* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Văn Mẫu Lớp 9 : Con người và sắc xuân xứ Huế trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ củ

Đề: Con người và sắc xuân xứ Huế trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

BÀI LÀM

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói : \"Mùa xuân là bình minh của tuổi trẻ. Đó là mùa xuân của sự sống, tình yêu và hạnh phúc“. Nhà thơ Thanh Hải dẫu đã cận kề cái chết nhưng bằng niềm tin, tình yêu và hi vọng đã để lại cho cuộc đời
\"Mùa xuân nho nhỏ\". Một bài thơ mang đầy khí vị của con người cống hiến, đằm thắm thiên nhiên xứ Huế trong buổi mùa xuân.

Thanh Hải viết bài thơ này khi đang nằm trên giường bệnh, phải đối diện với cái chết. Nhưng nhà thơ không tuyệt vọng mà luôn khao khát sống và cống hiến, vẫn cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp về thiên nhiên, về con người xứ Huế khi xuân đến.

Bài thơ mở ra bằng sắc xuân mộng mơ, tình tứ :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Khổ thơ đầu miêu tả dung nhan của mùa xuân. Mùa xuân đến, báo hiệu bằng những cảnh sắc thiên nhiên quen thuộc : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và chim chiền chiện. Mùa xuân đã hiện diện trên toàn cảnh, trên tạo vật : đất trời, hoa lá, chim muông…. Tô điểm sắc màu cho không gian ấy, có màu xanh cây cỏ, xanh của dòng sông, màu tím của hoa và cả màu của mây trời. Cảnh sắc thiên nhiên ấy không chỉ đẹp mà còn sinh động. Nhà thơ đã dùng các động từ như “mọc”, “hót” để diễn tả sự sống động của tạo vật. Tất cả như hồi sinh, sau một giấc ngủ dài và đang được tiếp thêm sức sống. Sắc xuân của Huế đẹp mộng mơ mà giản dị, đằm thắm. Vẻ đẹp ấy đã khiến cho tâm hồn con người thêm tinh tế, mẫn tiệp, khơi dậy một tình yêu cuộc sống tha thiết.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Câu thơ có vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong. Vẻ đẹp của sự nâng niu. “Từng giọt” ở đây là giọt nắng, giọt sương, giọt tiếng chim hót hay giọt niềm vui, tình yêu mà con người đón nhận trân trọng, say mê từ cuộc đời. Nếu ở khổ thơ đầu thiên nhiên được cảm nhận bằng thính giác, thị giác thì đến đây nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác. Có thể nói mọi cảm xúc đã lên đến đỉnh điểm. Đó là sự cảm nhận của con người thiết tha yêu cuộc sống, yêu quê hương mình.

Khi xưa, một người con xứ Huế, trong đêm đen của kiếp sống nô lệ, nhà thơ Tố Hữu từng viết :
Tôi nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi
Không gian sặc sụa mùi ô uế
Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi.

Đó là Huế trong quá khứ nô lệ, của bọn thực dân, tay sai, sống hưởng lạc. Thì trong hiện tại, Huế đang hối hả nhịp chiến đấu, xây dựng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.

Sắc xuân đất trời, cỏ cây đi theo người lính vào chiến trường, cùng với người lao động hăng say ngoài đồng ruộng. “Lộc” được dùng ở khổ thơ trên vừa là hình ảnh tả thực nhưng cũng là ẩn dụ. “Lộc” là chồi non của cỏ cây trong mùa xuân, người lính dùng làm lá nguỵ trang trong khi chiến đấu. “Lộc” trong lao động là những cánh đồng lúa xanh tốt. Nhưng \"lộc\" ấy còn là sức sống, là tuổi trẻ trong mỗi tâm hồn, người lính anh dũng chiến đấu, người nông dân hăng say sản xuất. “Lộc” là thành quả hôm nay và niềm tin, hy vọng ngày mai.

Xuân đến với đất trời và đến trong lòng người :
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Đó là mùa xuân của thời đại mới, một mùa xuân mà cả con người, cả thiên nhiên đều tràn đầy nhiệt huyết, tràn đầy nhựa sống.

Nằm trong nhịp sống hối hả, vui tươi ấy của quê hương, cá nhân muốn hoà vào cộng đồng, khát khao được cống hiến :
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Khổ thơ một là lời nguyện cầu sống hết mình, sẻ mình ra, góp mình vào làm nên vẻ đẹp cuộc sống. Nhà thơ muốn làm “con chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến”. Nhưng là “con chim hót” trong muôn ngàn giọng hót của loài chim, “một nhành hoa” trong vườn hoa ngàn hương sắc. Và chỉ xin làm “nốt trầm” trong bản hoà tấu muôn điệu nhạc. Tất cả thật giản dị, khiêm nhường mà cũng thật sâu sắc. Bởi là “nốt trầm” nhưng lại phải là “nốt trầm xao xuyến” có sức lay động lòng người, không ồn ào nhưng đầy dư ba, ám ảnh. Đó là khát vọng chân thành đến tuyệt đối của Thanh Hải : không thể kéo dài sự sống cá nhân nhưng muốn cuộc đời mình có ý nghĩa. Nốt nhạc trầm ấy đã làm nên khúc vĩ thanh cao đẹp của cuộc đời một con người.

Tình yêu đời, khát vọng cống hiến và cống hiến hết mình là vẻ đẹp nổi bật nhất của con người trong bài thơ này.

Con người và sắc xuân trong bài thơ vừa mang nét đặc trưng của xứ Huế nhưng cũng là vẻ đẹp của cả xứ sở này.

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Xã Luận Cho Báo Tường Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Xã Luận Cho Báo Tường
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Chú Bộ Đội Nhân Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Chú Bộ Đội Nhân Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Mã Giám Sinh Trong Thúy Kiều Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Mã Giám Sinh Trong Thúy Kiều
Văn Mẫu Lớp 9 : Lịch Sử Cây Lúa Văn Mẫu Lớp 9 : Lịch Sử Cây Lúa
Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Tiểu Đội Xe Không Kính Văn Mẫu Lớp 9 : Bài Văn Về Tiểu Đội Xe Không Kính

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status