thế à?
- Đồ khốn…mày…
- Dừng lại ngay…
Tôi định vố nó thêm một đấm nhưng Lam Ngọc đã ngăn cản.
- Gì vậy, để Phong trừng trị nó đã!
- Đủ rồi đấy Phong, mọi người giờ này nhìn Phong chẳng khác gì kẻ điên sinh sự đâu, về trại lớp mình trước đi!
- Không đời nào, Ngọc tranh ra đi! Phong phải cho thằng bí thư này một bài học thích đáng đã.
Rồi tôi quay sang lườm nó:
- Mày đã hại tao ra nông nỗi thế này, hôm nay đừng có hồng mà chối tội…
- Chát…
Lần này không phải Lam Ngọc ngăn cản tôi, mà đó chính là Ngọc Lan. Ngay khi tôi định vung tay, nàng đã tát vào mặt tôi một cú tối trời. Tôi hoàn toàn mất hồn sau cú tát đó. Tôi nhìn nàng, nàng nhìn tôi. Nhưng trong ánh mắt của ngọc Lan, tôi có thể thấy một thứ gì đó đang rưng rưng chựt chờ tuông khỏi hàng mi cong vút của nàng.
Nàng mím môi nói như quát vào mặt tôi:
- Mình đã dặn Phong bao nhiều lần rồi, lúc nào cũng phải bình tĩnh giải quyết sự việc hết mà! Phong cứ như trâu điên thế kia có giải quyết được việc gì không? Hả?
- Phong…
- Đi đi, ra khỏi nơi này đi! Đừng có làm phiền người khác nữa!
- Nhưng…
- Không nhưng nhị gì hết, đi là đi!
Cuối cùng tôi cũng phải làm theo lời của nàng, lủi thủi đi cà nhắc ra khỏi khu trại cán bộ đoàn với sự giúp đỡ của Lam Ngọc. Đây là lần đầu tiên tôi thấy Ngọc Lan nổi cơn thịnh nộ như thế. Tôi đã làm gì sai chăng, mọi việc tôi làm đều vì nàng cả mà. Cái tát ấy không đau lắm nhưng nó đã làm trái tim tôi đau đến ứa máu. Chẳng lẽ nàng đã thích tên bí thư đó rồi à, tên đó là một tên đồi bại mà làm sao Ngọc Lan có thể thích nó được chứ, thật vô lý! Nhưng cái tát của Ngọc Lan là sự thật, 5 ngón tay vẫn còn đỏ hỏn in trên má tôi rát buốt.
Tôi về khu trại của lớp mình trong sự tò mò và hiếu kì của những đứa xung quanh và cả những đứa trong lớp tôi. Cũng may sao có thằng Toàn phởn và Khanh khờ ở đó đã giúp tôi giải tán bớt đám đông, nếu không thì chắc tôi lại gặp thêm một phiến toái mới rồi.
Vừa vào trại, tôi đã nằm vật vã ra miếng bạt lót với tâm trạng cực kì tồi tệ. Chiếc chân đau cộng với cái tát chát chúa của Ngọc Lan đã làm tôi bị đánh gục hoàn toàn. Tôi cứ nằm đó, chẳng nói được điều gì, trong đầu chỉ toàn những suy nghĩ tiêu cực đến nỗi tôi cứ tưởng có cả đám mây đen vây quanh tôi xám xịt.
Lam Ngọc đã ra ngoài đến trại y tế để tìm người chữa trị chiếc chân cho tôi nên giờ đây chỉ còn thằng Toàn và khành khờ ngồi cạnh tôi hỏi han, an ủi:
- Đã xảy ra chuyện gì vậy, tao chưa thấy mày tả tơi đến thế đấy!
- Dài dòng lắm mày ạ nhưng chung quy lại là do thằng bí thư đoàn trường đấy!
- Sao, mày đụng đến thằng bí thư đoàn trường ấy à?
- Nó là gì mà tao phải sợ nó chứ?
Thằng Toàn thở dài với bộ mặt cực kì chán nản:
- Mày có biết thân thế của nó ra sao không?
- Nhưng thế nào, cùng lắm là con nhà giàu phá phách chứ gì?
- Hơn nữa đấy, nó tên là Nghĩa, cha của nó là hiệu trưởng của trường này, quyền hành nó nắm trong tay chỉ đứng sau cha của nó. Nói túm lại mày không nên động chạm đến nó!
