* KAIO.PRO - Hệ thống Bán Vàng, Ngọc Xanh, Đồ Item Tự Động 100% của GameHub.Pro
* Shop bán Vàng, Ngọc Xanh tự động

Văn Mẫu Lớp 11 : Pt Tác phẩm văn học: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mạc Tử

TÁC PHẨM VĂN HỌC: ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẠC TỬ
A. DÀN BÀI GỢI Ý
I. Tác giả, tác phẩm: 1.Tác giả: Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh. Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới « ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam »(Chế Lan Viên)
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác. Viết năm 1938 in trong tập Thơ Điên, được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim CúcII. Nội dung, nghệ thuật của bài thơ :1. Khổ thơ 1. Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
- Câu thơ 1 Hình thức: câu hỏi.
+ Nội dung: lời mời, lời trách móc.* Chủ thể trữ tình tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong.
- Bức tranh thôn Vĩ được khắc hoạ tươi đẹp, sống động. Hình ảnh: Nắng hàng cau - Nắng mới.
* Nắng ban mai buổi hừng đông tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ¬ớt đẫm sương đêm.
* Nắng có linh hồn riêng. Nắng mang hồn xứ Huế.
- Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng.
* Thiên nhiên sống động rạng ngời , gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp. - Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cái ám ảnh thương nhớ.
-“Xanh như ngọc”: Biện pháp so sánh gợi lên màu sắc tươi sáng của vườn cây.
- “Mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành phúc hậu.
Vẻ đẹp: cảnh và người xứ Huế. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, tràn đầy sức sống, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét. Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp.
Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
2. Khổ thơ 2. Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa- Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng.
- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa.
Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người.
- Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai”, “sông trăng” Cảm giác huyền ảo.
Cảnh đẹp như trong cõi mộng.
- Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi.
Không gian mênh mông có đủ cả gió, mây, sông, nước, trăng, hoa cảnh đẹp nhưng buồn vô hạn.3. Khổ thơ 3. Nỗi niềm thôn Vĩ- Chủ thể: Đầy khát vọng trong tiếng gọi
- Khách thể: hư ảo, nhạt nhoà, xa xôi.
Câu thơ hàm chứa nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và thiết tha với cuộc đời – tìm vào thế giới hư ảo như một cứu cánh nhưng hụt hẫng, xót xa..
- Điệp từ, điệp ngữ,
- Nhạc điệu sâu lắng và buồn mênh mang.
- Câu hỏi lửng lơ nửa nghẹn ngào, nửa trách móc,
Chân dung nội tâm của tác giả: Khao khát yêu thương, đồng cảm.
- Đại từ phiếm chỉ : ai / tình ai ?
Câu thơ cuối dường như chính là câu trả lời cho câu thơ thứ nhất.III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng phong phú
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tỉnh, sử dụng câu hỏi tư từ...
- Hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thực và ảo 2. Ý nghĩa: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.Các dạng đề thi :
Câu 2 : Cảm nhận của anh chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Câu 2 : Cảm nhận về đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử : Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.B. BÀI VĂN MẪU
Đề Bài: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử.Bài Làm Tham Khảo
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Tuy cuộc đời có nhiều đau thương nhưng những tác phẩm của ông vẫn thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết. Một trong những bài thơ đặc sắc nói lên điều đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, được in trong tập “Thơ Điên”. Bài thơ miêu tả bức tranh phong cảnh của thôn Vĩ, đồng thời thể hiện nỗi buồn cô đơn, và tấm lòng thiết tha yêu đời của nhà thơ. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với cô gái quê ở thôn Vĩ Dạ, đó là Hoàng Thị Kim Cúc. Có thể nói bài thơ này như một kỳ niệm theo ông đến hết cuộc đời.
Khổ thơ đầu
của bài thơ đã miêu tả thiên nhiên, phong cảnh của thôn Vĩ, đồng thời hòa vào một tình cảm nhớ thương, đằm thắm, bâng khuâng, tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Hàn Mặc Tử:“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Vĩ Dạ, một làng cổ nổi tiếng, nơi cố đô Huế nằm bên bờ sông Hương. Cảnh vườn tược xanh tươi, cây trái bốn mùa, với sông nước con đò và những nếp nhà duyên dáng, thơ mộng...Vĩ Dạ từng gắn liền với những câu hò Mái nhì, Mái đẩy, hò Giã gạo...từng làm say đắm lòng người đã mấy trăm năm qua:“Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ai cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò”
Những tiếng “ai” thân thương trong câu hò xứ Huế ấy đã vọng vào thơ Hàn Mặc Tử, gợi nên bao ám ảnh, nhớ thương bồi hồi.
