niềm nở nữa. Minh Thư ra phía sau nhà, đã bao nhiêu năm rồi mà căn nhà này chẳng có thay đổi gì. Cô cũng thật vô tâm, một mình hưởng thụ với những xa hoa mà quên mất mình còn người mẹ này. Bà vẫn cặm cụi tưới từng luống rau xanh, bên kia là đàn gà kêu ríu rít vì đói. Thư chỉ đứng nhìn, cô suýt rơi nước mắt khi mẹ cô vẫn cực nhọc như ngày nào. Bà quay lại nhìn, rơi cả thùng xách nước:
- Cái Thư, là con phải không?
Minh Thư mím môi, cô chỉ đứng yên để bà chạy lại và ôm chặt Minh Thư. Thư nói lí nhí:
- Con về thăm mẹ…
- Mẹ nhớ con lắm. Sao lâu rồi con không về với mẹ?
- Con… con bận ạ!
- Xem nào, tội nghiệp con gái tôi, sao con gầy thế kia? Ăn uống qua quýt lắm hở con?
Thư chỉ nhẹ nhàng lắc đầu. Hai mẹ con dìu nhau vào nhà, bà nói:
- Có con về mẹ mừng lắm, hôm nay mẹ phải thịt con gà mái tơ đãi con nhá!
- Ăn gì cũng được ạ!
Cảm giác về nhà thật khác lạ, mái nhà này hoàn toàn chả là gì so với căn hộ cao cấp ở Sài Gòn, thậm chí còn thua những ký túc xá trường học. Tuy nhiên, nơi này khác với những nơi ấy, vì đối với Thư, nơi này có mẹ. Đã lâu rồi cô mới có thể nói giọng Bắc với gia đình, Thư thích nói bằng giọng Bắc hơn, tuy nhiên, để chứng tỏ mình không lạc lõng trước cả một tập thể là chuyên gia soi mói, dòm ngó của tòa soạn vốn có thành kiến với Thư, cô muốn mình không khác mọi người nên nói giọng miền Nam.
Thanh Nhi gõ cửa phòng Nhã Trúc, gõ mãi không thấy ai trả lời nhưng lại không khóa nên cô đẩy vào. Nhã Trúc vẫn còn đang ngủ, trên giường của cô đồ đạc quăng tùm lum, vali thì mở toang. Thanh Nhi thấy lạ, cô gọi Nhã Trúc dậy:
- Dậy đi em, hôm nay anh trai em về nhà dùng bữa cùng gia đình đấy. Ba em muốn có một bữa ăn gia đình đúng nghĩa.
- Anh hai về nhà à?
- Phải.
- Được rồi, em sẽ xuống sau.
Nhã Trúc dụi mắt ngồi dậy, Thanh Nhi định quay bước đi, nhưng cô lại hỏi:
- Em định đi đâu à?
Nhã Trúc nhìn Thanh Nhi rồi lại nhìn đồ đạc xung quanh, cô cáu kỉnh:
- Không phải chuyện của chị.
Trình Can quả là đã về nhà như đúng lời Thanh Nhi nói, bữa ăn thịnh soạn quá chừng, ông Minh ngồi giữa bàn nhìn hai đứa con ngồi hai bên. Nhã Trúc thì vẫn đang dụi mắt vì say ngủ còn Trình Can thì vẫn trở về cái chất ban đầu, công việc là số 1, cứ ngồi lướt web mãi. Ông Minh nói:
- Hai con có xem đây là bữa ăn gia đình không vậy?
- Chuyện gì ạ?
- Đề nghị hai đứa tập trung vào.
-
It’s okay!
Nhã Trúc cười dí dỏm:
- Anh hai nói lại được câu đó tức là đã trở lại bình thường rồi.
- Anh lúc nào mà chả bình thường hả cô em?
- Mấy ngày nay anh trú ở khách sạn nào thế? Em có ghé tìm anh mấy lần mà anh có ở nhà đâu. Điện thoại cũng tắt nguồn suốt.