- Nếu vậy thì đứng nhìn nó tòm tèm Lanna à?
Đột nhiên thằng Toàn kinh ngạc:
- Sao mày vừa nói gì?
- Nó đang có ý xấu với Lanna, tao ngăn cản nó nên mới bị như thế này! Giờ tao phải làm sao đây?
- Chà, nghiêm trọng thế cơ à? Căng đây!
Toàn phởn chống cằm đăm chiêu.
- Thôi, tạm thời mày cứ tịnh dưỡng vết thương đi, Lanna cứ để tao với con Ngọc dòm chừng cho, thằng bí thư đó không làm quá được đâu!
- Chẳng còn cách nào à Toàn!
- Uầy, cách tạm thời là vậy! Để từ từ tao suy nghĩ đã, nó không phải tay mơ đâu!
Nhìn vẻ mặt suy tư của thằng Toàn lúc này tôi chắc rằng nó đang gặp một vấn để nan giải nhất từ đó đến giờ. Kua gái, hạ gục một thằng con nhà giàu vô dụng như thằng Vũ thì chẳng là gì với thằng Toàn cả, nhưng đằng này lại là con trai của thầy hiệu trưởng, vả lại nó còn rất mưu mô xảo quyệt, khó gấp mấy lần thằng Vũ thế kia nên không thể hạ gục nó trong một sớm một chiều được.
Chừng chốc sau Lam Ngọc cũng dẫn cô y tế đến, tất đều cả ra khỏi trại để cô ý tê có đủ khoảng không chữa trị chiếc chân cho tôi. Theo như cô ý tế nói, chân phải tôi đã bị gãy, cần lên bệnh viện để bó bột, nhưng tôi đã xin ở lại đến hết thời gian cắm trại vì tôi chẳng biết được trong thời gian tôi không có ở đây thằng Nghĩa sẽ làm gì Ngọc Lan nữa, vả lại chỗ gãy cũng không phải là nặng, chí ít tôi cũng không cảm thấy đau mấy khi đi lại nên cứ để thế đã.
Sau khi bó nẹp đâu vào đó, tôi lại nằm trong trại như thể một bệnh nhân bị liệt nửa người chẳng thể vận động được. Những suy nghĩ vẩn vơ lại nhảy nhót trong đầu tôi như những con bướm đêm cứ bay chập chờn qua lại trước mặt. Cái tát của Ngọc Lan bây giờ không còn đau nữa nhưng nó đã di căn vào tim và cả mắt tôi rồi. Tim tôi cứ đập, mắt tôi bắt đầu rỉ ra những giọt nước cay xè.
Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi khóc vì một người con gái kể từ lúc chia tay Hoàng Mai đến giờ. Những lời nói chua ngoa và cả cái tát này nữa, nó làm tôi cảm thấy thật đau đớn và bất hạnh. Bên ngoài người ta đã bắt đầu tổ chức những trò chơi để các thí sinh tham gia, Toàn phởn, bé Phương, Khanh khờ và cả những đứa con gái khác đều rời khỏi trại để đi xem hoặc tham gia hết rồi, chỉ còn mình tôi trong trại này với một nhiệm vụ trông chừng đồ đạc bất đắc dĩ.
Không gian xung quanh tôi đầy ấp những tiếng cười nói vọng vào nhưng mặc nhiên
chẳng có ai bên cạnh tôi cả. bạn bè thì vẫn là bạn bè, bạn thân cũng vậy, chẳng có ai có thể bên ta mãi được, có một lúc nào đó ta sẽ phải tự mình vượt qua khó khăn trước mắt. Đó chính là những thử thách giúp ta trưởng thành hơn trên đường đời phía trước đầy chông gai.
Nhưng thử thách vẫn là thử thách, nếu như nói không đau thì tôi đang tự dối chính mình. Cái cảm giác bị bỏ rơi nó khó chịu ghê gớm lắm, nó giày xéo trái tim tôi thành từng mảnh nhỏ bay trong khoảng không đen tối không lối thoát.
Những giọt nước mắt vẫn cứ ứa ra khỏi đôi mắt lờ đờ mỏi mệt của tôi, đã bao lần tôi muốn thiếp đi nhưng cái cảm giác bức rức chẳng thể nào để tôi yên thân. Tôi cứ nhắm mắt rồi lại mở, mở mắt rồi lại nhắm không biết bao nhiều lần, mỗi lần thế những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má nghe lạnh lẽo, cô đơn vô cùng.