Trở lại bài thơ, khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên hai chi tiết hòa quyện vào nhau, đó là nét đẹp của bức tranh phong cảnh và tâm trạng của tác giả. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu thơ đầu tiên có hai cách hiểu nghĩa, vừa là lời trách móc nhẹ nhàng, vừa là lời mời gọi tha thiết của cô gái. Dù hiểu theo cách nào thì ta cũng có thể thấy câu thơ chính là niềm thương nhớ không thể kìm nén của tác giả. Và sự không thể kìm nén đó đã bật lên thành câu hỏi. Bên cạnh đó, câu thơ này còn bộc lộ sự khéo léo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả. Nhà thơ dùng từ “chơi” chứ không dùng từ “thăm”. Từ “chơi” gợi lên sự thân mật, tự nhiên; còn từ “thăm” chỉ sự khách sáo, xã giao và không quen thuộc. Câu thơ chính là duyên cớ để nhà thơ trở về thôn Vĩ trong hồi tưởng. Hãy về với thôn Vĩ, một thôn Vĩ tràn ngập trong ánh nắng ban mai:“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Thôn Vĩ Dạ hiện lên với vẻ đẹp vừa rất thực, vừa rất mộng, với hàng loạt hình ảnh về “nắng”, “hàng cau”, “vườn”...Ấn tượng sâu sắc nhất là cảnh vườn Vĩ Dạ tắm trong ánh nắng bình minh. Hàn Mặc Tử có ý muốn nhấn mạnh đến hình ảnh “nắng”. “Nắng hàng cau - nắng mới lên”. “Nắng mới lên” là cái nắng ban mai, nắng tinh khôi, trong trẻo, non tơ, dịu dàng và sáng bóng; lại được chan hòa trong cây lá ướt đẫm sương đêm nên có sự phản chiếu long lanh. Điệp từ “nắng” đã có tác dụng làm cho “nắng” như hòa quyện cùng cảnh vật, cái nắng đặc trưng của miền Trung. Đó là một sự cảm nhận và miêu tả thật tinh tế của nhà thơ. Hình ảnh “nắng hàng cau” gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Trong muôn vàn cây lá trong vườn, tác giả đã chỉ chọn “hàng cau” để tả ánh nắng. Phải chăng cau là loài cao nhất trong vườn nên có thể đón ánh nắng đầu tiên của ban mai dịu nhẹ. Chình vì “nắng mới lên” cây lá còn ướt đẫm sương đêm nên mới có cảnh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Câu thơ vừa là một câu hỏi “vườn ai?”, vừa là một lời bình phẩm khen ngợi “mướt quá”, “xanh như ngọc”. Chữ “mướt” toát lên vẻ đẹp mượt mà, óng ánh, mỡ màng. Khu vườn thôn Vĩ hiện lên với muôn vàn màu sắc lung linh dưới ánh nắng ban mai, tất cả đang xanh tốt và tràn đầy sức sống. Sự so sánh ví von “xanh như ngọc” của nhà thơ đã khiến ta liên tưởng tới một câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
_Thơ Duyên_
Điều này lại một lần nữa thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của thôn Vĩ, nơi chứa nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của tác giả. Có thể nói, Hàn Mặc Tử đã rất thành công khi hư ảo hóa một khung cảnh rất hiện thực và hiện thực hóa những gì rất hư ảo mà vốn chỉ thấy trong tưởng tượng.“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Câu thơ thứ tư nổi bật hẳn lên với sự xuất hiện của hình ảnh, bóng dáng con người. Lá trúc thì mảnh mai, thanh tú. Nhiều cành lá xếp chồng lên nhau, lay nhẹ theo làn gió thoảng hương mai, dưới ánh nắng sớm, che ngang in bóng như chữ điền trên khuôn mặt người thôn Vĩ. Hay khuôn mặt của người thôn Vĩ hiền từ, phúc hậu, vuông vắn như chữ điền. Hay cũng có thể là gương mặt dịu dàng và e ấp của thiếu nữ. Hình ảnh vừa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng, có phần hư ảo. Con người chợt xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi mát làm cho cảnh vật sinh động hẳn lên và hình ảnh con người cùng thiên nhiên hòa hợp trong vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng. Bức tranh quê hương ấy xinh đẹp, tươi tắn, tràn đầy sức sống mơn mởn và có sức quyến rũ lạ lùng.
