* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Tìm hiểu bệnh cúm và những điều chưa biết về cúm

Cúm là một bệnh rất thường xuyên và nó diễn ra ở các mùa trong năm nếu như bạn chưa hiểu hết về bệnh cúm thì có thể đọc ngay bài viết này để tìm hiểu tất cả những điều chưa biết về bệnh cúm

Tìm hiểu những điều chưa biết về bệnh cúm chi tiết hơn


1. Cúm ở Việt Nam xảy ra mùa nào trong năm ?

- Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, dịch cúm tại các nước ôn đới xảy ra chủ yếu vào mùa đông. Song ở các khu vực nhiệt đới như Việt Nam, bệnh có thể gặp quanh năm. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 1,5-1,8 triệu ca cúm rải rác suốt 12 tháng.

2. Bệnh cúm nào thường gặp nhất

- Cúm ở người có 3 chủng virus: A, B, C. Thường gặp nhất chính là cúm A. Trong khi cúm B và C chỉ có một chủng, thì cúm A chia thành 144 loại (tổ hợp 16 kháng nguyên H1-H16 và 9 kháng nguyên N1-N9). Loại gây bệnh phổ biến cho người gồm H1N1, H3N2 và H5N1. Vật chủ mang mầm bệnh là người và động vật, nên cúm A còn gọi là cúm gia cầm (H5N1...), cúm lợn (H1N1...).

3. Bệnh cúm nào nguy hiểm nhất

- Cúm A nhiều biến thể độc lực cao và nguy hiểm nhất. Đại dịch cúm Tây Ban Nha (H1N1) từng cướp đi sinh mạng 40 triệu người trong hai năm 1918-1920, khoảng 5% dân số thế giới. Cúm châu Á (H2N2) năm 1957, cúm HongKong (H3N2) năm 1968... cũng làm hàng triệu người chết, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều quốc gia mỗi khi chúng đổ bộ.

4. Triệu chứng của bệnh cúm khác nhau ra sao

- Cả hai đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm, nhức đầu, mệt mỏi. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8 độ C. Trong khi cúm có thể làm thân nhiệt tăng lên trên 39,4 độ C. Một điểm khác nhau nữa là cảm gây chảy nước mắt, cúm làm mắt đau. Cúm thường lâu khỏi hơn cảm.

5. Biến chứng nguy hiểm của cúm là gì ?

- Bệnh cúm dễ lây, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh ảnh hưởng lên đường hô hấp trên và dưới, thường tự khỏi sau 3-7 ngày. Song có chủng gây biến chứng nặng, nguy hiểm nhất là viêm phổi và suy đa tạng.

Tìm hiểu bệnh cúm và những điều chưa biết về cúm

6. Đối tượng nào dễ gặp biến chứng về cúm

- Trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... dễ mắc cúm. Họ thường có diễn biến bệnh nặng hơn, dễ gặp biến chứng, nguy cơ tử vong cao.

7. Bị cúm có nên tắm không ?

- Ông bà ta thường quan niệm, cảm cúm không nên tắm; kiêng gió, kiêng nước kẻo nặng thêm. Tuy nhiên, người cảm cúm vẫn có thể tắm với nước ấm dưới vòi hoa sen. Hơi nước ấm giúp cơ thể thải các chất độc qua da, đồng thời có tác dụng thư giãn, giảm mệt mỏi, long đờm trong cổ họng, loại bỏ cảm giác khó chịu ở mũi. Tuy nhiên, tránh tắm khi bạn đang sốt.

8. Bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa có giúp tăng đề kháng, phòng cúm không ?

- Gần 70 – 80% các tế bào miễn dịch được đào tạo và cư trú tại đường ruột. Tại đây, còn chứa 100.000 tỷ vi khuẩn. Các lợi khuẩn sẽ sản sinh kháng thể IgA; tăng số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch; tạo màng chắn ngăn cản vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập trên bề mặt niêm mạc ruột.

Năm 2011, Tập đoàn men sống hiện đại châu Âu CHR Hansen đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả chủng men probiotics L.Casei 431 TM với việc hạn chế cảm cúm. Kết quả được đăng tải trên Tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ) vào tháng 4/2015.


9. Có cần phải uống kháng sinh cúm ?

- Hiện cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chỉ có thể giảm triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Kháng sinh diệt vi khuẩn, trong khi nguyên nhân gây cúm do virus. Người bệnh chỉ nên dùng kháng sinh khi có biến chứng nhiễm khuẩn (viêm phổi...) và được bác sĩ chỉ định.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm là phải có đề kháng khoẻ, mẹ nên trang bị sức đề kháng cho cả gia đình thông qua thực phẩm bổ sung hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao, vệ sinh sạch sẽ và bổ sung lợi khuẩn giúp hệ đường ruột khoẻ, tăng cường đề kháng tự nhiên.


10. Những thực phẩm giúp chữa cúm hiệu quả

- Tỏi, gừng giàu chất chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào, chống nhiễm trùng, tăng số lượng và sức mạnh chống lại mầm bệnh của bạch cầu.

Hoa quả tươi (cam, bưởi, ổi, sơri, kiwi…) giàu vitamin A, C và chất chống oxy hóa giúp tăng số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể.

Sữa chua uống men sống chứa chủng men L.Casei 431 TM giàu lợi khuẩn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường đề kháng, giúp hạn chế cảm cúm hiệu quả.

GameHub tổng hợp trên VnExpress

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Giải toán thời SmartPhone có gì mới mà bạn chưa hề biết ? Giải toán thời SmartPhone có gì mới mà bạn chưa hề biết ?
Những câu nói tưởng vô tình nhưng sẽ phá vỡ một hình bạn Những câu nói tưởng vô tình nhưng sẽ phá vỡ một hình bạn
Cổ nhân dạy 5 chữ đừng làm trong cuộc đời quả không sai Cổ nhân dạy 5 chữ "đừng" làm trong cuộc đời quả không sai
Hạt nhựa siêu nhỏ trong Bia đáng báo động Hạt nhựa siêu nhỏ trong Bia đáng báo động
Đoán tích cách đàn ông thông qua cử chỉ hằng ngày Đoán tích cách đàn ông thông qua cử chỉ hằng ngày
• Xe 360°
Làm sao để có thể sử dụng và bảo dưỡng xe đạp điện ? Làm sao để có thể sử dụng và bảo dưỡng xe đạp điện ?
Xe máy: Những điều lưu ý khi sử dụng lốp không Săm Xe máy: Những điều lưu ý khi sử dụng lốp không Săm
• Internet
Thủ thuật nhận biết mạng WiFi nào đang mạnh nhất ? Thủ thuật nhận biết mạng WiFi nào đang mạnh nhất ?
Hướng dẫn xác minh đăng nhập tài khoản không cần điện thoại Hướng dẫn xác minh đăng nhập tài khoản không cần điện thoại
Những quy tắc chụp ảnh để được một bức ảnh đẹp bạn nên nhớ Những quy tắc chụp ảnh để được một bức ảnh đẹp bạn nên nhớ
Thủ thuật kiểm tra Email của bạn có bị rò rỉ không ? Thủ thuật kiểm tra Email của bạn có bị rò rỉ không ?
Thủ thuật tăng tốc độ internet bằng CMD cực nhanh chóng Thủ thuật tăng tốc độ internet bằng CMD cực nhanh chóng

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status