Tôi tỉnh giấc khi cảm giác đầu mình như tựa vào một vật gì đó khá mềm mại. Nó chẳng phải là gối bởi nó có cả hơi ấm lẫn hương thơm phảng phất. Nhưng chỉ khi hàng nước mắt tôi được một bàn tay nào đó quệt đi, tôi mới biết được mình đang gặp chuyện gì:
- Con trai mà khóc, xấu hổ quá đi!
Ngọc Lan khẽ cười lau đi những giọt nước mắt còn vấn vương trên đôi má nóng hổi của tôi.
- Ơ, Lan…về rồi đó à?
- Suỵt khẽ thôi, kẻo mọi người biết được lại tò mò vào trại thì chúng mình chẳng còn được riêng tư thế này đâu!
- Ừ…ùm…!
Tôi trầm ngâm thở dài nhưng hành động đó đã lọt vào mắt của Ngọc Lan. Nàng nhẹ nhàng vuốt má tôi với bàn tay nhỏ xinh của mình:
- Còn đau không, lúc nãy Lan đã hơi nặng tay rồi!
- Không sao đâu, lỗi tại Phong cả mà! Tại Phong làm kì đà cản mũi thôi!
- Đừng giận Lan nha! Lan không có ý tát Phong đâu nếu như không làm thế Lan e là Phong không thể nào bước ra khỏi trại của tên bí thư được!
- Thế ra Lan không giận Phong sao?
Nàng nhăn mũi cốc yêu vào đầu tôi:
- Ngốc, Lan lấy cớ gì để giận chứ!
- Thế Phong yên tâm rồi, từ nãy giờ cứ tưởng Lan giận không thèm nói chuyện với Phong nữa!
- Hì, thế chân của Phong sao rồi!
- Cũng không có gì, chỉ là gãy bình thường thôi, 3- 4 tuần sẽ khỏi ngay ấy mà! Chỉ có điều phải kiên cử đủ thứ!
- Xem ra Lan đã làm luyên lụy đến Phong rồi nhỉ?
Nàng đột nhiên trầm giọng làm tôi hốt hoảng:
- Không có đâu, đây là tai nạn ngoài ý muốn thôi mà!
- Lan đã quyết rồi Phong ạ! Phong đừng tham gia vào chuyện này nữa!
- Sao thế, mọi việc vẫn bình thường mà!
- Bình thường làm sao được! Chỉ mới mấy ngày thôi Phong đã bị tên bí thư hại đến gãy chân, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy đến nữa đây? Lan lo lắm, Lan không muốn Phong phải chịu khổ nữa!
- Không sao cả đâu, Phong chịu được mà vả lại nếu không có Phong ai sẽ giúp Lan chứ?
Tuy nhiên nàng chỉ lắc đầu cười vô hồn:
- Tự tay Lan sẽ giải quyết việc này, Phong không cần phải giúp chi nữa hết! Lan đã làm phiền Phong với mọi người quá nhiều rồi!
- Không được đâu, nguy hiểm lắm! Để Phong giúp Lan đi!
- Phong lo cho chiếc chân của mình trước đi đã, có lẽ từ nay Lan sẽ hạn chế gặp mọi người đấy, có gì Phong nói giúp mình một tiếng nhé!
- Không được, một mình Lan không làm gì được thằng bí thư đâu!
- Thôi, Phong nghỉ cho khỏe đi! Tạm biệt Phong nhé, Lan phải về trại cán bộ đoàn đây!
- Lan, đợi đã!
Tôi định vùng dậy đuổi theo nàng nhưng chiếc chân đau đã khiến tôi chùng bước, tôi chỉ biết gọi lớn tên nàng trong vô vọng mà không một lời hồi đáp.
“Chả lẽ chuyện phải đến nước này hay sao?”
Chương 91:
- Gì thế mày? Nằm mớ à?
Thằng Toàn hớt hải chạy vào khi nghe tôi gọi lớn:
- Không phải, lúc nãy Lanna có vào trong trại mình! Nhưng đi về trại cán bộ đoàn rồi!
- Vào trong trại hử, thế đã nói gì với mày!
