Ngoài ra, thơ tình Xuân Diệu thời kì này bên cạnh tình yêu còn có thêm tình vợ chồng. Tuy viết về tình vợ chồng nhưng vẫn quyện hòa, chan chứa tình yêu, vẫn là thơ tình yêu. Điều này biểu hiện rõ qua các bài thơ như : Anh thương em khi ngủ, Đứa con của tình yêu, Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng vào hỏa tuyến, Dấu nằm, Đứng chờ em,...
Có thể nói, đến với thơ tình của Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta nhận thấy: tóc Xuân Diệu dù đã hoa râm nhưng ông vẫn giữ được chất thanh xuân của tâm hồn để cùng tuổi trẻ nói chuyện tri âm, chuyện tình yêu, hẹn thề, nói chuyện say đắm … Bởi thế, nhà thơ Trần Lê Văn đã viết :
“ Bởi quá yêu đời nên nặng lòng ấp ủ
Bởi không muốn già, nên bền chí thanh xuân”
( Dây đàn bỗng đứt).
Mảng thơ tình của Xuân Diệu, chính là món quà tặng người đời mãi mãi, như ở bài thơ Đề tặng ông đã viết :
Tặng lòng con trai
Tặng lòng con gái
Tặng hoa tặng trời
Tặng tình mãi mãi
……….
Tặng hương - tặng Đời”.
3 – Xuân Diệu với văn xuôi, tiểu luận, phê bình
Cần lưu ý các điểm sau :
- Sự quan tâm của Xuân Diệu đối với các nhà thơ lớp kế cận và lớp trẻ. Không ít nhà thơ trẻ đã đạt được sự thành công trong sáng tạo phần nào có sự giúp đỡ, quan tâm của Xuân Diệu.
- Xuân Diệu giới thiệu thơ quần chúng. Ông chịu khó tìm kiếm, chắt lọc cái hay, cái đẹp trong những sáng tác của họ để giới thiệu một cách trân trọng.
- Xuân Diệu khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp trong thơ của các nhà thơ hiện đại ưu tú như : Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên …
- Giới thiệu thành tựu của các nhà thơ lớn trong thơ ca dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương …
- Xuân Diệu dịch và giới thiệu một số nhà thơ lớn ở nước ngoài đối với người đọc Việt Nam và đồng thời giới thiệu một số bài thơ Việt Nam tiêu biểu sang các nước khác.
4 – Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu
Xuân Diệu là một nhà thơ luôn gắn bó với cuộc sống và sống hết mình cho cuộc sống. Xuân Diệu luôn có mặt trong cuộc sống, ông đặt tên cho một tập thơ của mình là Tôi giàu đôi mắt. Ông hăm hở, say mê sáng tạo với trách nhiệm của một công dân trước cuộc sống. Thơ ông bám lấy thực tại của cuộc sống, đưa sự vật, hiện tượng vào thơ, muốn mở rộng cánh cửa thơ cho cuộc sống tràn vào, do vậy trong thơ ông c&oa