Trình Can hơi rối, anh chàng gãi đầu:
- Ừ thì… Anh đi đây đó cho khuây khỏa. Giờ thì ổn rồi.
- Nhưng mà là đi đâu? Em cũng đang cần chỗ để khuây khỏa đây này.
- Em và cậu ký giả có chuyện à? Sao lại cần chỗ khuây khỏa nhỉ?
- Anh này, đừng chọc em.
Nhã Trúc đỏ mặt, Trình Can thì cười đùa trông như có vẻ anh chàng đã ổn. Ông Minh nói:
- Con không sao chứ?
- Bình thường mà ba.
- Phải học cách đối mặt với sự việc, đừng hở tí là leo lên xe và nhấn ga coi thường mạng sống như ngày hôm đó.
- Con biết thưa ba. Con sẽ rút kinh nghiệm.
- Bộ anh định bị gái bỏ lần hai mới chịu sao?
- Ranh con!
Nhã Trúc cười vui vẻ, ông Minh nói tiếp:
- Minh Thư đã xin nghỉ phép dài hạn, giữa hai đứa có chuyện gì thì ba không muốn hỏi nhiều nhưng tại sao hôm đó con lại quay sang trách móc Kỳ Tuấn giữa đám đông thiên hạ như vậy? Có mặt mẹ nó ở đó nữa. Con làm mất mặt cả hai gia đình ta. Giờ ngoài kia đang đồn ầm lên chuyện con và thằng Tuấn vì phụ nữ mà trở mặt nhau kìa. Cho ba một lời giải thích đi chứ?
- Ba đã nói là chuyện của con ba không muốn dính líu kia mà.
- Ba hỏi chuyện của con và thằng Tuấn.
- Nó luôn là kẻ phá hoại. Ba quen 6 câu đó hả ba?
- Ba không muốn chúng ta cãi nhau, nhưng tại sao chúng ta lại cứ phải rống cổ lên mà cãi nếu Kỳ Tuấn xuất hiện trong câu chuyện của chúng ta.
- Bây giờ con nói rõ cho ba biết, con không hiểu hết nguyên nhân Minh Thư từ hôn với con, nhưng con biết là một phần nó nhúng tay vào đó. Con chắc chắn với ba đấy!
- Thế thì con định làm gì? Định trả đũa và gieo thù hận cho nhau suốt cuộc đời à?
- Ba dạy con cách phải nhường nhịn. Con biết đó là một bài học hay nhưng con không đời nào nhường nhịn thằng đó. Con hứa sẽ trả lại cho nó hậu quả nếu con biết thực sự nguyên nhân.
- Con bé Minh Thư từ hôn, nếu có chăng một phần là vì Kỳ Tuấn thì con cũng nên suy ra phần còn lại là con không đủ bản lĩnh giữ lấy mối quan hệ đó, tình yêu mà có bền chặt, vĩnh cửu đến đâu thì không có bất cứ sự phá hoại nào ngăn cấm đâu con trai.
- Như ba với mẹ đó ư?
- Con lớn rồi đấy Trình Can, nói năng đàng hoàng một tí đi!
- Con hiểu sao thì nói vậy thôi. Mình tiếp tục bữa cơm này đi.
Cả hai bắt đầu dịu lại thì Nhã Trúc mới lên tiếng:
- Ba và anh hai, con có chuyện muốn nói!
- Nói đi, hôm nay bày đặt nhỏ nhẹ nữa hả?
Trình Can uống chút nước rồi bĩu môi trêu chọc. Nhã Trúc khá trịnh trọng và nói:
- Con vẫn còn bảo lưu kết quả học tập ở Hong Kong.
- Rồi sao?
- Con vẫn còn 1 năm học cao đẳng.
- Thiết kế thời trang của con đó hả?
- Vâng. Con nghĩ con sẽ quay về và tiếp tục học. Cho tới lúc tốt nghiệp!
- Ngoan vậy ta! Anh có nghe nhầm không?
- Em không muốn vào công ty của anh hai theo diện anh em đâu. Em sẽ vào bằng thực lực của mình.