- Lanna nói sẽ tự tay giải quyết chuyện của thằng Nghĩa, không muốn luyên lụy tụi mình!
Toàn phởn nghe xong liền đăm chiêu nhíu mày:
- Chà, mệt đây! Tao còn tính nhờ Lanna làm tay trong, bây giờ thì coi như mất đối tác rồi!
- Thế tính làm sao đây?
- Mày đừng làm tao rối! Bây giờ phải tìm một đối tác khác đã!
- Đối tác nào cơ!
- Tao tạm thời vẫn chưa nghĩ ra, thôi thì đợi đến khi chân mày lành lại cũng chưa muộn đâu!
- Lâu đến thế cơ à?
- Đối với mấy thằng xảo huyệt như thằng bí thư, phải tính cách lâu dài với nó, nếu không sẽ chẳng có tác dụng gì!
- Đành vậy, uầy xì…!
Rồi nó đập vai tôi động viên:
- Thôi, gát quá một bên đi mày! Có muốn đi tham quan một vòng hội trại không tụi tao dìu cho mà đi!
- Ừ, nằm trong đây mãi cũng chán!
- Hề hề, cũng biết chán cơ đấy! Tao cứ tưởng mày thích sống ẩn dật cơ!
- Ẩn ẩn cái đầu mày, dìu bố đi tham quan, nhanh!
- Từ từ, tao đập gãy cẳng còn lại của mày luôn giờ!
Quan cảnh buổi hội trại hôm nay khá là nhộn nhịp khi các trại sinh cùng tranh tài trong các môn thi đấu được ban tổ chức đưa ra sáng nay bao gồm: trang trí trại, nấu ăn và chạy xe đạp chậm.
Về phần trang trí trại thì do nhóm Hoàng Mai phụ trách, trong lúc này tất cả đều phải hạn chế ra vào trại để tránh ảnh hưởng đến việc trang trí của nhóm nên hầu như mấy nường lớp tôi đều tỏa đi khắp nơi cả, chỉ trừ có tôi lúc nãy nằm vật vã trong trại như chết rồi nếu không có Ngọc Lan đến cạnh động viên.
Có thể mô tả cách trang trí trại của lớp tôi như sau:
Nhóm Hoàng Mai đã phác thao ý tưởng trang trí trại lấy cảm hứng từ đồng quê thiên nhiên bát ngát. Qua đó một lớp cỏ lúa giả làm bằng bìa cát tông tô được dựng lên xung quanh trại vẽ nên một khung cảnh đồng lúa trổ vàng. Trên trại được đính một ít rơm rạ, cỏ khô làm người ta liên tưởng đến những đống rơm vàng rực được chất thành đống mỗi khi người ta tuốt lúa xong, hình ảnh mà khi xưa ở quê tôi đã từng thấy. Nhưng thứ mà tôi tâm đắc về nhóm Hoàng Mai nhất chính là cổng trại, nó được trang trí nhìn không khác gì cổng làng thời xưa, hai bên đầu cổng còn được treo thêm hai chiếc nón lá nhìn ăn điểm vô cùng.
Tôi chắc chắn phần trang trí trại kì này lớp tôi không bao giờ điểm thấp được. Đẹp đến thế cơ mà. Duyệt!
Về môn nấu ăn thì vẫn chưa đến giờ, theo như ban tổ chức thông báo thì phải sau phần trang trí trại mới diễn ra cuộc thi nấu ăn. Nhóm của Hoàng Mai đã tính rất kĩ nên mới đảm nhận hai môn thi như thế. Vả lại nếu như nhóm của Hoàng Mai không đảm nhận thì thật khó để chọn ra bất cứ ai trong lớp có thể tham gia môn này bởi Lanna tuy nấu món ăn ngon thật đấy nhưng nàng là bí thư chi đoàn, cũng nằm trong ban tổ chức nên không tham gia được, còn Lam Ngọc theo như tôi biết nàng chỉ nấu được món cơm chiên dương châu thì phải. Với món đó thì vẫn chưa thể nắm giải nhất được, cho nên Hoàng Mai lúc nào cũng là sự lựa chọn đúng đắn cho các môn thi đòi hỏi sự khéo tay cực độ.