Có thể nói, khổ thơ đầu ẩn chứa nhiều tâm trạng và nỗi lòng của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Trong tâm tưởng của nhà thơ, cảnh thôn Vĩ và con người thôn Vĩ hòa quyện với nhau, tạo thành một miền kỉ niệm lung linh. Và phải là một con người có trí tưởng tượng phong phú và yêu thôn Vĩ, yêu cảnh vật thì Hàn Mặc Tử mới có thể viết nên những câu thơ trác tuyệt và ấm lòng đến thế!
Khổ thô thứ hai của bài thơ cho thấy một thế giới rất riêng của Huế. Khi dòng kỷ niệm của nhà thơ vẫn tiếp tục thì những hình ảnh khác lại ùa về. Đó là dòng sông Hương, là gió và mây. Có thể nói, Hàn Mặc Tử nhớ đến một miền sông nước mênh mang, với một không gian nghệ thuật đầy thương nhớ và lưu luyến. Có gió, nhưng “gió theo lối gió”; cũng có mây, nhưng “mây đường mây”. Gió – mây giờ đây đã đôi đường, đôi ngả:“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Bằng cách sử dụng nhịp 4/3 khéo léo với hai vế tiểu đối, câu thơ đã gợi cho người đọc một không gian tan tác, chia lìa. Chữ “gió” và chữ “mây” được điệp lại hai lần trong mỗi vế cho chúng ta thấy một không gian rộng lớn, thoáng đãng, mênh mông. Cảnh vật giờ đây cũng mang theo bao nỗi niềm: “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Sông Hương lững lờ trôi êm đềm, trong tâm tưởng, thi nhân đã dùng phép nhân hóa để hóa thành “dòng nước buồn thiu” càng thêm mơ hồ, xa vắng. Tâm trạng nhà thơ giờ đây đã thổi hồn vào cảnh vật. Người buồn, cảnh cũng buồn. Bờ bãi đôi bờ sông cũng vắng, chỉ nhìn thấy “hoa bắp lay”. Chữ “lay” gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió nhẹ. Hay hoa khẽ lay động, không đủ sức xua tan đi nỗi buồn của cảnh vật. Hai câu thơ, mười bốn chữ, với thi liệu “gió”, “mây”, “dòng nước”, “hoa bắp”; gợi lên vẻ đẹp thơ mộng & lãng mạn của cảnh vật; nhưng lạnh lẽo. Nó như phảng phất nỗi buồn cô đon của nhà thơ trước cuộc đời.
Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng,cảnh đêm trăng sông Hương ngày nào. “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng:‘Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Đây là hai câu thơ tuyệt bút của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh “sông trăng” và con thuyền chở trăng trên sông thật mơ hồ, nhưng cũng thật quyến rũ. Hình ảnh hư và thực đã được Hàn Mặc Tử khắc họa một cách tinh tế, tài hoa. Dòng nước tắm ánh trăng sáng rực bỗng rùng mình hóa thành dòng trăng hay ánh trăng tan ra và tuôn chãy thành dòng nước? Ánh trăng thật lung linh, kì ảo. Hình ảnh “con thuyền chở ánh trăng” lướt nhẹ trên dòng sông trăng đễ cập bến thời gian cho kịp giờ ân ái là một hình ảnh kì ảo. Những hình ảnh như thế vẫn xuất hiện thường xuyên trong thơ Hàn Mặc Tử. Đó là những hình ảnh thuộc về một thế giới khác, một thế giới rất riêng cùa Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối trong khổ thơ thứ hai làm thành câu hỏi: “Thuyền ai đó?” – “Cò chở trăng về kịp tối nay?”. Từ “kịp” gợi sự khắc khoải, mơ hồ và chờ đợi. Từ “tối nay” không gợi một thời gian cụ thể nào; nhưng nếu không “kịp” thì có lẽ không còn một tối nào khác nữa. Câu thơ gợi lên sự tuyệt vọng, đau thương và mất mát. Dường như con người hi vọng kia đang chạy đua với thời gian để giành lấy tình yêu và sự sống. Câu thơ làm chúng ta nhớ lại cái gấp gáp, vội vàng cùa Xuân Diệu trong bài thơ “Vội Vàng”. Nhưng Hàn Mặc Tử trong hoàn cảnh này lại khác. Ông không có cái sức sống mãnh liệt, tràn đầy nhiệt huyết như Xuân Diệu. Ông đang phải chạy đua với thời gian vì ông biết sự sống của mình không kéo dài. Biết đâu vào tối mai, vầng trăng kia vụt tắt, con thuyền kia mãi mãi không chở trăng về kịp. Niềm vui, hạnh phúc không đến được với nhà thơ. Một hình ảnh thơ rất ảo nhưng cũng rất thực. Cái thực chính là hoàn cảnh đau thương của tác giả. Toàn bộ khung cảnh trong khổ thơ thứ hai là một thế giới ảo. Hồn thi nhân chìm vào cõi mông lung. Ớ đó có hẹn hò, có nhớ thương, chờ đợi, một niềm hi vọng và có cả dự cảm chia lìa, có thất vọng ngay trong hi vọng và có cả niềm đau thương của chính cuộc đời tác giả.