- Thế thì tốt. Anh đồng tình.
Ông Minh hơi dịu giọng:
- Con sẽ về Việt Nam khi học xong chứ?
- Có lẽ.
- Cho ba một cái gì đó chắc chắn đi.
- Con sẽ về thăm ba và anh thường xuyên.
- Bao giờ con đi?
- Nhanh thôi ạ. Con sẽ cho mọi người cơ hội tiễn ra sân bay mà.
- Cái này giống chạy trốn tình yêu quá!
Trình Can dí dỏm cười, còn Nhã Trúc thì chỉ tủm tỉm và tiếp tục ăn, bữa ăn được kết thúc trong vui vẻ mà không còn nhiều tiếng cãi cọ…
Kỳ Tuấn đọc tin nhắn, anh chàng lái xe đến chỗ hẹn và trông thấy Vương Khang đang ở đó. Vỗ vai anh chàng công tử bột, Kỳ Tuấn dè bĩu:
- Sao? Tôi đúng quá hả?
- Ừ. Kết quả không sai tí nào. Tôi thất bại ê chề. Tôi phải chung độ.
- Đã cá gì đâu mà chung. Dẹp lấy tiền mà chuẩn bị kế hoạch chinh phục lần hai đi.
- Giữa tôi và cô ấy đã khơi lại vết nứt quá sâu rồi.
- Chuyện gì?
- Tôi thù nhất con gái đụng đến chuyện phân giai cấp. Tôi sẽ không bao giờ yêu loại con gái phân biệt giai tầng trong xã hội. Không đời nào đâu!
- Sao lại quá đề cao tự trọng của cậu như thế? Nó đâu có lợi ích gì?
- Vì tôi là đàn ông. Đàn ông mà không có lòng tự trọng thì sống làm gì nữa? Biết viết chữ nhục thế nào không?
- Đôi khi tự trọng quá thì quay lại mình chẳng có gì. Nếu cậu quá đề cao chữ nhục thì làm gì có câu lùi một bước tiến hai bước chứ.
- Tôi không phải là anh. Anh chịu đựng sĩ nhục quá tuyệt vời.
- Như cậu thấy đấy, nếu tôi không chịu đựng sĩ nhục vài lần như vậy thì đâu có những kết quả mà tôi muốn đạt được.
- Anh cho rằng sếp hủy hôn là vì anh?
- Tại sao không?
- Giỏi thật. Tôi cứ tưởng ngày hôm đó con trai của chủ tịch quá khích nên lao vào anh, nào ngờ anh ta có cơ sở làm như vậy.
- Tôi không nói ra thành quả của tôi để dạy cậu làm một việc gì đó. Vì chúng ta không giống nhau, nhưng tôi vẽ cho cậu một con đường tắt, tức là tôi muốn cậu tìm tiếp một con đường tắt và ngắn hơn để thực hiện điều chúng ta mong muốn.
- Tôi phải quay lại để đeo đuổi cô ấy cho tới khi thành công ư?
- Nếu cậu muốn có được tình yêu thật sự.
Cả hai cùng cạn chai bia đầy, Vương Khang mỉa mai:
- Nhưng tôi không nghĩ cái chiêu lùi một bước tiến hai bước của anh là để có được tình yêu. Người như anh thì khái niệm về tình yêu chắc chắn sẽ bị bóp méo đi rất nhiều.
- Cậu chưa thấy Thái Kỳ Tuấn này trổ tài kia mà.
- Vậy tại sao chưa thực hiện?
- Chỉ có điều, tôi không biết phải tìm cô ấy ở đâu.