Còn về môn chạy xe đạp chậm, có lẽ thằng Toàn và bé Phương đã luyện tập quá đủ, bọn nó thậm chí còn cười đùa với nhau mà nhìn bọn kia cố gắng ghìm cho chiếc xe đạp chạy thật chậm nhất có thể. Ấy thế mà vẫn có cặp chống chân ngay từ vạch xuất phát. Còn khá hơn chút đỉnh thì đền gần giữa đường đua, cũng có một vài trường hợp về đến đích nhưng là về chót bản chứ chẳng khi nào có đội đi một lèo về đích cả. Chắc mấy đội này cũng chẳng luyện tập gì, môn chạy xe đạp chậm nếu so với các môn khác thì giải thường à khá thấp, nên không lớp nào có hứng thú với nó là một điều tất nhiên, tâm lí chơi cho vui là chính mà.
Tuy nhiên thằng Toàn với bé Phương có vẻ nghiêm túc khi đến lượt bọn nó tham gia:
- Mày ở đây ngồi đợi bọn tao thi xong nghe mày, nhớ cổ vũ nhiệt tình chứ đừng có đi đâu bậy bạ lạc tao không rảnh kiếm mày đâu!
- Cút, làm như tao con nít vậy! Thi cho thua đê!
- Hề hề, bố mày biết đạp xe đạp từ khi mày mới sinh đấy!
- Phắng nhanh cho bố nghỉ ngơi, thi thì thi đại đi!
Rồi bọn nó cũng đi đến chỗ thi đấu dành cho môn chạy xe đạp chậm. Do đảm bảo tính khách quan nên ban tổ chức chỉ cho thi sinh đạp xe đạp do ban tổ chức cung cấp nên tôi hơi lo cho tụi nó không biết có đạp quen hay không thôi, vì xe của thằng Toàn thuộc dạng xe leo núi, có cả líp số nữa, nên dễ điểu chỉnh khi có người ngồi sau, còn xe này là loại xe martin thường nên có đôi phần khó đi hơn xe chính chủ của nó.
Và rồi khẩu lệnh của trọng tài cũng vang lên báo hiệu giờ thi đấu bắt đầu. Cả đám thí sinh líu ríu leo lên xe cố gắng giữ cho chân không đụng đất đồng thời phải cố cho xe nhích càng chậm càng tốt mà không làm người ngồi phía sau ngã xuống đất.
Điều này bé Phương đã làm khá tốt khi ôm ghì lấy lưng của thằng Toàn không một chút ngần ngại. Bởi lẽ bám vào yên xe khó có thể giữ thằng bằng được, chỉ có cách như thế mới giúp giữ thẳng bằng tốt thôi. Nhưng cách này có vẻ khá là hại mắt đối với những đứa xung quanh. Bằng chứng là bé Phương chỉ mới làm thế đã có một cặp chống chân ngay xuống đất loạng choạng suýt té. Có lẽ bọn nó cũng hú hồn bởi cặp đôi Toàn phởn- bé Phương này. Tôi cũng có đôi chút ngạc nhiên khi bé Phương từ ngày quen với thằng Toàn đã bạo dạn ra hẳn, khác với vẻ mặt nhút nhát lúc xưa. Đây có thể được gọi là vợ chồng quen hơi chăng?
Mặc dù là thế nhưng tôi không phủ nhận rằng cách này không hiệu quả chút nào, quá hiệu quả là đằng khác ấy chứ. Từ lúc xuất phát đến giờ thằng Toàn vẫn chưa lảo đảo phát nào, vẫn chậm chạp tiến về đích trong khi mấy bọn kia cứ ngã nhào hết cặp này đến cặp khác, còn nếu không ngã thì đi quá nhanh, bỏ xa cặp Toàn phởn đến một đoạn dài, cho dù có cố gắng giữ thăng bằng đến đâu cũng chẳng có cơ hội nào để bọn nó giữ nhịp được cả.
Phần thi kết thúc khi bánh xe của thằng Toàn phởn chạm vạch đích, bé Phương vui sướng nhảy tót xuống xe bấu chặt lấy cổ của thằng Toàn quíu quýt làm cả thì sinh lẫn trọng tài đều nhìn bọn nó với cặp mắt sững sốt như vừa mới từ hành tinh khác xuống.
- Mày thấy chưa thằng tó, bố mày bảo thắng là thắng mà!