Giọng thơ khắc khoải trong khổ thơ thứ hai trở nên gấp gáp, khẩn thiết trong khổ thơ thứ ba. Tác giả dần đối diện với chính mình và với thực tại của một bóng giai nhân chỉ có trong ảo ảnh:“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Ở câu thơ đầu của khổ thơ cuối này, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: “khách đường xa”, kết hợp với chữ “mơ” trong câu thơ đầu đã thể hiện nỗi khắc khoải gần như tuyệt vọng. Nhà thơ đang chìm vào cõi mộng ảo. Bóng giai nhân hiện ra, rồi bất chợt biến thành hư ảo. Hình ảnh giai nhân trong thơ Hàn Mặc Tử biểu hiện cho sự tinh khiết, trong trắng. Cụm từ “nhìn không ra” đã phần nào nói lên điều đó. Hình ảnh sương khói mờ trong câu thơ thứ ba:“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
Đã cho ta thấy được một không gian hư ảo đang hiện ra và làm mờ bóng người. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của cụm từ “ở đây” làm cho người đọc thú vị. Ở đây có lẽ là Vĩ Dạ của một thời mộng mơ? Cả bài thơ dồn hết tâm tư vào câu cuối:
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Câu hỏi tu từ mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm tha thiết với cuộc sống. Điệp từ “ai” bộc lộ tâm trạng bâng khuâng, xót xa. Nhà thơ đã sử dụng tài tình đại từ phiến chỉ “ai” để mở ra hai ý nghĩa của câu thơ: Không biết tình người xứ Huế dành cho nhà thơ có đậm đà hay không; hay người xứ Huế có biết tình cảm của nhà thơ hết sức đậm đà tha thiết hay không? Sự khép lại của câu thơ cuối này cũng đã khẳng định sự trống vắng, nỗi cô đơn trong tâm hồn nhà thơ.
Bên cạnh thành công của bài thơ mang đậm tính nhân văn này, nghệ thuật cũng là một sự đóng góp không nhỏ cho thành công ấy. Ngôn ngữ điêu luyện, phép điệp ngữ khéo léo, bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng, hình ảnh hiền hòa & thơ mộng, đã tạo nên một bức tranh thật đáng yêu về quê hương xứ sở, cũng như hình ảnh của một thi nhân nặng trĩu nỗi buồn đang hiện ra trong lòng người đọc.
Hàn Mặc Tử đã ra đi khi hãy còn quá trẻ. Thế nhưng dấu ấn thơ Hàn Mặc Tử là dấu ấn thơ của trái tim nồng nàn, cuồng say, khát vọng yêu và sống. Hàn Mặc Tử trong đởi thơ của mình đã để lại những tác phẩm hay và thực sự ý nghĩa. Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm sâu sắc, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ hay, tiêu biểu cho những tác phẩm ấy. Nó hiện lên một tình yêu tha thiết và sâu nặng của nhà thơ đối với con người, với quê hương, với cuộc sống và với tất cả cuộc đời này.

Facebook Google Plus

• Bài Viết Cùng Chủ Đề
Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ Văn Mẫu Lớp 11 : Vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Phan Bộ
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích tác phẩm Chiều tối của Hồ chí Minh
Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2) Văn Mẫu Lớp 11 : Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Số 2)
Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm Vội Vàng và Mùa Xuân Chín Văn Mẫu Lớp 11 : Hình ảnh mùa xuân trong tác phẩm "Vội Vàng" và "Mùa Xuân Chín"
Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam Văn Mẫu Lớp 11 : Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam

Quy định sử dụng | Thông tin liên hệ
Thế Giới Giải Trí Di Động
© 2017 Tai Game Java DMCA.com Protection Status