Nhã Trúc nghĩ về Vương Khang, chẳng có vật gì để nghĩ về anh ngoài những ký ức đã từng có bên anh. Đó không phải một hotboy, cũng chẳng thể là một anh chàng hoàn hảo có thể cho Trúc thứ cô thích. Tình cờ đi ngang đúng chỗ gắp gấu bông hôm nào. Con gấu bông màu hồng mà Trúc thích có lẽ đã làm nhiều cô gái thích giống cô chán ngấy bởi không thể gắp được. Nó quá khó hay vì không ai thực sự thích con gấu này nhiều như Thư. Cô chợt nhìn vào con gấu bông với vẻ nuối tiếc, Vương Khang cũng đã từng thử nhưng anh cũng chẳng mảy may quan tâm đến điều cô yêu thích. Phải thôi, đã là gì của nhau đâu. Nhã Trúc nhìn một chút nữa rồi bỏ đi…
Vương Khang cũng đi đến nơi này, mọi người có vẻ lạ lẫm nhìn khi anh chàng thắt cravat, đi giày Tây mà lại đứng tòng ngòng nhìn cái chỗ gắp thú bông như thế này. Tuy nhiên, anh lại nhớ tới những lời lẽ nặng nề mà Nhã Trúc dành cho mình, Vương Khang cáu kỉnh tặc lưỡi bỏ đi, mặc dù hai tay đã xoạc vào túi quần định đi đổi thẻ. Anh có những ý định đi xa hơn với Nhã Trúc thật đấy nhưng có lẽ cần thời gian để anh bình tĩnh lại.
Bữa cơm gia đình tuy có ba người nhưng dường như chỉ nói chuyện một chiều, nếu bà mẹ không nói chuyện với đứa con gái thì ông chồng nói chuyện với bà vợ. Cũng có những câu hỏi một chiều nhưng Minh Thư không cần thiết phải trả lời. Bà Trầm hỏi cô con gái:
- Con ở chơi với mẹ lâu không?
- Dạ, ngày mai con đi ạ!
- Sao nhanh thế hả con?
- Dạ, con còn có việc ở Sài Gòn.
- Ừ. Mẹ cũng mừng vì con không ở luôn bên xứ Tây. Ít ra nếu còn mạnh khỏe mẹ có thể vào Nam thăm con.
- Mẹ vẫn còn khỏe mà.
- Thư này, con ăn đi.
Thấy tô cháo gà bốc khói, có màu xanh của hành chính giữa được rắc tiêu trông ngon cực kỳ, nhưng bát cháo vừa bưng tới mũi, Thư đã ôm miệng chạy ra phía sau nhà. Bà Trầm nhăn mặt chạy theo Minh Thư, trông thấy cô ói dữ dội, cứ ợ ngược lên, mặt mũi xanh xao. Bà xoa lưng cho con gái, Minh Thư ngại ngùng:
- Con không sao!
- Mẹ chỉ để hành nhiều một chút thôi mà. Lúc trước con vẫn ăn được chứ đâu có gì.
- Chắc có lẽ ở bên Mỹ quen…
- Đừng giấu mẹ, con có thai rồi phải không?
- Ơ… Đâu có đâu ạ!
- Con giống y như mẹ lúc mang thai, không chịu được gia vị nặng mùi. Thôi rồi, chính xác rồi!
- Mẹ này…
- Sao? Tác giả đứa bé là ai? Con bị lạm dụng tình dục hả? Hay là con bị…
- Mẹ à, không phải. Mẹ… bình tĩnh lại đi! Không, chỉ tại con muốn cho mẹ bất ngờ. Giấu mẹ để làm gì cơ chứ!
- Có thật vậy không? Không được giấu mẹ chuyện gì hết nhé!
- Vâng.
- Con gái mẹ không bao giờ thất hứa và nói dối.
- Tại sao mẹ không nghĩ con mang thai vì tình yêu mà lại sợ đó là một tai nạn?
- Vì con gái của mẹ giống mẹ nhiều lắm, luôn yếu mềm trước tình cảm. Mẹ sợ con sẽ khổ vì nhược điểm bị duy truyền từ mẹ.
- Không có đâu ạ.