Nó chạy đến chỗ tôi cốc đầu liên hồi như thiếu nợ nó từ đời nào.
- Dang ra thằng bệnh, không biết đau à mày!
- Hề hề, ai bảo mày trù ẻo làm gì! Thấy hậu quả chưa?
- Hùm, điên loạn!
Tôi chề cái mặt bất cần đời ra nhìn nó. Dù vậy nhưng tôi vẫn mừng thầm cho tụi nó trong lòng vì nếu tụi nó thắng lớp tôi cũng được hưởng phước lây từ số tiền thưởng bọn nó có được, chắc cũng được nồi lẩu chứ ít. Như thế cũng đáng bỏ công ra để cổ vũ đấy chứ!
Còn lại là môn thi nấu ăn, sau khi kết thúc phần trang trí trại, nhóm của Hoàng Mai vội vã chạy sang khu đất trống phía sau láng trại cán bộ đoàn để tham gia phần thi quan trọng này. Nhìn cả nhóm hối hả chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ nấu ăn mà tôi muốn giúp ghê gớm lắm, nhưng vì chiếc chân đau nên tôi chẳng giúp được gì ngoài đứng nhìn thằng Khanh khờ lăng xăng giúp đầu này đầu nọ.
Mà có lẽ dìu tôi lâu bọn thằng Toàn cũng thấy mệt, nó đỡ tôi lại gốc cây gần chỗ thi nấu ăn của lớp rồi chạy đi cùng thằng Khanh khờ giúp nhóm Hoàng Mai một tay. Tôi định bụng sẽ ngã người ra gốc cây đó đánh một giấc cho đã để lấy lại sức cho vụ phòng thiết bị vừa rồi, nó đã ngốn của tôi khá là nhiều sức lực nhất là lúc gượng dậy từ đống thiết bị. Tuy nhiên, chỉ chợp mắt được một lát tôi lại bừng tỉnh vì một giọng nói quen thuộc:
- Sáng sớm mà đã nằm dài ường ra ghế, chắc tối thức khuya lắm phải không?
Ngửa mặt lên, tôi đã thấy Hoàng Mai đang tất bật bày đống nồi nêu, bếp lửa ra sân. Nét mặt em vẫn xinh tươi như ngày nào và có phần lung linh hơn trước.
Tôi bối rồi bật dậy trả lời ngay:
- À, tại lúc tối xem đá banh ấy mà!
- Không phải liên quan đến bí thư Nghĩa sao?
- Ơ, việc này Mai cũng có nghe nữa sao?
- Cũng có chút ít thôi, nhưng sự việc là thế nào?
- Um…chà, việc này…
Tôi thoáng có chút ngập ngừng.
- Nếu Phong ngại thì thôi vậy, Mai không ép đâu!
- Không không, cũng chẳng có gì để giấu cả, mọi chuyện là thề này…
Tôi kể cho Hoàng Mai biết toàn bộ sự việc về thằng Nghĩa từ lúc lần đầu chạm mặt với nó cho đến khi cãi nhau trong trại. Nét mặt em chẳng tỏ ra ngạc nhiên tý nào, lại còn gật gù như chuyện này quá đỗi bình thường rồi vậy.
Sau khi tôi kể xong, em cười mỉm nhẹ giọng:
- Bây giờ Phong cứ nghỉ ngơi cho lành chân đi, vì thời gian sắp tới sẽ rất vất vả đấy!
- Ơ, vất vả là thế nào?
Tuy nhiên chẳng kịp trả lời, bọn thằng Toàn với Khanh khờ đã ôm đống nguyên liệu chế biến món ăn tới cắt ngang cuộc nói chuyện giữa tôi và Hoàng Mai.
Đây có thể là lần đầu tiên sau gần 2 tháng tôi mới nói chuyện hẳn hòi với em như vậy, cảm giác nó chộn rộn không thể tả được. Nhưng đối với tôi, mọi chuyện đã qua, tôi không còn để tâm gì nhiều nữa nhưng chỉ thắc mắc những lời nói của Hoàng Mai nó quá mập mờ, “thời gian sắp tới sẽ vất vả” là thế nào nhỉ? Về những việc này tôi còn non nớt quá chẳng suy nghĩ được lâu. Có đôi lúc tôi tự hỏi mình có phải là loại người hữu dũng vô mưu như trong Tam Quốc Chí thường...