Không thể ở nhà chơi lâu hơn dù Thư thích cảm giác yên bình nơi này, bởi vì ở cạnh mẹ lâu ngày, Thư sợ cô không thể giấu bất cứ nỗi tâm sự nào ắp đầy trong tim cô trước người mà cô tin tưởng và hiểu tính cô nhất. Thư đã cố giấu không để ai biết chuyện mình mang thai (nhưng sự thực người biết đã không còn sót lại ai trong tòa soạn), trước mẹ mình, không hiểu tại sao Thư lại muốn nói ra mọi thứ. Cô muốn nói rằng những ngày tháng mới biết mình mang thai cô chỉ muốn chết, khi tác giả của bào thai lại là kẻ cô vô cùng hận. Nỗi lo sợ của bà Trầm dành cho Minh Thư đã thành hiện thực. Cô vẫn thường tâm sự với mẹ những ngày còn nhỏ nhưng chuyện này có lẽ cô không nên để mẹ mình biết thì hơn. Bình minh lên, Thư đã ra đi. Bà Trầm tiễn cô ra đến đầu làng, mắt bà rưng rưng, Thư cũng muốn khóc. Cô ôm lấy mẹ và nói:
- Con sẽ đón mẹ vào Nam để chăm sóc cháu nếu mẹ muốn.
- Mẹ muốn biết bố của đứa trẻ là người như thế nào?
- Mẹ đoán đi!
- Mẹ tin anh ta là một người giỏi giang và có tài.
- Vì sao?
- Mới chinh phục được con.
Thư ôm mẹ một lần nữa rồi nói:
- Thưa mẹ con đi!
- Mẹ sẽ nhớ con lắm đấy.
- Vâng. Con biết.
- Cũng sắp làm mẹ con nít rồi, cẩn thận ăn uống nghe chưa.
- Dạ con nhớ rồi mà mẹ. Ở trong đó con không thiếu thốn gì, mẹ có gì cứ nói với con. Con sẽ gửi tiền về cho mẹ đều đặn hơn.
- Có dịp cần mẹ sẽ gọi.
Thư kéo vạt áo lên dụi mắt, cô cũng lau nước mắt cho bà Trầm rồi kéo vali mà đi. Cô bắt xe ra Hà Nội rồi mua vé máy bay về lại Sài Gòn. Ngồi trên máy bay, Thư cố chợp mắt một chút nhưng không được. Cô đặt tay lên bụng, vẫn còn quá sớm để biết đó là con trai hay con gái. Thư cũng không biết mình có mong chờ điều gì từ bào thai này hay không. Đến lúc xuống máy bay, về lại Sài Gòn đấy sức nóng của nhiệt huyết, nhộn nhịp và xinh đẹp, Thư xuống Taxi và đi bộ về nhà. Cô thầm nghĩ:
-“Kiếp này có lẽ Thượng Đế đã muốn mình giữ lại đứa trẻ. Mình đã cố tìm lấy cái chết nhưng vẫn được an toàn tính mạng của cả hai mẹ con. Có lẽ đó là một lời nhắn nhủ rằng mình sẽ phải đứng dậy mạnh mẽ hơn, mình sẽ phải đứng dậy từ nơi mình bị vấp ngã. Mình sẽ gieo lại nỗi đau cho những người trao cho mình nỗi đau. Mình sẽ không cần phải tình cảm với bất cứ ai nữa. Một nửa con tim này đã chết, chỉ còn một nửa con tìm còn sống vì tình mẫu tử mãnh liệt. Đứa trẻ có thể là con của bất kỳ người đàn ông nào, từ người mình hận nhất cũng không sao, nhưng một nửa dòng máu của nó là từ mình. Mình không được phép có những suy nghĩ bất lợi về đứa trẻ nữa…”
Dòng suy nghĩ ngừng lại, Thư trông thấy một bóng dáng người rất quen đứng dưới tầng trệt nhà cô. Thư kéo vali lại gần, và cô dừng bước. Người đó cũng quay lại và nhìn cô. Cả hai tiến lại gần nhau hơn, người đàn ông ấy ôm chặt lấy cô, Minh Thư chỉ buông lõng hai tay và mở đôi mắt vô cảm khi thân thể hai người chạm vào nhau…
- Em đã ở đâu suốt những ngày...